Để hạn chế tác hại của sâu, bệnh người trồng hoa đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật TBVTV.. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với các kiến thức sinh học đã được học nhằm áp dụng vào
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc, vị trí và phân loại của cây hoa hồng 2
1.2 Đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng 6
1.3.Tình hình sử dụng TBVTV và vấn đề ÔNMT ở Việt Nam 8
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.3 Thời gian nghiên cứu 13
2.4 Địa điểm nghiên cứu 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mê Linh 15
3.2 Thực trạng sản xuất hoa hồng ở xã Mê Linh 16
3.3 Các tác động có hại tới môi trường tự nhiên và xã hội 21
3.4 Hệ thống giải pháp 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 35
2 Kiến nghị 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống của
người dân cũng từng bước được nâng lên Việc thưởng thức vẻ đẹp của
hoa đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu Trước nhu cầu đòi
hỏi nguồn cung cấp hoa, xã Mê Linh đã tận dụng những lợi thế có sẵn của
mình, chủ động chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa Làng hoa xã Mê Linh
có khoảng hơn 10 loại hoa trong đó hoa hồng chiếm tới 80% Thời gian
đầu hoa ít bị sâu bệnh, thời gian trồng càng lâu hoa hồng càng có nhiều
bệnh hại do côn trùng, nấm và vi khuẩn… Một khi cây hồng bị bệnh tấn
công thì xuống sức rất nhanh và rất dễ chết Để hạn chế tác hại của sâu,
bệnh người trồng hoa đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật
(TBVTV) Tuy nhiên, TBVTV chưa được sử dụng một cách hợp lý nên đã
ảnh hưởng tới môi trường, đe dọa sức khỏe của người dân làng hoa, các
làng lân cận và cho người dùng hoa
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với các kiến thức sinh học đã được
học nhằm áp dụng vào nghiên cứu thực tế tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực
trạng sản xuất hoa hồng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội - Một số vấn đề về môi trường và giải pháp”
1.2 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng canh tác hoa hồng tại xã Mê Linh
- Nghiên cứu tác động có hại của việc trồng hoa tới môi trường
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghề trồng hoa đi đôi với việc
bảo vệ môi trường tại xã Mê Linh - huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc, vị trí và phân loại của cây hoa hồng
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử của hoa hồng
Theo cuốn “All about rose”, hoa hồng xuất hiện đầu tiên ở Bắc bán
cầu Các nhà khoa học đã tìm thấy mẫu hoa hồng hoá thạch ở bang
Colorado - Mỹ được xác định là đã có niên đại hơn 30 triệu năm Như vậy,
hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất từ vài chục triệu năm, chúng đã thực sự
được nuôi trồng từ vài ngàn năm nay và được nhân giống lai tạo từ vài
trăm năm nay [8]
Theo Hoàng Ngọc Thuận [9], có 3 trung tâm phát sinh hoa hồng lớn
nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông Trong đó, các nước Trung
Đông đã trồng hoa hồng từ trước Công Nguyên, còn Trung Quốc và Ấn
Độ là hai trung tâm phát sinh hoa hồng lớn nhất thế giới và từ hai trung
tâm này hoa hồng được phát triển sang Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Pháp, Đức, Ý
và các nước Tây Âu khác…
Hoa hồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao
của tầm xuân (Rosa multiflora) với mai khôi (Rosa rugosa) và hoa hồng
Ấn Độ (Rosa indica) [8]
