1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hiện đánh giá tác động tới môi trường

52 545 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 756,5 KB

Nội dung

trình bày về thực hiện đánh giá môi trường

Trang 1

MỞ ĐẦU

0.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà tỉnh Bình Dương đã đề ra, Bình Dương đã không ngừng thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước Các cụm, khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã lấp đầy trên 70% diện tích được Chính Phủ phê duyệt Những kết quả to lớn đó, đã đưa Bình Dương từ một tỉnh nghèo nay trở thành một tỉnh mạnh về công nghiệp và là một trong

ít tỉnh đóng góp lớn ngân sách cho Nhà Nước

Xã An Bình thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương là khu vực nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15 km, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 20 km, nằm đối diện cổng Khu Công Nghiệp Sóng Thần, khả năng thu hút đầu tư xây dựng là rất cao Do đó đòi hỏi phải xây dựng các khu dân cư và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của công nhân và các nhà đầu

Dự án khu dân cư Nam Thịnh được thực hiện trước hết đáp ứng được nhu cầu đất đai hợp pháp cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là các nhu cầu của công nhân trong các khu công nghiệp Dự án góp phần tránh được các tình trạng xây dựng các khu dân cư tự phát, lộn xộn, chấp vá (là cơ sở cho các khu nhà ổ chuột trong tương lai) Đồng thời dự án cũng đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa nông thôn, nhu cầu tái định cư của hàng trăm hộ gia đình phải di dời trong dự án xây dựng khu công nghiệp trong vùng

Với một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế – xã hội, thì việc xây dựng khu dân cư Nam Thịnh là một trong những dự án hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế và phù hợp với xu thế phát triển đô thị trong tương lai

0.2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VỀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

- Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Căn cứ Nghị Định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên Môi Trường

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường

Trang 2

- Quyết định số 328/2005/QĐ–TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ ban hành quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và đầu xây dựng công trình

- Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

- Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư

- Hướng dẫn lập báo cáo đáng giá tác động môi trường cho dự án phát triển cụm công nghiệp của Cục Môi Trường ban hành (Hà Nội-1999)

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 Nghị định của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

- Thông tư số 125/2003/TTLT – BTC – BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng BTN & MT về hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thu phí môi trường đối với nước thải

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động

- Nghi định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê

- Công văn 282/TB.UBND Ngày 25 tháng 07 năm 2006 về kết quả cuộc họp thông qua đồ án quy hoạch khu dân cư Nam Thịnh, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

- Công văn số 435/UB-SX ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc lập dự án xây dựng chung cư và nhà ở cho người lao động

0.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Khu Dân Cư Nam Thịnh do chủ đầu tư Công Ty Cổ Phần Thương Mại Xây Dựng Hỷ Địa chủ trì thực hiện cùng với tư vấn lập báo cáo Công Ty TNHH Ứng Dụng Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường

Trang 3

Quá trình soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:

- Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, luận chứng khả thi về dự án, các văn bản, tài liệu khác có liên quan

- Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn bao gồm lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm

ở các giếng khoan trong khu vực, chất lượng môi trường không khí và môi trường đất Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực sẽ thực thi dự án và vùng phụ cận

- Thực hiện đánh giá tác động của Dự án đến các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ, tổ chức điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án

Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM các cấp theo đúng trình tự quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường

Trang 4

- Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại Xây Dựng Hỷ Địa

- Địa chỉ trụ sở chính: 166/8 Đào Duy Anh, P.9, Q Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại : 08.9973843 Fax : 08.8475511

- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Xuân Thắng

- Chức danh: Giám đốc

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Dự án thành lập khu dân cư Nam Thịnh tọa lạc tại 137/4A đường Xuyên Á, xã

An Bình, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 12.730,6 m2 Đặc trưng của khu vực dự án như sau:

- Là vùng đất phía Nam của tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách Thị Xã Thủ Dầu Một 20km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 15 km, thành phố Biên Hòa 15 km, thành phố Vũng Tàu 100 km

- Nằm giữa 3 cụm khu dân cư lớn khoảng 400.000 dân là Thủ Đức, Dĩ An, Lái hiêu

- Nằm giữa 4 khu công nghiệp: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Bình Đường, Đồng

An và 2 khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II

1.3.1 Các hướng tiếp giáp

Các hướng tiếp giáp của dự án với khu vực xung quanh như sau:

- Phía Bắc giáp Quốc lộ 1A đoạn cầu vượt Sóng Thần

- Phía Đông giáp đất khu dân cư hiện hữu

- Phía Nam giáp đất khu dân cư hiện hữu

- Phía Tây giáp đất khu dân cư hiện hữu

Sơ đồ bố trí mặt bằng của dự án nằm trong phần phụ lục

1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng nơi triển khai dự án

Hiện trạng địa hình

Khu vực quy hoạch tương đối thấp, bằng phẳng, hầu hết là đất trống Độ cao

so với mực nước biển là 32m Độ dốc trung bình khoảng 1 – 3 %, theo hướng từ Bắc

Trang 5

xuống Nam, từ Tây sang Đông, rất thuận lợi cho thoát nước mưa và xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nước.

