1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

109 522 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 371,41 KB

Nội dung

Với sự phát triển đi lên ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đang được nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá là “con Hổ đang gầm của châu Á” và được xem là điểm đến mới cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 2011 2015; trong đó mục tiêu của chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị xã hội ổn định, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” 10. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nhà nước nói riêng là hết sức quan trọng. Công nghiệp hỗ trợ chính là một trong những nền tảng đó. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay được xem là phát triển chậm so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực để cung cấp theo nhu cầu của những doanh nghiệp sản xuất trong ngành lắp ráp, chế tạo... Theo tính toán của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ nước ta hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ưu đãi được triển khai mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt kết quả như mong muốn. Việc phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng nước ngoài làm cho giá thành cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bị hạn chế, không tạo được sức bật cho ngành công nghiệp, đồng thời chưa theo kịp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đang là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ và được kì vọng sẽ thay đổi bộ mặt của công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Việc nghiên cứu và đề ra những phương hướng để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ được coi là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Chính vì những lí do đó mà tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tình cảm của mình, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn

sâu sắc tới cô giáo - PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh, người đã trực tiếp hướng

dẫn, tận tình chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành đề tài khóa luận

Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệmkhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục công dân, cùng toàn thể các thầy cô giáo,cán bộ viên chức khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân đã dạy dỗ, chỉbảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tạitrường Đại học sư phạm Hà Nội

Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, vànhững người thân đã động viên và giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em hoànthành khóa luận tốt nghiệp của mình

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do những điều kiện chủ quan và kháchquan, nên trong quá trình thực hiện khóa luận, em vẫn không tránh khỏinhững khiếm khuyết và sai sót Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ýkiến của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015

Sinh viên

Hoàng Thị Bích Hậu

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1 ASEAN The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

12 DNNVV (SMEs) Doanh nghiệp nhỏ và vừa

13 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 3

17 MOI Bộ Công nghiệp Thái Lan

18 MITI (METI) Bộ Kinh tế công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản

21 JETRO The Japan External Trade Organization

Cơ quan xúc tiến ngoại thương Nhật Bản

22 JICA Japan International Cooperation Agency

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

24 UNIDO The United Nations Industrial Development

Organization

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên HiệpQuốc

25 VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Diễn đàn phát triển Việt Nam

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 1: Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho CNPT sản xuất

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 1: Tổng doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam 48Biểu đồ 2: Vốn kinh doanh bình quân của DN sản xuất sản phẩm

điện tử, máy tính

50

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử & linh

kiện theo tháng, giai đoạn 2010 - 2012

51

Biểu đồ 4: Cơ cấu đầu tư trong ngành điện tử 53Biểu đồ 5: Trị giá hàng dệt may xuất khẩu từ 2005 – 2013 54Biểu đồ 6: Số lượng các DN CNPT ngành dệt may năm 2012 55Biểu đồ 7: Vốn đâu tư của DN sản xuất sợi & dệt vải 56

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất 10

Sơ đồ 3: Cấu trúc chuối giá trị linh kiện & lao động 27

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Với sự phát triển đi lên ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đang được nhiều

tổ chức nước ngoài đánh giá là “con Hổ đang gầm của châu Á” và được xem

là điểm đến mới cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới Công nghiệp ngày càngđóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thông quachiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ

phát triển đất nước 2011 - 2015; trong đó mục tiêu của chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [10].

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,việc xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc cho sự phát triển kinh tế nói chung

và ngành công nghiệp nhà nước nói riêng là hết sức quan trọng Công nghiệp

hỗ trợ chính là một trong những nền tảng đó Trong điều kiện hội nhập kinh tếtoàn cầu, công nghiệp quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếukhông có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay được xem là pháttriển chậm so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, các doanhnghiệp trong nước không đủ năng lực để cung cấp theo nhu cầu của nhữngdoanh nghiệp sản xuất trong ngành lắp ráp, chế tạo Theo tính toán của BộCông Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ nước ta hiện lệ thuộc đến gần 80%vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mụctiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ưu đãiđược triển khai mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt kết quả như

Trang 8

mong muốn Việc phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng nước ngoài làm cho giáthành cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bị hạn chế,không tạo được sức bật cho ngành công nghiệp, đồng thời chưa theo kịp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vì vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đang là một trong những chínhsách ưu tiên hàng đầu của chính phủ và được kì vọng sẽ thay đổi bộ mặt củacông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Việc nghiên cứu và đề ra nhữngphương hướng để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của công nghiệp hỗ trợđược coi là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách Chính vì những lí do đó mà tác

giả mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thực tiễn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh,

sự phát triển đúng hướng cả ngành công nghiệp hỗ trợ là tiền đề quan trọngđóng góp vào nền kinh tế quốc dân; phát triển công nghiệp hỗ trợ là nhân tốđóng vai trò quyết định sự phát triển của các ngành công nghiệp Nhận thứcđược vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, rất nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống líthuyết, chính sách phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ như: Nhật Bản,Trung Quốc, Malaixia Hiện nay, có một số công trình khoa học của cácnước nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ dưới các khía cạnh khác nhau nhưngđều khẳng định vai trò của các ngành CNHT trong quá trình kinh tế - xã hội.Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu về CNHT ở các nước, đặcbiệt ở các nước đang phát triển Có thể kể đến nghiên cứu kinh nghiệm phát

triển CNHT như: Cuốn “White paper on Industry and Trade” (Sách trắng về

hợp tác kinh tế) của Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế,

Công nghiệp và Thương mại, METI) (1985), Tokyo Cuốn “The competitive

Trang 9

advantage of nations, Harvard business review” (Lợi thế cạnh tranh của các

quốc gia) của GS Porter E Michael (1990), Trường Đại học Havard - New

York Mỹ “Strengthening of supporting Industries: Asian Experiences” (Đẩy

mạnh công nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của Châu Á) của Tổ chức năngsuất Châu Á (Asian productivtity Orgnisation) (2002)

Ở Việt Nam, cũng có các công trình nghiên cứu về CNHT Đáng chú ý

phải kể đến cuốn“Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” do GS Kenichi

Ohno chủ biên, Diễn đàn phát triển Việt Nam - VDF, (2007), Nhà xuất bản

Lao động Xã hội “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam” luận án tiến sĩ kinh tế của Trương Thị Chí Bình, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội (2010) “Công nghiệp hỗ trợ : Kinh nghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam” của Hoàng Văn Châu (2010), Nxb

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

Ngoài tài liệu dưới dạng sách, còn có một số tạp chí, bài viết, những

công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ như: Bài viết “Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn

Đức Hải (2005), Thông tin số 6: Những vấn đề kinh tế - chính trị học, Viện Kinh

tế chính trị học, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ” của Lê Thị Thanh Huyền (2006), Tạp chí Tài

chính số 3 (tháng 3)

Các nghiên cứu này chỉ đề cập đến chính sách phát triển CNHT với tưcách một bộ phận trong chính sách phát triển công nghiệp Do đó, có thể nóinghiên cứu về phát triển CNHT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 10

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay để hệthống hóa và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tạiViệt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích và làm rõ những lí luận chung về công nghiệp hỗ trợ, vai tròcủa công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế Việt Nam

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợhiện nay của Việt Nam ở một số ngành cụ thể

- Đề ra một số phương hướng và giải pháp cho quá trình phát triểnngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ViệtNam hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận cảu chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng quan điểm của Đảng vàNhà nước ta, các quan điểm khoa học hiện đại về CNHT

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn, thống kê số liệu, phân tích biểu đồ

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trong mọt số ngành

ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay

Trang 11

6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về pháttriển công nghiệp hỗ trợ Thông qua việc tìm hiểu về thực trạng phát triểncông nghiệp hỗ trợ ở nước ta từ năm 2005 đến nay, qua đó đề ra một sốphương hướng và giải pháp cho quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợtrong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm

có 3 chương, 8 tiết

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆP HỖ TRỢ

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hỗ trợ

1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ theo tiếng Anh là Supporting Industry - SI, còn đượcgọi là công nghiệp phụ trợ hay công nghiệp bổ trợ Khái niện CNHT bắt đầuxuất hiện ở Nhật Bản vào những năm 1980 khi chính phủ Nhật Bản sử dụngtrong các văn bản tài liệu của mình và sau này được sử dụng rộng rãi ở cácnước công nghiệp trẻ châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, nơi mà chitiết các sản phẩm thường được gia công ở một đơn vị sản xuất khác với nơichế tạo, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng Tuy nhiên, theo từng quanđiểm, hoàn cảnh, mục đích mà mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa riêng vềCNHT Cụ thể:

