1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Những ứng dụng của công nghệ cảm biến xúc giác

45 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Trong đó, xúc giác là một trong những giác quan phức tạp và khó có thể mô phỏng nhất.Nhưng giờ đây trong thế kỉ 21 này và tương lai không xa con người đã đang và sẽ chế tạo được những b

Trang 1

A.Lời mở đầu

Chúng ta đều biết, con người có 5 giác quan, thị giác, thính giác, khứu giác,

vị giác và xúc giác Theo các bạn trong các loại giác quan trên, giác quan nào quan trọng nhất? Nếu không có thị giác, một người mù vẫn có thể họat động tương đối tốt với một sự hỗ trợ nhất định, không có thính giác, chúng

ta chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp và cảm nhận âm nhạc, không có vị giác, chúng ta ăn không biết ngon(nhưng vẫn có thể sống được), nhưng không có xúc giác thì sao? Đó sẽ thực sự là thảm họa Con người không thể hoạt động

mà không có cảm giác về trọng lực, cảm giác về đối tượng mà họ tương tác, các thao tác của con người sẽ lập tức rối loạn và mất kiểm soát nghiêm

trọng Họ chạm vào lưỡi gươm và sẽ đứt tay trước khi họ biết lưỡi gươm sắc thế nào, họ không thể điều khiển được lực tác động của tay mình với một người khác và có thể làm đau người đấy Nói tóm lại, xúc giác là giác quan quan trọng nhất, thường trực nhất của con người, nó thường trực đến mức con người nhiều khi không cảm thấy nó tồn tại và không thấy được sự quan trọng của nó.Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật con người luôn muốn tìm cách đơn giản hóa công việc,tiết kiệm sức lao động ,nâng cao năng suất ,chất lượng Từ sự tìm tòi, khát khao sáng tạo những con robot đầu tiên đã ra đời nhằm thực hiện sứ mạng to lớn mà con người đã đặt ra cho chúng.Tuy nhiên rào cản lớn nhất của các nhà khoa học đó chính là việc tạo

ra các giác quan con người cho robot khiến chúng trở nên giống con người Chúng ta đã từng biết đến loài thằn lằn khi đứt đuôi có khả năng tự mọc trở lại,hay những khả năng tự tái tạo,thay thế các bộ phận của những giống người ngoài hành tinh trong các bộ phim giả tưởng.Việc mất đi một bộ phận trên cơ thể là điều không ai mong muốn Cơ thể con người có cấu tạo rất phức tạp Việc tái tạo các bộ phận cũng như chức năng hoạt động bằng công nghệ sinh học luôn là một thử thách lớn đối với các nhà nghiên cứu Trong

đó, xúc giác là một trong những giác quan phức tạp và khó có thể mô phỏng nhất.Nhưng giờ đây trong thế kỉ 21 này và tương lai không xa con người đã đang và sẽ chế tạo được những bộ phận giống cơ thể con người để thay thế những bộ phận đã mất.Đó thực sự là “một cuộc cách mạng y học” trong thế

kỉ 21.Vậy cái gì đã tạo nên những điều kì diệu như vậy,phải chăng là một phép màu hay đấy là kết quả của 1 giải pháp công nghệ 1 thành tựu khoa học vượt bậc.Câu hỏi này đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời Và sự ra đời của công nghệ cảm biến nhằm khôi phục lại các giác quan của con người mà trung tâm là cảm biến xúc giác đã thay cho câu trả lời.Những ứng dụng của công nghệ cảm biến xúc giác là rất

to lớn và rộng dãi.Trên đây chỉ là 2 lĩnh vực ứng dụng(trong y tế và công nghệ robot) mà theo em là rất quan trọng của công nghệ cảm biến xúc

Trang 2

giác,còn những ứng dụng khác em xin trình bày chi tiết trong phần “những ứng dụng của công nghệ cảm biến xúc giác” trong đề tài này.Vậy công nghệ cảm biến xúc giác là gì ? Dưới đây em xin trình bày những hiểu biết và những tài liệu mà em tham khảo được về lĩnh vực thú vị này.Do kiến thức còn hạn hẹp,tài liệu tham khảo và thời gian không có nhiều nên những vấn

đề em trình bày trong bài tiểu luận này vẫn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn thêm của thầy.Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Đặng Đức Vượng – thuộc bộ môn vật liệu điện tử đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này

Hà nội, tháng 11 năm 2010

Trang 3

Phần 1 : Nguyên lí và cấu tạo của cảm biến xúc giác

I/ nguyên lí của cảm biến xúc giác :