Hiện trạng sử dụng đất

Khu vực chủ yếu là đất trống Hiện trạng sử dụng đất được trình bày theo bảng 1.1

Bảng 1.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng công trình công cộng

Các công trình công cộng hầu như không có, chỉ có một số hàng rào do dân tự lập

1.3.4 Hiện trạng giao thông

Khu vực quy hoạch hiện là vùng đất đang được phát triển xây dựng cơ bản, dân cư xung quanh khu vực rất nhộn nhịp, đường giao thông nội bộ chỉ là đường đất hình thành tự phát phục vụ nhu cầu đi lại của các hộ dân cư trong khu vực

1.3.5 Hiện trạng cấp nước

Trong khu đất dự kiến xây dựng khu dân cư hiện đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt Tuy nhiên vẫn còn tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi

1.3.6 Hiện trạng cấp điện

Trong khu vực chưa có tuyến điện cao thế Khu vực nội bộ có một trạm điện hạ thế trước đây dùng phục vụ cho xưởng chế biến gỗ Do dân cư thưa nên lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt rất ít, mạng lưới cột điện dây dẫn xây dựng tạm với nhiều loại trụ khác nhau Mạng lưới điện phía ngoài nằm dọc đường Xuyên Á là tuyến cấp điện chính của khu vực và là cơ sở để cấp điện cho dự án khi đi vào hoạt động

Trang 6

1.3.7 Hiện trạng thoát nước

Hiện tại trong khu vực không có hệ thống thoát nước bẩn Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân thải tự do và thấm xuống đất Do mật độ dân cư thưa, khuôn viên đất lớn nên chưa xuất hiện vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải

1.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1.4.1 Thuận lợi

− Khu vực quy hoạch phần lớn là đất trống, đất nông nghiệp có giá trị kinh tế thấp, không có các công trình kiến trúc quy mô nên công tác đền bù thu hồi đất khá thuận lợi

− Đất nằm ngay trên đường Xuyên Á nên vận chuyển vật liệu xây dựng và quy hoạch thoát nước rất dễ dàng

− Đất đai có địa hình tương đối phẳng, nền đất cứng nên chi phí xây dựng ít tốn kém

− Có vị trí rất thuận lợi: nằm ngay cầu vượt Sóng Thần; nằm sát bên cạnh Thủ Đức, Đồng Nai, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm văn hóa xã hội của cả nước và là hạt nhân của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam

− Là một vùng đang có nhu cầu về nhà ở rất lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực

1.4.2 Khó khăn

Cũng như hầu hết các dự án quy hoạch, khó khăn nhất vẫn là công tác đền bù giải tỏa

1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.5.1 Tính chất và quy mô dự án

− Khu dân cư mang tính chất đô thị hiện đại với các cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ cung cấp nhiều khả năng chọn lựa về nơi ở cho các đối tượng như:

Quy mô

Việc xác định quy mô các công trình trong dự án được căn cứ vào quy chuẩn xây dựng hiện hành, đồng thời cân đối trên nhu cầu có thực và dự phòng phát triển

Trang 7

Qui mô sử dụng đất: 12.730,6 m2 ; bao gồm 89 căn hộ, bố trí căn hộ theo dạng nhà phố liên kế Dự án xây dựng đầy đủ hạ tầng cần thiết phục vụ cho đô thị hiện đại.

1.5.2 Quy hoạch bố cục kiến trúc

Qua khảo sát về hiện trạng khu đất dự án, vị trí, điều kiện, quy mô của công trình cũng như nhu cầu xây dựng của chủ đầu tư, có thể đưa ra phương án quy hoạch như sau:

a Quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất cho khu vực dự án được trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Quy hoạch sử dụng đất

b Quy hoạch giao thông

Các đường giao thông nội bộ rộng 13 m (3+7+3) bố trí dọc khu vực qui họach từ bắc xuống Nam, đồng thời bố trí đảo cây xanh ở phía Nam khu đất

c Quy hoạch công trình cây xanh.

Khu quy hoạch được chia làm 2 khu :

− Khu dân cư phía Đông và khu dân cư phía Tây được ngăn cách bởi đường giao thông và công viên cây xanh

− Cây xanh thảm cỏ được bố trí bao bọc xung quanh khu qui hoạch và chen vào các công trình tạo các khoảng xanh – thoáng cải thiện điều kiện môi trường trong khu vực qui hoạch

Do địa hình có độ dốc từ Bắc xuống Nam nên khu xử lý nước thải được bố trí

ở cuối khu đất giáp với đường liên xã

STT Loại đất Diện tích X.D (m 2 ) Tỉ lệ (%)

Trang 8

1.5.3 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Căn cứ vào qui họach tổng thể Kinh Tế–Xã Hội, tình hình hiện trạng và tiêu chuẩn qui phạm hiện hành Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

- Mật độ cư trú : 300 -350 người /ha

- Diện tích sàn ở cho 1 người : 12 – 15m2/người

- Mật độ xây dựng trung bình : 70%

- Chỉ tiêu cấp nước sinh họat : 120 -150 Lít/người ngđ

- Chỉ tiêu cấp điện sinh họat : 1500 kwh/ người năm

a Quy hoạch cấp nước

Mục tiêu cấp nước

Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục để phục vụ sinh hoạt cho khu dân cư với các yêu cầu đủ lưu lượng, đúng áp lực và đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

Đối tượng và phạm vi cấp nước

Cấp cho khu dân cư và các công trình trong khu quy hoạch

Phạm vi cấp nước được tính toán cho khu vực với quy mô dân số dự kiến là:

350 người, với tiêu chuẩn cấp nước như sau :

− Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt với tiêu chuẩn 150 lít/người/ ngày

− Nước dùng cho tưới cây rửa đường: tạm tính bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt (Qsh)

− Nước thất thoát, rò rỉ: tạm tính bằng 20% nhu cầu dùng nước (Qnc)

Tính toán lưu lượng cấp nước

− Lưu lượng nước sinh hoạt

m³/ngđ 63

1000

2 , 1 150

* 350 1000

Trong đó:

N : dân số tính toán (N = 350 người)

qsh : tiêu chuẩn dùng nước (q = 150 l/người.ngày)

Kn : hệ số dùng nước không điều hòa (k = 1,2)

− Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường

Qt = 10% x Qsh = 10% x 63 m3/ngđ = 6 m3/ngđ

− Lưu lượng nước chữa cháy

Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10l/s cho một đám cháy theo TCVN Số đám cháy xảy ra đồng thời một lúc là 1 (Số dân dưới 5000 thì số đám cháy xảy ra đồng

Trang 9

108 m³/ngđ

1000

3600

* 3

* 1 10 1000

qCC : tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy (= 10 l/s)

n : số đám cháy xảy ra theo tiêu chuẩn (=1)

T : thời gian dự trữ nước tính toán (=3 giờ)

− Lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng

Qctcc = 15% x Qsh = 15% x 63 m3/ngđ = 9.5 m3/ngđ

− Tổng lưu lượng nước hữu ích

m³/ngđ 5

186 108 5 9 6

63 + + + =

= +

+ +

=Q Q Q Qctcc

Q hi sh t CC

− Lưu lượng nước rò rỉ :

m³/ngđ 37

100

5 186

* 20

223 37 5

186 + =

= +

=Q hi Q rr Q

Lưu lượng cấp nước trong toàn dự án được trình bày trong bảng 1.3

Bảng 1.3 Công suất cấp nước của dự án

Stt Các yếu tố tính toán Nhu cầu (m 3 /ngày)

4 Lưu lượng nước công trình công cộng 9.5

- Lưu lượng cần thiết Qctngày = Qngày max = Qmax x Kngày max = 223.5 x1.4 = 313m3/ngày.Trong đó: Kmax ngày = 1.4: hệ số dùng nước không điều hòa ngày

Qcts = Qctngàyx Kgiờ max/86400= 313/86400 = 0.0036 m3/s

Nguồn nước cấp

Nguồn nước ngầm: Chưa có tài liệu đánh giá nguồn nước ngầm cho riêng khu xây dựng Theo quy hoạch chung của xã An Bình thì nguồn nước sinh hoạt cấp cho toàn xã được lấy từ nhà máy nước Dĩ An II, nguồn nước cấp cho khu vực qui hoạch là

Trang 10

đường ống d=150mm nằm trên đường rẽ từ cầu vượt Sóng Thần Đây sẽ là nguồn cấp nước cho dự án

Nguồn nước phục vụ cho Khu dân cư Nam Thịnh được đấu nối từ đường ống nước hiện hữu chạy qua bên ngoài theo quy hoạch chung

Mạng lưới phân phối nước trong khu dân cư là mạng lưới cấp nước vòng và các đường ống nhánh phân phối đến các lô nhà

Xung quanh khu vực, dọc các tuyến đường giao thông bố trí các trụ chữa cháy chờ sẵn tại các vị trí cần thiết, dễ thấy và thuận tiện cho việc chữa cháy khi xảy ra cháy nổ

Giải pháp thiết kế và xây dựng mạng đường ống cấp nước

- Vị trí đặt ống, độ sâu chôn ống

+ Bố trí đường ống tùy theo các loại đường

+ Độ sâu chôn ống : Từ mặt đất đến đỉnh ống = 0,4m, ống đi dưới nền cỏ bên trong triền lề;

+ Mương đặt ống tỉ lệ 1/3 theo chiều đứng

- Các biện pháp thi công

Nối ống bằng phương pháp thúc ống bằng joint và thi công theo phương pháp cuốn chiếu

Thử áp lực ống trước khi sử dụng theo quy định sau :

Q : lượng nước thêm vào tính bằng GALON

D : đường kính ống tính bằng INCH

P : áp lực tính bằng PSI

N : số mỗi lần thử

C : hệ số kể đến loại mối nối (C=0,5)Áp lực thử là 6 kg/cm²

+ Khử trùng bằng dung dịch Clorua, hàm lượng Clorua dư sau 24 giờ là 10 mg/l.+ Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông theo quy định hiện hành

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường

+ Khi thi công phải kết hợp với cơ quan quản lý công trình ngầm để được hướng dẫn bảo đảm an toàn cho các công trình ngầm

+ Tuân thủ quy định của các ngành: Giao Thông Công Chánh, Công an, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Chính quyền địa phương và Chủ đầu tư

Hệ thống cấp nước chữa cháy

− Trong khu xây dựng bố trí 4 họng lấy nước chữa cháy cục bộ

− Theo quy hoạch hệ thống cấp nước chữa cháy cho toàn khu qui họach (lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời 1 lúc là 1 đám cháy TCVN 2662 – 1995) Dựa vào hệ thống cấp nước

Trang 11

chính của khu quy hoạch có bố trí 4 họng lấy nước chữa cháy Khi có sự cố cháy cần bổ sung thêm nguồn nước mặt của các rạch gần nhất.

b Quy hoạch thoát nước

San nền

Tận dụng địa hình tự nhiên, san gạt cục bộ để chuẩn bị xây dựng mặt bằng khu dân cư và đảm bảo thoát nước mưa tự chảy Mặt khác phải đảm bảo được độ dốc của đường không vượt quá 0,6% để giao thông thuận lợi với các phương tiện giao thông thô sơ và các dòng chảy mạnh trong mùa mưa, gây xói mòn bề mặt

Cao độ mặt đường khi hoàn thiện thấp hơn cao độ nền đất xây dựng 0,2m để đảm bảo thoát nước mặt và sự liên hệ giữa khu vực xây dựng và các đường được thuận lợi

Đất đào đắp cân bằng tại chỗ và các vận chuyển từ nơi khác đến, lấp cao độ và độ dốc dọc của đường để khống chế cao độ thi công, chỉ tiêu độ dốc dọc đường lớn nhất 0,01; độ dốc dọc đường nhỏ nhất 0,002; độ dốc ngang đường 0,015

Thoát nước mưa

Nguyên tắc chung: Tất cả các khu đất, lô đất đều được bố trí hệ thống thoát

nước mưa đảm bảo thoát nước nhanh, không gây ngập úng trong trận mưa với chu kỳ ngập P = 2

Giải pháp

 Độ dốc tính toán nhỏ nhất theo đường kính trong Φ; I=1/Φ

 Chu kỳ tràn cống: chọn p = 2 năm

 Để đảm bảo tự làm sạch, vận tốc trong ống tính toán như sau:

Thoát nước thải sinh hoạt

- Chỉ tiêu và lưu lượng nước thải

+ Hệ số dùng nước không điều hòa Kngày = 1,3 Kgiờ =2,5

+ Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt :

Lượng nước thải sinh hoạt có thể được tính bằng 80% nước cấp Do đó

Trang 12

Qth = 80% Qsh = 80% x 63 m3/ngđ = 50,4 m3/ngđ.