Ở Nhật Bản, năm 1985, lần đầu tiên Bộ Kinh tế, Thương mại và Côngnghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry - METI) sử dụng

thuật ngữ này trong “Sách trắng về hợp tác quốc tế năm 1985”; và được dùng

để chỉ “các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu Á trong trung và dài hạn hay là các doanh nghiệp nhỏ

và vừa sản xuất phụ tùng và linh kiện” [30] Đến năm 1987, METI sử dụng

thuật ngữ này với các nước Châu Á trong kế hoạch phát triển công nghiệpChâu Á mới (New AID plan); với một chương trình hợp tác kinh tế toàn diệntrên các mặt đầu tư, viện trợ và thương mại Thời điểm này, thuật ngữ CNHT

được định nghĩa là các ngành cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các ngành công nghiệp lắp ráp Năm

1993, trong chương trình phát triển CNHT Châu Á, METI đã định nghĩa

CNHT là ngành công nghiệp sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hóa tư bản…cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô,

Trang 13

điện, điện tử)… Hiện nay, CNHT ở Nhật Bản được hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn” [32].

Mỹ - một nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới định

nghĩa: “CNHT là các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và thực hiện quá trình hỗ trợ và sản xuất các nguyên vật liệu, linh kiện đó nhằm phục vụ việc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng” [26].

Tại Thái Lan, định nghĩa CNHT của một số cơ quan, tổ chức cũng khác

nhau Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) định nghĩa: CNHT là những nhà sản xuất linh phụ kiện cho ô tô và điện – điện tử, như: gia công kim loại, ép nhựa, khuôn mẫu, đúc, thử nghiệm Văn phòng phát triển CNHT Thái Lan cho rằng: “CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản” [33] Còn theo Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) khẳng định “CNHT là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp của các ngành công nghiệp ô tô, máy móc và điện tử” [14].

Ở Việt Nam, năm 2003, ký kết “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” giai đoạn I (2003 - 2005), thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” lần đầu xuất hiện.

Theo đó, Kế hoạch hành động triển khai sáng kiến chung, gồm 44 hạng mụclớn, là những hạng mục đầu tiên nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam Sau này,thuật ngữ CNHT đã xuất hiện trong một số văn bản của Chính phủ Năm 2006,theo Quyết định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ,CNHT trở thành một nội dung chính trong Quy hoạch tổng thể phát triển cácngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìnđến 2020; nhưng trong văn bản này, chưa xuất hiện định nghĩa về CNHT, chỉnêu các ngành CNHT cần tập trung phát triển Năm 2007, Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công Thương) có quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển

Trang 14

CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; theo đó, CNHT được định

nghĩa: “là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng” [5] Năm 2011, tại Quyết định 12/2011/

QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, CNHT được chỉ rõ: “là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng” [15].

Nhìn chung về câu chữ có khác nhau nhưng chúng ta vẫn nhận ra đượcnhững điểm tương đồng trong quan niệm của các nước về CNHT như sau:CNHT là một ngành sản xuất ra các sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất

để bổ trợ cho việc sản xuất của các ngành công nghiệp chính, và các doanhnghiệp chuyên sản xuất các linh phụ kiện này là doanh nghiệp thuộc ngànhCNHT Nó phân biệt với các ngành sản xuất ra các sản phẩm tự nhiên sẵn cóhay công nghiệp lắp ráp, chế tạo cho ra những sản phẩm cuối cùng Nó phânbiệt với các ngành dịch vụ cũng bổ trợ cho ngành công nghiệp chính trongquá trình sản xuất như kiểm tra, vận chuyển, kho bãi…

1.1.2 Các hình thức công nghiệp hỗ trợ và các cấp hỗ trợ

1.1.2.1 Các hình thức công nghiệp hỗ trợ

Có 3 loại hình CNHT phổ biến như sau:

- Hỗ trợ “ruột” là loại hình khá phổ biến ở các nước công nghiệp, được

các tập đoàn mạnh ứng dụng khá thành công Theo loại hình này, một tậpđoàn công nghiệp sẽ thành lập cho mình một mạng lưới nhà cung cấp dướihình thức công ty mẹ - con Các công ty cung ứng chỉ thực hiện sản xuất linhkiện, phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu củacác công ty lắp ráp trong tập đoàn

- Hình thức “hợp đồng” là loại hình CNHT thực hiện theo cam kết giữa

các nhà cung ứng với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời

Trang 15

điểm nhất định đối với các kinh kiện ít quan trọng hơn.

- Hình thức “thị trường” là loại hình mà các phụ tùng, phụ kiện có tính

phổ biến, không chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, được các nhà sản xuấtbán trên thị trường, không theo một cam kết với các nhà lắp ráp Các công tylắp ráp có thể tự do lựa chọn sản phẩm của mình trên thị trường

Cấp

3

Cấp 3

Cấp

Cấp 3

Cấp 3

Cấp 3

Cấp 3

Cấp 3

Cấp 1

Cấp

Da

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 1

Công nghiệp nặng

Cấp 2

Cấp

Cấp

Trang 16

hỗ trợ cấp 1 cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩmcuối cùng Sự phân cấp này chỉ là tương đối Một doanh nghiệp có thể thuộc

nhiều cấp khác nhau (Sơ đồ 1).

1.1.3 Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

1.1.3.1.Tính đa cấp, phong phú, phức tạp và ngày càng mở rộng

Đặc điểm cần xem xét đầu tiên của công nghiệp hỗ trợ là tính đa cấp củacông nghiệp hỗ trợ Các doanh nghiệp tham gia công nghiệp hỗ trợ nằm ở các

vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng

Sơ đồ 2: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất

Một sản phẩm có thể đơn giản như quần áo tới các sản phẩm đòi hỏi kỹthuật cao hơn như ô tô, máy tính đều trải qua một quá trình sản xuất, bắt đầu

từ nguyên liệu thô, qua các giai đoạn khác nhau cho tới khi giá trị được tíchlũy vào thành phẩm cuối cùng Trong chuỗi giá trị này, các nhà cung cấpđược phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào hệ thống Trên nhất là nhàlắp ráp sản phẩm cuối cùng Tiếp đó là lần lượt là các nhà cung cấp cấp 1, cấp

2, cấp 3…(Sơ đồ 2).

Tính đa cấp của công nghiệp hỗ trợ dẫn tới sự phân hóa khá rõ rệt trongcác thành phần tham gia công nghiệp hỗ trợ Các nhà cung cấp ở các cấp khácnhau sẽ khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, về sở hữu, công nghệ, vềquản lý, khách hàng, mối quan hệ với khách hàng

Thành phẩm

Nhà cung cấp cấp 1

Nhà cung cấp cấp 1

Nhà cung cấp cấp 2

Nhà cung cấp cấp 2

Nhà cung cấp cấp 2

Nhà cung cấp cấp 2

Nhà cung

cấp cấp 3

Nhà cung cấp cấp 3

Nhà cung cấp cấp 3

Nhà cung cấp cấp 3

Nhà cung cấp cấp 3

Nhà cung cấp cấp 3

Trang 17

1.1.3.2 Sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ

Để có một sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường, trongquá trình sản xuất luôn đòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ

