trình bày về giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tên đề tài
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.2 Tính cấp bách và cần thiết của đề tài
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đàothải ra các chất vào môi trường Ngày nay, với dân số ngày càng đông, tốc độ pháttriển kinh tế-xã hội đô thị hoá nhanh, lượng chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước vềlĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đạihóa nhanh, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, giữ vai trò trọngđiểm của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước Tp.HCM với hơn 7 triệu dân( 4/2006) tập trung tại 24 quận huyện với diện tích 2.093,7 Km, là nơi tập trunghàng trăm nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, văn phòng, công sở, trường học,chợ, siêu thị, bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơsở công nghiệp ( lớn, vừa và nhỏ), hơn 800 công ty nằm trong và ngoài 12 khu côngnghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao, hàng ngàn công trình đang xâydựng và cải tạo…Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại
Trang 2Tp.HCM đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tăng mạnh trong những nămtới, gây nhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng Nhiều vấn đề nangiải, những thách thức lớn được đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm pháttriển ổn định và bền vững thành phố Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việcgiải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải và ô nhiễm không khí, vấn đề chấtthải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mối đe doạ khủng khiếp đối vớimôi trường và sức khỏe cộng đồng Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị tạiTp.HCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom, phân loại rác tại nguồn, đếnviệc vận chuyển xử lý chất thải rắn Mỗi ngày Tp.HCM đổ ra khoảng 6.000 tấnchất thải rắn đô thị, với thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa chiếm khoảng 50-90% (khối lượng ướt), các chất thải rắn có khả năng tái chế chiếm khoảng 30% vàmột phần nhỏ các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếmkhoảng 5-10% ( khối lượng ướt) Bên cạnh đó, còn có khoảng 700-1.200 tấn chấtthải rắn xây dựng ( xà bần) và 1.000-1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đócó khoảng 150-200 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn y tế
Chất thải rắn và việc xử lý chúng hiện nay là vấn đề bức xúc của nước tanói chung và của Tp Hồ Chí Minh nói riêng Lượng chất thải rắn thu gom tại cácđô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tậptrung tại các khu vực nội thành Bên cạnh đó, các loại chất thải rắn nguy hại khôngđuợc phân loại riêng mà trộn lẫn với chất thải rắn sinh hoạt, nếu không được xử lýtriệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất,nước, không khí… Chất thải rắn đô thị hiện đang thực sự là một mối đe dọa lớn đốivới môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Trang 3Tại Tp.HCM hiện nay, phần lớn chất thải được vứt bỏ lẫn lộn, không phânloại tại nguồn và được đưa đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố và thậmchí còn đổ xuống các kênh rạch, sông hồ, các khu đất trống gây ô nhiễm môitrường, mất vệ sinh và mất mỹ quan nghiêm trọng Hiện nay, các bãi chôn lấp chấtthải rắn tại Tp.HCM như bãi chôn lấp Gò Cát, Phước Hiệp, Đông Thạnh đang tronggiai đoạn quá tải, và việc xử lý các khí thải cũng như một lượng lớn nước rỉ rác tạiđây cũng là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Mặc dù các bãi chôn lấp nàyđược đầu tư rất lớn với công nghệ hiện đại, chúng vẫn luôn tạo ra những áp lực lớnđối với môi trường với một lượng lớn nước rỉ rác ( 800-1.000 m3/ bãi/ngày đêm) vàkhí thải ( 500.000-700.000 m3/ngày đêm), đặc biệt là mùi hôi Ngoài ra, việc xử lýchất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chiếm diện tích đất chôn lấprất lớn chưa kể diện tích đất cho các công trình phụ trợ như đường giao thông, trạmcân, sàn trung chuyển, trạm xử lý nước rỉ rác và khí thải, hành làng cây xanh cáchly… và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài( 30-50 năm), không những thế, kinh phí để bảo trì và giám sát các bãi chôn lấp nàysau khi đóng cửa cũng rất lớn Lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phốsẽ không ngừng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của thành phố.Theo dự báo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.HCM, lượng chất thải rắn bìnhquân ở thành phố có thể tăng từ 0,61 Kg/người/ngày năm 1996 lên hơn1kg/người/ngày đến năm 2010, nghĩa là tăng thêm 40% trong vòng 15 năm.
Chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn được tái chế tại các cơ sở tái chế quy mô vừavà nhỏ ở Tp.Hồ Chí Minh ( thu mua phế liệu và tái chế) Thực tế Tp.HCM hiện naycó nhiều cơ sở tái chế chất thải rắn, hoạt động từ lâu với nhiều loại nguyên liệu
Trang 4được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại…Nhìn chung các cơ sở táichế này chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ tái chếvẫn không được đầu tư mới và một số công nghệ đã không còn phù hợp với điềukiện thực tế, do đó chưa tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhucầu của của thị trường tiêu thụ Hoạt động tái chế này đã phần nào đáp ứng việctái chế chất thải ở Tp.HCM Bên cạnh mặt tích cực mà hoạt động tái chế này manglại, trong quá trình phát triển, hoạt động tái chế cũng đã gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe người dân và cộng đồng xung quanh, đồng thời
do công nghệ tái chế lâu đời nên cũng chưa khai thác hết chất thải rắn có thể táichế về chủng loại và khối lượng
Như đã biết, môi trường có chức năng là nơi chứa đựng các chất thải do conngười tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất Để góp phần giảm thiểu khảnăng chịu tải của môi trường, việc tái chế chất thải rắn là rất quan trọng và thiếtthực, nhằm giảm thiểu lượng rác đem chôn lấp và xử lý, đồng thời cũng tiết kiệmcác nguồn nguyên liệu để sản xuất ra vật chất mới Mặc khác, tái chế còn là mộtgiải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đóhạ giá thành sản phẩm Tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trongsạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm.Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch kéo theo các hoạt độngkinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng… Về lâu dài, việcduy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nhanh trongmột thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sởhạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng Như đã biết, một xã hội
