1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Dùng layout trong Autocad

31 378 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Không gian giấy của bạn là nơi bạn điều chỉnh làm sao để bản vẽ của bạn được thể hiện vừa trong một tờ giấy, để chuyển từ không gian vẽ sang không gian giấy bạn click vào tab Layout phía

Trang 1

Bạn có thể download tài liệu này về từ blog:

Chúc mọi người thành công !

Trang 2

Chương 1 PaperSpace và ModelSpace

- Bài trước mình đã giới thiệu về loạt bài Hướng dẫn sử dụng Layout trong AutoCad của chú

Lăng (DCL), Layout trong AutoCad là vấn đề khó nói nhất, hiểu được nhưng rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ngay được, nó như tự nhiên đạo vậy, tự nhiên hiểu, tự nhiên sử dụng, thế nên nếu qua bài đó bạn vẫn chưa sử dụng được thành thạo thì cũng không có gì làm buồn, hãy thử tiếp tục tìm hiểu các hướng dẫn khác, ví dụ như loạt bài tiếp theo đây

P1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa PaperSpace (không gian giấy) và ModelSpace (không gian bản vẽ)

In ấn trong AutoCad luôn luôn là vấn đề gây nhiều bối rối cho những người mới sử dụng, một trong những lí do chính của nó là định kích cỡ thể hiện cho scale, hatch, và symbols Mặc dù AutoCad đã cung cấp một loạt công cụ để thực hiện việc xuất bản vẽ cho người dùng, nhưng người dùng hoặc không được biết đến hoặc không hiểu hết cách sử dụng chúng Do đó chúng ta

sẽ cùng thảo luận về vấn đề này để làm rõ các chức năng in ấn của AutoCad

1 ModelSpace (không gian bản vẽ)

- Chúng ta hãy nói một chút về khái niệm này: Bản vẽ mà bạn tạo trong AutoCad được gọi

là Model và chúng cần phải được thực hiện trong ModelSpace Nghĩa là mọi thứ bạn vẽ, thiết kế

đều phải thực hiện trong không gian model (không gian mặc định của AutoCad)

ModelSpace trong AutoCad là nơi bạn thiết kế, phác thảo thật sự Trong môi trường này gốc tọa

Trang 3

một chú ý là bạn phải xác định đơn vị đo cho từng bản vẽ Trong môi trường model, giá trị của

khoảng cách mà bạn nhập vào được gọi là “Drawing Units”, những gì bạn cần làm là định nghĩa một Drawing Unit tương ứng với đơn vị mà bạn muốn

Ví dụ:

- 1 Drawing Unit = 1cm

- 1 Drawing Unit = 1m

- 1 Drawing Unit = 1inch

- 1 Drawing Unit = 1feet

Điều này có nghĩa là, nếu bạn quy ước 1 Drawing Unit = 1m thì khi bạn vẽ 1 line với chiều dài

bằng 10 (nhập số 10 vào lệnh vẽ) thì có nghĩa là chiều dài bạn muốn thể hiện là 10m Nếu bạn quy ước 1 Drawing Unit = 1 inch thì chiều dài bạn muốn thể hiện khi đó là 10 inch

Để thiết lập đơn vị bản vẽ, ta dùng lệnh Units, hộp thoại cho lệnh này như sau

Rất dễ để sử dụng, chắc mình không phải nói thêm gì nhỉ?

Trang 4

Không gian giấy của bạn là nơi bạn điều chỉnh làm sao để bản vẽ của bạn được thể hiện vừa trong một tờ giấy, để chuyển từ không gian vẽ sang không gian giấy bạn click vào

tab Layout phía dưới bên trái màn hình như trên hình 1

Có thể sẽ có một chú ý hiện ra thông báo với bạn rằng, mặc dù chỉ có một ModelSpace trong

AutoCad nhưng bạn có thể có vài Layout tab cũng okie, điều này dễ hiểu vị bạn có thể in tất cả hoặc một phần bản vẽ của bạn trong nhiều phần của một tờ giấy hoặc trong nhiều tờ giấy khác nhau sao cho phù hợp và dễ nhìn nhất