Sự đa dạng về công nghệ sản xuất trong công nghiệp hỗ trợ xuất phát từ đòihỏi sản xuất các loại linh kiện phong phú để có được sản phẩm cuối cùng Vớicác sản phẩm có mức độ phức tạp cao như ô tô, hàng chục nghìn linh kiện củamột chiếc xe đòi hỏi vô số công nghệ, liên quan tới hầu hết các lĩnh vực sảnxuất, từ sản xuất cao su, nhựa cho tới gia công cơ khí, điện tử điều khiểnchính xác Giá trị gia tăng của việc sản xuất các linh kiện, các quy trình cũngkhác nhau rất nhiều Nhiều bộ phận tinh xảo có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi kỹthuật sản xuất, công nghệ rất cao như những bộ phận điều khiển, điện tử, máy

mà chỉ những nhà cung cấp lớn mới có thể đáp ứng Ngược lại có những chitiết đòi hỏi kỹ thuật sản xuất không quá khó có thể mua sắm từ những nhàcung cấp cấp thấp để lắp ráp thành những cụm linh kiện

Sự đa dạng về trình độ công nghệ thể hiện trong cấp độ tham gia hệthống cung cấp Nhìn chung, các cung cấp cấp thấp thường sở hữu công nghệsản xuất và giá trị gia tăng không cao như các nhà cung cấp cấp cao Xuhướng này thường thấy ở các nước đang phát triển khi những nhà sản xuất nộiđịa tham gia vào công nghệ hỗ trợ bằng cách trở thành những nhà cung cấpcấp thấp, tận dụng lao động rẻ và sử dụng công nghệ không cao để tiết kiệmchi phí

1.1.3.3 Đặc điểm về thị trường

Thị trường CNHT ngày càng mở rộng, dung lượng thị trường không chỉđáp ứng trong nội bộ ngành mà còn đáp ứng nhu cầu liên ngành, đa ngành vàkhông giới hạn không gian địa lý, quan trọng là các sản phẩm có mối liên kết

và nằm trong chuỗi giá trị với độ tinh xảo, chuyên môn hóa cao, có khả năngcạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của các nhà lắp ráp Đối với các nước cóngành CNHT phát triển, sau khi đảm bảo cung cấp sản phẩm cho công nghiệp

Trang 18

trong nước có thể xuất khẩu sang các nước khác Điều này lý giải xu hướngcác nhà lắp ráp thường chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đangphát triển, từ các nước kinh tế mới nổi, các quốc gia công nghiệp trẻ sang cácquốc gia công nghiệp hoá sau Tuy nhiên, người tiêu dùng cuối cùng của cácngành CNHT là các nhà lắp ráp sản phẩm công nghiệp, do vậy, thị trường củaCNHT không rộng như sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuốicùng Dung lượng thị trường sẽ thu hẹp hơn, thậm chí có những sản phẩmphục vụ thị trường rất hẹp, chỉ dành cho một hoặc một số khách hàng nhấtđịnh Dù không trực diện với thị trường hàng hóa cuối cùng nhưng sản phẩmCNHT có thể linh hoạt thay đổi phục vụ chi tiết, linh kiện cho nhiều hãng lắpráp khác nhau, đồng thời sản xuất CNHT cũng sẽ trở nên hấp dẫn và ổn địnhhơn nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT tìm và đáp ứng được nhucầu của khách hàng dài hạn hoặc tìm được “thị trường chuyên biệt” hay “thịtrường đặc thù” cho chính mình.

1.1.3.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực

CNHT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao Lao động trongngành CNHT phần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên

về chất lượng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sư có trình độ chuyênmôn kỹ thuật cao, được đào tạo theo tiểu chuẩn, trình độ lành nghề, chuyênmôn sâu Ngành CNHT ở các nước đang phát triển có xu hướng kém tínhcạnh tranh hơn do không có khả năng tài chính và lao động trình độ cao đểtận dụng và vận hành tốt các thiết bị Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, nếuđơn thuần dựa vào máy móc dây chuyền thì không tạo ra khả năng cạnh tranhquốc tế vì các quốc gia đều có thể sở hữu chúng Do vậy, điểm làm nên điềukhác biệt chính là đội ngũ nhân công có tay nghề cao vì họ chính là nhữngngười trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc, phát minh ra những phương phápmới nhằm nâng cao hiệu quả công việc Sự thành công của các doanh nghiệptrong ngành CNHT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và chuyên gia

Trang 19

1.1.3.5 Tính hệ thống liên kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và

phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính

Nằm trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ cómối quan hệ liên kết với nhau trong quy trình sản xuất Mối liên hệ này dẫnđến yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống và tập trung theo khuvực Trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ, sự phát triển của các doanh nghiệpmua linh kiện tạo nhu cầu và kích thích sự phát triển của các doanh nghiệpcung cấp Ngược lại, sự phát triển của các nhà cung cấp tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi, đem lại lợi thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp mua linhkiện, kích thích sự phát triển của đối tượng này Đứng về mặt địa lý, việc pháttriển những nhà sản xuất linh kiện và lắp ráp tại một khu vực tạo nên lợi thế

về địa lý, khai thác ưu điểm của cụm công nghiệp (industrial clusters) trênnhiều phương diện, từ thông tin tới hậu cần và phát triển sản phẩm mới

Cần lưu ý là với sự phát triển của mạng lưới sản xuất và thị trường toàncầu, việc phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính của công nghiệp hỗ trợ giảmdần theo điều kiện không gian Mối quan hệ phụ thuộc về không gian này cũngtùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành công nghiệp chính Một số ngành nhưsản xuất điện tử, ưu thế do vị trí gần nhau, tiết kiệm được chi phí vận chuyển,không cao như những ngành sản xuất linh kiện lớn như sản xuất ô tô Quá trìnhphát triển kinh tế khu vực (liên quốc gia) và phát triển giao thông liên quốc giacũng làm giảm những lợi thế về vị trí của công nghiệp hỗ trợ Tuy vậy việcphát triển những cụm công nghiệp (industrial clusters) vẫn có những lợi thế lớncủa nó, không chỉ trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển và còn trong quátrình trao đổi thông tin, giải quyết sự cố hay phát triển sản phẩm mới

Đặc điểm này của công nghiệp hỗ trợ dẫn tới ba điểm lưu ý trong việc

phát triển ngành công nghiệp này Thứ nhất, do tính hệ thống, công nghiệp hỗ

trợ có thể tự phát triển trong những điều kiện đặc biệt nhất định (thị trườnglớn, điều kiện sản xuất có lợi thế đặc biệt ) Tuy vậy, vai trò của chính sách

Trang 20

thúc đẩy hệ thống này phát triển cũng rất quan trọng Do đặc tính hệ thống,nếu chính sách thành công trong việc thúc đẩy một bộ phận trong công nghiệp

hỗ trợ nó sẽ tạo ra hiệu quả trong toàn bộ ngành

Thứ hai, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng cần cân nhắc

đặc điểm của ngành Ví dụ như một số ngành có khả năng phân bổ trên phạm

vi địa lý rộng hơn, qua nhiều quốc gia (như điện tử), trong khi đó, một sốngành lại đòi hỏi tập trung ở một phạm vi hẹp hơn Tương tự như vậy với đặcđiểm liên kết và trao đổi về thông tin, phát triển sản phẩm mới, cạnh tranhtrong khu vực Bên cạnh những chính sách khuyến khích phát triển chung,cần có những chính sách cụ thể cho từng nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ

Thứ ba, với sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu, ngành công

nghiệp hỗ trợ của một quốc gia phải cạnh tranh với các nước khác và có phạm

vi thị trường ngày càng mở rộng Điều này đòi hỏi có những chính sách thíchđáng để phát triển công nghiệp hỗ trợ

1.1.3.6 Các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ là nó thu hút một số lượng lớndoanh nghiệp, với nhiều quy mô khác nhau trong đó chủ yếu là các doanhnghiệp vừa và nhỏ Do tính chất đa cấp và phát triển theo hình cây của hệthống công nghiệp hỗ trợ, số lượng các doanh nghiệp ở cấp thấp rất lớn Đaphần các doanh nghiệp ở cấp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc tính này của công nghiệp hỗ trợ cho thấy tầm quan trọng của pháttriển công nghiệm hỗ trợ và vai trò quan trọng của chính sách nhà nước trongphát triển ngành công nghiệp này, đặc biệt tại các nước đang phát triển Pháttriển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở cho doanh nghiệp tham gia vào hệ thống sảnxuất của các công ty đa quốc gia, tiếp nhận công nghệ, tham gia hệ thống toàncầu Phát triển công nghiệp hỗ trợ không chỉ là một phương thức hiệu quả thuhút đầu tư nước ngoài mà còn là cơ sở tạo lập một cơ sở công nghiệp bềnvững trong nước với một số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia Tuy vậy,