Trang 5bền vững là xã hội không những đảm bảo được nhu cầu hiện tại của thế hệ hiện tạimà phải đảm bảo nhu cầu phát triển cho các thế hệ tương lai Điều này chỉ có thểthực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quantrọng hơn là chúng có thể được tái chế .Xét trên tổng thể, thực hiện tốt việc tái chếchất thải rắn đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và làmột trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chấtthải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh” là một nhu cầu hết sức bức thiết, có
ý nghĩa sâu sắc trong việc thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tạiđây
1.3 Mục tiêu đề tài
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinhhoạt tại Tp.HCM
1.4 Phạm vi nghiên cứu và nội dung đề tài
a) Phạm vi nghiên cứu :
Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế cho đối tượng là chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không bao gồm chất thải rắn côngnghiệp và nguy hại
b) Nội dung đề tài
Nội dung đề tài bao gồm :
Trang 6 Tổng quan về số lượng, thành phần chất thải rắn và tình hình thải bỏ, xử lý chấtthải rắn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, đánh giá hiện trạngxử lý chất thải rắn
Đánh giá hiện trạng tái chế chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bànTp.HCM
- Thống kê và phân nhóm các ngành nghề và số lượng cơ sở tái chế chất thải rắn
- Đánh giá hiện trạng tái chế bao gồm công nghệ tái chế, quy mô sở sản xuất vàhiện trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tái chế
Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạttại đây
1.5 Phương Pháp nghiên cứu
Khảo sát, thống kê các cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tái chếhiện nay trên địa bàn thành phố bằng khảo sát thực tế và qua các tài liệu có liênquan
Tham khảo hệ thống văn bản luật và chính sách liên quan đến việc bảo vệ môitrường
Tham khảo các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động tái chế chất thảirắn của các nước tiên tiến ( Nhật, Đài Loan…)
Phương pháp phân tích hệ thống ( phương pháp SWOT- phân tích điểm mạnh ,điểm yếu, cơ hội, thách thức)
Trang 71.6 Tính thực tiễn, tính mới của đề tài
a) Tính thực tiễn của đề tài
Như đã đề cập trong phần tính cấp bách và cần thiết của đề tài, việc tái chếchất thải rắn hiện nay rất thiết thực, không những tái chế giúp giảm thiểu khả năngchịu tải của môi trường mà vai trò của tái chế còn thể hiện như là nguồn cung cấpnguyên vật liệu giá rẻ, qua đó tiết kiệm tài nguyên, hướng tới phát triển bền vững.Thực tế hiện nay ở Tp Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở tái chế chất thải phát triểntự phát, quy mô hộ gia đình hoạt động lâu đời với nhiều loại nguyên liệu được thumua và tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại… Phải nhận thấy rằng , các hoạtđộng của các cơ sở thu mua, tái chế này đã phần nào tái chế được một lượng chấtthải rắn nhất định Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng hoạt động của các cơ sởnày hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng và chất lượng sản phẩm tái chế còn thấp Muốnphát huy thế mạnh của các hoạt động tái chế này, cần xây dựng các giải pháp quảnlý và thúc đẩy, nhằm đưa hoạt động tái chế thành một ngành nghề, góp phần giảiquyết vấn đề chất thải rắn tại nước ta nói chung và Tp.HCM nói riêng Hoạt độngtái chế hiện này cũng cần phải phát triển hơn nhằm đáp ứng chu cầu ngày càng caocủa khách hàng về chất lượng sản phẩm và các quy định về an toàn, môi trường.b) Tính mới của đề tài :
Mặc dù hoạt động tái chế tại Tp.HCM đã hình thành và phát triển hơn 30năm qua nhưng nhìn chung chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ,Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về lĩnh vực táichế Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào một ngành nghề tái
Trang 8chế cụ thể hoặc chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng tái chế chất thải mà chưa cócái nhìn chung cho việc quản lý cũng như các giải pháp thúc đẩy cho các hoạt độngnày Qua đề tài này, sẽ đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, thúc đẩy hoạt động táichế tại Tp.HCM hiện nay.
Trang 9CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
2.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
2.1.1 Nguồn phát sinh
2.1.2 Tính chất
2.1.3 Tác hại đối với môi trường
2.2 Tổng quan về tái chế chất thải rắn
Tái chế chất thải rắn là quá trình thu hồi và tái sản xuất các phế liệu, chất thải bỏtừ các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp và kinh doanh để tạo ra cácsản phẩm có ích
Tái chế chất thải rắn sinh hoạt là quá trình thu hồi và tái sản xuất các phế liệu, chấtthải bỏ từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, các cơ quan, vănphòng,… để tạo ra các sản phẩm có ích
Tái chế chất thải rắn bao gồm :
- Đốt chất thải rắn tạo nguồn năng lượng
- Chế biến phân hưu cơ từ chất thải rắn thực phẩm
Trang 10- Tái chế chất thải rắn thành các vật liệu, sản phẩm và chế phẩm xây dựng
2.2.1 Tổng quan về tình hình tái chế chất thải rắn trong nước
Tại Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển bền vững, chiến lược quản lý môitrường đến năm 2010, chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2015, tầmnhìn 2020 đã xác định các đô thị, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, phải tăngcường công tác tái sử dụng, tái chế và áp dụng công nghệ mới nhằm mục tiêu đếnnăm 2010 giảm từ 30-50% lượng chất thải rắn đô thị đưa về các bãi chôn lấp Thựchiện nội dung chiến lược, trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnhvực tái chế nhằm hạn chế lượng chất thải rắn đi đến các bãi chôn lấp cũng như tạonguồn nguyên liệu cho sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ sức khỏe cộngđồng và hướng tới phát triển bền vững
Các nghiên cứu điển hình như : Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái chế phế thảicủa quá trình luyện cốc làm phụ gia siêu dẻo cho bê tông với mục đích nghiên cứuchế tạo và thiết lập quy trình cho công nghệ sản xuất phụ gia siêu dẻo cho bê tôngtrên cơ sở thu gom, xử lý phế thải công nghiệp luyện cốc ở nhà máy Cốc hoa-Công
ty Gang thép Thái Nguyên nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cácnghiên cứu về tái chế nhựa phế thải, tái chế giấy trên địa bàn Tp.Hà Nội; nghiêncứu sản xuất compost từ chất thải rắn hữu cơ và xây dựng quy trình công nghệ phùhợp cho Tp.HCM; nghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống tái sinh, tái chế tạiTp.HCM; nghiên cứu các quy định về tái chế rác áp dụng tại Tp.HCM; nghiên cứutái sinh năng lượng từ thành phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị Tp.HCM; nghiêncứu điều chế nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật phế thải được thực hiện tại Hà