Như bạn thấy trong hình 3, một layout chuẩn sẽ chứa một “tờ giấy” và ít nhất

một viewport (cổng nhìn) trên tờ giấy đó

Kích cỡ của khung giấy trong PaperSpace được tính toán thông qua tỉ lệ của hình chiếu mà bạn

muốn in ra (chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tới) và những bản in đều được thiết lập với tỉ lệ chuẩn 1:1

Các viewport (cổng nhìn) trên mỗi paper (khung giấy) có một tỉ lệ khác nhau, và khi khung

giấy được in với tỉ lệ 1:1 thì tất cả các cổng nhìn sẽ được in với tỉ lệ riêng của chúng [Ta có thể hiểu là khung giấy đã được đặt trùng với kích thước tờ giấy bạn dùng để in(A4 chẳng hạn) rồi,

không thay đổi được, việc bạn làm là phóng to, thu nhỏ các hình vẽ trong các viewport sao cho

đến một tỉ lệ thích hợp thôi]

Trang 5

Cũng chú ý rằng, trong không gian giấy, các hình vẽ, kí hiệu, vv… mà bạn xây dựng là xây dựng trên giấy, bạn nên giữ tỉ lệ in là 1:1(mm) , nếu bạn muốn một text có chiều cao 5mm, bạn nên tạo một text style để sử dụng trong không gian giấy và thiết lập chiều cao của nó là 5 units [điều này

có nghĩa là 1 Paper Unit = 1mm, và trong không gian giấy, kích thước bạn muốn là bao nhiêu

thì phải thiết lập đúng y như thế (tỉ lệ 1:1)]

Tóm lại, môi trường nơi bạn vẽ, thiết kế thật sự là ModelSpace, và nơi mà bạn thiết lập để in ra

là PaperSpace, và chúng ta sẽ tìm hiểu cách để thiết lập layout nhằm đem lại một bản vẽ tiêu

chuẩn trong bài sau

Trang 6

CHƯƠNG I Sử Dụng Layout Trong AutoCad [P2]

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm ban đầu về layout trong AutoCad, ở bài tiếp theo này chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp các bước cơ bản tiếp theo để thiết lập một bản in dùng Layout trong AutoCad Okie, chúng ta bắt đầu nhé

Việc thiết lập giấy in bao gồm các nội dung sau:

Hình.1

Để làm tất cả những việc trên, right click vào layout tab đang sử dụng và chọn “Page Setup

Manager” (Hình.1)

Trang 7

Hình.2

Cửa sổ “Page Setup Manager” sẽ hiện ra nhƣ trên Hình 2 Nhấn nút Modify trong cửa sổ này

Hình.3

Trang 8

Một cửa sổ nơi bạn thiết lập các thông số của giấy in sẽ hiện ra, việc đầu tiên bạn phải làm là lựa

chọn máy in mà bạn sẽ sử dụng, ở đây ta chọn máy in là “DWF6 ePlot.pc3” (Do ở đây ta sẽ ví

dụ sẽ in với khổ lớn nhất có thể là A0, và tất nhiên là không phải người dùng nào cũng có máy

in in được với khổ A0 nên ta chọn máy “ảo” như trên để tiện tìm hiểu)

Hình.4

Giờ ta hãy chọn khổ giấy để in, việc này phụ thuộc vào tỉ lệ mà bạn muốn in bản vẽ ra, ở ví dụ này ta chọn khổ giấy là A0 (với tiêu chuẩn ISO)

Hình.5

Trang 9

Các bước tiếp theo sẽ là lựa chọn cách in (tất nhiên là layout rồi ), tỉ lệ in (1:1 do các scale sẽ thực hiện trong layout) , và chiều giấy in, các bước thực hiện như Hình.5

Nhấn OK và bạn sẽ được chuyển tới paperspcace, tại đây bạn sẽ thực hiện điều chỉnh các thiết

lập cho bản in của mình

Tạm thời thế đã, hẹn các bạn ở bài sau

Trang 10

CHƯƠNG I Tạo khung nhìn (Viewports)

