1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước ô nhiễm

24 884 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Cùngvới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý nước ô nhiễm đang ngày càng được chú trọng và phát triển.. Các loại chếphẩm vi sinh vật hay các lo

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch

là vô cùng quan trọng Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việcthải và xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc của toàn

xã hội Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền công nghiệpnước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động Dođặc thù của nền công nghiệp mới phát triển, chưa có sự quy hoạch tổng thể vànhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế của nhiều xí nghiệp cònkhó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận nên hầu như chấtthải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà thải thẳng ra môitrường Mặt khác nước ta là một nước đông dân, có mật độ dân cư cao, nhưngtrình độ nhận thức của con người về môi trường còn kém nên lượng chất thảisinh hoạt, nước thải của quá trình sản xuất cũng bị thải ra môi trường ngàycàng nhiều Điều đó dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnhhưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhândân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực

Vấn đề đặt ra là nước thải, nước ô nhiễm phải được xử lý trước khi thảivào các nguồn nước công cộng nhằm làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trườngđang ngày một tăng cao như hiện nay Tùy thuộc vào nồng độ bẩn của nước ônhiễm; khả năng pha loăng giữa nước ô nhiễm với nước nguồn và các yêu cầu

về mặt vệ sinh, khả năng "tự làm sạch của nguồn nước" mà có các mức độ vàphương pháp xử lý khác nhau

Xử lý nước thải, nước ô nhiễm bằng phương pháp sinh học là 1 trongnhững biện pháp tối ưu để loại bỏ các thành phần ô nhiễm trong nước Cùngvới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào

xử lý nước ô nhiễm đang ngày càng được chú trọng và phát triển Các loại chếphẩm vi sinh vật hay các loại bể lọc, bể xử lý sinh học được đưa vào xử lýnước ô nhiễm cho hiệu quả cao đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong xử

lý nước thải nhà máy, nước thải sinh hoạt cũng như nước phục vụ sản xuấtnông nghiệp

Chính vì vậy, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước ô nhiễm” để tìm hiểu, nghiên cứu rõ

hơn về vấn đề đưa ra, phục vụ cho học tập và công tác sau này

Trang 2

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ sinh học

Từ xa xưa con người đã biết tới công nghệ sinh học, ví dụ như lên men

để tạo ra rượu Tuy lúc đó con người chưa biết hiện tượng đó là gì họ chỉ làmtheo bản năng hay “cha truyền con nối” Nhưng điều đó cũng đã hình thành

và thôi thúc họ tìm tòi học hỏi Công nghệ sinh học bắt đầu từ sự nghiên cứucác vật nuôi và cây trồng, phức tạp và đẹp đẽ ngay từ những nét nhỏ nhất củachúng Từ khi giống cây trồng đầu tiên được phát triển thông qua lai tạo doThomas Fairchild vào năm 1719, cho đến khi Mendel tìm ra định luật ditruyền vào năm 1866, xây dựng nền tảng di truyền học Có thể coi Mendel làngười đặt nền móng cho những nghiên cứu quá trình phát triển tiến hóa củasinh giới ở mức độ vi mô Phát minh của ông đã đặt nền móng cho di truyềnhọc Tiếc rằng phát hiện này của ông đăng trên một tạp chí địa phương, dù cómặt ở các thư viện lớn của châu Âu thời ấy, lại không được ai để ý tới

Cho tới khi cuộc “Cách mạng xanh” ra đời đã giúp đẩy lùi nạn đói trêntoàn cầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, thời điểm dân số bùng nổ mạnh ởcác nước kém phát triển Nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, từ năm 1960 – 1990sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi, cứu sống khoảng 1

tỉ người ở những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói Nhà khoa học

Mỹ Norman Borlaug chính là cha đẻ của cuộc cách mạng đó

Kể từ cuộc “Cách mạng xanh”, vai trò của Công nghệ sinh học đã đượctoàn thế giới chú ý đến Đầu những năm 1980, đã bắt đầu hình thành công nghệsinh học hiện đại là lĩnh vực công nghiệp sử dụng hoạt động sinh học của các

tế bào đã được biến đổi di truyền Các nước có nền công nghiệp mới thì từnhững năm 85 và các nước đang phát triển trong khu vực thì chủ yếu từ nhữngnăm 90 trở lại đây Đến nay hầu hết ở các nước Công nghệ sinh học đều đượccoi là một hướng khoa học công nghệ ưu tiên đầu tư và phát triển