Trang 11Quốc gia Tp.HCM); nghiên cứu tận dụng cặn từ quá trình súc rửa tàu dầu; nghiêncứu tận dụng chất thải rắn công nghiệp tôn mạ kẽm; nghiên cứu sản xuất một sốsản phẩm chất lượng cao từ phế thải kẽm nhôm; nghiên cứu xử lý- tận dụng chấtthải hữu cơ nguy hại; nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải rắn (rác xây dựng) chếtạo thành vật liệu xây dựng đã đưa ra được quy trình công nghệ xử lý xà bần và chếtạo vật liệu xây dựng sản xuất loại gạch xây tường và lát vỉa hè có chất lượng caovà giá thành phù hợp… Đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển hiệu quả đểtuần hoàn và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệpnguy hại-đề xuất một thị trường trao đổi chất thải rắn công nghiệp-chất thải rắncông nghiệp nguy hại cho khu vực Tp.HCM đến năm 2010 do viện môi trường vàtài nguyên chủ trì, TS Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003 Gần đâynhất là đề tài “ Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động quỹ tái chếchất thải rắn tại Tp.HCM, tháng 9/2006 do CN Huỳnh Thu Hà và ThS Phạm HồngNhật làm chủ nhiệm đề tài Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở pháp lý, kỹ thuậtvà đề xuất mô hình Quỹ tái chế Chất thải rắn ở Tp Hồ Chí Minh nhằm đảm bảohiệu quả của công tác quản lý chất thải theo chiến lược phát triển bền vững ViệnMôi trường và Tài nguyên cũng đã có báo cáo tổng hợp về đề tài nghiên cứu khoahọc “ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương pháp tính phí xử lý chất thảinguy hại theo cơ chế thị trường” do ThS Nguyễn Thanh Hùng làm chủ nhiệm đề tài( tháng 9/2006) với mục tiêu là xây dựng phương pháp tính phí xử lý chất thải nguyhại theo cơ chế thị trường có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện Tp Hồ ChíMinh, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chất thải nguy hại dạng rắn và bánrắn từ các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Trang 12Tp.HCM hiện nay co rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu và tái chế chất thải đãhoạt động từ lâu với nhiều loại nguyên liêu được mua và tái chế như : giấy, thủytinh, nylon, kim loại….Thành phố hiện đang đầu tư xây dựng 7 nhà máy tái chế vàxử lý chất thải lớn Các loại chất thải rắn đang được thành phố quan tâm tái chếnhư : nhựa, da, giấy, cao su, thủy tinh, kim loại…
2.2.2 Tổng quan về tình hình tái chế ngòai nước
Tái chế là một hoạt động phổ biến trong lịch sử nhân loại Trước thời kỳcông nghiệp tại Châu Âu, người ta đã thu nhặt các mảnh vụn làm từ đồng và cáckim loại có giá trị khác, nung chảy để tái sử dụng Ở Anh, tro bụi từ việc đốt gỗ vàthan được dùng để làm nguyên liệu gạch Tái chế giấy xuất hiện ở nước Anh vàonăm 1921, khi tổ chức Rác thải Giấy Anh quốc ( British Waste Paper Association)được thành lập để khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực tái chế giấy
Chiến lược quản lý rác thải đô thị ở Tp Luân Đôn (nước Anh) được ban hànhvào năm 2002 hướng tới Tp bền vững vào năm 2020 Để đạt được mục tiêu dài hạnnày, các thói quen sinh hoạt phải thay đổi sao cho mỗi người thải ra lượng rác thảitối thiểu Ngành công nghiệp tái chế cũng được thúc đẩy hình thành Chính quyền
Tp Luân Đôn đã đặt ra mục tiêu tái chế và làm phân compost từ rác thải đô thị là17%, 25% và 33% tương ứng với các năm 2003, 2005 và 2015 Trong năm 2003-
2004, Tp.Luân Đôn đã thải ra 4,34 triệu tấn rác, trong đó 70% được xử lý bằng cáchchôn lấp hợp vệ sinh, 19% xử lý bằng phương pháp đốt và 11% lượng rác thải cònlại được tái chế
Tại Mỹ, sự đầu tư lớn cho tái chế là vào những năm 1970, do chi phí nhiên
Trang 13những chương trình thu gom tại lề đường đầu tiên bằng những lần thu lượm giấybáo từ các khu vực dân cư hàng tháng Từ đó nhiều nước đã bắt đầu và mở rộng cácchiến dịch thu gom tại nhà Một sự kiện nữa đánh dấu cho nỗ lực tái chế xảy ravào năm 1989 cũng tại thành phố Berkeley, đó là lệnh cấm sử dụng bao gói bằngchất liệu polystyrene để giữ ẩm bánh Hamburger McDonald’s Một tác động củalệnh cấm này đã tăng cường sự quản lý tại nhà sản xuất polystyrene lớn nhất thếgiới (Dow Chemical), dẫn đến nỗ lực lớn đầu tiên để chứng minh rằng nhựa cũngcó thể tái chế Đến năm 1999, riêng tại Mỹ đã có 1677 công ty tham gia vào ngànhcông nghiệp tái chế nhựa từ rác thải tiêu dùng Năm 2003, lượng chất thải rắn táichế ở Mỹ ( bao gồm sản xuất phân Compost) là 30,6 %; lượng chất thải rắn mang đi
chôn lấp là 56,4%; còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt ( theo www.epa.gov).Mặt khác, để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, nước Mỹ đã có những chính sáchhỗ trợ hoạt động tái chế và hiện đang có những cố gắng thiết lập xã hội kinh tếtuần hoàn, các nhà sản xuất phải xét xem sản phẩm của mình có sinh ra ít chất thảihơn không và các chất liệu có khả năng tái chế hay không
Tại Đức, năm 1990 Volkwagens đã khánh thành một nhà máy tái sinh xe ôtô và được chính phủ Đức khuyến khích về việc thực hiện các biện pháp thu hồiphế phẩm
Tại Nhật, những công trình nghiên cứu biện pháp tái sử dụng, tái chế rác thảibắt đầu từ thập kỷ 80 Từ năm 1980, công nghệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đã bắtđầu có biến chuyển cùng với việc Chính phủ Nhật thông qua một số đạo luật, nhưLuật xúc tiến việc sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái chế năm 1991 hayLuật cơ bản về môi sinh năm 1993, Luật xúc tiến việc thu gom, phân loại và tái chế
Trang 14bao bì năm 1995….Ở Nhật hiện nay, công việc tái chế, hầu như ai cũng tham gia.Đồ nhựa được làm từ nguyên liệu sợi polyeste tái chế; rác thải thực phẩm trở thànhphân bón tổng hợp cho cây trồng; vụn thủy tinh trở thành gạch lát nền… Theo consố thống kế tại Nhật Bản, năm 1995 có khoảng 50% giấy phế liệu được thu hồi vàtái chế, 100% các chai miểng thủy tinh và 75% tổng lượng vỏ kim loại đồ hộp đượcthu hồi và tái chế.
Năm 2004, lượng giấy tái chế được tiêu thụ tại Trung Quốc là 28,8 triệu tấn.Tỷ lệ tái chế giấy là 33,4% và sử dụng giấy tái chế là 58,2% Năm 2005, có nhiềudự án về tái chế giấy được thành lập cũng như mở rộng tại Trung Quốc Hiện nay,Trung Quốc đang đẩy mạnh việc hình thành các hệ thống thị trường tái chế giấy,đáp ứng nhu cầu thu gom, phân loại, kỹ thuật và các hệ thống máy móc tái chế giấy
hiện đại Trung Quốc có thị trường tiềm tàng về tái chế giấy (Theo
http://www.chinapapershanghai.com/wastepaper)
Trong chính sách quản lý rác thải vào năm 1992, chính phủ Hàn Quốc đã đưavào quy định hạn chế phát sinh rác thải nhằm mục đích sử dụng tài nguyên mộtcách hiệu quả và đẩy mạnh việc tái chế tài nguyên Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốccũng đưa ra mục tiêu nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải công nghiệp đến năm 2010 là80% Theo mục tiêu tái chế của Hàn Quốc, nước này đã đầu tư vào việc mở rộngcác thiết bị tái chế cơ bản, mở rộng tài trợ và khuyến khích cho công nghiệp tái chếtrong nước, nhằm nâng cao tỉ lệ tái chế lên 53% lượng rác thải phát sinh
Chính Phủ Đài Loan với chương trình tái chế toàn bộ rác và không chôn rácvào năm 2010 với mục tiêu về tỷ lệ tái chế là 33% vào năm 2007, 67% vào năm
Trang 15tất cả rác thải đô thị sẽ được tái chế hoặc tái sử dụng, và bao gồm sản xuất rác thảihữu ơc làm phân compost, tái chế và tái sử dụng tất cả nhựa, giấy kim loại, thủytinh sử dụng tốt nhất năng lượng tạo ra từ đốt rác và rác phân hủy.