Tầm xuân (Rosa multiflora) là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc
lan như dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ, mọc thành cành, một năm chỉ
ra hoa một lần Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ Ở
Trung Quốc có loại tầm xuân dại (Rosa multiflora) có từ 5 - 11 lá kép,
quanh thân có gai, hoa nhỏ màu trắng đến đỏ, mọc dày xít như hình cái ô,
hoa ra vào tháng 5, tháng 6, quả hình cầu Ngoài ra, có một số loại tầm
xuân khác như: Cẩu tầm xuân (Rosa canina), tầm xuân vàng, tầm xuân lá
nhãn, tầm xuân Pháp…
Trang 4Mai khôi (Rosa rugosa) có nguồn gốc từ Trung Quốc hiện còn rất
nhiều cây hoang dại Mai khôi là cây thân gỗ, rụng lá, cao tới 2 m, thân
dạng bò, màu nâu tro, trên thân có một lớp lông nhung và có gai Lá kép
lông chim, có 5 - 9 lá nhỏ, hình thuôn hoặc hình trứng dài 2 – 5 cm, mép lá
có răng cưa, mặt trên không có gai, mặt dưới có lông gai Hoa mọc thành
chùm màu trắng hoặc đỏ tím, đường kính 6 – 8 cm, có chứa tinh dầu, có
mùi thơm, thông thường mỗi năm ra hoa một lần vào tháng 5 - 6, cũng có
khi ra hoa thêm một đợt vào tháng 7 - 8 Quả hình cầu méo, màu đỏ gạch
Hoa hồng Ấn Độ (Rosa indica) nguyên sản ở vùng Hồ Bắc, Tứ
Xuyên, Vân Nam, Tô Châu, Quảng Đông - Trung Quốc Hiện nay, còn tồn
tại những cây cổ thụ hoang dại Đây là loại cây lùn, rụng lá và nửa rụng lá,
cây mọc đứng hoặc nửa mở, lá kép lông chim có 3 - 5 lá nhỏ, hình trứng
dài 2 – 3 cm, đỉnh lá nhọn, mép lá có răng cưa, hai mặt không có lông
Hoa mọc rời hoặc mọc thành chùm trên cành, đường kính 5 cm, hoa màu
trắng đến đỏ thẫm, hương thơm nhẹ, cuống lá nhỏ Một năm cây ra hoa
nhiều lần từ tháng 5 đến tháng 11 Nhiễm sắc thể 2n = 14, có rất nhiều
biến chủng nhưng có loại có lông, có loại không có lông, lá vuông nhỏ,
nhiều hoa, là bố mẹ của các giống hồng hiện nay [2]
Phần lớn hoa hồng ở Bắc bán cầu có màu hồng Các giống hoa hồng
Châu Mỹ có sự biến đổi về màu sắc và ra hoa muộn hơn so với hoa hồng
Châu Âu Các giống hoa hồng Châu Âu có sự đa dạng về sắc thái của màu
hồng, từ hồng đậm cho đến hồng đỏ thẫm và có hình dạng hoa khác nhau
Trong các loài này có cả các dạng hoa màu trắng Hoa hồng phương Đông
cũng có dạng hoa màu trắng và có thể ra hoa nhiều lần
Cho đến thế kỷ XVIII người ta tìm thấy các giống hồng vàng hoang
dại ở Trung Đông, các giống hồng dại ở Afganistan và Tây Nam Á, hoa có
nhiều màu sắc từ vàng nhạt đến vàng đậm được trồng và rất ưa chuộng ở
Trang 5Châu Âu Có 3 loại hoa hồng vàng là nguồn gốc của các giống hồng lai
mới hiện nay, đó là: Rosa ecae, Rosa foetida, và Rosa hemisphaerica
Rosa ecae có nguồn gốc từ Afganistan, dạng cây bụi, hoa nhỏ, có nhiều
gai màu nâu đỏ, lá dạng lá dương xỉ, hoa màu vàng thích hợp với khí hậu
ấm áp Rosa hemisphaerica có nguồn gốc từ Nam Á, hoa có màu vàng
nhạt, cây bụi cao tới 6 feet, thân cây màu xanh đậm, hoa kép có hương
thơm [8]
Ở Hà Lan và Pháp có rất nhiều giống hồng lai Trước thế kỷ XVIII,
Châu Âu có khoảng 24 loài, đến cuối thế kỷ XVIII có hơn 1000 loài nhưng
Phân họ Hoa hồng : Rosoideae [18]
Phân lớp Hoa hồng là một phân lớp lớn và đa dạng Chúng gồm
những cây gỗ, cây bụi, cây leo, cây thân cỏ với nhiều dạng lá khác nhau
Tính chất chung nhất của phân lớp là có hoa mẫu 5 với lối đính noãn trụ
giữa Hoa tiến hoá theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ
Bộ Hoa hồng gồm có 3 họ, trong đó đại diện lớn nhất là họ Hoa
hồng (Rosaceae) gồm những cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi, cỏ