Trang 21

để phát triển công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vừa

và nhỏ, những đối tượng hạn chế về khả năng về vốn, công nghệ, quản lý, nhànước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp hỗ trợ

1.1.4.1 Môi trường kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách của nhà nước

Môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia (tốc độ tăng trưởng, sự ổnđịnh của nền kinh tế, giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái ) tác động rấtlớn đến hoạt động của ngành công nghiệp nói chung và ngành CNHT nóiriêng Nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpngành công nghiệp Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơhội và cả những thách thức với doanh nghiệp Các yếu tố từ Chính phủ, hệthống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, khoahọc công nghệ, kết cấu hạ tầng ngày càng ảnh hưởng lớn đến phát triểndoanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp CNHT Sự ổn định về chính trị, nhất quán

về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Trong

xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉdiễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế Đểđưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phảiphân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển

1.1.4.2 Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các

tập đoàn đa quốc gia

Quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và các ngành sản xuất công nghiệp không thểchỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần được thực hiện trong phạm vikhu vực và toàn cầu Xu hướng liên kết, hợp tác trong sản xuất cũng như phâncông lao động quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới Với nguồn lực

to lớn về tài chính, các tập đoàn đa quốc gia có mạng lưới sản xuất và phân phốirộng với chiến lược phát triển thống nhất Các bộ phận trong mạng lưới đượcchuyên môn hoá hợp lý, khai thác lợi thế ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực, với

Trang 22

những chi nhánh chuyên sản xuất một số loại chi tiết, bộ phận nhất định cungcấp cho các chi nhánh khác ở phạm vi khu vực, thậm chí toàn cầu

Việc hoạch định chiến lược phát triển các ngành CNHT, cần có các chínhsách thu hút FDI và kết hợp hợp lý giữa sản xuất trong nước với các chi nhánhcủa các tập đoàn xuyên quốc gia ấy Các tập đoàn đa quốc gia tùy thuộc vào lợithế cạnh tranh của mỗi quốc gia để quyết định việc sản xuất CNHT và cungứng từ các quốc gia khác nhau cho mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ Thịtrường toàn cầu của các ngành CNHT được mở rộng, cung ứng linh kiện phụtùng và sản phẩm CNHT trong các lĩnh vực liên quan do các tập đoàn đa quốcgia kiểm soát Vai trò của các tập đoàn đa quốc gia trong đầu tư sản xuất cácsản phẩm CNHT ở các quốc gia hết sức quan trọng

1.1.4.3 Dung lượng thị trường

Thị trường là nơi gặp gỡ của tổng cung và tổng cầu Nó gắn liền với sảnxuất và lưu thông, ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trường Để tham gia vào thịtrường, ngành CNHT đòi hỏi phải có một lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn;

vì vậy, dung lượng thị trường lớn đóng vai trò quan trọng đối với CNHT và là lý

do để các nhà sản xuất linh phụ kiện cần được đảm bảo trước khi quyết định đầu

tư Khi dung lượng thị trường còn nhỏ, việc áp dụng chính sách khuyến khích ưuđãi trực tiếp cho các doanh nghiệp ngành CNHT khó thực hiện được Trongtrường hợp dung lượng thị trường trong nước hạn hẹp, nhưng lại có thể tìm kiếmđược thị trường xuất khẩu, thì CNHT vẫn có thể phát triển

Thực tế, nhu cầu thị trường, được hình thành khi xuất hiện các doanhnghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn chuyên sản xuất, chế tạo và lắpráp Khi các doanh nghiệp này (chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài) hợp

lý hóa hoạt động kinh doanh thì họ luôn muốn sử dụng các nguồn lực tại chỗ

và sẵn có, đây sẽ là thị trường lớn cho các doanh nghiệp CNHT nội địa Khảnăng liên kết lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa vànhỏ, là yếu tố quan trọng lôi kéo các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động

Trang 23

trong lĩnh vực CNHT Nếu liên kết này không được đảm bảo lâu dài cũng sẽhạn chế việc lựa chọn đối tác của các doanh nghiệp lớn, điều đó gây trở ngạicho phát triển thị trường Các doanh nghiệp quan tâm nhất là lợi thế so sánhcủa chiến lược nội địa hóa và thuê mua ngoài, chủ yếu là lợi thế về chi phí,công nghệ và quy trình sản xuất Một nhà sản xuất linh kiện ô tô đã nhận địnhrằng: dù không có chính sách hỗ trợ, chỉ cần dung lượng thị trường đủ lớn,CNHT sẽ phát triển một cách tự nhiên.

1.1.4.4.Tiến bộ khoa học công nghệ và năng lực nội địa hóa

Kỹ thuật - công nghệ, là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanhnghiệp Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ thường biểu hiện qua các phươngpháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị, dây chuyền, công nghệsản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệphát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của côngnghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phát triển sản xuất, nângcao năng lực cạnh tranh Việc áp dụng thành tựu mới của KH-CN trong cácngành phụ trợ, ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” phát triển sản xuất côngnghiệp, nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra

sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm

Quá trình áp dụng tiến bộ KH-CN sẽ giúp các doanh nghiệp ngànhCNHT tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, tăng giá trị gia tăng của sảnphẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc tương tươngvới sản phẩm cùng loại của nước ngoài… đáp ứng được yêu cầu của cácnhà lắp ráp, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước Việc ứng dụng tiến bộ KH -

CN vào sản xuất cũng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những sản phẩmphụ trợ, cũng như sản phẩm cuối cùng của một quốc gia

1.1.4.5 Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực

Nguồn lực tài chính là nhân tố không thể thiếu khi mở rộng và phát triểnbất cứ ngành công nghiệp nào, nhất là đối với ngành CNHT Khi tiềm lực tàichính eo hẹp, sẽ hạn chế ngành CNHT phát triển; các doanh nghiệp không

Trang 24

đầu tư mở rộng sản xuất hay đào tạo nguồn nhân lực Các yếu tố này rất cầnthiết cho phát triển CNHT Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư vào CNHT đòi hỏivốn lớn, thời gian đầu tư dài, độ rủi ro trong quá trình đầu tư cao, bất lợi hơn

so với đầu tư vào sản xuất công nghiệp, khiến các nhà đầu tư còn e ngại đầu

tư sản xuất các sản phẩm hỗ trợ Việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tưphát triển CNHT và chính sách huy động các nguồn lực tài chính, giải quyếtcác mối quan hệ giữa CNHT và các ngành sản xuất công nghiệp cũng nhưmối quan hệ liên kết trong ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn trongviệc thúc đẩy ngành CNHT phát triển hiệu quả và bền vững Với đặc thù củangành CNHT thì số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực tác động mạnh đến phát triển CNHT Quan điểm của doanhnghiệp, nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều so với máy móc Kỹ sư quản

lý dây chuyền sản xuất, phải là những người có khả năng quản lý và cải tiến toàn

bộ quy trình sản xuất của một nhà máy, chứ không chỉ có một kỹ năng cụ thể.Những kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, là những người có thể thiết kế, sảnxuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu đạt đến độ hoàn hảo và có thểcảm nhận sự khác biệt đến từng milimet đối với sản phẩm Nhiều nước trên thếgiới đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nước và thu hútnguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước khác Tại Mỹ, để phát triển nguồnnhân lực cho ngành công nghiệp, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo, khuyếnkhích phát triển, bồi dưỡng và thu hút nhân tài

1.1.4.6.Hệ thống thông tin

Thông tin có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển CNHT Khi cómột hệ thống thống kê công nghiệp tốt, một cơ sở dữ liệu đầy đủ, cơ chếcông bố và chia sẻ thông tin hiệu quả sẽ giúp cho các ngành CNHT phát huyđược tác dụng Thông tin giúp doanh nghiệp hỗ trợ biết các nhà lắp ráp đang

có nhu cầu gì, số lượng, chất lượng sản phẩm như thế nào và các doanhnghiệp lắp ráp biết được doanh nghiệp cung cấp có thể hợp tác ở đâu Giúpcho các doanh nghiệp ngành CNHT, nắm được tổng quan tình hình phát