Các nước phát triển hiện nay đang thay đối lối sống là tiêu dùng các sảnphẩm có nguồn gốc tái chế và phát triển ngành kinh doanh tái chế Đặc điểm củahoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn ở nước này là tổ chức các dịch vụ côngcộng có trách nhiệm đẩy mạnh tái chế rác thải bằng ngân sách Hình 3.1 sau đâythể hiện tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản
Trang 16Hình 3.1 : Tỷ lệ tái chế của một số nước (năm 2004)
Chiến lược phát quản lý môi trường của các nước ( Mỹ, Anh, Thụy Điển, HàLan, Nhật, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… ) đều hướng về mục tiêu 3R (Reduce,Reuse, Recycle) là giảm thải, tái sử dụng và tái chế, trong đó mục tiêu hàng đầu làgiảm lượng chất thải Đồng thời với việc xử lý chất thải rắn cũng được thực hiện
Trang 17theo hướng giảm thiểu lượng rác chôn lấp do quỹ đất ngày càng thu hẹp, thay dầnbằng công nghệ đối đối với các chất thải rắn không thể tái chế được Để đạt đượcmục tiêu 3R, các nước đã ban hành một hệ thống các chính sách đồng bộ, các quyđịnh cụ thể, chi tiết để thực thi, bao gồm cả việc phân công trách nhiệm trong từngcông đoạn quản lý và xử lý chất thải rắn Các công cụ kinh tế trong quản lý rácthải như thuế, phí tái chế được vận dụng khác nhau ở mỗi nước nhằm huy động vàsử dụng hiệu quả hợp lý nguồn lực của chính những người sử dụng tài nguyên vàngười gây ô nhiễm để cải thiện môi trường hoặc giảm những hậu quả bất lợi chomôi trường Bên cạnh việc giảm thiểu lượng chất thải rắn, ngành tái chế chất thảihiện đang được khuyến khích phát triển như một trong những giải pháp sử dụng tiếtkiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chiến lược bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững Chính Phủ các nước đã đưa ra các chính sách tài chính nhưgiảm thuế lợi tức khi đầu tư công nghệ tái chế ( Đan Mạc, Mỹ ), thành lập Quỹ táichế chất thải ( Đài Loan, Nhật…) để phát triển hoạt động tái chế chất thải Đồngthời, các chương trình tái chế chất thải đã huy động sự tham gia của tư nhân, cộngđồng dân cư cùng với chính quyền trong hoạt động tái chế và sử dụng sản phẩm táichế.
Như vậy, hoạt động tái chế chất thải rắn trên thế giới đã được quan tâm và thựchiện từ lâu đời Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như các chínhsách quản lý phù hợp, hoạt động tái chế ngày càng tạo được nhiều sản phẩm có giátrị và chất lượng cao, giúp giảm bớt áp lực cho môi trường và bảo vệ tài nguyênthiên nhiên
Trang 182.2.3 Quản lý chất thải rắn tại một số nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… )
a Quản lý chất thải rắn tại Hàn Quốc
Luật quản lý rác thải ở Hàn Quốc đưa ra các tiêu chuẩn xử lý, bảo quản, vậnchuyển và thu gom rác thải và trách nhiệm của các đối tượng xả thải nhằm xử lýchất thải rắn hợp ly ùnhất Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chính quyền địa phươngcó trách nhiệm xử lý hợp lý ; đốivới rác thải nơi kinh doanh, các cơ sở kinh doanhsản xuất có trách nhiệm xử lý hợp lý…
Trong chiến lược quản lý chất thải rắn vào năm 2002, Chính phủ Hàn Quốc đã đưavào quy định hạn chế phát sinh chất thải rắn nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên và đẩy mạnh việc tái chế chất thải
Những quy định chủ yếu trong luật tái chế và xử lý rác thải trong nước:
- Quy định hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần : quy định đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần và không đượccung cấp sản phẩm dùng một lần miễn phí tại các cửa hàng siêu thị, quán ăn…
- Quy định về trả phí rác thải : quy định về phí mà người sản xuất hoặc nhập khẩu
các nguyên liệu, thùng chứa… bao hàm các chất độc hại, khó tái chế
- Quy định trách nhiệm tái chế đối với người sản xuất : Đưa ra các danh mục bắt
buộc tái chế đối với một số sản phẩm, chất liệu bao bì… sinh ra nhiều rác thảisau khi sử dụng Quy định trách nhiệm đối với người sản xuất hay nhập khẩusản phẩm trong việc thu gom, tái chế các sản phẩm này Hoặc những người này
Trang 19phải có trách nhiệm chi trả phí thu gom, tái chế, xử lý rác thải cho các cơ sở táichế.
Tình hình xử lý chất thải rắn hiện nay tại Hàn Quốc :
- Đối với chất thải rắn công nghiệp : Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm xử lý
toàn bộ ( chôn lấp, tiêu hủy, tái chế) hoặc ủy thác cho công ty chuyên xử lý ă1nthực hiện
- Đối với chất thải rắn nông nghiệp : Chất thải rắn nông nghiệp được nông dân
thu gom rồi tập trung về từng khu vực thu gom tại làng, xã Sau đó, Công ty môitrường sẽ thu gom và xử lý toàn bộ
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt :
Chất thải rắn sinh hoạt thuộc các loại đem chôn lấp không thể tái chế đượcđựng trong các túi nhựa thiết kế theo tiêu chuẩn Các loại chất thải có thể táichế được phân loại vào các thùng thu gom Chính quyền địa phương có tráchnhiệm thu gom và xử lý
Đối với các loại chất thải rắn nằm trong danh mục bắt buộc tái chế thuộctrách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu nguyên liệu(hộp giấy, chai thủy tinh, hộp kim loại, các loại chai lọ tổng hợp, các loại pin,dầu bồi trơn, vỏ xe…) sản phẩm đó, các cơ sở này sẽ có trách nhiệm xử lý,tái chế toàn bộ
Trang 20Chất thải có thể tái chế
Chính quyền địa phương
thu gom
Chôn lấp hoặc thiêu hủy
Phân loại vào các thùng thu gom
Chính quyền địa phuơng hoặc các doanh nghiệp có trách nhiệm tái chế
Phân loại tái chế
Hình2.6 : Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hàn Quốc
b Quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản
Xã hội Nhật Bản là Xã hội tuần hoàn nguyên liệu, xãhội tuần hoàn nguyên liệubao gồm 5 nội dung : Giảm lượng rác thải, tái sử dụng, tái chế nguyên liệu, tái chếnhiên liệu và chôn lấp chất thải rằn phù hợp
Mục tiêu của Nhật bản cho đến năm 2010 là :
- Giảm 20% lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người so với năm 2000
- Tăng gấp đôi quy mô thị trường tái chế, sản phẩm tái chế so với năm 1997
- Tăng tỷ lệ tuần hoàn nguyên liệu từ 10% năm 2000 lên 14% vào năm 2010
- Giảm 50% lượng chất thải rắn đem đi chôn lấp vào năm 2010 so với năm 2000
Ngoài ra, Nhật Bản đã hình thành một hệ thống các luật và văn bản pháp lý đểhoàn thành các mục tiêu trên như : Luật tái chế túi bao bì và đồ đựng (1995), Luậttái chế các đồ điện gia dụng ( tháng 4/2001), Luật tái chế thực phẩm ( tháng5/2001), luật tái chế vật liệu xây dựng (tháng 5/2002), luật tái chế xe hết hạn sửdụng ( 1/2005) và Luật thu mua xanh ( tháng 4/2001), Luật tái chế rác bếp (tháng5/2001), Luật quản lý chất thải (sửa đổi tháng 12/2003, Luật Quản lý chất thải sửađổi (tháng 12/2003) và luật khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (tháng 4/2001)….Theo như các luật định này cùng các chính sách và nguyên tắc trách
Trang 21nhiệm của chủ nguồn thải, Nhật Bản đã thành công trong chiến dịch tái chế, tái sửdụng và giảm thiểu lượng chất thải phát thải.