Cảm biến xúc giác có nhiều loại, nhưng nguyên lí hoạt động của chúng đều dựa trên sự mô phỏng lại hệ thống xúc giác của con người.Đó là sự mô phỏng 3 tính chất vật lí :độ nhám ,sự mềm mại

và ma sát để tái tạo xúc giác của con người.Dựa trên các kết cấu về xương ,các lớp mô mềm ,các rặng biểu bì ,và sự phân bố của

mechanoreceptors Vì vậy , các cấu trúc của các hệ thống cảm biến xúc giác cần phải dựa trên các kết cấu đó.Tuy nhiên , Bàn tay

người có số lượng thụ thể rất dày đặc ở mỗi đầu ngón tay - khoảng 2.500 thụ thể/1 cm vuông và khoảng 17.000 thụ thể xúc giác trên bàn tay.Vì vậy việc mô phỏng lại chức năng xúc giác của con

người là hoan toàn không phải dễ dàng,đây là một thử thách thật sự đối với các nhà khoa học

Một ví dụ về thiết kế một kết cấu cảm biến mô phỏng các đặc tính của xúc giác được liệt kê dưới đây

1) đàn hồi vật liệu: Silicone cao su được sử dụng để mô phỏng các

mô của con người Điều này là cần thiết để tạo ra một liên hệ mềm

bề mặt đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện kết cấu của vật liệu mềm

2) Hai lớp cấu trúc: thi đua cơ cấu con người mô, hai loại cao su silicon với nhau độ đàn hồi (hệ số đàn hồi được giống như những người của lớp biểu bì và hạ bì lớp của con người)

3) Phân phối của các yếu tố xương và móng tay: Đểhiệu quả thu được cảm giác thông tin, các bộ phận có chức năng như xương và móng tay được nằm tại cơ sở của cảm biến

Trang 4

4) Macro quy mô cong: Bề mặt của bộ cảm biến chạm vào các vật liệu chịu được cong để phát hiện sự khác biệt trong khu vực liên

6) Biểu bì Ridges: các đường lằn biểu bì được đặt dọc theo bề mặt của bộ cảm biến để đạt được hiệu ứng tương tự như ngón tay con người, như giải thích trong phần trước

II/cấu tạo của cảm biến xúc giác :

*) Cấu tạo chung :

Các cảm biến xúc giác thường được cấu tạo theo kiểu "bánh

sanwhich" gồm một lưới dẫn điện(với 2 hệ thống dây dẫn đặt

vuông góc tạo thành những ô vuông nhỏ) mặt trên được phủ 1 lớp

Trang 5

cao su đàn hồi và được đặt nằm giữa hai tấm điện cực song song các điện cực nối với đất thông qua mạch đo dòng như vậy, "làn da điện tử có độ nhạy cảm gấp 1000 lần da người, và nó có thể cảm nhận được những động chạm nhẹ nhất như một cánh bướm bay qua"

Một tấm PVDF dùng làm cảm biến xúc

1 vật liệu dùng làm cảm biến xúc giác :

Vật liệu dùng làm các cảm biến xúc giác thường là các vật liệu hữu

cơ trong đó phổ biến là PVDF(Polyvinylidene fluoride) và cao su PVDF (polyvinylidene fluoride) là một homopolymer tan-

processible với nhiệt độ liên tục được đề nghị sử dụng trên của 150

° C (302 ° F) PVDF có độ bền, độ cứng, sức mạnh điện môi cao, chịu mài mòn, chống creep, độ tinh khiết cao, trơ hóa học, tính dễ cháy thấp, và hấp thu độ ẩm thấp Các tính chất này làm cho PVDF

Trang 6

một sản phẩm được ưa thích trong các ứng dụng, chẳng hạn như,

các miếng đệm, ống, phụ kiện, van, và các bộ phận bơm cho chất

bán dẫn và công nghiệp chế biến hóa chất Dưới đây là bảng 1

số đặc tính của vật liệu PVDF :

Trang 7

Các vật liệu hữu cơ ,đặc biệt là PVDF có tac dụng làm cho các cảm biến xúc giác trở nên nhạy hơn với cấu trúc bao gồm các đỉnh

và đáy mềm làm bằng chất Polystyrene, giữa là một áp điện màng mỏng, PVDF, và một mảng vi PDMS được sử dụng làm vật liệu cảm biến và tế vi,tương ứng Thí nghiệm còn cho thấy PVDF cho điện áp đầu ra là tuyến tính với một lực lượng liên hệ từ 10N đến 0,5 N và độ tin cậy tốt trong dải tần số thấp 1 ~ 100 Hz ,điều này là rất cần thiết cho 1 cảm biến xúc giác.Vì vậy PVDF thường được sử dụng để chế tạo cảm biến xúc giác Ngoài ra,một vài vật liệu khác

cũng được sử dụng Và mới đây các nhà khoa học thuộc trung tâm

nghiên cứu quốc gia Oak Ridge (ORNL), Hoa Kì đã phát triển một loại ống nano cacbon có thể bắt chước chức năng xúc giác của con người Dựa trên phương pháp chế tạo sợi thủy tinh, các nhà khoa học đã tìm cách nhồi 19.600 ống nano cacbon có chứa các rãnh thành 1 sợi có kích thước nhỏ hơn 4 lần sợi tóc người Cấu trúc nhân tạo sẽ được đặt trên một tỷ lệ tương đương các bó dây thần kinh dẫn truyền