Công nghệ sinh học là việc áp dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật đểbiến đổi vật chất bằng các tác nhân sinh học nhằm cung cấp sản phẩm và cácdịch vụ Các tác nhân sinh học chính là vi sinh vật, tế bào thực vật và cácenzim Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu có liên quan với nông nghiệp, ngưnghiệp, công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.(OCDE)

Quá trình phát triển công nghệ sinh học qua ba cuộc cách mạng:

Trang 3

+ Cách mạng sinh học lần thứ nhất (đầu thế kỷ 20): sử dụng quá trình lênmen để sản xuất các sản phẩm như acetone, glycerine, citric acid, riboflavin + Cách mạng sinh học lần thứ hai (sau thế chiến thứ 2): sản xuất khángsinh, các sản phẩm lên men công nghiệp như glutamic acid, cácpolysaccharide Trong đó, có các thành tựu về đột biến, tạo các chủng vi sinhvật cho năng suất và hiệu quả cao, phát triển các quá trình lên men liên tục vàphát hiện phương pháp mới về bất động enzyme để sử dụng nhiều lần

+ Cách mạng sinh học lần thứ ba (bắt đầu từ giữa thập niên 1970): vớicác phát hiện quan trọng về enzyme cắt hạn chế, enzyme gắn, sử dụngplasmid làm vector tạo dòng, đặt nền móng cho một nền công nghệ sinh họchoàn toàn mới đó là công nghệ DNA tái tổ hợp

Ngoài ra, có thể hiểu công nghệ sinh học hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1:

Hình thành rất lâu trong việc sử dụng các phương pháp lên men vi sinh vật

để chế biến và bảo quản thực phẩm, ví dụ sản xuất pho mát, dấm ăn, làm bánh

mì, nước chấm, sản xuất rượu bia… Trong đó, nghề nấu bia có vai trò rất đáng

kể Ngay từ cuối thế kỷ 19, Pasteur đã cho thấy vi sinh vật đóng vai trò quyếtđịnh trong quá trình lên men Kết quả nghiên cứu của Pasteur là cơ sở cho sựphát triển của ngành công nghiệp lên men sản xuất dung môi hữu cơ như aceton,ethanol, butanol, isopropanol… vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

+ Giai đoạn 2:

Nổi bật nhất của quá trình phát triển công nghệ sinh học trong giai đoạnnày là sự hình thành nền công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh penicillin,khởi đầu gắn liền với tên tuổi của Fleming, Florey và Chain (1940) Trongthời kỳ này đã xuất hiện một số cải tiến về mặt kỹ thuật và thiết bị lên men vôtrùng cho phép tăng đáng kể hiệu suất lên men Các thí nghiệm xử lý chất thảibằng bùn hoạt tính và công nghệ lên men yếm khí tạo biogas chứa chủ yếukhí methane, CO2 và tạo nguồn phân bón hữu cơ có giá trị cũng đã được tiếnhành và hoàn thiện

+ Giai đoạn 3:

Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20, song song với việc hoàn thiệncác quy trình công nghệ sinh học truyền thống đã có từ trước, một số hướng

Trang 4

nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học đã hình thành và phát triển mạnh

mẽ nhờ một loạt những phát minh quan trọng trong ngành sinh học nói chung

và sinh học phân tử nói riêng Đó là việc lần đầu tiên xác định được cấu trúccủa protein (insulin), xây dựng mô hình cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA(1953) Chính những phát minh trong giai đoạn này làm tiền đề cho cácnghiên cứu và ứng dụng sau này vào công nghệ sinh học hiện đại

+ Giai đoạn 4:

Bắt đầu từ năm 1973, khi những thí nghiệm khởi đầu dẫn đến sự ra đờicủa kỹ thuật DNA tái tổ hợp được thực hiện và sự xuất hiện insulin-sản phẩmđầu tiên của nó vào năm 1982, cùng với thí nghiệm chuyển gen vào cây trồngcũng thành công vào năm này Đến nay, công nghệ sinh học hiện đại đã cónhững bước tiến khổng lồ trong các lĩnh vực nông nghiệp (cải thiện giống câytrồng ), y dược (liệu pháp gen, liệu pháp protein, chẩn đoán bệnh ), côngnghiệp thực phẩm (cải thiện các chủng vi sinh vật )

Có thể phân biệt 2 nhóm công nghệ sinh học là:

+ Công nghệ sinh học truyền thống (traditional biotechnology)

Bao gồm:

- Thực phẩm lên men truyền thống (food of traditional fermentations)

- Công nghệ lên men vi sinh vật (microbial fermentation technology)

- Sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh vật (production of microbialfertilizer and pesticide)

- Sản xuất sinh khối giàu protein (protein – rich biomass production)

- Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô và tế bào thực vật (plantmicropropagation)

- Thụ tinh nhân tạo (in vitro fertilization)

+ Công nghệ sinh học hiện đại (modern biotechnology)

Công nghệ sinh học hiện đại ra đời cùng với sự xuất hiện kỹ thuật gen

Cơ sở sinh học áp dụng ở đây bao gồm sinh học phân tử, sinh học tế bào, hóasinh học, di truyền học, vi sinh vật học, miễn dịch học, cùng các nguyên lý kỹthuật máy tính

Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh học:

+ Trong nông nghiệp:

Trang 5

Lĩnh vực nông nghiệp tuy không phải là mục tiêu phát triển hàng đầu củacác nước phát triển, nhưng thực tế cho thấy những nghiên cứu, hoạt động sảnxuất ở lĩnh vực này được nhiều người quan tâm.

- Việc tạo ra các giống cây mới làm tăng năng suất, kháng sâu bệnh,chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt

- Các chế phẩm sinh học: thuốc trừ sâu, phân bón

- Hormone sinh trưởng

+ Trong y dược:

Đây là lĩnh vực mà thành tựu của công nghệ sinh học chiếm ưu thế và đadạng nhất, cũng như tầm quan trọng rõ nhất Các kháng sinh, các vitamin haycác loại thuốc chữa bệnh

Hiện nay, các công ty công nghệ sinh học y dược hàng đầu thế giới đangtập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm chống lại các căn bệnh nhưHIV/AIDS, các loại bệnh ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch, các bệnhtruyền nhiễm

+ Công nghệ sinh học công nghiệp và chế biến thực phẩm:

Công nghệ sinh học công nghiệp bao gồm các lĩnh vực sản xuất các loạienzyme như amylase, cellulase và protease dùng trong công nghiệp dệt, côngnghiệp xà phòng và mỹ phẩm, bánh kẹo, rượu bia và nước giải khát…

Các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học khá thiết thực và đa dạng:

- Công nghiệp hóa chất

- Công nghiệp chế tạo giấy

- Công nghiệp khai khoáng và phát hiện khoáng sản Có hai công nghệ:lọc sinh học/oxy hóa sinh học các kim loại, xử lý ô nhiễm kim loại và tái sinh.Công nghệ lọc kim loại dùng các vi sinh vật có thể thu được các kim loại quínhư đồng, kẽm và cobalt Công nghệ xử lý sinh học ô nhiễm có thể áp dụngđối với các kim loại nặng

+ Công nghệ sinh học môi trường:

Tuy là lĩnh vực khá mới nhưng sự phát triển và ứng dụng của công nghệsinh học môi trường rất đáng kể Mọi quá trình xử lý chất thải nếu khôngkhép kín bằng xử lý sinh học thì khó có thể thành công trọn vẹn

Các hoạt động của công nghệ sinh học môi trường đang được chú trọnglà:

Trang 6

- Công nghệ phân hủy sinh học: dùng các cơ thể sống phân hủy các chấtthải độc tạo nên các chất không độc như nước, khí CO2 và các vật liệu khác.Bao gồm, công nghệ kích thích sinh học: bổ sung chất dinh dưỡng để kíchthích sự sinh trưởng của các vi sinh vật phân hủy chất thải có sẵn trong môitrường, công nghệ bổ sung vi sinh vật vào môi trường để phân hủy chất ônhiễm, công nghệ xử lý ô nhiễmkim loại và các chất ô nhiễm khác bằng thựcvật và nấm.