nhiều năm, rất khác nhau về hình dạng bên ngoài Lá cũng đa dạng, mọc
Trang 6mọc đơn độc hay mọc thành cụm Hoa đều, bao hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 3
- 4, hoặc nhiều hơn 5 Đế hoa lồi hoặc lõm hình chén, phần trên đính với
gốc đài và cánh hoa Nhị thường nhiều, có khi số lượng nhị cố định (5
hoặc 10), hoặc tiêu giảm, xếp vòng Bộ nhuỵ có lá noãn rời hoặc dính lại:
Ở mỗi đại diện, nhuỵ chỉ gồm 1 lá noãn Bầu trên hoặc dưới Trong mỗi lá
noãn hoặc mỗi ô của bầu có 1 vài noãn đảo hay cong Quả gồm nhiều quả
nhỏ rời nhau, hoặc quả mọng kiểu táo, hay quả hạch Hạt thường không có
nội nhũ
Họ Hoa hồng có 115 giống và trên 3000 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng ôn đới và cận nhiệt đới Bắc bán cầu Giống Hoa hồng đầu tiên (hoa
hồng thơm Hybrid perpetuals) được lai tạo ra năm 1873 do Laffay lai tạo
giữa hoa hồng Trung Quốc với Rosa portlands có đặc điểm cây cao to,
sinh trưởng khoẻ, hoa thơm có màu đỏ, phấn hồng nhưng chỉ ra hoa 1 - 2
lần trong năm Vì vậy, người ta lấy năm này làm mốc thời gian để phân
chia hoa hồng cổ điển và hoa hồng hiện đại [2] Có rất nhiều hệ thống
phân loại hoa hồng trên thế giới
Theo cuốn “All about rose”, hoa hồng được chia làm ba loại như
sau:
- Loại hồng dại (còn gọi là hồng leo hay hồng bò): Là loại thường
thấy ở nơi hoang dã, mọc bò ngoằn ngoèo Có khoảng 150 loài hồng
hoang dại đã được lai tạo tự nhiên lâu đời và tạo được nhiều loại mới dạng
bụi, cành nhiều, nhiều hoa đơn nhỏ mọc thành chùm màu hồng chóng tàn,
dùng làm gốc ghép rất tốt Các dạng hoang dại thường gặp ở Việt Nam là
hồng leo Rosa multiflora (cây sinh trưởng mạnh, chịu được nhiệt độ cao,
chịu lạnh kém, hoa nhiều, màu phớt hồng, chỉ ra hoa một lần vào vụ xuân)
và hồng Ấn Độ Rosa indica (phát triển cành nhánh mạnh, hoa to, thân đẹp,
ít bị sâu bệnh hại)
Trang 7- Loại hồng cổ điển: Là những loại hồng được trồng từ trước những
năm 1867 mà đại diện là cây hồng trà lai lần đầu tiên bởi công ty của Mỹ
Đại diện cho nhóm này là hồng chè của Trung Quốc (Rosa chinensis hay
dorata) có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, da cam…) hoa đơn hoặc
kép, thường ra hoa suốt mùa hè, những loài này khá nổi tiếng vì hương
thơm Hiện nay, các giống hồng trồng ở miền Bắc chủ yếu thuộc nhóm
này [7]
- Loại hồng hiện đại: Gồm những giống hồng xuất hiện sau năm
1867 Hồng hiện đại sau này được trồng đại trà hơn các loại khác, chủ yếu
là các giống lai hoa to, nhiều hoa, hương thơm và dễ trồng hơn Cây ra hoa
quanh năm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Xuất
phát từ các loại hồng trà Trung Quốc, ban đầu một số nước Châu Âu lai
tạo và cải thiện thành loại hồng lai trà như Polyantha là cây hồng lai giữa
Multiflora và cây hồng trà, hay như Grandiflora được lai tạo giữa
Flosibundda và cây hồng trà…[4] [7]
Phân loại theo chiều cao có các loại sau:
- Hồng mini: Cao 10 – 25 cm, thường trồng trong chậu nhỏ, trồng
treo hoặc trang trí cho các vườn hoa, công viên
- Hồng lùn: Cao 30 – 60 cm, có nhiều hoa nhưng hoa nhỏ mọc thành
chùm
- Hồng bụi: Cao 50 – 100 cm, có hoa đơn to, thường trồng để cắt
cành
- Hồng cây: Cao 100 – 200 cm, dùng làm cây trang trí trước sân
- Hồng leo: Cây cao to, phải có trụ hoặc vách rào để bám vào Dùng
trang trí ban công, hàng rào, hoa thơm [7]
1.2 Đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng
1.2.1 Đặc điểm thực vật học
Trang 8Thân thuộc nhóm cây bụi nhỏ, đứng hay trườn, có nhiều cành và gai
cong, không có lông
Rễ