Trang 8

Theo nhà nghiên cứu Ilia Ivanov làm việc trung tâm khoa học vật liệu trạng thái nano (CNMS) thuộc ORNL: "Mục tiêu của chúng tôi là tái hiện thiết kế tự nhiên của cơ thể người bằng các cảm biến nhân tạo, qua đó phục hồi chức năng cảm nhận của con người về 1 vật thể hay nhiệt độ một cách hiệu quả."

Cô cho biết thêm: "Bàn tay người có số lượng thụ thể rất dày đặc ở mỗi đầu ngón tay - khoảng 2.500 thụ thể/1 cm vuông và khoảng 17.000 thụ thể xúc giác trên bàn tay Vì vây, với mật độ các rãnh trên ống nano cacbon, chúng tôi đã tái tạo được số lượng thụ thể xúc giác tương ứng."

Các ống nano cacbon không chỉ nhỏ mà chúng còn có khả năng dẫn điện Đây là yếu tố quan trọng trong ý tưởng sử dụng chúng để tái tạo hệ thống thần kinh Trong cấu túc hổn hợp của ORNL, mỗi ống nano cacbon được cách điện bằng thủy tinh, vì vậy mỗi ống sẽ dẫn truyền một tín hiệu thần kinh đơn lẻ

Các nhà nghiên cứu cho biết bước tiếp theo của dự án là chứng

Trang 9

minh tính dẫn truyền đơn và đạt được hệ số truyền dẫn cao nhất Một trở ngại lớn với các nhà khoa học là các vật liệu hữu cơ là các chất bán dẫn kém, có nghĩa là các thiết bị điện tử làm từ các vật liệu này luôn đòi hỏi điện áp lớn để vận hành

Vật liệu vô cơ, như silicon lại có khả năng dẫn điện tuyệt vời và do

đó, có thể sử dụng chúng chỉ với điện thế rất thấp Chúng cũng ổn định về mặt hóa học Thế nhưng, chúng lại không linh hoạt và dễ

bị rạn nứt Vì vậy việc phát hiện ra rằng các sợi vô cơ nano siêu mỏng có thể có độ mềm dẻo đáng ngạc nhiên chính là tiền đề của việc tạo ra các bộ nhận cảm điện tử như thế này

Với phát minh này các nhà khoa học tin tưởng rằng sẽ chế tạo được một loại cảm biến xúc giác với độ nhạy cao ,thậm chí xa hơn nữa là các loại da nhân tạo giống như thật

2.Công nghệ chế tạo cảm biến xúc giác :

Công nghệ chế tạo các cảm biến xúc giác có thể có nhiều loại

,nhưng do sự hạn chế về tài liệu ,em xin được phép trình bày 2 công nghệ mà theo em là phổ biến nhất Đó là công nghệ Haptic

và công nghệ MEMS

a) Công nghệ haptic:

Công nghệ Haptics là công nghệ tái tạo lại các cảm giác xúc giác

đó, với mức độ chân thực và chi tiết khác nhau, nhằm tái tạo lại toàn bộ hay một phần cảm giác xúc giác của con người khi tiếp xúc với thiết bị

Trang 10

Công nghệ Haptic chủ yếu mang lại 2 loại cảm giác tiếp xúc: cảm

giác về lực( force feedback) và cảm giác tiếp xúc (tactile) Cảm giác lực mang lại cho con người cảm giác về lực tác động, nhằm tái tạo sự hiện diện của sự vật thông qua lực tác động của nó với tư cách đối tượng trong thế giới ảo với con người Trong khi đó cảm giác xúc giác (tactile) mang lại các cảm giác chi tiết hơn về bề mặt của vật, tái tạo các đặc tính thô, nhám, trơn,… Trên thực tế không

có sự khác biệt rõ ràng trong cách phân loại này, nhưng sự khác biệt chỉ nằm ở cách thực thi chúng

Cảm giác lực thông thường được thực hiện thông qua việc điều khiển một cơ cấu chấp hành (actuators), cơ cấu này sẽ tái tạo cảm giác về lực qua tác động với con người Cơ cấu chấp hành có thể bao gồm các động cơ điện, động cơ khí nén, hoặc thủy lực