- Dự phòng môi trường: phát triển các thiết bị dò và theo dõi ô nhiễmmôi truờng, đặc biệt trong việc dò nước và khí thải công nghiệp trước khi giảiphóng ra môi trường

2.2 Hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn của ứng dụng công nghệ sinh học

2.2.1 Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước ô nhiễm

- Công nghệ xử lý nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệsinh học và các biện pháp sinh học cũng đã chứng minh hiệu quả xử lý triệt

để, hơn hẳn những biện pháp xử lý hóa lý khác

- Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học đáp ứng mục đích đưa dòngthải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật chất, chất thải được xử lý và phânhủy theo chu trình sinh học tự nhiên Kết quả của quá trình xử lý là các chấtthải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòng thải sạch (đủ tiêu chuẩn)

- Trong quá trình xử lý này, con người không tác động trực tiếp các biệnpháp lý hóa vào quy trình khép kín, do đó lượng nước thải sau khi xử lý đượcđưa vào tự nhiên sạch hơn mà không bị biến đổi thành phần tính chất

2.2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nướcthải là vô cùng quan trọng trong đời sống Vừa mang lại lợi ích cho kinh tế,vừa mang lại lợi ích cho xã hội lẫn môi trường Có thể kể những ý nghĩa quantrọng như :

- Ứng dụng sinh học như một vòng tuần hoàn tự nhiên khép kín, xử lýchất thải hiệu quả mà không mang lại ảnh hưởng xấu hoặc biến đổi bất lợikhác cho môi trường Chất lượng nước đầu ra sạch hơn và có tính chất nhưnước tự nhiên

- Công nghệ sinh học là công cụ xử lý triệt để và chủ động trên thànhphần và tính chất nước thải, không cần thiết có sự can thiệp trực tiếp của con

Trang 7

người vào quá trình xử lý tự nhiên Thuận tiện trong công tác vận hành vàquản lý.

- Tiết kiệm kinh phí trong việc xử lý nước thải Chi phí cho các biệnpháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác Bêncạnh đó chi phí quản lý cũng thấp do việc quản lý đơn giản hơn

- Những chất không bị phân hủy trong nước thải công nghiệp trước hết làtrong công nghiệp hóa học Người ta phân lập và tạo ra những chủng có thểphân hủy các chất đó trong điều kiện tự nhiên

- Các phương pháp khử kim loại nặng trong bùn vừa xử lý được ô nhiễmvừa thu lại được các kim loại quý

- Xử lý được nguồn nước thải nồng độ cao, đặc biệt là BOD, COD, SS…trong đó nước thải dễ xử lý sinh học có nồng độ COD từ 20.000 – 30.000 mg/

2.3 Nguyên lý sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước ô nhiễm

Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi để xử lýnước thải nói chung và nước thải trong nuôi trồng thủy sản nói riêng Các loạichế phẩm sinh học có tác dụng trên chất thải vô cơ cũng như hữu cơ Tuynhiên tác dụng của chúng mạnh hơn đối với chất thải hữu cơ bao gồm: cacbonhữu cơ, nitơ và phospho phân giải từ protein dư thừa

Tất cả các loại chế phẩm đều dựa trên các nguyên lý cơ bản:

+ Sử dụng các loại vi sinh vật có lợi và các loại enzyme phân giải

Một số loại vi sinh vật có khả năng tự phân giải hoặc kết hợp các loạiemzyme để phan giải, hấp thụ các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng và nănglượng Phương pháp này có thể chia thành 2 dạng: hiếu khí và yếm khí

Dạng hiếu khí sử dụng các vi sinh vật cần cung cấp oxy liên tục và duytrì nhiệt độ từ 20 – 40 độ C trong quá trình phát triển

Dạng yếm khí sử dụng các vi sinh vật không cần oxy, có khả năng phângiải chất hữu cơ, các loại khí độc Đây là loại được ứng dụng rộng rãi nhấttrong xử lý nước thải

Trang 8

+ Sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất hữu cơ.