Nước thải sinh hoạt từ các lô nhà trong vực khu dân cư được dẫn thoát

ra theo hệ thống cống thoát nước bẩn trong khu vực sau khi đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại Hệ thống cống chung này sẽ được dẫn về Khu xử lý nước thải Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 6772-2000, mức III, nước thải sẽ được phép thoát ra hệ thống cống chung bên ngoài (Đi ống BTCT trên đường liên xã dẫn ra đường Bình Đường 3), điểm xả thải cuối cùng của hệ thống thoát nước của khu vực chảy qua kênh Gò Dưa và nhập vào sông Sài Gòn Đường ống thoát nước đường Bình 3 là mương hở với chiều rộng 70cm, chiều cao 100cm đủ đáp ứng yêu cầu về tải lượng nước thải từ khu dân cư

Hệ thống thoát nước bẩn bao gồm cống thoát nước BTCT Þ300 và các hố ga thoát nước Phương hướng quy hoạch chung

- Theo phương hướng quy hoạch thoát nước bẩn Xã An Bình đã được phê duyệt tại các khu xây dựng mới tập trung, hai hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế riêng biệt ngay từ đầu, nước thải bẩn phải được xử lý cục bộ khi chưa xây xong trạm xử lý nước thải tập trung khu vực

- Trong giai đoạn đầu xây dựng bể lắng lọc các chất thải rắn…, nước bẩn sau khi qua hệ thống lắng lọc đạt tiêu chuẩn dưới mức III(TCVN 6772 – 2000) để thoát

ra trạm xử lý nước thải khu qui hoạch

c Quy hoạch mạng lưới cấp điện

Dự trù phụ tải điện

- Tổng căn hộ : 89 căn hộ

- Công suất tính toán mỗi căn hộ : 5,5 kw

- Công suất trạm xử lý nước thải : 35 kw

- Công suất chiếu sáng ngoài nhà : 2 kw

- Với hệ số đồng thời KC = 0,7; hệ số công suất cosϕ = 0,8

- Công suất tính toán: Ptt= (89*5,5+35+2)*0,7= 369kw

- Công suất biểu kiến S= Ptt/cosϕ=418*0.8=522KVA

- Chọn máy biến áp : 560KVA

Nguồn điện

Nguồn điện cấp cho Khu Dân Cư Nam Thịnh sẽ được lấy từ lưới điện trung thế gần khu vực

Trạm hạ thế

Trạm hạ thế xây dựng mới cần có 2 cấp điện áp 15-22/0,4KV Để cung cấp điện hạ thế cho các phụ tải cho khu qui họach cần xây dựng một trạm 22-15/0,4KV với công suất đặt là 560 KVA

Trang 13

Lưới trung thế: Dự kiến sẽ xây dựng mới 1 mạch cáp ngầm 22KV đầu nối từ lưới trung thế hiện hữu gần khu qui hoạch kéo đến trạm biến thế của khu qui họach Sử dụng cáp đồng khô bọc cách điện 24KV, tiết diện 50mm2, đi trong ống nhựa chịu lực Φ114 chôn ngầm dưới đất.

Lưới hạ thế : Từ trạm biến thế của khu qui họach, xây dựng mới các tuyến cáp ngầm hạ thế cấp điện cho các tủ điện tổng của từng khu vực phụ tải … Lưới hạ thế được đi trong ống nhựa chịu lực chôn ngầm trong đất

Hệ thống chiếu sáng

Lưới hạ thế chiếu sáng: Sử dụng cáp đồng bọc cách điện CCV3X25/PVC42

để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng Cáp chiếu sáng được đi trong ống nhựa chịu lực

Φ42

Trụ chiếu sáng: sử dụng trụ thép tráng kẽm hình côn bát giác cao 7m (chiếu sáng đường giao thông nội bộ)

Đèn chiếu sáng: Dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 150W –220V.

Bố trí chiếu sáng: Bố trí chiếu sáng ở 1 bên, khoảng cách trung bình giữa các

trụ chiếu sáng từ 25 –30m

d Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc

Cơ sở thiết kế

Dựa vào bảng quy hoạch chi tiết Khu Dân Cư Nam Thịnh

Quy hoạch mạng lưới thông tin

- Nhu cầu số máy điện thoại của Khu dân Cư Nam Thịnh: dự kiến 129 số điện thoại

- Mạng lưới thông tin điện thoại của khu qui họach được phục vụ từ tủ cáp điện thoại chính gần khu vực Xây dựng mạng thông tin điện thoại nội bộ bao gồm:

 Tập điểm cáp dùng loại 100 đôi dày, được lắp đặt trên vách tường nhà

 Cáp chính nối từ tủ cáp điện thoại đến tập điểm dùng cáp đồng 10 đôi luồn trong ống nhựa PVC d18 chôn ngầm

 Cáp phối từ tập điểm cáp đến các máy điện thoại dùng cáp đồng 4 đôi luồn trong ống nhựa PVC chôn ngầm dưới đất đi trong khuôn viên

1.5.4 Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư: 5.117.100.000 (năm tỷ một trăm mười bảy triệu một trăm ngàn đồng)

1.5.5 Nguồn vốn đầu tư

Vốn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Xây dựng Hỷ Địa

Trang 14

CHƯƠNG 2:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN

2.1.1 Điều kiện khí hậu

Xã An Bình thuộc Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa:

Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ bình quân hàng tháng 26-270 C

- Nhiệt độ tháng cao nhất 2807C/năm (tháng 4)

- Nhiệt độ tháng thấp nhất 2504C/năm

- Nhiệt độ cao tuyệt đối 3905C/năm

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1605C/năm

Độ ẩm không khí

− Độ ẩm trung bình hàng năm 84%

− Độ ẩm tháng thấp nhất 78% (tháng 4)

− Độ ẩm tháng cao nhất (tháng 9)

Lượng mưa

− Lượng mưa trung bình 1845 mm/năm;