Rễ hoa hồng thuộc loại rễ cọc, chiều ngang ăn tương đối rộng, khi
bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ
Lá
Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, cuống lá có lá kèm, mỗi lá kép có từ
3 - 5 hoặc 7 - 9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, tuỳ
giống mà có màu sắc đậm hoặc nhạt, răng cưa nông hay sâu và có nhiều
hình dạng khác nhau
Hoa
Hoa có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, một số giống có hương
thơm đặc trưng Hoa hồng thường ra một hoa hay tập hợp trên một cuống
dài, cứng, có gai, hoa lớn, cánh dài, hợp thành chén ở gốc, xếp thành một
hay nhiều vòng, xít chặt hay lỏng lẻo tuỳ thuộc vào từng giống Hoa hồng
thuộc loại hoa lưỡng tính, có nhiều cách hoa do nhị biến thành Khi phấn
chín rơi trên đầu nhuỵ nên có thể tự thụ phấn Đài hoa có màu xanh [7]
Quả và hạt
Quả có nhiều hình dạng khác nhau, hình cầu, hình cầu méo, hình
bầu dục, kích cỡ lớn nhỏ tuỳ thuộc vào từng giống Khi quả chín có màu
hồng điều, màu vàng, màu đỏ đun Mỗi quả có chứa nhiều hạt nhỏ Hạt
hoa hồng có dạng đa diện, vỏ dày có lớp lông trắng bao phủ, hạt khó nảy
mầm [10]
1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Cây hoa hồng ưa khí hậu ôn hòa, nhiệt độ thích hợp cho
cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 18 - 250C Nhiệt độ
Trang 9trên 350C và dưới 80C đều làm ảnh hưởng đến cây, làm cây chậm sinh
trưởng và phát triển
- Độ ẩm: Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm đất khoảng 60 - 70% và độ
ẩm không khí từ 80 - 85%, lượng mưa hàng năm trung bình yêu cầu
khoảng từ 1500 – 2000 mm
- Ánh sáng: Hồng là loài cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh
trưởng tốt
- Đất đai: Loại đất thích hợp cho hồng sinh trưởng và phát triển tốt
nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều mùn và chất hữu cơ, thoát
nước tốt, pH từ 5,6 - 6,5
- Dinh dưỡng: Việc cung cấp dinh dưỡng cho hồng là một biện pháp
có hiệu quả để nâng cao năng suất chất lượng hoa Những chất dinh dưỡng
mà cây cần bao gồm phân hoá học như N, P, K; phân hữu cơ như phân
chuồng, phân xanh… Ngoài ra, phải cần một lượng nhỏ phân vi lượng [7]
1.3 Tình hình sử dụng TBVTV và vấn đề ÔNMT ở Việt Nam
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và
ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa
màng Do vậy, việc sử dụng TBVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo
vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp
quan trọng và chủ yếu Cùng với phân bón hóa học, TBVTV là yếu tố rất
quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người
Do các loại TBVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên
mặt trái của TBVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối
tượng có nguy cơ cao gây ÔNMT sinh thái nếu không được quản lý chặt
chẽ và sử dụng đúng cách Dư lượng TBVTV quá giới hạn cho phép trong
Trang 10Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng TBVTV để bảo vệ sản
xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là
một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, các loại TBVTV đã được
sử dụng từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát
sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số
lượng và chủng loại TBVTV chưa nhiều Ngày đó, do thiếu thông tin và
do chủng loại TBVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng
nhiều loại TBVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường Ngày
nay, người ta đã thay dần bằng các loại TBVTV thế hệ mới có độc tính