Bản chất của việc sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để loại bỏ chất ônhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thôngqua chuỗi thức ăn

2.4 Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước ô nhiễm

2.4.1 Các loại chế phẩm vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm

2.4.1.1 Chế phẩm EM

Chế phẩm EM là gì?

EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu Chếphẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợpRyukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm

1980 Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khíthuộc 5 nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạkhuẩn 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụngphổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men

Các dạng của EM

Chế phẩm gốc có tên gọi là EM1, có màu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt,

độ pH < 3,5 Chế phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắngmặt trời trực tiếp chiếu vào Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm

Từ chế phẩm EM1 có thể chế ra các chế phẩm khác như EM thứ cấp, EMBokashi B (làm thức ăn cho gia súc) và EM Bokashi C (để xử lý môi trường)

EM thứ cấp: Nguyên liệu cần dùng để tạo ra bao gồm chế phẩm EM1, rỉđường hoặc đường nâu, nước sạch Cách làm: Pha trộn các vật liệu trên theo

tỷ lệ EM1: rỉ đường : nước là 1:1:20 Trước tiên hòa tan rỉ đường hoặc đườngnâu với nước sạch, sau đó đổ EM1 vào và trộn đều Cho hỗn hợp này vào cannhựa sạch và để trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, tuỳ theo nhiệt độ không khí.Khi đo thấy độ pH < 4,0 là sử dụng được

EM Bokashi B: Dung dịch EM1, rỉ đường (hoặc đường nâu), nước sạch,được pha trộn theo tỷ lệ 3:3:100 Sau đó phun dung dịch trên vào thức ăn vàtrộn đều cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 30 đến 40% là được Cho vào baohoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp lênmen, thơm mùi rượu, có mốc trắng trên bề mặt, nghĩa là EM Bokashi B đãlàm xong và có thể đem dùng

Trang 9

EM Bokashi C: Vật liệu khô là cám gạo và mùn cưa được pha trộn theo

tỷ lệ 1:1 Dung dịch EM được chuẩn bị như trên Cách làm tương tự như đốivới EM Bokashi B

Nguyên lý của công nghệ EM

Một số tài liệu tiếng Việt đã nêu lên vai trò cụ thể của từng nhóm vi sinhvật trong EM GS Teruo Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh

ra các chất chống oxi hoá như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharidephân tử thấp, polyphenol và các muối chelate Các chất này có khả năng hạnchế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi.Đồng thời các chất này cũng giải độc các chất có hại do có sự hình thành cácenzym phân huỷ Vai trò của EM còn được phát huy bởi sự cộng hưởng sóngtrọng lực (gravity wave) sinh ra bởi các vi khuẩn quang dưỡng Các sóng này

có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia gamma và tia X Dovậy, chúng có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiênthành dạng năng lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng

Tác dụng của EM

EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia: Mỹ, Nam Phi, Thái Lan,Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca,Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus và cho thấy những kết quả khả quan

a Trong trồng trọt: EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (câylương thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, pháttriển khác nhau Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM cótác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng,cải tạo chất lượng đất Cụ thể là:

- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng vàchịu nhiệt

- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quátrình đường hoá)

- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng

- Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng

- Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảoquản các loại nông sản tươi sống

- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu

Trang 10

- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh

b Trong chăn nuôi :

- Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịuđối với các điều kiện ngoại cảnh

- Tăng cường khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn,

- Tích thích khả năng sinh sản,

- Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi,

- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trạichăn nuôi

Điều kỳ diệu ở đây là : EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, baogồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản

c Trong bảo vệ môi trường :

Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khíH2S, SO2,NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồngtrại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng Đồng thời số lượngruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng Rác hữu cơđược xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rấtnhanh Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặnđược quá trình gây thối, mốc

Đối với các loại nước thải được xử lý bằng công nghệ vi sinh, ta bổ sung

EM ngay từ giai đoạn đầu của quy trình xử lý thông thường nhằm thúc đẩyquá trình và tăng cường hiệu lực xử lý, cả ở dạng kỵ khí và háo khí Hiệu quảrất tốt khi sử dụng EM để xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ cao Phươngpháp đơn giản nhất để hạn chế mùi hôi và như là giải pháp cấy vi sinh vật vàonước thải để giúp cho quá trình xử lý bằng vi sinh vật là cho EM thứ cấp vào

bể thu gom nước thải đầu tiên với tỷ lệ 1/1.000

Để xử lý nước thải tù đọng ở ao, hồ, kênh, mương… cần phải xử lý cảbùn đáy bằng EM Bokasi và nước thải bằng EM thứ cấp