Trang 25

triển của CNHT, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, định hướngphát triển của Chính phủ; các thông tin về doanh nghiệp CNHT đang hoạtđộng Qua thông tin, thể hiện sự công khai, minh bạch từ các cơ quan quản

lý và hoạch định chính sách, các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mạitrong và ngoài nước Việc tìm kiếm các nhà cung cấp có năng lực, sẽ khókhăn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc của các doanh nghiệp Khả năng tiếp cậnthông tin và sự sẵn sàng, đầy đủ của các nguồn thông tin chính thống là mộttrong những nhân tố không thể thiếu khi phát triển CNHT

1.1.5 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ

1.1.5.1 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ có thể được đánh giá thôngqua số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này Rõ ràng, lĩnhvực công nghiệp hỗ trợ sẽ chỉ phát triển được nếu có nhiều doanh nghiệp sảnxuất tham gia Tuy nhiên, để có thể sử dụng chỉ tiêu này, việc xác định rõràng phạm vi của công nghiệp hỗ trợ và tiêu chí doanh nghiệp CNHT (làdoanh nghiệp có hoạt động sản xuất) là cần thiết bởi vì trên thực tế có nhiềudoanh nghiệp đa ngành, vừa thực hiện hoạt động thương mại, vừa sản xuấtnhiều loại sản phẩm khác nhau

Bên cạnh tiêu chí về số lượng doanh nghiệp tuyệt đối, cần xem xét đến

cả tiêu chí tương đối trong tương quan so sánh với số lượng doanh nghiệpcông nghiệp chính Như ở phần đặc điểm công nghiệp hỗ trợ đã chỉ ra, mộtdoanh nghiệp công nghiệp chính cần có nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗtrợ tham gia cung cấp đầu vào và nằm ở nhiều lớp khác nhau Như vậy, lĩnhvực công nghiệp hỗ trợ phát triển khi tỷ lệ số doanh nghiệp công nghiệpCNHT trên số doanh nghiệp chính

1.1.5.2 Quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nhược điểm của chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp là chưa xem xét đến quy

mô doanh nghiệp Mặc dù, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu bao gồm cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng cũng có thể có một số doanh nghiệp lớn, và

Trang 26

các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có quy mô khác nhau Chính vì vậy, khixem xét mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ, cần tính đến cả quy môdoanh nghiệp, bao gồm:

- Số lao động trung bình của doanh nghiệp CNHT

- Số vốn trung bình của doanh nghiệp CNHT

- Doanh thu trung bình của doanh nghiệp CNHT

Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí này, cần chú ý rằng không phải quy môdoanh nghiệp lớn hàm ý sự phát triển cao của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ưu điểm riêng, và thích hợp với lĩnhvực công nghiệp hỗ trợ

1.1.5.3 Trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển khi các doanh nghiệp CNHTkhông chỉ tồn tại (thể hiện ở số doanh nghiệp) mà quan trọng hơn phải đápứng được yêu cầu của khách hàng trong công nghiệp chính Trong đó, yếu tốtrình độ công nghệ giữ vai trò quan trọng Với trình độ công nghệ hiện đại,các doanh nghiệp CNHT không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khách hànghiện tại mà còn có thể linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi có sự thay đổi.Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trình độ công nghệ sẽ tạo điều kiệncho doanh nghiệp CNHT có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình, phục vụcác doanh nghiệp công nghiệp chính nước ngoài

1.1.5.4 Quan hệ giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với khách hàng

và với nhà cung cấp

Các doanh nghiệp CNHT cần có mối liên hệ chặt chẽ, không chỉ với cácdoanh nghiệp công nghiệp chính (khách hàng) mà còn với các doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ lớp dưới (nhà cung cấp) Mối liên hệ này càng chặt chẽ thểhiện sự phát triển cao của công nghiệp hỗ trợ vì nó tạo điều kiện cho các hiệuứng lan tỏa theo chiều dọc (vertical spillover effect)

Để đánh giá quan hệ này, có thể sử dụng một số tiêu chí như:

Trang 27

- Hình thức hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp: Về lý thuyết,quan hệ kinh doanh có thể thực hiện thông qua hợp đồng dài hạn với các điềukiện, điều khoản được xác định ổn định trong khoảng thời gian tương đốihoặc hợp đồng đặt hàng với các điều kiện, điều khoản được đàm phán vàthống nhất theo từng lần.

Hợp đồng dài hạn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đầu tưđổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu mà không lo ngạinhiều về biến động của thị trường

- Mức độ chủ động trong việc sử dụng các công cụ marketing: Nếu cácdoanh nghiệp thụ động, không sử dụng các công cụ marketing mà chỉ ngồiđợi khách hàng, nhà cung cấp tìm đến với mình thì sẽ không thể phát triển.Ngược lại, nếu các doanh nghiệp nâng cao tính chủ động thì sẽ nắm bắt tốthơn nhu cầu thị trường, đa dạng khách hàng và nhà cung cấp

1.1.5.5 Tương quan giữa các nguồn cung cấp

Tương quan giữa các nguồn cung cấp cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức

độ phát triển của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Trong hoạt động của mình, cácdoanh nghiệp có thể sử dụng đầu vào từ các nguồn cung cấp khác nhau:

- Nguồn nội bộ doanh nghiệp (in-house) là những loại linh kiện màdoanh nghiệp có thể tự mình sản xuất Chỉ tiêu này cao thể hiện năng lực sảnxuất của doanh nghiệp nhưng nếu quá cao cũng sẽ hàm ý sự thiếu chuyênmôn hóa ở mức độ cao của doanh nghiệp

- Nguồn nhập khẩu (import) bao gồm các đầu vào mà doanh nghiệp phảinhập khẩu từ nước ngoài Trong xu thế toàn cầu hóa, rõ ràng, mỗi doanhnghiệp, mỗi quốc gia không thể tự mình sản xuất mọi loại sản phẩm, mọi loạilinh kiện Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhập khẩu cao sẽ thể hiện sự yếu kém của lĩnhvực công nghiệp hỗ trợ Ngược lại, các quốc gia cần tham gia vào mạng sảnxuất toàn cầu, nhập khẩu những đầu vào mình không có lợi thế và xuất khẩu

Trang 28

những đầu vào mình có lợi thế.

- Nguồn cung cấp trong nước (domestic) bao gồm những đầu vào màdoanh nghiệp mua của những nhà cung cấp trong nước Nguồn này có thểđược chia nhỏ thành 2 nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp FDI và các doanhnghiệp trong nước

Nếu tỷ lệ đầu vào mua từ các doanh nghiệp FDI lớn sẽ thể hiện một sựphụ thuộc vào FDI của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Chỉ khi nào có sự tácđộng giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, tiến tới nâng caonăng lực của các doanh nghiệp trong nước, giảm tỷ trọng mua từ các doanhnghiệp FDI và tăng dần tỷ trọng mua của các doanh nghiệp trong nước thìlĩnh vực CNHT mới phát triển

1.2 Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế

1.2.1 Ngành công nghiệp hỗ trợ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại của một quốc gia

CNHT tạo điều kiện cho hệ thống sản xuất công nghiệp có hiệu quả,nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực có trình độ, tạo điều kiện cho ngànhcông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng phát triển CNHT còn là nềntảng cho các công nghiệp nội địa phát triển Chỉ có phát triển các ngànhCNHT thì các ngành ô tô, dệt may, đóng tàu mới có thể phát triển một cách

ổn định và bền vững Bên cạnh đó, khi phát triển CNHT thì nhu cầu lao động

sẽ tăng lên Một lượng lớn sinh viên ra trường có việc làm với vai trò làm chủcác máy móc hiện đại và những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệpchuyển dần sang làm việc trong các nhà máy xí nghiệp Và CNHT đòi hỏiphải xây dựng nguồn lao động trình độ cao hơn mức yêu cầu của việc lắp rápđơn giản mới có thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng bền vững và cạnh tranh vớicác quốc gia có nguồn lao động rẻ

