1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài giảng bản đồ địa chính chương 1 những khái niệm cơ bản về bản đồ

43 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 203,32 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ1.1 Bản đồ và phân loại bản đồ 1.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của bản đồ học Bản đồ học là một ngành khoa học xuất hiện từthời cổ xưa, cùng với sự p

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ

1.1 Bản đồ và phân loại bản đồ

1.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của bản đồ học

Bản đồ học là một ngành khoa học xuất hiện từthời cổ xưa, cùng với sự phát triển của các ngành kinh

tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giaothông, thương mại, quân sự…ngành bản đồ cũngngày càng phát triển hoàn thiện

Trang 2

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế củađất nước đòi hỏi cần phải có đầy đủ các loại bản đồ,phục vụ công tác thăm dò, khai thác tài nguyên khoángsản, quản lý đất đai, nghiên cứu về rừng, biển…Do đó,các loại bản đồ được thành lập ngày càng yêu cầu độchính xác cao, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến

Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản

đồ về các tính chất và phương pháp thành lập và sửdụng bản đồ

Đối tượng nhận thức của bản đồ học là khônggian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng thực tếkhách quan và những biến đổi của chúng theo thời gian

Trang 3

Bản đồ học bao gồm nhiều bộ môn khoa học và

kỹ thuật, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhaunhưng mỗi môn lại có chức năng riêng

1 Cơ sở lý thuyết bản đồ: Nghiên cứu các loại

bản đồ địa lý, các tính chất, thành phần, lịch sử pháttriển và các phương pháp thành lập chúng

2 Toán bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các

phương pháp toán học để biểu thị bề mặt trái đất lênmặt phẳng

3 Thành lập và biên tập bản đồ: Nghiên cứu các

phương pháp xây dựng và thiết kế bản đồ, chỉ đạobiên tập qua các giai đoạn thành lập bản đồ

Trang 4

4 Trình bày bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các

phương pháp và phương tiện trình bày màu sắc vàchuẩn bị bản đồ cho khâu in ấn

5 In bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp chế

Trang 5

7 Bản đồ số: Nghiên cứu các phương pháp và

công nghệ thành lập bản đồ số, với sự trợ giúp của kỹthuật tin học và các phần mềm chuyên dùng

8 Kinh tế và tổ chức sản xuất bản đồ: Nghiên

cứu các mặt về kinh tế và các biện pháp tổ chức hợp lýtrong sản xuất bản đồ

Bản đồ học có quan hệ chặt chẽ với các ngànhkhoa học như thiên văn, trắc địa, trọng lực, địa hình, địa

lý và ngành in Kết quả của các ngành thiên văn, trắc địatrọng lực cung cấp cho các nhà bản đồ những tài liệu vềhình dạng, kích thước trái đất về vị trí địa lý của cácđiểm khống chế tọa độ, độ cao trên mặt đất

Trang 6

Môn địa lý trình bày bản chất các hiện tượng tựnhiên, kinh tế - xã hội, nguồn gốc của chúng, mối liên

hệ tương quan và sự phân bố của chúng trên bề mặttrái đất Đó chính là cơ sở để phản ánh đúng đắn cácđối tượng và hiện tượng trên bản đồ

Trang 7

1.1.2 Định nghĩa và các tính chất của bản đồ

1 Định nghĩa: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề

mặt trái đất lên mặt phẳng thông qua một quy tắc toánhọc nhất định (hay là phép chiếu bản đồ) Các nộidung trình bày trên bản đồ được lựa chọn thông qua

sự tổng quát hóa và được thể hiện trên bản đồ bởi hệthống các ký hiệu quy ước mang tính khoa học

Bản đồ số là bản đồ trên đó có sự chồng xếp cáclớp thông tin khác nhau, là tập hợp của các thông tinđược lưu trữ trong máy tính (trong đĩa) dưới dạng số

và được thành lập dưới sự trợ giúp của máy tính vàcác phần mềm chuyên dùng gắn liền với kỹ thuật sảnxuất bản đồ