Để bắt đầu tạo các viewports, khơng gian giấy của bạn nên thiết lập sao cho hồn tồn chưa cĩ layout nào, và trước khi đặt một viewports trên khung giấy của của bạn, bạn hãy tạo trước một layer với tên là “VIEWPORT_1”, sau này ta sẽ tạo các Viewport trên layer này để bạn cĩ thể quản lí các viewport này một cách dễ dàng nhất

Giờ tại giao diện Ribbon, di chuyển đến tab “View” và click chọn “New“

Menu điều khiển Viewports sẽ xuất hiện như hình dưới

Trang 11

Chọn kiểu viewport là “Single” và kéo giữ chuột để tạo một viewport như hình dưới, nếu bạn không thích dùng menu thì tại ô command bạn gõ lệnh MV (or MView) thì cũng sẽ có được kết quả tương tự

Trang 12

Tạo thêm các khung hình khác nếu cần, việc này tương tự như việc bạn vẽ các khung chữ nhật ở

Viewports là những đối tượng trong AutoCad, giống như Line và Arc, có nghĩa là chúng có thể

sửa được bằng các lệnh như copy, sketch, move,vv… Và bạn cũng có thể convert bất

kì Pline hoặcCircle nào đó thành một Viewport

Trang 13

Đơn giản bạn chỉ việc chọn “Create from Object” từ menu chính để làm việc này

(Polygon cũng có thể tạo đƣợc thành các Viewport nếu cần)

Bài 3 đến đây là kết thúc, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về viewports trong bài tiếp theo nhé

Phần 4: Sử dụng các lệnh sửa đối tượng trong Viewports

Ở bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề sử dụng các lệnh sửa đối tƣợng cơ bản trong

paperspace nói chung và viewports nói riêng

Trang 14

Việc đầu tiên bạn cần chú ý là Viewport trong AutoCad là một đối tượng cơ bản của AutoCad,

có nghĩa là nó có thể đƣợc chỉnh sửa bằng các lệnh trong menu Modify của AutoCad, cũng chú

ý là nó sẽ sáng lên mỗi khi bạn chọn lựa nó và một cửa sổ “Quick Properties” đồng thời xuất

hiện – một dấu hiệu cơ bản để chứng tỏ nó là một đối tƣợng trong AutoCad

Okie, giờ bạn hãy dùng lệnh copy để tạo thêm một viewport từ một viewport có sẵn ở hình trên xem nhé

Trang 15

Rất đơn giản, dùng lệnh Copy, chọn viewport muốn copy, điểm tới của Viewport mới y như khi

bạn thao tác với các đối tượng khác trong AutoCad

Và giờ bạn có một viewport khác giống hệt với viewport ban đầu

Click chọn viewport 2, kéo góc bên phía dưới bên phải một khoảng như hình dưới

Trang 16

Việc này cũng như là chúng ta đang sử dụng lệnh cơ bản Stretch trên viewport vậy, hãy xem nó

có ảnh hưởng thế nào đến viewport sau khi ta kết thúc lệnh

Và giờ hãy xem một Polygonal Viewport khi dùng lệnh Stretch

Trang 17

Đơn giản chỉ cần click và giữ góc dưới bên phải của viewport tới điểm mới là click thả

Ngoài ra viewport cũng có thể được Move hay Rotate tùy theo các lệnh tương ứng

Trang 18

Nói túm lại bài này chỉ để nói rằng ta có thể chỉnh sửa các viewport như các đối tượng khác trong Autocad để có được các khung bản vẽ phù hợp với yêu cầu của mình (hình trích, hình cắt

Best regards

1 Truy cập vào ModelSpace thông qua Viewport

Làm việc trong layout chủ yếu để bạn sắp xếp in bản vẽ sau khi đã hoàn thành toàn bộ bản vẽ trong môi trường ModelSpace, nhưng đôi khi khi trình bày bản in trong các viewport bạn nhận ra phải chỉnh sửa thêm một chút, và muốn làm điều đó ngay trong layout mà không cần trở lại ModelSpace, điều đó có thể không? Tất nhiên là okie vì khi làm việc trong các viewport bạn hoàn toàn có thể thực hiện được các việc sau:

- Truy cập trực tiếp tới bản vẽ trong môi trường ModelSpace và sửa chữa bản vẽ trong đó