c Quản lý chất thải rắn tại Singapo
Năm 2002, Bộ Môi trường và Tài nguyên Singapore xây dựng kế hoạch xanh củacua Singapo và đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế chất thải từ 44% năm 2002 lên 60%năm 2012 Năm 2004, Singapo đạt được tỷ lệ tái chế chất thải là 48% và phấn đấutiến tới “lượng chất thải phải chôn lấp bằng zero”
Để khuyến khích phát triển và áp dụng các công nghệ cải tiến về môi trường, cơquan môi trường quốc gia đã xây dựng quỹ 20 triệu đô để hỗ trợ tài chính cho cáccông ty tiến hành thử nghiệm các công nghệ môi trường Năm 2001, cơ quan này đãphát động chương trình tái chế quốc gia để khuyến khích các hộ gia đình tham giatái chế chất thải bằng cách cung cấp cho các hộ gia đình các túi hoặc thùngđựnê1tái chế để chia chọn các vật liệu tái chế tại nguồn phát sinh Số hộ gia đìnhtham gia chương trình tái chế chất thải gia đình tăng từ 22% năm 2001 lên 54% vàocuối năm 2004
Ngoài ra, Cơ quan môi trường quốc gia còn phát động các chương trình tái chế trongcác khu công nghiệp và thương mại nhằm khuyến khích tái chế gỗ, hộp giấy, nhựatổng hợp và kim loại tại các nhà máy quy mô vừa và nhỏ ở ác khu công nghiệp
Cơ quan môi trường còn phối hợp với hiệp hội khách sạn, hiệp hội bán lẻ và cáctrung tâm thương mại tiến hành các dự án và chương trình tái chế và giảm thiểuchất thải
Trang 22
TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY TẠI TP HCM
2.1 Hiện trạng chất thải rắn tại Tp.HCM
2.1.1 Nguồn phát sinh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnhvực công nghiệp và dịch vụ Cùng với cả nước, trong những năm gần đây, thànhphố đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm sớm đưathành phố trở thành Thành phố công nghiệp vào năm 2015-2017, là trung tâm côngnghiệp, giữ vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nướctheo quan điểm phát triển đã được thể hiện trong Quy hoạch phát triển công nghiệpTp.HCM đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệttại quyết định số 188/2004/QĐ-Ttg Tp.HCM với hơn 7 triệu dân ( tháng 4/2006) lànơi tập trung hàng trăm nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, côngsở, văn phòng, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, các cơsở công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hàng trăm công trường xâydựng cải tạo… Mỗi ngày Tp.HCM đổ ra khoảng 6.000 tấn chất thải rắn đô thị, vớithành phần chủ yếu là thực phẩm thừa chiếm khoảng 50-90% (khối lượng ướt), cácchất thải rắn có khả năng tái chế chiếm khoảng 30% và một phần nhỏ các loại chấtthải không có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm khoảng 5-10% ( khối lượng ướt).Bên cạnh đó, còn có khoảng 700-1.200 tấn chất thải rắn xây dựng ( xà bần) và1.000-1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150-200 tấn chất thải
Trang 23Hàng ngày, chất thải rắn ở Tp.HCM được sinh ra từ các nguồn sau :Bảng 2.1
STT Nguồn phát sinh Thành phần chủ yếu
1 Nhà ở, hộ gia đình
Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thủy tinh,sành sứ, kim loại…
2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hoá chất phòng thí nghiệm
3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa thủy tinh, bao bì…
hoá, khu vui chơi giải trí Rác thực phẩm và bao bì các loại, giấy nhựa…
6 Bệnh viện, cơ sở y tế… Rác sinh hoạt đông thường, rác y tế ( bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế…),các chất độc hại khác
7 Đường phố
Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật và các loại rác sinh hoạt thông thường
8 Các cơ sở sản xuất công nghiệp Rác sinh hoạt thông thường, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại
9 Chợ và các trung tâm thương mại Rau quả, đầu tôm ruột cá, thức an dư thừa và các loại rác sinh hoạt thông thường khác
10 Các cơ sở dịch vụ
Rác sinh hoạt thông thường, những chất thải đặc thù khác tuỳ theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh
11 Công trình xây dựng Xà bần
12 Các công trình công cộng(công viên, nhà ga…)
Rác sinh hoạt thông thường, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm, cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật…
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Tp.HCM vào khoảng 2%/năm, trong khi tỷ lệ tăngrác lại đến gần 40 %/năm Tức cứ tăng 1% dân số ( chưa tính yếu tố tăng dân số cơhọc) thì lượng rác tăng tương ứng khoảng 20%
2.1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn
Trang 24a) Tình hình lưu trữ, thu gom, vận chuyển
Lưu trữ :
Các hộ gia đình sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sửdụng thùng chứa bằng kim loại hoặc vỏ tre nứa Phổ biến nhất, người dân thường sửdụng các loại túi xốp, nilon chứa chất thải rắn Ở nhiều nơi, các hộ gia đình sử dụngchung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi đổ thành đống tại một điểmnhất định Khi đến thời gian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túinilon để trước cửa để người thu gom rác dễ dàng thu gom Đối với những hộ không
ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon buộc chặt, đểtrước cửa Đối với các loại chất thải rắn có giá trị, thông thường được người dân lưugiữ trong nhà và bán cho những người thu mua phế liệu dạo
Tại các chợ, hầu hết chất thải rắn phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đitrong chợ Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ Đối với cácsiêu thị, hầu hết chất thải rắn được lưu giữ trong các thùng chứa 240l
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, chất thải rắn được lưu giữ trongcác thùng chứa nhỏ được trang bị trong đơn vị Sau đó, chất thải rắn được chuyển rađổ vào thùng 240l
Chất thải rắn bệnh viện và các cơ sở y tế được lưu giữ trong các thùng nhựa màuvàng ( chất thải rắn y tế) và màu xanh ( chất thải rắn sinh hoạt) với các thùng códung tích khác nhau
Thu gom, vận chuyển:
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn do Công ty Môi trường đô thị thành phốcùng với Công ty dịch vụ công ích các Quận huyện và lực lượng tư nhân thực hiện.Hằng ngày, chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại các điểmhẹn Trên địa bàn thành phố hiện này có 300 điểm hẹn trên đường, chuyển chấtthải rắn từ xe đẩy tay sang xe cơ giới; 39 trạm và bô trungchuyển rác Phương tiện
Trang 251.037 xe cơ giới các loại tải trọng từ 4 đến 13 tấn, ngoài ra còn có 10 tàu gỗ, 30chiếc ghe là phương tiện thực hiện công tác vớt chất thải rắn và ven kênh rạch vớikhối lượng chất thải rắn trung bình là 30 tấn/ngày.