Trang 8

Bản chất của bản đồ là một loại mô hình thông tin.Trong khoa học thuật ngữ mô hình thông tin đượcđịnh nghĩa như sau: “Trong công tác nghiên cứu mộtđối tượng nào đó, dù là nghiên cứu lý luận hay nghiêncứu ứng dụng nếu người ta không nghiên cứu trựctiếp lên đối tượng mà thay bằng nghiên cứu một hệthống tự nhiên hay nhân tạo nào đó thì hệ thống tựnhiên hay nhân tạo đó được gọi là mô hình” do đó:

- Bản đồ là một mô hình nhận thức

- Bản đồ là một mô hình thông tin

- Bản đồ là một dạng ngôn ngữ kỹ thuật đặc biệt(ghi nhận và định vị đối tượng)

Trang 9

2 Tính chất của bản đồ

a Bản đồ có tính trìu tượng: Thực tế khách

quan là một hệ thống nhiều thứ bậc hết sức phức tạpnhưng bản đồ thể hiện giản hóa và rõ ràng những mốiliên hệ phức tạp đó Đặc điểm của tính trìu tượng là

nó không tách rời bản chất cụ thể của đối tượng mà

mà là sự khái quát, diễn giải

b Tính chọn lọc: Tất cả các đối tượng được thể

hiện trên bản đồ đều phải thông qua sự lựa chọn tùythuộc vào mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ

Trang 10

c Tính đo được: Đây là tính chất quan trọng của

bản đồ Dựa vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ vàthang bậc các ký hiệu quy ước trong bản chú dẫn …người sử dụng bản đồ có thể xác định được tọa độ,chiều dài, diện tích, phương hướng… của các đốitượng

d Tính đơn trị: Có sự tương ứng đơn trị của các

đối tượng trên bản đồ và trên bề mặt đất Có sựtương ứng phù hợp chặt chẽ giữa nội dung bản đồ vàbản chú dẫn (mỗi ký hiệu trên bản đồ chỉ có một sựgiải thích duy nhất trên bản chú dẫn)

Trang 11

e Tính liên tục: Trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ

được thể hiện trên bản đồ thì các nội dung đều đượcthể hiện hoàn chỉnh, không có trường hợp một phạm

vi lãnh thổ nào đó bị bỏ trống

f Tính trực quan: Nhờ tính trực quan của bản đồ

mà người sử dụng bản đồ có thể nhanh chóng nhậnbiết ra các đối tượng, tiếp thu nhanh chóng các đốitượng quan trọng của nội dung bản đồ Nhận biếtđược quy luật phân bố của các đối tượng trên bề mặttrái đất

Trang 12

g Tính bao quát: Bản đồ có thể thể hiện bất kỳmột phạm vi nào từ vùng nhỏ đến cả Trái đất Nhờtính bao quát của bản đồ mà người sử dụng nhanhchóng nhận ra sự phân bố và các mối liên hệ của cácđối tượng và hiện tượng trên bề mặt rộng lớn.

h Tính đồng dạng: Đó là tính tương ứng của

hình dạng và kích thước của sự thể hiện bản đồ vớicác hiện tượng và các quá trình Nó đảm bảo độchính xác đo đạc trên bản đồ trong khả năng tỷ lệ củabản đồ đó

Trang 13

i Tính logic: Tính logic của bản đồ chủ yếu nóiđến tính logic của bản chú dẫn Nếu bản chú dẫnđược sắp xếp một cách khoa học thì sự phân tích vàgiải thích mới đúng đắn và chính xác được.

Bảng chú dẫn không chỉ để thuyết minh chú thíchbản đồ mà nó còn bao gồm sự phân loại phân cấptính phụ thuộc và những mối quan hệ Trong bản chúdẫn không chỉ đưa ra các định nghĩa mà còn đưa racác đặc trưng về số lượng

Trang 14

1.1.3 Phân loại bản đồ

Phân loại bản đồ có ý nghĩa khoa học và thực tiễnrất lớn đối với công tác sản xuất bản đồ cũng nhưtrong công tác sử dụng và bảo quản bản đồ Theo đặcđiểm và dấu hiệu mà người ta có thể chia bản đồthành các loại như sau:

