Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức năng chính của chúng.. Acid nucleic AN: ADN hoặc ARN Chức năng: - Mang mọi mật mã di truyền của virus - Quyết định khả năn
Trang 1BÀI GIẢNG VI SINH Y HỌC
Trang 2ĐAI CƯƠNG VIRUS
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức năng chính của chúng.
2 Trình bày được 5 giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus.
3 Trình bày được 7 hậu quả tương tác khi virus xâm nhập vào tế bào.
Trang 52 Cấu trúc
2.1 Cấu trúc cơ bản: gồm 2 thành phần:
2.1.1 Acid nucleic (AN): ADN hoặc ARN
Chức năng:
- Mang mọi mật mã di truyền của virus
- Quyết định khả năng gây nhiễm trong
tế bào
- Quyết định chu kỳ nhân lên của virus
- Mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu
Trang 62.1.2 Capsid
Bao quanh AN, bản chất là protein
Tạo bởi nhiều đơn vị cấu trúc – capsomer
Capsomer luôn sắp xếp trật tự, đối xứng.
Căn cứ vào sự đối xứng có thể chia thành
2 loại:
- Đối xứng hình khối
- Đối xứng hình xoắn Ngoài ra còn có cấu trúc hỗn hợp có ở Phage
Trang 7Cấu trúc đối xứng hình khối
Trang 8Cấu trúc đối xứng hình xoắn
Trang 9Cấu trúc đối xứng hình xoắn
Trang 10việt nam
Chức năng của capsid:
- Bảo vệ cho AN không bị enzym nuclease và
các yếu tố khác phá huỷ.
- Tham gia vào sự bám của virus lên tế bào.
- Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.
- Ổn định được hình thái của virus.
Trang 112.2 Cấu trúc riêng
Chỉ có ở một số loài virus
- Bao ngoài ( envelop )
Bao phủ ngoài capsid
Bản chất là phức hợp lipoprotein
hoặc glycoprotein
- Ngưng kết tố hồng cầu (hemagglutinin)
- Enzym sao chép ngược
Trang 12Cấu trúc hình khối
Trang 13Cấu trúc hình xoắn
Trang 14
Virus không có enzym chuyển hoá
và hô hấp nên:
- Phải ký sinh tuyệt đối vào tế bào cảm thụ
để phát triển và nhân lên.
- Kháng sinh không có tác dụng với virus
Trang 15Sự nhân lên của virus trong
Trang 162 Các giai đoạn nhân lên
2.1 Hấp phụ của virus lên bề mặt tế bào
Nhờ các thụ thể (receptor) đặc hiệu trên bề mặt
tế bào và cấu trúc bề mặt virus
2.2 Xâm nhập vào bên trong tế bào
- Theo cơ chế ẩm bào
- Bơm acid nucleic vào tế bào
Trang 173 Tổng hợp các thành phần cấu trúc
AN của virus điều khiển mọi hoạt động của
tế bào, bắt TB tổng hợp nên AN và capsid (protein) của virus.
4 Lắp ráp
Nhờ enzym cấu trúc của virus => virus mới
Trang 185 Giải phóng virus ra khỏi TB
- Phá vỡ TB
- Nảy chồi
Trang 19Hậu quả của sự tương tác virus
và tế bào
1 Huỷ hoại tế bào
Cytopathic effect: CPE
2 Làm sai lạc nhiễm sắc thể của tế bào:
- Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu
- Sinh khối u
3 Tạo hạt virus không hoàn chỉnh
Hạt virus không có AN chỉ có capsid
Trang 204 Tạo ra tiểu thể nội bào ( Negri )
Các hạt nhỏ trong tế bào
5 Chuyển thể tế bào (transformation)
Do gen của virus tích hợp vào gen của TB làm TB xuất hiện các tính trạng mới
6 Biến tế bào thành tế bào tiềm tan
Gen của virus ôn hoà trở thành virus độc lực
gây ly giải tế bào
7 Tạo interferon
Interferon là protein ức chế sự nhân lên của virus
Trang 21- Gây nhiễm vào tế bào nuôi:
+ Tế bào nguyên phát: tế bào thận khỉ, TB thai:
người, lợn, chó, gà…
Trang 22- Gây bệnh thực nghiệm trên động vật:
Chuột nhắt mới sinh, khỉ, bào thai gà, muỗi…
1.3 Xác định virus
Bằng các kỹ thuật miễn dịch
thích hợp, dựa vào kháng thể mẫu
Trang 232 Chẩn đoán gián tiếp
2.1 Bệnh phẩm
- Lấy máu 2 lần, để đông chắt huyết thanh:
Lần 1 lấy khi BN mới vào viện, lần 2 sau lần 1: 7ng
- Bảo quản ở -20OC, xét nghiệm cùng điều kiện
2.2 Các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể:
- Mac-ELISA tìm KT IgM
- Gac- ELISA tìm KT IgG
- Huỳnh quang gián tiếp
- Trung hoà
- Kết hợp bổ thể
- Ức chế ngưng kết HC
Trang 242.3 Nhận định kết quả:
- Mac-ELISA: có KT là (+)
- Các pứ khác chỉ khi nào hiệu giá KT máu 2 gấp
4 lần trở lên so với máu 1 mới kết luận (+)
3 Các phương pháp phát hiện virus khác
- Quan sát dưới kính hiễn vi điện tử
- Khuếch đại gen: PCR
Trang 25Chúc học giỏi