− Các tháng mùa mưa 5, 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm 92% lượng mưa cả năm

− Tháng 1 và 2 hầu như không có mưa

Nắng

− Số giờ nắng trung bình trong năm 2526 giờ/năm

− Khu vực không có sương mù

Gió

− Mỗi năm có hai mùa gió đi theo mùa mưa và khô Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây Nam Về mùa khô, gió thịnh hành Đông Bắc Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam

2.1.2 Địa hình

Khu vực quy hoạch tương đối bằng phẳng, độ cao so với mực nước biển là 32m Độ dốc trung bình khoảng 1 - 3 % rất thuận lợi cho quá trình xây dựng

Trang 15

2.1.3 Địa chất công trình, địa chất thủy văn (1)

Địa chất công trình

Dựa theo hình trụ lỗ khoan và kết quả phân tích thí nghiệm cho thấy cấu tạo địa chất của khu đất dự kiến xây dựng công trình “Dự Án Khu Dân Cư Nam Thịnh” tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương có cấu tạo như sau:

− Lớp 1: Là đất san lấp phân bố từ mặt đất đến độ sâu 0,3 – 0,7m

− Lớp 2: Là lớp sét pha vàng, xám vàng trạng thái dẻo mềm Lớp đất này phân bố từ độ sâu 0,3 – 0,7m đến 2,5 – 5,9m Đất có tính năng cơ lý trung bình, có khả năng gây biến lún, khả năng chịu tải trung bình

− Lớp 3: Là lớp sét pha nâu đỏ, xám trắng, trạng thái dẻo cứng Lớp đất này phân bố từ độ sâu 2,5 -5,9m đến 7,0 – 10m Đất có tính năng cơ lý tương đối tốt, khả năng biến dạng trung bình, khả năng chịu tải tương đối cao

− Lớp 4: Là lớp cát pha loãng, vàng, xám trắng trạng thái dẻo Lớp đất này phân bố từ độ sâu 7,0 – 8,5m đến độ sâu hơn 10m Đất có tính năng cơ lý trung bình, khả năng biến dạng trung bình, khả năng chịu tải trung bình

Nhận xét

− Điều kiện địa chất khu đất dự kiến xây dựng công trình tương đối thuận lợi Từ mặt đất đến độ sâu hơn 10m là lớp đất sét pha trạng thái dẻo mềm, dẻo cứng và cát pha trạng thải dẻo có khả năng chịu tải trung bình tương đối cao, có khả năng gây biến dạng lún

Địa chất thủy văn

Trong thời gian khảo sát vào tháng 6 năm 2007, mực nước ngầm trong lỗ khoan xuất hiện ở độ sâu từ 2,5 – 3m

2.1.4 Các tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái

Trong khu vực dự án, hệ sinh thái động thực vật hầu như không phát triển, chủ yếu là các loại cây cỏ dại Hệ sinh thái nước cũng không tồn tại vì không có nguồn nước mặt nằm trong phạm vi dự án

2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án, nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Sắc Ký Tp.HCM đã tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích vào ngày 08 tháng 01 năm 2008

2.2.1 Vị trí lấy mẫu

Do dự án khu dân cư Nam Thịnh có vị trí nằm tiếp giáp với khu dân cư, gần đường Xuyên Á nên vị trí lấy mẫu đặc trưng cho:

− Chất lượng không khí nằm trong khu vực dự án

− Aûnh hưởng của khu dân cư hiện hữu

(1) báo cáo khảo sát địa chất công trình “Khu Dân Cư Nam Thịnh”

Trang 16

− Ảnh hưởng từ đường Xuyên Á.

Do đó, vị trí lấy mẫu không khí của dự án được lấy như sau:

− Nằm trong khu vực dự án

− Cách nhà dân khoảng 30m

− Cách đường quốc lộ khoảng 50m

2.2.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Bảng 2.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí

Nguồn: Trung Tâm EDC, tháng 1/2008

2.2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Các số liệu đo đạc tại thời điểm này được xem là số liệu “nền” làm căn cứ để giám sát chất lượng môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí hiện tại còn rất tốt Tại vị trí trên, hầu hết các giá trị đo đạc được đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005 và TCVN 5949

- 1995 Chắc chắn khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực theo chiều hướng bất lợi, nên chương trình giám sát chất lượng môi trường trình bày trong Chương 6 cũng là cơ sở hỗ trợ cho việc quản lý chất lượng môi trường khi triển khai dự án Bên cạnh đó, khi tiến hành xây dựng và vận hành dự án, chủ đầu tư sẽ có những biện pháp cụ thể để hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực

2.3HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC:

Do địa hình khu vực dự án không có suối hay kênh rạch thoát nước, do đó để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trong khu vực dự án, chủ dự án chỉ đánh giá về hiện trạng môi trường nước ngầm

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án, nhóm đo đạc khảo sát đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước ngầm tại các giếng đang được các hộ gia đình hiện sống trong khu đất dự án

Chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.2 Nước ngầm là nguồn cấp nước chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trong khu vực Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm trong khu vực có chất lượng khá tốt và hầu hết đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 Chỉ có chỉ tiêu

pH hơi thấp do ảnh hưởng của địa tầng khu vực

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

BỤI (mg/m 3 )

Ồn (dBA)

Trang 17

-STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN

Nguồn: Trung Tâm EDC, tháng 1/2008

KPH: không pháp hiện

LOD: giới hạn phát hiện

2.4 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn TCVN (7209 – 2002) Một đặc điểm cần được lưu ý là nồng độ các chỉ tiêu phân tích ở độ sâu 0.2m đều lớn hơn so với mẫu ở độ sâu 0,5m, điều này cho thấy ở lớp đất mặt là lớp tiếp xúc với không khí, nước và vi sinh vật trong đất chiếm ưu thế ở tầng đất này Những thành phần này tác động qua lại lẫn nhau và một số phản ứng hóa học xảy ra tạo điều kiện cho chất ô nhiễm lắng đọng trên bề mặt dễ dàng hòa tan vào đất