thấp, ít tồn lưu trong môi trường
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay
đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn
Vì vậy, số lượng và chủng loại TBVTV sử dụng cũng tăng lên Nếu như
trước năm 1985 khối lượng TBVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến
9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng
0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng
biến động từ 25 - 38 ngàn tấn Đặc biệt, năm 2006 lượng TBVTV nhập
khẩu là 71.345 tấn Cơ cấu TBVTV sử dụng cũng có biến động: Thuốc trừ
sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng
loại [15]
Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh
vùng đồng bằng nông dân sử dụng nhiều TBVTV hơn (1,15 - 2,66 kg
thành phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23 kg thành
phẩm/ha/năm) [15]
Trang 11Tuy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật
đã có nhiều văn bản quy định và hướng dẫn cách sử dụng TBVTV an toàn
có hiệu quả đặc biệt là trên rau và chè nhưng việc sử dụng TBVTV còn
bộc lộ nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất nông
nghiệp sạch Kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun
thuốc, dùng TBVTV không theo hướng dẫn, lạm dụng TBVTV đã dẫn đến
hậu quả đã gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại
tồn dư TBVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm Đó cũng là
nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh
của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc,
tình trạng vứt bao bì TBVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến Thói quen
rửa bình bơm và dụng cụ pha chế TBVTV không đúng nơi quy định gây ô
nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được
cảnh báo và khắc phục ngay
Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng TBVTV trên rau của 4.600 hộ
nông dân năm 2006 cho thấy có tới 59,8% số hộ vi phạm về quy trình sử
dụng thuốc Số hộ không giữ đúng thời gian cách ly: 20,7%; sử dụng thuốc
cấm, thuốc ngoài danh mục: 10,31%; sử dụng thuốc hạn chế trên rau:
0,18%; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 0,73% [15]
Kiểm tra dư lượng TBVTV trên 373 mẫu rau năm 2006, cho thấy có
33 mẫu (chiếm 13,46%) vượt mức dư lượng cho phép Đây là nguyên nhân
của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản,
hàng hoá trên thị trường thế giới và cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến
sức khoẻ cộng đồng và gây ÔNMT
Trang 12Do nhu cầu sử dụng TBVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán
mặt hàng TBVTV cũng ngày càng gia tăng Mặc dù, TBVTV là một mặt
hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ
các điều kiện như quy định Kết quả thanh tra 14.570 lượt cửa hàng, đại lý
kinh doanh TBVTV năm 2006 cho thấy có 14,8% vi phạm các quy định về
kinh doanh TBVTV [15]
Trình độ của người kinh doanh TBVTV còn thấp so với yêu cầu
trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng
TBVTV trực tiếp từ người bán thuốc
Hầu hết các loại TBVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều
nhập khẩu từ nước ngoài Khối lượng TBVTV nhập khẩu tăng từ 13.000
-15.000 tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000 - 38.000 tấn những
năm 2000 Đặc biệt, các năm 2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và
vàng lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên lượng TBVTV nhập khẩu đã
tăng lên 51.000 tấn (2005) và 71.000 tấn (2006) Hiện tượng nhập lậu các