1.2.2 Ngành công nghiệp hỗ trợ làm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 29

CNHT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút dòng vốn đầu tưnước ngoài (FDI), nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc Tỷ lệchi phí về CNHT cao hơn nhiều so với chi phí về lao động trong giá thành sảnphẩm, nên dù có ưu thế lao động dồi dào và rẻ mà CNHT không phát triểncũng làm cho đầu tư trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

CNHT phải phát triển mới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sảnxuất các loại máy móc Tuy nhiên, cũng không phải là CNHT phát triển đồng

bộ rồi mới có FDI Có nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công tykhác (kể cả công ty nước ngoài và công ty bản xứ) đầu tư phát triển CNHT

Cụ thể, có thể chia quá trình FDI xâm nhập vào thị trường nội địa thành 3 giaiđoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuấtsản phẩm CNHT cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chínhcho thị trường nội địa Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuấtCNHT sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giaocông nghệ của các DN FDI Tuy nhiên, để có thể trở thành đối tác của các DNnày, các công ty CNHT phải chứng tỏ có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụliệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập

Giai đoạn 2: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều DN bản xứ ra đờitrong các ngành CNHT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các DN FDI.Những DN sớm hình thành sự liên kết với DN FDI sẽ được chuyển giao côngnghệ và sẽ phát triển nhanh

Giai đoạn 3: Sau một thời gian hoạt động, sản xuất của DN FDI được mởrộng, tạo thị trường ngày càng lớn cho các sản phẩm CNHT, nhiều công tynước ngoài sẽ đến đầu tư vào lĩnh vực CNHT, có thể là các công ty vốn đã cóquan hệ giao dịch lâu dài với các DN FDI đến đầu tư do sự khuyến khích củacác DN FDI; cũng có trưòng hợp các SMEs ở nước ngoài độc lập với các DNFDI nhưng thấy thị trường của CNHT đã lớn mạnh nên đến đầu tư

Trang 30

Như vậy, nếu các công ty CNHT trong nước phát triển, có thể đáp ứngđược yêu cầu của DN FDI (giai đoạn 1) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các DN hỗtrợ (giai đoạn 2) ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công tynước ngoài đến đầu tư.

1.2.3 Tạo nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp chế tạo

Đây là một vai trò rất đặc trưng của CNHT, bởi ngành CNHT có liênquan trực tiếp đến ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo thông qua cung cấp

hệ thống phụ tùng, linh kiện và các quy trình xử lí kĩ thuật, nếu ngành nàykhông phát triển thì chắc chắn ngành công nghiệp chế tạo sẽ phải phụ thuộcvào nhập khẩu Một quốc gia mà nền công nghiệp với phần lớn các linh phụkiện phải nhập khẩu từ nước ngoài thì đó sẽ là ngành công nghiệp gia cônglắp ráp đơn thuần Và khi đó thu nhập của người lao động sẽ không cao dokhông tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng

Trong chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp, mỗi sản phẩm côngnghiệp chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn.Giai đoạn thượng nguồn và trung nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng caohơn so với khu vực hạ nguồn và nó chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chuỗi giá trịcủa sản phẩm công nghiệp Khu vực thượng nguồn, trung nguồn chính làcông đoạn của các ngành CNHT, còn khu vực hạ nguồn với các hoạt động giacông, lắp ráp là khu vực tạo ra giá trị gia tăng ít nhất [13] Quá trình sản xuất

ở khu vực thượng nguồn và trung nguồn thường diễn ra ở nhiều nước khácnhau, với đòi hỏi trình độ công nghệ, sức sáng tạo cao, quy trình sản xuất phứctạp, yêu cầu kỹ thuật quy cách, tiêu chuẩn chặt chẽ Còn khu vực hạ nguồn, giacông lắp ráp có thể thực hiện ở bất kỳ nước nào, với những yêu cầu đơn giảnhơn, kể cả trình độ công nghệ thấp Hơn nữa, giá trị gia tăng lại nằm ở quytrình sản xuất sử dụng công nghệ cao chứ không phải nằm ở toàn bộ sản phẩm.Việc phát triển CNHT, góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất

và khai thác các nguồn lực trong nước; là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia

Trang 31

tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm côngnghiệp, tạo điều kiện thu hút được đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhanh quá trìnhCNH, HĐH và là cơ sở để thực hiện hội nhập nền công nghiệp toàn cầu

Như vậy có thể khẳng định rằng: Ngành CNHT đóng vai trò là nền móngvững chắc để tạo đà cho ngành công nghiệp chế tạo phát triển, nâng cao nội lựccho nền công nghiệp quốc gia, tạo thế chủ động cho việc hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.4 Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với nền kinh tế đang phát triển, việc đưa ra các chính sách khuyếnkhích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cho là một trong nhữnggiải pháp tối ưu nhằm phát triển kinh tế Bởi lẽ, việc thành lập và sản xuấtkinh doanh của các loại hình doanh nghiệp này không đòi hỏi cao về vốn,trình độ nhân lực, công nghệ nếu trước mắt có thể tận dụng tối đa và hiệuquả những nguồn lực trong nước

Một đặc điểm của ngành CNHT là các sản phẩm của ngành CNHTthường được sản xuất với quy mô nhỏ và được thực hiện bởi các công ty vừa

và nhỏ Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn, các bộ phận như đầu máy, thânmáy, bánh xe thường không được kể là CNHT vì phần lớn là các công tylớn sản xuất với quy mô lớn Trong ngành này, CNHT là những linh kiện,những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thânxe Vì thế sự phát triển ngành CNHT sẽ kéo theo dự phát triển của các công

ty vừa và nhỏ

1.2.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp

CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chínhyếu, thông qua việc cung cấp các phụ tùng, linh kiện và các quy trình xử lý kỹthuật Nếu CNHT trong nước mà không phát triển thì các ngành công nghiệpchế tạo, lắp ráp sẽ phải phụ thuộc vào nhập khẩu, khi đó ngành chế tạo ở quốc

gia này chỉ là ngành gia công lắp ráp đơn thuần Ở các nước phát triển, CNHT

được ưu tiên phát triển trước để làm cơ sở cho các ngành công nghiệp chính

Trang 32

như: ô tô, xe máy, điện tử, giày da, dệt may, đóng tàu… phát triển.

Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN trong một ngànhbao gồm: năng suất lao động, trình độ công nghệ, sản phẩm, quy mô tài chính,kinh nghiệm quản lý, phương thức thanh toán… Việc phát triển CNHT khôngphải là tiêu chí tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các ngành côngnghiệp chính, nhưng lại có tác động gián tiếp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ngành CNHT phát triển sẽ tạo được nguồn cung đầu vào ổnđịnh, chất lượng, từ đó đảm bảo được khả năng giao hàng cho các DN trongcác ngành công nghiệp chính Các DN lắp ráp hay các DN sản xuất sản phẩmcuối cùng, dù là DN trong nước hay các DN MNCs, dù bán sản phẩm tại thịtrường nội địa hay xuất khẩu, đều có nhu cầu rất lớn về mua sắm các sảnphẩm phụ trợ như phụ tùng nhựa, khuôn kim loại, linh kiện, phụ tùng từ cácnhà cung cấp trong nước Nếu CNHT không phát triển, các công ty này sẽphải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu linh phụ kiện, điều này có thể ảnhhưởng đến tiến độ của hợp đồng Hơn nữa, khi ngành CNHT phát triển sẽkích thích các nhà sản xuất đầu tư nhiều hơn vào máy móc, dây chuyền thiếtbị… vì họ có thể yên tâm về tính đồng bộ và kịp thời trong sản xuất

Thứ hai, CNHT giúp giảm giá thành sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng Theo chuyên gia kinh tế UNIDO, Junichi Mori đối với sản phẩm điện tử chi phí của linh kiện chiếm khoảng 70%, chi chí chế tạo 18%, chi phí hậu cần 2 % và chi phí lao động

Trang 33

Sơ đồ 3: Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động

Nguồn:[27]