Bảng 2.3 Tính chất đất trong khu vực dự án

Mẫu Độ ẩm (%) (g/kg) CHC (mg/kg) Ni (mg/kg) Cr (mg/kg) Zn (mg/kg) Cd (mg/kg) Pb

2.5 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC

Khu vực quy hoạch dự án thuộc Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, do đó khu vực chịu ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế xã hội của huyện

Năm 2007, huyên đã phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Dĩ An đã có sự chuyển biến rõ rệt về tốc độ tăng trưởng đối với từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng duy trì mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước

Công nghiệp

Đối với lĩnh vực công nghiệp, năm 2007 giá trị sản lượng công nghiệp Dĩ An ước thực hiện đạt 21.683 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2006 Ở 2 khu vực kinh tế đều có mức tăng đáng kể: khu vực kinh tế tư nhân tăng đến 36,9% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23% Theo đánh giá của huyện, hoạt động sản xuất

Trang 18

của ngành công nghiệp trong năm qua rất ổn định và tăng khá nhờ các khu – cụm công nghiệp ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư.

Về thương mại – dịch vụ

Nhìn chung trong năm tình hình thong mại trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ, giá trị sản lượng tăng và phát triển đúng định hướng Lượng hàng hoá giao thương rất phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân trong và ngoài huyện Tính chung, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của một số lĩnh vực quan trọng ước đạt 6.878 tỷ đồng, tăng 2,57 lần so với năm 2006

Trong năm, huyện đã cấp mới 1.833 giấy phép kinh doanh với tổng vốn 153,2 tỷ đồng, nâng cao số lượng cơ sở đã được cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn huyện lên 9.162 cơ sở

Về hạ tầng thương mại

Dĩ An hiện có 17 chợ, 4 siêu thị và 2 trung tâm thương mại đã hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu cho người tiêu dùng

Ngoài ra, các lĩnh vực kinh tế khác cũng đạt hiệu quả cao như tài chính, ước tổng thu mới ngân sách Nhà nước của Dĩ An năm 2007 đạt 541,5 tỷ đồng, vượt 41,74% so dự toán UBND tỉnh giao và vượt 36,35% Nghị quyết HĐND huyện

Về bưu chính – viễn thông

Doanh thu ước thực hiện 52 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm Năm qua, huyện đã phát triển 4.500 máy điện thoại thuê bao cố định, đạt mật độ 20 máy/ 100 dân

Về văn hóa – xã hội

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, lĩnh vực văn hoá – xã hội của Dĩ An cũng đạt được một số kết quả khả quan Đối với giáo dục đào tạo: kết quả học tập năm 2007 có 97% học sinh cấp tiểu học được lên lớp thẳng; 99,5% học sinh lớp năm hoàn thành chương trình bậc tiểu học; 98,2% học sinh tốt nghiệp THCS; 77,5% tốt nghiệp THPT; 195 học sinh đậu vào các trường đại học và cao đẳng Về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân: các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều được triển khai thực hiện đạt 100% Trong năm qua, đã khám và điều trị cho 603.563 lượt người, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Mục tiêu đề ra trong năm 2008 là: “bên cạnh việc phấn đấu hoàn thành dự kiến đưa công nghiệp tăng 27%, dịch vụ tăng trên 50%, nông nghiệp chuyển biến theo hình thức trang trại tạo sản phẩm hàng hóa, thu chi ngân sách tăng 4% ” Trên

cơ sở rà soát, đánh giá thực tế, những vấn đề thuộc thẩm quyền, huyện sẽ tìm giải pháp hợp lý và hiệu quả để khắc phục nhằm tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu đưa Dĩ

An phát triển theo hướng bền vững”

Trang 19

CHƯƠNG 3:

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

A Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng

Hoạt động xây dựng của dự án sẽ phát sinh các vấn đề ô nhiễm sau:

− Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và tiếng ồn

− Ô nhiễm môi trường đất và nước do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nước mưa chảy tràn kéo theo đất cát, dầu nhớt rơi vãi từ các thiết bị vận hành và phương tiện vận chuyển

− Ô nhiễm không khí, đất và nước do quản lý không hợp lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của công nhân trên công trường và ở khu lán trại

a) Nguồn gây ô nhiễm không khí

Bụi phát sinh từ hoạt động thi công

Để tạo một lớp đất nền tốt, quá trình san nền đòi hỏi phải xúc bỏ lớp đất thảo mộc dày khoảng 30cm, và thay vào đó là nền có độ ổn định hơn Do công trình có địa thế trũng hơn so với mặt bằng khu vực nên phải nâng cao nền đất theo cao độ khống chế (HXD ≥ 2,70m) Do đo chiều cao đất đắp trung bình là 2,7 – 3m tính từ lớp đất nền đã ổn định Với tổng diện tích đất xây dựng là 12.730,6 m2, ước tính lượng đất đào và đất đắp như sau:

− Thể tích đất đào xúc bỏ là: 0,3 m x 12.730,6 m2 = 3819,18 m3

− Thể tích đất san lấp là: 2,7 m x 12.730,6 m2 = 34372,62m3

Với tỷ trọng của đất khoảng 2,2 tấn/m3

− Khối lượng đất đào xúc bỏ và san lấp là:

(3819,18 + 34372,62) x 2,2 = 84021,96 tấnNếu sử dụng loại ô tô vận tải nặng 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,8%

Dựa trên khối lượng đất cần vận chuyển đi, ta xác định được tổng số lượt xe

ra vào trong suốt quá trình san lấp là 8402 lượt

Theo giáo trình thiết kế mỏ - Trường đại học mỏ địa chất Hà Nội, tính tải lượng rơi vãi trong quá trình vận chuyển như sau:

Trang 20

S: tốc độ trung bình của xe; 20km/hW: trọng lượng có tải của xe; 10 tấnW: số bánh xe; 6 bánh

P: số ngày hoạt động trong năm (180 ngày vận chuyển/năm)Thay số ta được: 0,145 kg/km/lượt xe/năm