loại TBVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế
sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi Hàng năm vẫn có một
khối lượng lớn TBVTV nhập lậu vào nước ta Tình trạng các TBVTV tồn
đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số
lượng và chủng loại Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại TBVTV tồn
đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới
đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là
rất đáng báo động Cùng với TBVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì,
đồ dựng TBVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô
nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn
cấp
Trang 13Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói TBVTV vẫn còn
một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử
dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm Đặc biệt là hệ thống
xử lý chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường
Sử dụng TBVTV để bảo vệ một nền sản xuất nông nghiệp bền vững
phải đi đôi với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường Vì vậy,
nhiệm vụ phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường do sản xuất, kinh
doanh và sử dụng TBVTV phải được coi là mục tiêu của ngành Bảo vệ
thực vật [15]
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN,
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng
- Các giống hoa hồng trồng tại xã Mê Linh - huyện Mê Linh - thành
phố Hà Nội
- Một số loại TBVTV và phân bón
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đối chứng giữa thực
tế và lý thuyết khoa học cây trồng
- Nghiên cứu cơ sở
Trang 14+ Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo của các nhà nghiên cứu đi trước
về các lập luận khoa học về trồng và phòng bệnh dịch cho hoa hồng, cách quản lý sử dụng phân bón đúng cách vv…
- Nghiên cứu thực địa + Thiết kế mẫu câu hỏi điều tra
+ Phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ gia đình trồng hoa và các cán bộ
xã Mê Linh
+ Điều tra thực tế việc chăm sóc, tìm hiểu các loại sâu, bệnh trên cây hoa hồng khi được trồng tại xã Mê Linh (vùng nghiên cứu) và việc sử dụng phân bón và TBVTV để phòng trừ sâu, bệnh hại
- Tổng hợp xử lý nguồn thông tin đã thu thập để viết báo cáo
Tiến hành tổng hợp các thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, báo cáo đã công bố, xử lý nguồn thông tin thu thập từ điều tra thực tế, để đưa
ra báo cáo
2.3 Thời gian nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được nhóm nghiên cứu lên kế hoạch và thực
hiện trong năm 2009 theo bảng sau:
Bảng 2.1 Tiến trình thực hiện đề tài
Xử lý thông tin
Trang 162.4 Địa điểm nghiên cứu
Xã Mê Linh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội Chi tiết tại bản
đồ:
Hình 2.1 Bản đồ khu vực Mê Linh [14]
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trang 173.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mê Linh
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Mê Linh là một xã nông nghiệp thuộc phía Nam huyện Mê Linh với
tổng diện tích đất tự nhiên là 605 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ lớn là 438 ha [12] Đất tự nhiên tại đây được hình thành do sự
bồi đắp của sông Hồng, là chất đất thuộc loại đất nông nghiệp hình thành
trên đất phù sa cổ, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp Gần các trung
tâm lớn là thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, các thị xã, các khu
công nghiệp, có đường giao thông thuỷ - bộ thuận tiện, do vậy, xã Mê