Vì vậy, cắt giảm chi phí lao động không có ý nghĩa nhiều so với việc cắtgiảm chi phí linh phụ kiện trong sản xuất, ngay khi những sản phẩm này đượcnhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài thì chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho cũnglàm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, chiến lược phát triển công nghiệp cầnđược xây dựng dựa trên khả năng cạnh tranh quốc tế Khả năng cạnh tranhquốc tế lại được xây dựng bằng nhiều yếu tố, như chất lượng sản phẩm, chiphí, thời gian, chuyên môn hoá, tiếp thị (marketing), dịch vụ hậu mãi Nhân tốchi phí, như đã nói ở trên chính là việc có sẵn sản phẩm CNHT trong nướchay không Bởi vì, đối với nhiều nhà sản xuất, bộ phận chi phí lớn nhất chính

là linh phụ kiện và các đầu vào trung gian khác Theo ông Kenichi Ohno,Giám đốc dự án Diễn đàn phát triển Việt Nam phân tích thì khi quá trình sảnxuất thượng nguồn và hạ nguồn của một sản phẩm diễn ra ở các nước khácnhau thì một số công đoạn yêu cầu công nghệ cao và sự sáng tạo trong khi cáccông đoạn khác lại có thể thực hiện ở bất cứ nước nào

Và giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với quy trình sản xuất sử dụng côngnghệ cao, chứ không phải với toàn bộ sản phẩm Ông đưa ra một dẫn chứngcác công đoạn trong sản xuất máy tính, theo đó giá trị lớn thường ở giai đoạnbắt đầu (thiết kế và linh phụ kiện) và giai đoạn cuối (tiếp thị), còn giai đoạngiữa (lắp ráp) lại cần công nghệ tương đối thấp Theo tính toán của cácchuyên gia, đối với một số ngành, CNHT cung cấp tới 90 - 95% giá trị giatăng trong sản xuất công nghiệp

Tóm lại, sự phát triển CNHT trong nước sẽ giúp giảm chi phí sản xuất

do nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá và giúp các nhà lắp ráp có vốn FDI mở

Trang 34

rộng sản xuất Sự tập trung của công nghiệp phụ linh kiện cũng sẽ tạo điềukiện thu hút các nhà lắp ráp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp

1.3.1.1 Về xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách

Nhiều quốc gia khi phát triển CNHT thời gian đầu, vai trò của Chính phủrất quan trọng, trước hết là việc hình thành các chính sách Thành công haykhông, chủ yếu do các chính sách về CNHT có đủ mạnh hay không

Nhật Bản, từ năm 1956 đã có Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, ápdụng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành CNHT; Luật Phòng chống trìhoãn thanh toán chi phí thầu phụ; Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ

và vừa (năm 1970) Xây dựng các chính sách công nghiệp nhằm kịp thời đápứng những biến đổi trong môi trường kinh doanh, cân bằng lợi ích giữa SME

và doanh nghiệp lớn [29] Hiện nay, chính sách của Nhật Bản là thúc đẩy cácdoanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng có hiệu quảcác phụ tùng giá rẻ của nước ngoài Các doanh nghiệp Nhật Bản rất thànhcông trong việc “xuất khẩu sản xuất” tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩmtrên toàn cầu, khai thác hiệu quả thị trường quốc tế với sức cạnh tranh cao Trung Quốc, cuối năm 1990 đã ban hành chính sách đa dạng hoá, tự dohoá, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp sửdụng công nghệ tiên tiến Để phát triển CNHT, Trung Quốc thành lập các tổchức làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và Nhà nước, tăng cường phát triển tiềmnăng KH - CN quốc gia, đổi mới cơ chế tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp tưnhân hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ đối tác nước ngoài,xúc tiến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực [8] Có cơ chế cho cácdoanh nghiệp phối hợp đề đạt với Chính phủ những yêu cầu hỗ trợ về mặt chính

Trang 35

sách, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh hướng vào thu hút FDI

Thái Lan, những năm 1960 đã thực thi chiến lược công nghiệp hoá thaythế nhập khẩu; tới năm 1970, thực thi chiến lược công nghiệp hoá định hướngxuất khẩu Thái Lan đã lựa chọn 03 lĩnh vực ưu tiên là công nghiệp kỹ thuật,công nghiệp chế biến và DNNVV nông thôn Khuyến khích phát triển giacông kim loại, chế tạo linh kiện, phụ tùng hỗ trợ cho sản phẩm viễn thông vàđiện tử xuất khẩu Thái Lan thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ CNHT phát triểnnhư: Viện Nghiên cứu Ô tô - Xe máy; Văn phòng Phát triển CNHT; Uỷ banXúc tiến CNHT [33] Thậm chí khối doanh nghiệp của Thái Lan được thamgia vào việc dự thảo, điều chỉnh và kiểm tra các chính sách phát triển Chínhsách của Thái Lan rõ ràng, ổn định; áp dụng những biện pháp vừa khuyếnkhích vừa bắt buộc các nhà lắp ráp nội địa hoá sản phẩm bằng việc sử dụnglinh phụ kiện sản xuất trong nước Phát triển CNHT dựa vào FDI theo hướngtiếp cận mở, hoạch định chính sách CNHT linh hoạt, không nặng về hànhchính, nên dù bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên,song Thái Lan vẫn duy trì được tăng trưởng dài hạn [28]

1.3.1.2 Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong quá trình phát triển ngành CNHT, các nước ở khu vực Đông Ákhuyến khích mạnh mẽ sự gia nhập của các DNNVV trong nước, còn sự thu hútđầu tư nước ngoài chủ yếu là bước dẫn đường cho doanh nghiệp trong nước Nhật Bản, năm 1963 ban hành Luật các Công ty Xúc tiến đầu tư phục vụDNNVV Năm 1996, thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ vốn cho cácdoanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu; thành lập sàn giaodịch thứ cấp độc lập với sàn giao dịch sơ cấp Để giúp các DNNVV nhu cầu

về vốn, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp tài chính và chính sáchcho vay ưu đãi Chính phủ tài trợ trực tiếp cho đầu tư đổi mới công nghệ đểkhuyến khích các DNNVV áp dụng những công nghệ mới, cấp những khoảnvay với lãi suất thấp thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách [29]

Trang 36

Trường hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, Chính phủ bảo hộ bằngcách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn Về hỗ trợ tài chính cho cácDNNVV, Nhật Bản xây dựng đa dạng các loại hình tổ chức tài chính quốcdoanh phục vụ, cung cấp vốn cho sự phát triển của các DNNVV, đáp ứng nhucầu về vốn của các doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ Ngoài ra,Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵnsàng) đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành CNHT, chủ yếu là cácDNNVV, mục đích định hướng và quy định tạo khuôn khổ hoạt động của họ

đi đầu trong CNHT về sản xuất các mặt hàng mới, áp dụng công nghệ mới, tạothêm nhiều việc làm cho người lao động Ngân hàng SMEs Thái Lan là nơicung cấp vốn chủ yếu với nhiều ưu đãi cho SMEs nước này hoạt động [33]

1.3.1.3 Kinh nghiệm về phát triển cụm liên kết ngành

Cụm kiên kết ngành là mô hình đã thành công ở nhiều quốc gia khi pháttriển CNHT Mô hình các CLKN nhằm góp phần gia tăng năng lực cung ứngnội địa Thực tế kiểm chứng, sự lớn mạnh của một CLKN kéo theo sự gia tăng,phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNHT và sẽ có cơ hội tiếp cận vớinguồn vốn đầu tư, thị trường đầu tư và dây chuyền công nghệ hiện đại

Trung Quốc, để phát triển CLKN đã và đang tập trung phát triển 03 loại hìnhCLKN là: CLKN cho các ngành có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao (côngnghệ điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (IT); CLKN cho các ngành thông

Trang 37

thường, những ngành thâm dụng vốn kết hợp với thâm dụng kỹ thuật (chế tạo xehơi); và CLKN cho các ngành truyền thống (da giày, dệt, may,…).