Như vậy tải lượng bụi trong suốt quá trình san lấp phụ thuộc vào đoạn đường chuyên chở là: 0,145 kg/km/lượt xe/năm x 8402 lượt/năm = 1218,29 kg/km/năm

Nếu như chỉ tính mức độ ảnh hưởng trong phạm vi khu vực dự án là 2km thì tải lượng bụi là: 1218,29 x 2 = 2436,58 kg/năm

Ô nhiễm bụi gây ra đối với môi trường nhiều hay ít còn tùy thuộc vào yếu tố thời tiết Đặc biệt khi trời nắng, gió to thì bụi lơ lửng sẽ phát tán mạnh vào không khí, nồng độ bụi sẽ cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh nhiều lần (TCVN 5937-2005 quy định nồng độ bụi 0,3 mg/m3) và phạm vi ảnh hưởng của bụi lan rộng hơn Do đó dự án cần quan tâm đến những biện pháp vệ sinh làm giảm thiểu ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển

Khí thải từ các phương tiện vận chuyển

Hoạt động của các phương tiện và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như: NOx, SO2, CO, CO2, CxHy.Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đối với loại xe vận sử dụng dầu

DO có công suất 3,5 – 16 tấn, có thể ước tính tổng lượng khí thải sinh ra do hoạt động vận chuyển chất thải xây dựng (8402lượt/năm) và vật liêu xây dựng (ước tính 2 lượt/ngày = 360 lượt/năm) như sau:

Bảng 3.1 Hệ số tải lượng ô nhiễm

STT Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng(kg/1000km) Chiều dài phạmvi ảnh hưởng

(km)

Số lượt di chuyển(lượt/năm)

Tổng tải lượng(kg/năm)

Tiếng ồn

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi, khói trong quá trình vận chuyển, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, xe

Trang 21

tải, … cũng là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công có thể tham khảo được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 Mức ồn của thiết bị thi công

Bảng 3.2 Mức ồn của thiết bị thi công (tt)

Stt Thiết bị 15 m Mức ồn (dBA cách nguồn)15 m 20 m 50 m

Tài liệu (1) Tài liệu (2) Tài liệu (2) Tài liệu (2)

16 Búa chèn và máy khoan

đá

Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2000; Tài liệu (2): Mackernize, 1985.

Tuy nhiên, nguồn ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi Tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công

Do đó, chủ công trình xây dựng nên có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng

Ngoài ra, ô nhiễm nhiệt cũng là một vấn đề trong quá trình xây dựng Nhiệt phát sinh chủ yếu từ bức xạ mặt trời, từ các phương tiện vận tải, máy móc thi công Nguồn ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường

Trang 22

b) Nguồn gây ô nhiễm nước

Nước thải sinh hoạt

Trong quá trình xây dựng, cơ sở hạ tầng chưa được hình thành, chưa có các công trình vệ sinh công cộng, chưa có hệ thống cấp thoát nước Do đó nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước đọng từ quá trình xây dựng thi công công trình Tại công trường xây dựng sẽ trang bị nhà vệ sinh di đđộng nhằm đđảm bảo nước thải đđược thu gom và không ảnh hưởng đđến mơi trường

cao nhất là khoảng 40 người.

Lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo vệ sinh cần phải thu gom và xử lý lượng nước thải này một cách hợp lý

Nước mưa

Nước mưa chảy tràn lên mặt đường trong khu vực thi công Lượng nước này thường có nồng độ lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vật liệu xây dựng trên công trình Có thể giảm ảnh hưởng của nước mưa bằng cách giảm lượng dầu rơi vãi và thu gom các chất thải trong khu vực xây dựng Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này không cao và có thể xả thải trực tiếp ra đường ống thoát nước bên ngoài Tại công trường sẽ xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tạm thời nhằm thu gom lượng nước mưa để tránh trình trạng ngập lụt khi chu kỳ ngập lụt P = 2

c) Chất Thải Rắn

Trong giai đoạn xây dựng, chất thải rắn chủ yếu là:

− Chất thải xà bần (cát, gạch vỡ, đá, bê tông, đất …)

− Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng công trình

Các hoạt động trong quá trình xây dựng đặc biệt là hoạt động đào đường ống cấp nước, mương đặt cống thoát nước thải và cống thoát nước mưa sẽ sinh ra một lượng đất dư Phần đất này có thể sử dụng san nền trong khu vực dự án hay các nơi

Trang 23

Tính toán tải lượng chất thải rắn:

kg/ngày.

=> 0,5 * 40 = 20 (kg/ngày)

Lượng rác này tuy không nhiều nhưng phải được thu gom theo quy định Rác thải được tập trung vào thùng chứa và sau mỗi ngày sẽ được công ty môi trường đô thị thu gom

Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất

Trong quá trình xây dựng, các hoạt động đào lắp đất để thi công các công trình cấp thoát nước, công trình ngầm sẽ phát sinh ra một lượng đất dư Lượng đất này có thể được dùng san nền trong khu vực của dự án

Tai nạn lao động, khả năng cháy nổ

Trong quá trình thi công công trình, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động tại hiện trường Các vấn đề có thể bao gồm:

− Ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động trên công trường

− Phương tiện vận chuyển ra vào có thể gây tai nạn giao thông

− Các tai nạn do các phương tiện như: cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất cao…

− Các công trình trên tầng cao có khả năng gây ra các tai nạn do trượt té trên dàn giáo, vận chuyển nguyên vật liệu lên tầng cao…

− Các tai nạn lao động do tiếp cận với các hệ thống điện

− Nếu đúng vào thời điểm vào mùa mưa, khả năng tai nạn lao động lại tăng cao

do đường trơn trợt, các sự cố về điện dễ xảy ra

Khả năng cháy nổ

Khả năng cháy nổ có thể xảy ra do các hoạt động sau:

− Các nguồn nguyên liệu như dầu DO, FO thường được chứa trong công trường có thể gây ra cháy nổ khi gặp nhiệt độ cao

− Sự cố về điện cũng có khả năng gây cháy nổ

B Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án

Khi dự án đi vào hoạt động, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến môi trường bao gồm:

Nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

− Rác thải sinh hoạt từ khu dân cư.