Linh có điều kiện thuận lợi để trở thành khu vực sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế
Theo báo cáo hàng năm, năm 2009 tổng giá trị kinh tế của toàn xã
ước đạt 85,916 tỷ đồng, tăng 7,98% so với năm 2008 Tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2009 là 7,98% Thu nhập bình quân đầu người đạt ≈ 7,4 triệu
đồng/người/năm, tăng so với năm 2008 là 5,7%, đời sống người dân ngày
càng được cải thiện
Những năm gần đây, thu nhập từ trồng hoa đạt từ 5 - 5,5 triệu
đồng/sào/năm Tính bình quân, thu nhập của của các hộ khoảng 135 - 140
triệu đồng/ha Một số gia đình trồng diện tích lớn trên 1 mẫu có thể đạt
trên 150 triệu/ha/năm
Theo thống kê của UBND xã Mê Linh năm 2009, tổng số hoa cắt
cành của toàn xã là 48.573.000 bông Riêng thu nhập từ hoa hồng là 31,9 tỉ
đồng (trung bình là 145 triệu/1 ha/1 năm) chiếm 37,13% tổng giá trị kinh
tế của toàn xã, từ các hoa khác là 1,6 tỉ đồng chiếm 1,86% [12]
Trang 183.1.3 Đặc điểm về xã hội
Toàn xã có 2.803 hộ với 11.559 nhân khẩu chia làm ba thôn Hạ lôi,
Ấp Hạ, Liễu Trì với 11 khu dân cư, mỗi khu đều có nhà văn hóa riêng Tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,31%, giảm 0,14% so với năm trước Tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng còn 15,1%; giảm 1,1% so với năm 2008 Tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới là 2,31%, giảm 08 hộ so với năm 2008, có 81 hộ
cận nghèo = 2,9% Về y tế, trạm y tế xã đã khám và điều trị cho 5.295 lượt
người, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước Số phụ nữ có thai được khám
và tiêm phòng đầy đủ, không có trường hợp nào tai biến sản khoa và
chuyên môn điều trị Trạm y tế xã đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp trên
công nhận đạt chuẩn y tế Quốc gia [12]
3.2 Thực trạng sản xuất hoa hồng ở xã Mê Linh
3.2.1 Kinh nghiệm sản xuất của người trồng hoa
Qua điều tra và phỏng vấn người dân, chúng tôi nhận thấy:
- Người dân nơi đây trồng hoa theo kiểu tự phát và theo phong trào
- Trồng hoa theo kinh nghiệm của bản thân tự đúc rút hoặc học hỏi
nhau theo lối truyền miệng
- Chưa có chuyên gia chuyên sâu hướng dẫn
- Trồng hoa thủ công, chưa có sự áp dụng các kĩ thuật tiên tiến
3.2.2 Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại trên cây hoa hồng đang là một vấn đề lớn trong quy
trình sản xuất hoa hồng Sâu bệnh hại không những gây hại cho cây, làm
giảm năng suất cũng như chất lượng hoa mà còn ảnh hưởng xấu đến môi
trường và sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng do việc sử dụng một cách
quá mức các biện pháp hóa học để phòng trừ gây ra
Các loại sâu hại hoa hồng tại vùng nghiên cứu được trình bày
trong bảng 3.1:
Trang 19Bảng 3.1 Một số loại côn trùng và nhện gây hại chính trên cây hoa
hồng
Trang 20STT
Loại côn trùng và nhện hại
Tên khoa học
Thời gian xuất hiện
Bộ phận bị hại
4 Sâu xanh Heli coverpa
armigerra Hb
T4 ->
T9
Lá, ngọn non, nụ, hoa
Từ bảng 3.1 có thể thấy: Các loại côn trùng hại nặng nhất đối với
hoa hồng là nhện đỏ, bọ trĩ và rệp sáp
- Nhện đỏ thường cư trú ở mặt dưới lá, chích hút dịch bào trong mô lá
cây hồng, tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết
với nhau Khi bị hại nặng, lá cây hồng có màu nâu vàng rồi khô và rụng
- Bọ trĩ hút nhựa làm ngọn và lá non xoăn lại, có nhiều đốm nhỏ màu
vàng nhạt Mật độ cao làm cây cằn cỗi, ngọn chùn lại, lá vàng khô, hoa rụng
- Trên đồng rộng thường có rệp nhảy và rệp muội Rệp phá hại trên