1 Phân loại theo nội dung: Theo nội dung bản

đồ được phân loại thành 2 nhóm là bản đồ địa lýchung và bản đồ chuyên đề

a Bản đồ địa lý chung: là bản đồ biểu thị các đặc

Trang 15

trưng chung của các yếu tố tự nhiên và xã hội của khuvực thành lập bản đồ Nó không nhấn mạnh một yếu

tố nào, nó có nội dung tương đối tỷ mỉ đáp ứng nhucầu tìm hiểu các đặc trưng chung của khu vực

b Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ trên đó thể

hiện rõ ràng nổi bật và hoàn thiện một hoặc một sốcác yếu tố đã được thể hiện trên bản đồ địa lý chunghoặc chưa được thể hiện trên bản đồ địa lý chung.Bản đồ chuyên đề được chia làm 03 nhóm đối tượng:

- Bản đồ tự nhiên

- Bản đồ kinh tế xã hội

- Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành

Trang 16

2 Phân loại theo tỷ lệ: Theo tỷ lệ bản đồ được

chia thành bản đồ tỷ lệ lớn, bản đồ tỷ lệ trung bình và bản đồ tỷ lệ nhỏ

- Bản đồ địa lý chung tỷ lệ lớn: ≥ 1:100.000 được gọi là bản đồ địa hình

- Bản đồ địa lý chung tỷ lệ trung bình: 1:100.000 –1:1.000.000 gọi là bản đồ địa hình khái quát

- Bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ: là các bản đồ có tỷ

lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 gọi là bản đồ khái quát

3 Phân loại theo mục đích sử dụng

- Bản đồ tra cứu

- Bản đồ dùng trong giảng dạy (SGK)

- Bản đồ dẫn đường (hàng không, hàng hải…)

- Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành

Trang 17

4 Phân loại theo các đối tượng thể hiện: Theo

đối tượng thể hiện bản đồ được phân thành 2 nhóm làbản đồ địa lý và bản đồ thiên văn (bản đồ địa lý biểuthị bề mặt trái đất, bản đồ thiên văn bao gồm bản đồbầu trời, bản đồ các thiên thể và bản đồ hành tinh

5 Phân loại theo lãnh thổ: Theo lãnh thổ thì bản

đồ được phân ra: bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu,bản đồ châu lục, bản đồ các nước, bản đồ vùng vàbản đồ các tỉnh, thành phố

6 Phân loại theo tính chất phụ: như bản đồ treo

tường, bản đồ để bàn…

Trang 18

1.1.4 Các yếu tố của bản đồ

Để thành lập và sử dụng bản đồ không nhữngphải nắm được những đặc điểm, tính chất của nó màcòn phải phân biệt được các yếu tố hợp thành, hiểu rõ

ý nghĩa, giá trị của từng yếu tố và mối liên hệ giữachúng Mỗi một bản đồ đều bao gồm 03 nhóm yếu tố

để thể hiện bản đồ đó là yếu tố nội dung, cơ sở toánhọc, các yếu tố hỗ trợ bổ sung

- Nội dung của bản đồ là thành phần chủ yếu của

tờ bản đồ, bao gồm các thông tin về các đối tượng,các hiện tượng được biểu thị trên tờ bản đồ

Trang 19

- Cơ sở toán học của bản đồ bao gồm:phép chiếu bản đồ, hệ quy chiếu của bản đồ, múi chiếu, đơn vị, tỷ

lệ bản đồ và mạng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo

vẽ bản đồ

- Các yếu tố hỗ trợ bổ sung bao gồm: tên bản đồ, bảng chú giải, thước tỷ lệ, thước độ dốc và các biểu

đồ, đồ thị…

Trang 20

1.2 Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa

học

Bản đồ thể hiện sự bao quát đồng thời trên mộtphạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, bản đồ tạo ra hìnhảnh nhìn thấy được của hình dạng kích thước và vị trítương quan của các đối tượng Ngoài ra bản đồ cònchứa đựng rất nhiều thông tin về chất lượng số lượng,cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tạigiữa chúng Chính vì vậy, bản đồ có vai trò hết sứcquan trọng trong khoa học và thực tiễn