b) Tình hình xử lý
Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại
Hiện nay vấn đề chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng làmột trong những vấn đề hết sức bức xúc của thành phố Chỉ có một phần rất nhỏchất thải rắn nguy hại ( dầu cặn, dung môi, bao bì ) được thu hồi, tái chế và tái sửdụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hoặc đưa ra bên ngoài để tái chế tại các cơsở tư nhân Phần lớn chất thải nguy hại được vứt bỏ lẫn lộn với chất thải rắn đô thịvà đưa đến các bãi chôn lấp, thậm chí còn đổ xuống các kênh rạch, ra các khu đấttrống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng, đe doạtrực tiếp đến nguy cơ suy thoái tài nguyên nước mặt và nước ngầm thành phố Quichế Quản lý chất thải rắn nguy hại đã có hiệu lực thi hành hơn 6 năm qua nhưnghiện nay việc tách riêng chất thải rắn nguy hại ra khỏi chất thải rắn công nghiệpkhông nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở công nghiệp và có rất ít cơsở đăng ký quản lý chất thải nguy hại
Về mặt nguyên tắc, chất thải công nghiệp nguy hại phải được thu gom tách rờikhỏi chất thải công nghiệp không nguy hại Người phát thải chịu trách nhiệm xử lýbao gồm vận chuyển đến các doanh nghiệp được Sở Tài Nguyên và Môi trườngthành phố cấp phép Nếu đơn vị phát sinh nằm trong khu công nghiệp, họ sẽ ký hợpđồng thông qua khu công nghiệp Những doanh nghiệp xử lý chất thải thực hiệnchôn lấp chất thải cuối cùng tại bãi chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt sau khi đãqua các bước xử lý, vì không có bãi chôn lấp dành riêng cho chất thải công nghiệptại Tp.HCM
Theo đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi trường, khả năng tiếp nhận, xử lý, tiêuhủy chất thải công nghiệp nguy hại của các đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy chấtthải công nghiệp được cấp phép hoạt động tại Tp.HCM ước tính khoảng 20
Trang 26tấn/ngày, như vậy chỉ giải quyết được khoảng 10% ( lượng chất thải nguy hại hằngnày phát sinh tại Tp.HCM khoảng 150-200 tấn) lượng chất thải công nghiệp nguyhại phát sinh tại Tp.HCM mỗi ngày Số lượng còn lại sẽ được đưa đến các bãi chônlấp chất thái rắn sinh hoạt hoặc đổ trực tiếp ra sông rach, các khu đất trống… Điềunày hết sức nguy hiểm đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Xử lý chất thải y tế
Chất thải rắn y tế tại Tp.HCM hiện nay được Công ty Môi trường Đô thị Thành phốxử lý giống chất thải nguy hại Công ty Môi trường Đô thị co một lò đốt với côngsuất 7 tấn/ngày xử lý chất thải y tế được thu gom từ 60 bện viện và phòng khámtrong thành phố
Xử lý chất thải xây dựng
Công ty Môi trường đô thị thu gom và vận chuyển chất thải từ các công trường xâydựng ( xà bần ) đến bãi chôn lấp Đông Thạnh hiện đã không còn tiếp nhận chấtthải rác sinh hoạt nữa
Bãi chôn lấp Đông Thạnh có lịch sử hình thành khá lâu Bãi chôn lấp ở Hocmon,trước năm 1990, là khu vực khai thác đất và bãi chôn lấp tự phát do nhu cầu bứcbách về bãi đổ rác sinh hoạt của thành phố Từ năm 1990, được quy hoạch thànhbải chôn lấp của thành phố Do licụ sử để lại, bãi chôn lấp không có lớp chốngthấm để ngăn nước rỉ rác, không có nhà máy xử lý nước rỉ rác và hệ thống thu khíbãi rác Bãi chôn lấp có diện tích 43,5 ha, có tường rào bao quanh,hiện đang tiếpnhận xà bận với công suất 1600 tấn/ngày
Xử lý chất thải thương mại, sinh hoạt
Biện pháp áp dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM hiện nay chủ yếu làchôn lấp tại các bãi chôn lấp được thiết kế hợp vệ sinh Chất thải rắn khác từ cáchộ gia đình, công sở và nhà máy… chưa được phân loại tại nguồn, trong tình trạngtrộn lẫn, sau khi được thu gom được chất lên xe tải lớn tại các trạm trung chuyển
Trang 27của thành phố và chở tới các bãi chốn lấp đang trong giai đoạn cuối cùng là Bãichôn lấp Gò Cát ( Bình Tân) và Bãi chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi).
Bãi chôn lấp Gò Cát ( Bình Tân)
Diện tích : 25 ha
Công suất tiếp nhận : 2000 tấn/ngày
Nhận rác từ tháng 1/2002, khối lượng chất thải rắn xử lý đến nay là hơn 4,5 triệutấn, hiện đang tăng công suất tiếp nhận từ 2000 tấn/ngày lên 3000-3500tấn/ngày do bãi chôn lấp Phước Hiệp phải giảm công suất tiếp nhận từ 3000 tấn/ngày xuống còn 1.200-1.500 tấn/ngày do bãi chôn lấp này đang bị sự cố
Xử lý nước rỉ rác : Do sự cố kỹ thuật hệ thống xử lý nước rỉ rác đã ngưng hoạtđộng từ đầu năm 2006
Bãi chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi)
Diện tích : 43 ha
Công suất tiếp nhận : 3000 tấn/ngày
Nhân rác từ 01/2003, khối lượng chất thải rắn xử lý đến nay là hơn 3 triệu tấn ,giảm công suất tiếp nhận hiện nay từ 3000-3500 tấn/ngày xuống 1.000-1.500tấn/ngày do sự cố sụt lún
Xử lý nước rỉ rác : đến 5/2006 tổng khối lượng nước rỉ rác sau xử lý là 477.307
m3
Trang 28c) Những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn tại Tp.HCM
Việc xây dựng các bãi chôn lấp chưa được quy hoạch từ trước nên hiện nay phátsinh một số vấn đề như : Bãi chôn lấp Gò Cát không có khu vực cách ly do ngườidân lấn đất làm nhà sát hàng rào bãi chôn lấp; bãi chôn lấp Phước Hiệp lựa chọnvụ trì không hợp lý như trên nền đất yếu, nằm trong vùng ngập lũ… ngoài ra việclựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý nước rỉ rác cũng là một tồn tại, trở ngại lớnhiện nay
Việc giảm thiểu chất thải tại nguồn chưa được quan tâm Và hầu hết chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn Tp.HCM hiện nay chưa được phân loại tại nguồn và đều đượcxử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinhđòi hỏi diện tích đất rất lớn để chôn lấp chưa kể diện tích đất cho các công trìnhphụ trợ như đường giao thông, trạm cân, sàn trung chuyển, trạm xử lý nước rỉ rác,khí chôn lấp, hàng cây xanh cách ly… Ngoài ra các bãi chôn lấp này cần được bảotrì và giám sát với kinh phí hàng năm sau khi đóng bãi là khá lớn Bên cạnh đó,phương tiện thu gom và vận chuyển rác vẫn chưa đáp ứng cho lượng chất thải rắnphát sinh
Mỗi năm ngân sách thành phố phải chi trả khoảng 500-600 tỉ đồng, các hộ dân phảitrả phí thu gom trực tiếp cho các hệ thống thu gom rác dân lập khoảng 120 tỉ đồng,chưa kể đến chi phí mà các cơ sở kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, chợ…) phải trảcho các công ty dịch vụ công ích các quận huyện Hàng năm, thành phố phải đầu tưhàng trăm tỉ đồng để xây dựng, bảo trì các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nhà máy xử lýchất thải rắn, đầu tư và trang bị cho các phương tiện vận chuyển và thu gom chấtthải rắn Mặc dù, hàng năm phải chi trả một số tiền lớn để quét dọn, thu gom, trungchuyển và vận chuyển, xử lý chất thải rắn, nhưng thành phố vẫn phải đối phó vớivấn đề vệ sinh môi trường như rác thải bừa bãi trên đường phố, đổ rác xuống kênhrạch… Do ý thức cộng đồng về giữ gìn vệ sinh đô thị kém, ô nhiễm môi trường tạinơi lưu trữ, trong quá trình vận chuyển, tại bãi chôn lấp…
Trang 29Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của thành phố như hiện nay, lượng chấtthải rắn phát sinh ngày càng nhiều và thành phần chất thải rắn đô thị ngày càngphức tạp, chứa nhiều thành phần nguy hại Chất thải rắn chưa được phân loại tạinguồn Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính toán và thu gom đầy đủ.Thành phố đang phải chi trả kinh phí rất lớn cho vấn đề này.