- Thực hiện các lệnh cơ bản như Pan, Zoom trên bản vẽ drawing trong viewport

- Chỉnh sửa vị trí của viewport

Để làm tất cả những việc trên đơn giản bạn chỉ cần click đúp vào bất kì điểm nào phía trong viewport mà bạn muốn chỉnh sửa bản vẽ trong đó, khi đó bạn sẽ thấy boder của viewport sẽ dầy

Trang 19

Lúc này tuy bạn đang ở trong viewport ở môi trường layout nhưng bạn đã có thể thực hiện các chỉnh sửa của mình trên bản vẽ drawing rồi, chú ý rằng bất kì sự thay đổi nào ở đây cũng thay đổi trực tiếp bản vẽ trong ModelSpace (2 là 1) và sự thay đổi này cũng ảnh hưởng tới tất cả các viewport khác có đối tượng đó

Click vào bất kì điểm nào ngoài viewport để trở lại môi trường ModelPaper bình thường

Có một cách khác để bạn thực hiện việc truy cập ModelSpace thông qua Viewport là sử dụng lệnh “Maximize Viewport” trên thanh trạng thái (status bar) như hình dưới đây

Khi dùng lệnh trên môi trường ModelSpace trong viewport sẽ được kích hoạt, đồng thời khung màn hình viewport sẽ được mở rộng toàn màn hình để bạn tiện thao tác, để trở lại không gian giấy bình thường hãy click BKMetalx lệnh trên một lần nữa

2 Điều chỉnh Viewport theo tỉ lệ in

Trang 20

Một trong những ưu điểm nổi bật của layout là có thể điều chỉnh tỉ lệ bản in một cách nhanh chóng, thuận tiện và chuẩn xác Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách điều chỉnh viewport theo tỉ lệ in để có được tỉ lệ bản in khi in ra giấy đạt kết quả tốt nhất

Tại viewport bạn muốn điều chỉnh tỉ lệ in, click đúp vào boder của viewport (hoặc chọn boder đó

rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + 1), một hộp thoại Quick Properties sẽ xuất hiện như hình dưới đây

Có 3 thông số cơ bản liên quan đến tỉ lệ in của một viewport như trên, lần lượt là

1) Annotation Scale: Đây là tỉ lệ in của các thông số ghi chú của bản vẽ như dimensions, text

styles and symbols,… là các đối tượng có thể scale giothangmuoi.info của bản vẽ, và tỉ lệ này sẽ đúng với tỉ lệ bản vẽ khi được in ra

2) Standard Scale: Bạn cần chú ý tỉ lệ này, nếu trong bản vẽ drawing trong ModelSpace bạn đặt

1 đv bản vẽ = 1mm thì tỉ lệ này cũng trùng với tỉ lệ thật của bản vẽ muốn in ra, vì tỉ lệ trong layout luôn cố định là 1 đv layout = 1mm Nhưng nếu ví dụ bạn đặt 1 đv bản vẽ = 1cm chẳng hạn, thì khi đó tỉ lệ này sẽ không còn trùng nữa, khi đó bạn muốn tỉ lệ thật của bản vẽ khi in ra là 1:1 thì tỉ lệ ở đây sẽ phải đặt là 10:1 (để chuyển từ cm => mm), muốn tỉ lệ bản vẽ khi in ra là 1:2

thì tỉ lệ ở đây phải đặt là 5:1

3) Custom Scale: Nếu bạn không tìm thấy tỉ lệ muốn có trong list của Standard Scale thì bạn

hãy chỉnh tại đây, về ý nghĩa thì nó cũng không khác Standard Scale, chỉ lưu ý là thay vì điền

10:1 bạn chỉ cần đặt là 10 là okie

Để đơn giản, tiện cho các bạn chỉnh sửa các bạn có thể dùng bảng sau cho nhanh

Trang 21

Nguồn: dailyautocad.com

Chỉnh Text Và Dim Để Vừa Bản In

Trong những bài trước của seri này, chúng ta đã tìm hiểu bước đầu cách để thiết lập bản in trong AutoCad nhờ sử dụng Layout Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sao để sử dụng các yếu tố “Anotation” như Text, Block, Linetype, Dimention… trong AutoCad một cách hiệu quả nhất Nếu bạn chưa đọc những bài viết trước của loạt bài này, hãy bớt chút thời gian để xem lại nhé