Thái Lan, hiện nay đang phát triển CLKN đi theo loại mô hình sản xuấttích hợp Mô hình này thường gắn kết với CLKN để sử dụng lợi thế khoảngcách địa lý và sự gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI Theo đó, cáclinh kiện, phụ kiện, chi tiết của mỗi máy móc, thiết bị hay sản phẩm có tiêuchuẩn kích cỡ riêng Việc sản xuất, chế tạo chúng thường theo một công nghệkhép kín

1.3.1.4 Kinh nghiệm về xây dựng cơ sở dữ liệu và trao đổi thông tin

Phát triển CNHT cần có các CSDL chất lượng cao cung cấp thông tinkịp thời, đầy đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hạnguồn đến các doanh nghiệp hỗ trợ Việc thiết lập CSDL hoàn chỉnh là mộttrong những điều kiện tối quan trọng trong việc kết nối, trao đổi, tìm hiểu nhucầu của các doanh nghiệp mua sản phẩm với các doanh nghiệp cung ứng.Nhật Bản, thành lập khoảng 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị đãgiúp đỡ các công ty nhỏ với khả năng tài chính hạn chế có thể tiếp cận vớimáy móc thiết bị công nghệ mới; xây dựng 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ,xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp linh kiện, thường là các DNNVV vớicác công ty lớn thông qua thiết lập cơ sở dự liệu về CNHT Các địa phương ởNhật Bản đều có CSDL riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền,các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Các CSDL này có chất lượng cao cungcấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận [29]

Thái Lan, việc tạo dựng CSDL về CNHT, các luồng thông tin và liên kếtnhằm thúc đẩy sự thành công của ngành CNHT, cụ thể: thiết lập Build (1992)đưa ra Chương trình đáp ứng khách hàng; xây dựng CSDL về CNHTASEAN, các tổ chức độc lập, như các Viện nghiên cứu ôtô, điện, điện tử;thành lập Cục phát triển CNHT… thực hiện nhiệm vụ chính trao đổi, chungcấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo CNHT, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu

Trang 38

Thái Lan cũng thiết lập các tổ chức ngành về CNHT như: Tổ chức CNHTđiện tử, Tổ chức CNHT cơ khí… các tổ chức này, mang tính chất là cơ quanChính phủ và có những quan hệ, giao lưu gần gũi với các công ty FDI, cũngnhư các nhà kinh doanh trong nước, thúc đẩy các hợp tác với nước ngoài, đặcbiệt là với Nhật Bản.

1.3.2 Bài học cho Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Từ những kinh nghiệm tổng kết kể trên, có thể rút ra cho Việt Nam một

Trang 39

với các nhà đầu tư, nhưng mới chỉ dừng lại ở những kết luận Vì vậy, đã đếnlúc Việt Nam phải có các hành động quyết liệt, chế tài nghiêm khắc trong việcthực thi sai chính sách Nghiên cứu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tạotrung gian kết nối giữa ngân hàng với các DNNVV như kinh nghiệm của NhậtBản và Thái Lan, giúp các DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sảnthế chấp Có cơ chế đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, thúc đẩy liên kếtgiữa các doanh nghiệp trong nước với MNCs (như Nhật Bản, Thái Lan).

Ưu tiên ngành CNHT, sản phẩm CNHT Nhật Bản, Thái Lan đã rất thànhcông khi tập trung ưu tiên phát triển một số ngành CNHT và tìm cho mìnhnhững linh kiện cơ bản để tập trung chuyên môn hóa Việt Nam cần xác định

rõ các ngành, các sản phẩn CNHT ưu tiên để có thể tập trung nguồn lực cũngnhư định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư Kinh nghiệm của Nhật Bản,Trung Quốc giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trongnước cao Khi các DNNVV yếu thế trong cạnh tranh, trong khu vực kinh tếkém phát triển, khu vực nghèo được bảo hộ bằng ưu đãi giảm, miễn thuế thunhập và cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn Việt Nam chưa thựchiện được, các DNNVV vẫn phải vay với lãi suất cao và ngắn hạn Chưa có

ưu đãi các tập đoàn đa quốc gia về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọicác doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Việt Nam

1.3.2.2 Từ phía doanh nghiệp

Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực, doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện hiện tại sẽ là lực lượng sản xuấtCNHT ở Việt Nam Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan,các doanh nghiệp Việt Nam khi được đề nghị cần tích cực tham gia, đóng góp

ý kiến trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển cácngành công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng

Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực,chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Bố trí cán bộ, công nhân trong doanh

Trang 40

nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của ngành, địa phương, hiệp hội hoặc thuê các chuyên gia tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chấtlượng cao ngay tại chỗ làm việc Trong đó, chú trọng đào tạo phong cách, kỷluật lao động và kiến thức thực tế, tinh thần tập thể trong doanh nghiệp Xây dựng chiến lược về thương hiệu của doanh nghiệp để khẳng định sựhiện hữu của mình trên thương trường Những thương hiệu mạnh sẽ tạo nêngiá trị riêng, có lợi thế cạnh tranh về chiến lược kinh doanh tiếp thị sản phẩm.Tuy nhiên, điều này phải đi kèm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cáchphục vụ tốt Như vậy, thương hiệu sẽ tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp.Tham gia và cung cấp thông tin, quá trình hoạt động của doanh nghiệp chocác cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu vềCNHT quốc gia.

Ngoài những bài học về thành công kể trên, Nhật Bản, Trung Quốc vàThái Lan cũng có những bài học thất bại hoặc ít thành công trong phát triểnCNHT Chẳng hạn như Thái Lan, khi xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác vớicác tổ chức quốc tế và liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với MNCsnhằm thúc đẩy CNHT phát triển cũng chưa được thành công, do thiếu sự phốihợp giữa các bộ, ngành và thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách củaChính phủ Thái Lan Việt Nam là nước đi sau, đây là những kinh nghiệm đểViệt Nam nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với điều kiện, thực tiễn của đất nướcnhằm phát triển CNHT ở Việt Nam hiệu quả

Ngày đăng: 03/12/2015, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ADB (2007), Triển vọng phát triển Châu Á: Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng phát triển Châu Á: Việt Nam
Tác giả: ADB
Năm: 2007
2. Từ Thúy Anh (2010), "Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành:Lý thuyết và thực tiễn", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 383 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành:Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Từ Thúy Anh
Năm: 2010
4. Trương Thị Chí Bình (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngànhđiện tử gia dụng ở Việt Nam
Tác giả: Trương Thị Chí Bình
Năm: 2010
8. Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn) (2010), Công nghiệp hỗ trợ : Kinh nghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hỗ trợ : Kinhnghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Thông tin vàTruyền thông
Năm: 2010
9. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ củaViệt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2010
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Vũ Chí Lộc (2010), "Vai trò của các TNCs trong quá trình Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển", Tạp chí Thương mại, số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các TNCs trong quá trình Phát triển cácngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển
Tác giả: Vũ Chí Lộc
Năm: 2010
12. . Nguyễn Đình Tài (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở ViệtNam”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Nguyễn Đình Tài
Năm: 2013
13. Trần Văn Thọ (2005), “Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vực hoá ở Đông Á”, Tạp chí Thời đại mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vựchoá ở Đông Á”
Tác giả: Trần Văn Thọ
Năm: 2005
14. Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), Công nghiệp hỗ trợ, tổng quan về các khái niệm, trong Xây dựng Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Ohno K. (Chủ biên), VDF-GRIPS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hỗ trợ, tổng quan về các kháiniệm", trong "Xây dựng Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Thúy
Năm: 2007
26. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2010), Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứuchính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hộinhập
Tác giả: Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp
Năm: 2010
27. Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính (12/2011), Tài liệu hội thảo chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệuhội thảo chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT
28. WB (2005), Thực thi Hợp đồng: những phát hiện qua báo cáo về hoạt động kinh doanh 2005 ở một số quốc gia Châu Á, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực thi Hợp đồng: những phát hiện qua báo cáo về hoạtđộng kinh doanh 2005 ở một số quốc gia Châu Á
Tác giả: WB
Năm: 2005
32. Ohno K. (2007), Building supporting industries in Vietnam, VDF&GRIPS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building supporting industries in Vietnam
Tác giả: Ohno K
Năm: 2007
25. Tổng cục Hải quan, số liệu Website (http://www.customs.gov.vn), 2012 Link
3. Lê Xuân Bá (2010), Kinh tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển đến năm 2020 Khác
5. Bộ Công thương (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
6. Bộ Công thương (2014), Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 07 năm 2011 hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT Khác
15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành CNHT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w