thân lá ngọn non cây hồng chích hút nhựa làm lá vàng, héo, cây sinh trưởng
kém, nụ hoa nhỏ, hoa rụng, kém tươi Đặc biệt rệp sáp hình bầu dục, mình
phủ sáp trắng, không thấm nước Loại rệp này thường sống cộng sinh với
kiến
Ngoài ra, cây hoa hồng còn bị các loài sâu phá hại cắn lá, ngọn non
hoặc mầm
Trang 21Các loại bệnh hại hoa hồng tại vùng nghiên cứu được trình bày
trong bảng 3.2:
Bảng 3.2 Một số loại bệnh gây hại chính trên cây hoa hồng
STT
Loại bệnh
hại
Tên khoa học
Thời gian xuất hiện
T4 -> T9, T10
Lá bánh
tẻ
3 Rỉ sắt
Phragmidium disciflorum James T4 -> T9 Lá
Theo PSG.TS Phạm Văn Lầm [6] thì có 9 loại bệnh hại trên cây hoa
hồng Tuy nhiên, theo chúng tôi điều tra trong các giai đoạn phát triển của
cây hoa hồng thường xuất hiện một số bệnh hại nặng như: Thán thư, rỉ sắt,
đốm đen, phấn trắng Trong đó, phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt là những bệnh
gây hại nặng nhất
- Bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca pannosa Khi cây bị bệnh
này sẽ xuất hiện vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất định
Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả hai mặt
lá Bệnh nặng hại cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít,
hoa không nở thậm chí chết
Trang 22hoặc hình bất định ở giữa màu xám, xung quanh màu đen Bệnh thường phá
hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện trên cả hai mặt lá Bệnh nặng làm lá
vàng, rụng hàng loạt Đây là bệnh chủ yếu hại cây hoa hồng
- Bệnh rỉ sắt cũng là một loại bệnh thường gặp trên cây hoa hồng, do
nấm Phragmidium disciflorum gây ra Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam
hoặc nâu Rỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá Mặt trên mô bệnh mất màu xanh
bình thường chuyển sang màu vàng Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa
nhỏ ra ít, thường bị thay đổi màu sắc, cây còi cọc
Tuy nhiên, người dân trồng hoa trong quá trình canh tác do chưa có
sự hiểu biết nên:
- Chưa xác định được chính xác loại sâu, bệnh gây hại cho cây hoa hồng
- Chưa xác định được thời điểm sâu, bệnh xuất hiện và bùng phát
- Khi thấy sâu, bệnh xuất hiện người dân dùng TBVTV nhưng chưa
đúng hướng dẫn cũng như chưa đúng loại sâu, bệnh [Bảng 3.3]
Bảng 3.3 Các loại TBVTV người dân trồng hoa đã sử dụng
Trang 23++ : Gấp đôi liều lượng, nồng độ ghi trên bao bì
+ : Cao hơn liều lượng, nồng độ ghi trên bao bì
- : Đúng liều lượng, nồng độ ghi trên bao bì (phụ lục 2)
Qua bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy, phần lớn các loại TBVTV được
người dân sử dụng vượt quá so với nồng độ, liều lượng ghi trên bao bì
Nguyên nhân là do người nông dân không được tập huấn đầy đủ về kỹ
thuật phun thuốc cũng như chưa hiểu rõ về ảnh hưởng của TBVTV đối với
sức khoẻ của chính họ và những người xung quanh Do đó, xuất hiện các
loại sâu, bệnh mới có khả năng kháng thuốc cao
3.2.3 Hệ quả
Từ thực trạng trồng hoa hồng của người dân trồng hoa ở xã Mê
Linh, chúng tôi thấy một số nhược điểm như sau:
- Mật độ trồng chưa được tính kĩ:
Do người dân tiết kiệm diện tích nên trồng quá dày (khoảng cách
giữa 2 hàng đơn < 30 cm, giữa cây < 25 cm) dẫn đến cạnh tranh cùng loài
về chất dinh dưỡng trong đất, ánh sáng… → năng suất, chất lượng kém
(cành còi cọc, hoa nhỏ…)
Theo Nguyễn Xuân Linh [7]: Nên trồng 70 - 80 khóm/m 2 (khoảng cách
giữa 2 hàng đơn 35 – 40 cm, cây cách cây 30 cm) thì năng suất và chất
lượng hoa hồng thu được là tốt nhất
- Số cành/khóm cũng chưa được tính kĩ Người dân thường để quá