Trang 21

1 Vai trò của bản đồ trong thực tiễn

- Trong các ngành kinh tế xã hội bản đồ đượcdùng trong công tác quản lý hành chính, quy hoạch,quản lý đất đai, bản đồ được sử dụng để thiết kế xâydựng các công trình, các tuyến đường giao thông, sửdụng trong công tác thăm dò, khai thác khoáng sản,dùng để dự đoán hay dự báo các quá trình, các hiệntượng tự nhiên thông qua việc phân tích các bản đồ

- Trong giáo dục bản đồ là công cụ đắc lực tronggiảng dạy địa lý, lich sử, là công cụ để nâng cao trình

độ văn hóa chung của nhân dân

Trang 22

- Trong lĩnh vực quân sự bản đồ đóng vai trò vôcùng quan trọng là công cụ đắc lực trong việc dẫnđường, vạch ra các kế hoạch tác chiến, bản đồ cònđược ví như “con mắt của quân đội”.

- Trong công tác nghiên cứu địa lý và các khoahọc về trái đất đều bắt đầu từ việc phân tích bản đồ vàkết quả nghiên cứu cuối cùng cũng được thể hiện trênbản đồ

2 Vai trò của bản đồ trong khoa học

- Bản đồ là công cụ nghiên cứu khoa học trongnhiều ngành kinh tế quốc dân

Trang 23

- Bản đồ là nguồn cung cấp thông tin cần thiết vàchính xác Bản đồ cho ta cái nhìn tổng quan như nhìn

mô hình không gian khách quan thực tế Qua bản đồ

có thể phát hiện được các quy luật về sự phân bốkhông gian của các đối tượng, hiện tượng và các mốitương quan giữa chúng

Trang 24

1.4 Khái niệm chức năng của địa chính

1.4.1 Khái niệm địa chính

Theo truyền thống, địa chính được xem như là

“trạng thái hộ tịch của quyền sở hữu đất đai”

Ngày nay, có thể hiểu địa chính là tổng hợp các tưliệu và văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại,

số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sửdụng đất, và những công trình kiến trúc phụ thuộckèm theo

Ban đầu mục đích chủ yếu của địa chính là chứcnăng thu thuế, ngày nay nó còn bao gồm đăng kýquyền sở hữu, quyền sdđ, số liệu thống kê diện tích

Trang 25

các loại đất, phân hạng đất, ước tính giá đất.

Để có cơ sở cho việc điều tra thu thập, tổng hợpcác dữ liệu trên thì nhất thiết phải tiến hành đo vẽthành lập bản đồ địa chính

Việc quản lý địa chính sẽ bao gồm trách nhiệmthành lập, cập nhật và bảo quản các thông tin địachính

Do có tính không gian và tính pháp lý cao nên đòihỏi tư liệu địa chính phải chính xác, có tính liên tục vàquan hệ chặt chẽ với đo đạc địa chính

Trang 26

1.4.2 Chức năng của địa chính

1 Chức năng kỹ thuật

Để thực hiện các chức năng pháp lý, thuế khóa vàchức năng tư liệu chúng ta phải thành lập bản đồ địachính Bởi vì, bản đồ địa chính thể hiện chính xác vịtrí, kích thước diện tích, chất lượng các thửa đất trongcác đơn vị hành chính và các yếu tố địa lý có liênquan trong một hệ tọa độ thống nhất Bản đồ địachính thường xuyên được cập nhật các thông tin về

sự thay đổi hợp pháp của đất đai

Trang 27

2 Chức năng tư liệu

Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú, đó

là các tư liệu dạng bản đồ, sơ đồ và các văn bản

Các tư liệu này thường thông qua 3 quá trình:

- Xây dựng tư liệu ban đầu

- Cập nhật tư liệu khi có biến động

- Cung cấp tư liệu

3 Chức năng pháp lý

Đây là chức năng cơ bản của bản đồ địa chính.Sau khi có đủ tư liệu xác định hiện trạng và nguồn gốcđất đai Thông qua việc đăng ký và chứng nhận thì tưliệu địa chính có hiệu lực pháp lý

Trang 28

Quản lý địa chính là hệ thống các biện pháp giúpcho cơ quan nhà nước nắm chắc được các thông tinđất đai, quản lý được quyền sở hữu, quyền sử dụngđất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sở hữu vàchủ sử dụng đất

Trang 29

Nội dung quản lý địa chính bao gồm: điều tra đất đai,

đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại, phân hạng và định giá đất Nó có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý đất đai, lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất, hoạch định chính sách đất đai và thu thuế.