1 Giới thiệu về Model Space và Paper Space

2 Thiết lập khổ giấy in

3 Tạo các Viewport trong Layout

4 Chỉnh sửa Viewport - Truy cập vào Model Space thông qua Viewport

5 Điều chỉnh tỉ lệ in của các Viewport

1 Điều chỉnh Text vừa với bản in

Trang 22

Đầu tiên, chúng ta hãy xem lại những điểm sau:

● Bạn đã đặt 1 drawing unit = 1 cm khi bắt đầu xây dựng bản vẽ (giống phần trước)

● Chúng ta sẽ có 2 tỉ lệ in là 1:50 và 1:100, và chúng ta muốn chiều cao của tất cả các text khi in

ra đều là 5mm Như bạn đã biết, đơn vị trong paper space và đơn vị trong layout là mm (điều này

là cố định, không thay đổi được), do đó để đạt chiều cao 5mm thì chiều cao chữ khi bạn thiết lập kiểu chữ phải là 0.5 cm = 5mm (phụ thuộc vào đơn vị bạn gán khi thiết lập bản vẽ bước đầu)

● Chắc chắn răng “Annotation Scale” trong bản vẽ luôn được đặt là 1:1

Trang 24

Figure.4

Figure.5

● Đầu tiên ta đặt “Annotation Scale” tại giá trị 1:100 như trong Figure.4 và sử dụng lệnh DTEXT để gõ một text (ví dụ luôn là 1:100 chẳng hạn), làm tương tự với tỉ lệ 1:50 (đừng quên đặt lại “Annotation Scale” là 1:50 (6))

Trang 26

● Bạn sẽ thấy rằng tỉ lệ text sẽ hiển thị tùy thuộc vào tỉ lệ viewport mà ta tạo ra, nhưng nó sẽ luôn giữ một chiều cao không đổi là 5mm mà không phụ thuộc vào tỉ lệ scale của viewport

(viewport 1:50 chỉ hiển thị text 1:50)

1 Điều chỉnh Dim vừa với bản in trong layout

Phần này ta sẽ tìm hiểu cách tạo một “Annotative Dimension Style” và cách scale các đối tượng

dim cho vừa với bản in trong layout

Hãy từng bước làm theo hướng dẫn sau để tạo một “Annotative Dimension Style” nhé

Tại tab “Annotate” tab trong menu ribbon, click vào mũi tên nhỏ phía dưới bên phải góc panel

“Dimension” để truy cập vào “Dimension Style” (lệnh tắt: DIMSTYLE)

Figure.1

Tạo mới một dimension style bằng cách nhấn chọn “New…” tại hộp thoại hiện ra (1)

Trang 28

Click “OK” button, click tiếp “Close” button để đóng hộp thoại thiết lập

Trang 29

Figure.4

Nhƣ bạn thấy, dimension style của bạn khi đƣợc kích hoạt sẽ hiện ở ribbon menu nhƣ Figure 4

(ở ví dụ này có tên là “DIM-ANNO”)

Trang 30

Figure.6

Nếu tất các các bước trên của bạn được thực hiện đúng, bạn sẽ thấy rằng các dim của bạn xuất hiện với kích thước khác nhau như trong hình 6 Điều này là bởi chúng được dim trong các tỉ lệ scale khác nhau Bạn không có gì phải lo lắng vì điều đó cả

Trang 31

Figure.7

Giờ bạn hãy chuyển sang tab layout, bạn sẽ thấy rằng dim của bạn chỉ thể hiện đúng với tỉ lệ

viewport của nó, có nghĩa là dim 1:50 chỉ được thể hiện trong viewport 1:50, dim 1:100 chỉ thể hiện trong viewport 1:100 Bạn hãy nhớ rằng, mặc dù trong model space dim sẽ thể hiện kích

thước khác nhau đối với các sacle khác nhau, nhưng trong paperspace, tất cả sẽ được hiển thj đúng với kích thước của nó

Ngày đăng: 27/11/2015, 19:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w