Các dạng EM thương phẩm trong xử lý nước ô nhiễm

+ BIO – EM

BIO-EM gồm tổ hợp chủng vi sinh vật được phân lặp sản xuất lên men

từ hệ thống lên men từng chủng vi sinh vật, hoạt tính của các chủng vi sinhvật chứa trong BIO-EM cao

Trang 11

Hình 1: Chế phẩm sinh học BIO-EM

- Tác dụng:

Xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm

Phân giải nhanh chất thải hữu cơ

Xử lý làm sạch hệ thống xử lý nước thải

Khử mùi hôi chất thải hữu cơ

Phân hủy các thành phần khó tiêu như: Protein, Tinh Bột, Xenlluloza,Kitin, Pectin, lipit, …

Chuyển hóa thành phần khó tiêu thành dễ tiêu trong nước thảiGiảm chỉ số COD, BOD, TSS… khi sử dụng chế phẩm

Khôi phục lại hệ vi sinh trong hệ thống xử lý và môi trường

Diệt mầm bệnh và các vi khuẩn gây mùi hôi thối

- Cách dùng:

Đối với nước thải bệnh viện, dệt nhuộm, thủy sản: Hệ thống xử lý mớivận hành cần sử dụng với hàm lượng theo thể tích bể Bổ sung định kỳ 10ngày 1 lần với liều lượng tính theo thể tích bể

Đối với nước thải chế biến thực phẩm, sinh hoạt:

Hệ thống xử lý mới vận hành cần sử dụng với hàm lượng theo thể tích bể

Bổ sung định kỳ 10 ngày 1 lần với liều lượng tính theo thể tích bể

+ EMC dạng bột

Hình 2: Chế phẩm EMC dạng bột Tác dụng:

Trang 12

- Phân giải nhanh các chất thải hữu cơ trong phân gia súc, gia cầm, rácthải, phế thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng cho cây

- Làm mất mùi hôi của phân, rác, nước thải và ức chế sinh trưởng các visinh vật gây thối

-Tạo chất kháng sinh để tiêu diệt một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng

- Chuyển hoá nhanh phân lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu

- Hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp cây phát triển tốt.Cách dùng:

- Xử lý nước thải nhà hàng, nước thải lò mổ gia súc, gia cầm: 1 gói EMC(150g) cho 10 m3

- Xử lý bùn cống: 1 gói EMC (150g) cho 1 m3

- Xử lý nước thải: Phun đều 1lít chế phẩm EMC đã pha cho 1m3 nước thải.2.4.1.2 Chế phẩm BRF 2 – AQUAKIT

Đây là loại chế phẩm sinh học sử dụng enzyme vi sinh vật hữu ích cótrong tự nhiên nhằm cải thiện môi trường nước trong ao hồ nuôi tôm cá, ít được

sử dụng trong xử lý nước sau sản xuất, thành phần sinh học của chế phẩm nàygồm nhiều chủng loại vi sinh được tuyển chọn theo quy trình công nghệ cao;tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; cácenzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kíchhoạt sinh trưởng ban đầu và súc tác hoạt tính

Ngày đăng: 29/11/2015, 20:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Trần Thị Thu Ngân (2009). “Xử lý ô nhiễm môi ven biển bằng phương pháp sinh học”. Hợp phần SUMA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý ô nhiễm môi ven biển bằng phương pháp sinh học
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Năm: 2009
3. Đoàn Đức Lân, Chế phẩm EM- một sản phẩm độc đáo của công nghệ sinh học Nhật Bản, Khoa Sinh – Hóa - Trường Đại học Tây Bắc Khác
5. Nhóm 1 – DH07MT, Vai trò của Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2009 Khác
6. Lê Xuân Phương, Vi sinh vật học môi trường. Đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2008 Khác
7. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, Giáo trình Công nghệ môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w