Nguyên tắc quản lý:

- Quản lý địa chính theo nguyên tắc thống nhất do Nhà nước quy định và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật.

- Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán liên tục và hệ thống

- Đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao

- Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh

Trang 30

1.4.4 Phân loại địa chính

1 Phân loại theo giai đoạn phát triển của địa chính

- Địa chính thu thuế

- Địa chính pháp lý

- Địa chính đa mục đích

2 Phân loại theo đặc điểm và nhiệm vụ của địa chính

- Địa chính ban đầu

- Địa chính thường xuyên hay địa chính biến động

3 Phân chia địa chính theo cấp quản lý hành chính

- Địa chính quốc gia

- Địa chính địa phương

4 Phân loại theo độ chính xác

- Địa chính đồ giải

- Địa chính cho tọa độ giải tích

Trang 31

1.5 Đo đạc địa chính

1.5.1 Đo đạc địa chính và quản lý địa chính

Quản lý địa chính là quản lý cơ sở trong quản lýđất đai nói chung còn đo đạc địa chính là công tác kỹthuật quan trọng trong công tác quản lý địa chính, nó

là nội dung trọng tâm của quản lý địa chính Nó đảmbảo độ tin cậy và tính chính xác các thông tin đất đai.Quản lý địa chính mà không có đo đạc địa chính thìkhông thể thực hiện được nhiệm vụ

Đo đạc địa chính để xác định các thông tin về đơn

vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố đất, ranh giới

sử dụng đất, diện tích, phân hạng chất lượng đất

Trang 32

Sản phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địachính và các văn bản mang tích kỹ thuật và pháp lýcao phục vụ trực tiếp cho việc quản lý địa chính vàquản lý đất đai Nó khác công tác đo đạc thôngthường khác ở chỗ có tính chuyên môn cao:

- Là hành vi hành chính có tính pháp lý cao

- Có độ chính xác cao đáp ứng đươc yêu cầu qlđđ

- Có tư liệu đồng bộ như bản đồ, giấy chứng nhận

- Cần đảm bảo tính xác thực, tính hiện thời của tưliệu

- Sự đổi mới không nhất thiết phải theo chu kỳ cốđịnh khi yếu tố địa chính thay đổi thì phải kịp thời đođạc bổ sung và cập nhật hồ sơ địa chính

Trang 33

1.5.2 Nhiệm vụ và tác dụng của đo đạc địa chính

Đo đạc địa ngoài việc cần đảm bảo thực hiện đúngcác tiêu chuẩn Nhà nước về đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớncòn phải tiến hành điều tra địa chính để thu thập cácthông tin về địa lý, kinh tế, pháp luật của đất đai và bấtđộng sản

Nội dung của đo đạc địa chính gồm có:

- Đo đạc lưới khống chế tọa độ và độ cao địa chính

- Đo vẽ các thửa đất, các loại đất và các công trìnhtrên đất

- Điều tra thu thập về quyền sử dụng đất, hiện trạng

sử dụng đất, phân hạng, tính thuế…

Trang 34

- Khi có biến động đất đai cần kịp thời đo vẽ cậpnhật hồ sơ địa chính.

- Căn cứ theo các yêu cầu sử dụng đất, khai tháctài nguyên, quy hoạch đất để tiến hành công tác đo vẽ

có liên quan

Bản đồ địa chính là thành quả chủ yếu của đo đạcđịa chính Đó là loại bản đồ chuyên ngành song nócần được thành lập ở tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ rộngkhắp toàn quốc Bản đồ địa chính đáp ứng được yêucầu của địa chính đa mục đích, được sử dụng trongnhiều ngành kinh tế, kỹ thuật nên nó còn có tính chấtcủa loại bản đồ cơ bản quốc gia

Ngày đăng: 05/12/2015, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w