− Khí thải và tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của dân cư.

− Các sự cố về an toàn, cháy, nổ trong khu dân cư

Trang 24

a) Nước Thải

Trong quá trình hoạt động các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ:

− Nước thải là nước mưa thu gom trên khu vực dự án

− Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư

Nước mưa

Nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực dự án Trong quá trình chảy tràn có thể lôi kéo theo một số chất bẩn, bụi và về nguyên tắc thì nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (qui ước sạch) có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần qua xử lý Vì thế nước mưa không gây ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận

Tính toán lượng nước mưa:

Khu vực cần tính toán nằm trong vùng có

n = 1

C = 0.3

q20 = 100 l/ha_sDiện tích lưu vực thoát nước F = 12,73 ha nên ta chọn chu kỳ ngâp lụt P = 1 năm

Lưu lượng nước mưa tính toán

Q = Ψ x q x F x n = Ψ x t n

A

x F x nXác định A:

2000)

1log3.01.(

20.100)log1

M : hệ số kể đến sự chậm trễ của dòng chảy, (M = 2,0 đối với địa hình bằng phẳng)

L0 : chiều dài đoạn ống tính toán, l = 450 m

V0: Vận tốc trong đoạn ống tính toán v = 0,8 m/s

t0 = 2 x 450/0,8 = 1125 (s) = 19 (phút)

Thời gian cần thiết để thoát nước mưa t = 19 + 5 = 24 (phút)

Giả sử ta có diện tích các loại mặt phủ:

− Mái nhà: 60% Hệ số dòng chảy = 0,95

− Đường: 30% Hệ số dòng chảy = 0,95

Trang 25

1,01095,03095,0

=

ΨTBLưu lượng nước mưa tính toán

Nước thải sinh hoạt

Nước thải của dự án chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh phát sinh từ khu dân cư

Lưu lượng nước thải phát sinh tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng nước cấp cho mục đích sinh hoạt, vệ sinh Như đã tính toán tại chương 1, lưu lượng nước thải sinh ra tại dự án là:

Qth = 80% Qsh max = 80% x 63 m3/ngđ = 50,4 m3/ngđ

Tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt:

=> 350 * 150 * 80% = 42000 (lít/ngày)

- Như vậy, có khoảng 42000 lít nước thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt được nêu trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan TDS mg/l 60-100 500

b) Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người, thành phần chất thải sinh hoạt là các loại giấy, bao nilon gói thức ăn, thức ăn thừa…

Trang 26

Tải lượng chất thải sinh hoạt tính toán như sau:

quy hoạch là 350 người.

=> 350 * 0,8 = 280 (kg/ngày)

Như vậy tổng khối lượng rác sinh hoạt của khu quy hoạch là 280 kg/ngày

Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy nếu không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và làm mất vẽ đẹp mỹ quan

Thành phần chất thải sinh hoạt được tham khảo tại bảng 3.4

Bảng 3.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

STT Thành phần % khối lượng ướt

0102030405060708091011121314151617

Rác thực phẩmGiấy

CartonNhựa cứngTúi nilonVảiCao su mềmCao su cứngDa

GỗThuỷ tinhLon đồ hộpSắt

Kim loại khácSành sứ

Xà bần troPin

73,223,4400,305,533,301,65000,520,0700,8201,509,350,15

Nguồn: CENTEMA, 2008

c) Nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn

Nguồn gây ô nhiễm không khí

Khi dự án đi vào hoạt động, ô nhiễm không khí phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

− Khí ô nhiễm phát sinh từ xe ra vào khu dân cư

− Khí ô nhiễm phát sinh từ khu vực tập trung rác

− Khí thải từ hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 1.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất (Trang 5)
Bảng 1.3 Công suất cấp nước của dự án - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 1.3 Công suất cấp nước của dự án (Trang 9)
Bảng 2.3 Tính chất đất trong khu vực dự án - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 2.3 Tính chất đất trong khu vực dự án (Trang 17)
Bảng 3.1  Hệ số tải lượng ô nhiễm - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.1 Hệ số tải lượng ô nhiễm (Trang 20)
Bảng 3.2 Mức ồn của thiết bị thi công - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.2 Mức ồn của thiết bị thi công (Trang 21)
Bảng 3.3 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.3 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt (Trang 25)
Bảng 3.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt (Trang 26)
Bảng 3.6 Tải lượng ô nhiễm từ xe gắn máy - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.6 Tải lượng ô nhiễm từ xe gắn máy (Trang 27)
Bảng 3.5  Hệ số ô nhiễm từ xe gắn máy - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.5 Hệ số ô nhiễm từ xe gắn máy (Trang 27)
Bảng 3.7 Giá trị mức ồn tối đa cho phép - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 3.7 Giá trị mức ồn tối đa cho phép (Trang 28)
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải (Trang 38)
Bảng 4.1 Ước tính số thùng rác phải đầu tư - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 4.1 Ước tính số thùng rác phải đầu tư (Trang 40)
Bảng 6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường (Trang 42)
Bảng 7.2 Dự toán kinh phí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 7.2 Dự toán kinh phí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung (Trang 45)
Bảng 7.2 Dự toán kinh phí cho hệ thống xử nước thải tập trung (tt) - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 7.2 Dự toán kinh phí cho hệ thống xử nước thải tập trung (tt) (Trang 46)
Bảng 7.4 Chi phí phân tích nước thải - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 7.4 Chi phí phân tích nước thải (Trang 47)
Bảng 7.4 Chi phí phân tích nước thải (tt) - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 7.4 Chi phí phân tích nước thải (tt) (Trang 47)
Bảng 9.2 Nguồn tài liệu dữ liệu tham khảo - thực hiện đánh giá tác động tới môi trường
Bảng 9.2 Nguồn tài liệu dữ liệu tham khảo (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w