2.2 Hiện trạng hoạt động tái chế tại Tp.HCM
2.2.1 Sự phân bố các cơ sở tái chế trên địa bàn Tp.HCM
Hoạt động tái chế tại Tp.HCM đã có từ lâu đời, rất đa dạng và phong phú Kết quảkhảo sát tại 202 cơ sở thu mua phế liệu và 100 cơ sở tái chế tại Tp.HCM đã cungcấp một hình ảnh khá tổng quan về tình hình tái chế chất thải rắn hiện nay tạiTp.HCM Các loại hình tái chế chất thải rắn phổ biến gồm 06 loại hình cơ bản sauđây :
- Thu mua phế liệu
- Tái chế giấy
- Tái chế thủy tinh
- Tái chế kim loại ( sắt, nhôm, đồng)
- Tái chế nhựa
- Tái chế cao su
Bảng 2.2 : Số lượng cơ sở tái chế đã khảo sát phân bố trên địa bàn 22 quận/huyện Tp.HCM
Trang 302.2.2 Hiện trạng về quy mô đầu tư, mặt bằng sử dụng và số lượng lao động
Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay hầu hết các cơ sở thu mua các chất thải có thểtái chế và các cơ sở tái chế đều là những cơ sở có quy mô vừa và nhỏ Các cơ sởsản xuất vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất có tổng vốn đầu tư không quá 10 tỷ
Trang 31đồng Việt Nam hoặc tổng số nhân công lao động hàng năm không quá 300 người( theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP)
Bảng 2.3 : Số lượng cơ sở theo Quy mô
Loại hình tái chế Số lượng cơ sở theo quy mô
Thu mua chấ tthải có thể tái
Tái chế
Các cơ sở thu mua phế liệu thường có vốn đầu tư nhỏ ( số cơ sở thu mua phế liệucó vốn đầu tư nhỏ hơn 25 triệu đồng chiếm khoảng 80%) Các cơ sở này, lực lượnglao động chủ yếu là người trong gia đình và chỉ thuê 1-2 nhận công phụ giúp Các
cơ sở thu mua phế liệu có vốn đầu tư lớn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, cơ sở có vốn đầu
tư trên 100 triệu chiếm 1,5 %, vốn đầu tư từ 50-100 triệu là 9.9 % và vốn đầu tư từ25-50 triệu là 8,4%
Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay hầu hết các cơ sở tái chế đều là những cơ sở cóquy mô vừa và nhỏ ( 97/100 cơ sở chiếm tỷ lệ 97% ), trong khi đó số cơ sở có quymô lớn là rất ít với tỷ lệ chỉ chiếm 3% trong tổng số 100 cơ sở tái chế đã khảo sát.Nhìn chung, đa số các cơ sở thu mua và tái chế chất thải có số vốn đầu tư nhỏ hơn
25 triệu đồng ( chiếm 69,6 % trong số 302 cơ sở)
Trang 32Bảng 2.4 : Số lượng lao động theo từng loại hình tái chế
Số lượng lao động Số cơ sở tái chế
1.Thu mua chất thải có thể tái chế 202
Về hiện trạng mặt bằng sử dụng, hiện nay tỷ lệ các cơ sở thu mua và tái chế phảithuê đất để hoạt động là khá cao chiếm 59,3% so với 40,7 % các cơ sở có đất sởhữu
Trang 33Bảng 2.5 : Hiện trạng mặt bằng sử dụng
Loại hình tái chế Mặt bằng đang sử dụng
Thuê Tỷ lệ % Sở hữu Tỷ lệ %
Thu mua chất thải
Tái chế
Tỷ lệ (%) ( 100 cơ sở
2.2.3 Hiện trạng về môi trường
Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề môi trường chưa được các cơ sở quan tâm, cóđến 97,7% các cơ sở không có nhân viên về môi trường, 98% cơ sở không có hệthống xử lý nước thải và khoảng 95% số sơ sở không có hệ thống xử lý khí thải.Ngoài ra, các cơ sở tái chế còn không đảm bảo về an toàn loa động và phòng cháychữa cháy Công nhân làm việc trong điều kiện an toàn lao động kém, trang thiết bịkhông an toàn và quá cũ kỹ, dụng cụ phòng cháy chữa cháy không được trang bị…
2.2.4 Hiện trạng về hoạt động thu mua các chất thải có thể tái chế
Hiện nay, các loại chất thải được thu gom bởi một mạng lưới thu mua khắp thànhphố nhằm có thể tận thu tối đa những chất thải có thể tái chế Trong 202 cơ sở thumua phế liệu, hầu hết đều thu mua các phế liệu như nhựa, giấy, thủy tinh, đồng,nhôm, sắt… một số cơ sở chỉ thu mua một loại phế liệu như giấy hoặc nhựa…Cácvựa phế liệu này đa số thu mua từ những người lượm ve chai dạo, hoặc phế liệu từcác cơ quan xí nghiệp, hàng thanh lý, những cá thể ở gần vựa đem lại bán…
Trang 34Ngoài những nguồn phế liệu từ các cơ sở thu mua lớn, các cơ sở tái chế cũng tự thumua phế liệu, các cơ sở tái chế có thế mạnh là giá thu mua cao hơn và do biết rõđược nhu cầu chất thải tái chế nên việc thu mua phế liệu cũng dễ dàng hơn Vì vậy,lượng phế liệu được bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế cũng nhiều Các loại phếliệu mà các cơ sở tái chế thu mua là : các loại phế liệu cần số lượng lớn như khi táichế nhựa, giấy…, các loại phế liệu ít người thu gom như thủy tinh Trong khi đó, các
cơ sở thu mua phế liệu có thế mạnh trong việc thu mua các phế liệu có giá trị caonhư sắt, nhôm, đồng , số lượng ít và rải rác như ve chai, chỉ vụn
Bảng 2.2 Số cơ sở khảo sát chỉ thu mua một loại và thu mua nhiều loại phế liệu
6 Thu mua nhiều loại phế liệu 178 88
(Nghiên cứu này, 2007)
Đánh giá chung về hoạt động thu mua phế liệu ở Tp.HCM
- Tất cả các cơ sở thu mua phế liệu đều có quy mô vừa và nhò ( theo Nghị định90/2001/ND-CP ) và hình thành chủ yếu trên cơ sở quan hệ gia đình
- Cơ sở hạ tầng các cơ sở thu mua phế liệu rất kém, ít nhân công để phân loại
- Các cơ sở vẫn chưa coi trọng công tác bảo vể môi trường và tất cả các cơ sởkhảo sát không có nhân viên môi trường cũng như hệ thống xử lý nước thải, khí thải…
- Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các cơ sở thu mua phế liệu cũng chưa thựchiện đầy đủ, chỉ có khoảng 50 % cơ sở hoạt động có đóng thuế Điều này cũngchứng tỏ rằng sự quản lý của nhà nước đối với các cơ sở thu mua phế liệu cũng
Trang 352.2.5 Hiện trạng về công nghệ tái chế
a Tái chế giấy
Xeo giấy
Giấy cuộn thành phẩm
Hộp giấy,
Hình 2.1 Sơ đồ tái chế giấy điển hình
- Trên đây là sơ đồ tái chế giấy điển hình Có thể nhận xét về công nghệ tái chềgiấy của các cơ sở tái chế được khảo sat 1như sau :
- Hầu hết các thiết bị tái chế đều cũ và thô sơ (nhiều thiết bị sử dụng vài chụcnăm)
- Đa số các thiết bi máy móc đều không đồng bộ Một sồ thiết bị được các chủ cơsở tái chế lại
- Các cơ sở này đa phần đều thải ra một lượng nước thải khá lớn nhưng hầu nhưlà không được xử lý
b Tái chế kim loại
Kim loại phế
Hình 2.2 Sơ đồ tái chế kim loại điển hình
Trang 36Đa số các cơ sở tái chế kim loại đều cùng biện pháp nấu chảy kim loại và đổ thànhcục, sau đó bán cho các cơ sở sản xuất khác Công nghệ tái chế kim loại thật đơngiản , tuy nhiên tái chế kim loại theo công nghệ này có một số nhược điểm sau :
- Chất lượng kim loại sau tái chế không ổn định do nguyên liệu đầu vào khôngđồng nhất
- Đa phần các cơ sở tái chế kim loại hiện nay còn nấu là lò thủ côn
c Tái chế thủy tinh
Thủy tinh phế
Đổ khuôn hay thổi định hình Thành phẩm
Hình 2.3 : Sơ đồ tái chế thủy tinh điển hìnhCông nghệ tái chế thủy tinh ở các cơ sở tái chế có chung một số đặc điểm sau :
- Tất cả các cơ sở tái chế đều có chung một quy trình công nghệ và hầu hết đềusử dụng lao động chân tay ở tất cả các công đoạn
- Nguyên liệu nào sẽ cho ra sản phẩm tương ứng, sản xuất tất cả các loại sảnphẩm trên cơ sở nguyên liệu sẵn có
d Tái chế nhựa
Trang 37Nhựa phế liệu Phân loại Xay Rửa và phơi
Máy ó keo Hạt nhựa
Xào và trộn màu
Eùp hay kéo
thành SP
Hình 2.4 : Sơ đồ tái chế nhựa điển hìnhKhông phải các cơ sở tái chế nhựa đều tiến hành tái chế qua các công đoạn đầy đủnhư sơ đồ trên, có cơ sở chỉ thực hiện các công đoạn phân loại nhựa phế liệu, xay,rửa và phơi sau đó bán lại cho các cơ sở ó thành nhạt nhựa rồi ép thành sản phẩmnhư dép nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng… Hoặc kéo thành sợi ( dây nilon) Tuynhiên cũng có cơ sở chỉ thực hiện công đoạn ó này hạt nhựa từ các cơ sở xay phếliệu rồi tiếp tục bán hạt nhựa cho các cơ sở gia công thành sản phẩm cuối cùng Cóthể đánh giá công nghệ tái chế nhựa như sau :
- Đối với các cơ sở tái chế thực hiện một phần của quy trình tái chế nhựa thì đaphần sử dụng công nghệ cũ và thô sơ Nhiều thiết bị máy móc đã sử dụng hàngchục năm và chủ yếu vận hành bằng sức người
- Đối với một số cơ sở có quy mô và sản xuất một số mặt hàng cao cấp thì côngnghệ tương đối hiện đại Những cơ sở này đã đầu tư thiết bị mới sản xuất trên cơsở kết hợp giữa nguyên liệu tái chế và nguyên liệu chính phẩm nhằm giảm giáthành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng
e Tái chế cao su
Cao su, mouse
Hình 2.5: Sơ đồ tái chế cao su điển hình
Trang 38Các cơ sở tái chế cao su qua khảo sát chỉ thực hiện công đoạn xay nhỏ cao su, mouse rồi bán lại cho các cơ sở tái chế khác.
2.3 Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm tái chế
2.3.1 Các loại sản phẩm tái chế tại Tp.HCM
Các sản phẩm của quá trình tái chế là nguyên liệu thô và sản phẩm hoàn thiện.Các loại sản phẩm này, tùy mục đích sử dụng sẽ được bán cho các đối tượng tiêuthụ khác nhau và yêu cầu chất lượng cũng khác nhau
a Sản phẩm tái chế là các loại nguyên liệu thô
Các loại sản phẩm tái chế là các nguyên liệu thô hình thành chủ yếu từ các cơ sởthu mua phế liệu Tại đây, các loại phế liệu được phân loại thành các thành phầnriêng biệt, làm sạch sẽ và bán cho các đầu mối tiêu thụ
Bảng 2.6 : Một số loại nguyên liệu thô
STT Loại sản phẩm là nguyên liệu thô
Khối lượng (tấn/tháng)
Trang 39nguyên liệu thô có thể đưa vào sản xuất ngay mà không cần qua một công đoạn xửlý tiếp theo như : giấy, nhựa… Bên cạnh đó, chủng loại của các nguyên liệu thô rất
đa dạng và so với nguyên liệu chính phẩm, giá của nguyên liệu này rất rẻ chỉ bằng20-40% Do đó đây là thế mạnh tuyệt đối của các loại sản phẩm này
b Sản phẩm tái chế là sản phẩm cuối cùng
Bảng 2.7 Khối lượng và sản phẩm điển hình của các loại hình tái chế trên địabàn Tp.HCM
Loại hình tái
Tái chế giấy
330 Giấy tập học sinh tấn/tháng
10 Giấy vàng mã tấn/tháng 9
Tái chế nhựa
Nhựa đã xay tấn/tháng 2.608 Keo phế liệu tấn/tháng 258
1.000
300.000
10.000
15.020
Trang 401 Oáng chỉ bằng nhựa tấn/tháng
1
2.000.000
200.000
Tái chế kim loại
Phụ tùng các loại máy khoan tấn/tháng
4 Con bọ kẹp hàng hoá tấn/tháng
2 Phụ kiện dây dẫn điện tấn/tháng 5 Sắt phi, sắt lá tấn/tháng 15 Bản lề, chốt cửa tấn/tháng 24 Sắt cuộn tròn nhiều cỡ tấn/tháng 15
Tái chế thuỷ
61
Ly thủy tinh tấn/tháng 100 Chai đựng nước sơn chai/tháng
100.000 Chai đựng dầu gió chai/tháng
200.000 Tái chế cao su
25 Vụn mouse tấn/tháng 2