Trang 11

Fig.2 Tương tác với thế giới ảo

Fig.3 Cơ cấu Haptic 1 bậc tự do

Vấn đề nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không hoàn toàn như vậy Bởi dù chúng ta đang tái tạo một thực tế ảo, nhưng chúng ta lại dựa trên những thiết bị thực, với những hạn chế của nó Các nghiên cứu

lý thuyết chỉ ra rằng các cơ cấu như vậy luôn có thể đem lại sự mất

ổn định Ví dụ nếu lò xo ảo có độ cứng cao, tương tác giữa người với lò xo có thể bất ổn định và không thể kiểm soát được, gây ra nguy hiểm cho con người Vì thế hiện nay, việc nâng cao độ cứng của đối tượng trong khi vẫn đảm bảo độ ổn định cho nó là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu Bản thân tác giả cũng đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới có thể nâng độ cứng của đối tượng lên đến 200kN/m trong điều kiện sử dụng hệ điều hành

Trang 12

phi thời gian thực và tần số trích mẫu chậm Tuy nhiên, 200kN/m

dù là một ngưỡng rất cao đối với đối tượng ảo, thì vẫn là tương đối

“mềm” đối với đối tượng thực tế Hãy tưởng tượng khi bạn gõ tay vào mặt bàn, độ cứng có thể lên tới hàng nghìn kN/m

Một vấn đề nữa là áp dụng bài toán trong trường hợp cơ cấu nhiều bậc tự do Có thể nói, việc điều khiển cảm giác lực có liên quan mật thiết về mặt lý thuyết với bài toán điều khiển lực (impedance control) cho cánh tay robot Vì thế với sự phát triển của lý thuyết Impedance control trong công nghệ Robot ngày nay, hứa hẹn

những đột phá mới cho cộng nghệ Force Feedback của Haptic

b) Công nghệ MEMS với cảm biến xúc giác:

● Các thành viên tại viện nghiên cứu ATR Intelligent Robotics và phòng thí nghiệm truyền thông của Nhật Bản đang phát triển một cảm biến xúc giác robot mà chính xác có thể đo áp lực bàn tay và cầm từ con người Điều này có thể được sử dụng trong một thế hệ robot công nghiệp hỗ trợ của con người để cho một robot có thể giữ một đối tượng với một lực bằng áp suất, như vậy nó sẽ không

bị rơi

Thông qua việc thử nghiệm bằng cách sử dụng một bộ cảm biến xúc giác gắn liền với những ngón tay của robot, Họ đã phát triển một hệ thống hệ thống nhận dạng tự động để giữ các đối tượng

Trang 13

Cấu trúc cơ bản của cảm biến xúc giác MEMS

● Sử dụng công nghệ nano, Họ tạo ra một cơ sở vi cấu trúc vững chắc với lớp nhựa đàn hồi

Khi 1 lực thẳng đứng hay nằm ngang tác dụng lên, nhựa thay đổi hình dạng và cấu trúc rắn của nó cũng bị thay đổi

Đây là một cấu trúc đơn giản để đo mức độ khác nhau của áp lực

và lực tay

Chúng ta dễ dàng có thể thay đổi số lượng và mật độ cảm biến của dòng điện đo được tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của các ứng dụng cụ thể

Do đó công nghệ này có thể được sử dụng không chỉ như một cảm biến da robot nhưng cũng sẽ được điều chỉnh để các ứng dụng khác trong tương lai gần

Trang 14

Họ đã thành công trong việc phát triển 1 hình vuông mm một phần

tử cảm biến

Vì vậy, họ đang cố gắng phát triển thêm một cảm biến có khả năng phân biệt các điều kiện hấp dẫn theo những thông tin tích lũy được cung cấp bởi các quá trình tín hiệu

Trang 15

3.Các đột phá trong công nghệ cảm biến xúc giác:

Các đột phá công nghệ trong lĩnh vực cảm biến xúc giác gần đây thường là những phát minh về các loại vật liệu mới ,cùng những đột phá về công nghệ nhằm cải thiện và nâng cao tính năng của cảm biến

"Nếu bạn quan sát các cảm biến xúc giác hiện nay thì độ phân giải của các thiết bị này là milimét.” Giáo sư Ravi Saraf (Đại học

Nebraska ở Lincohn, Mỹ) giải thích thành viên nhóm nghiên cứu

"Trong khi độ phân giải của ngón tay người là 40 micron bằng nửa đường kính sợi tóc cho nên điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hiện thị của thiết bị”

Trang 16

Giáo sư Saraf và người cộng sự TS.Vivek Mahesh wari nói họ đã đạt được mức độ nhạy cảm cao bằng cách tạo ra lớp film mỏng hình thành bởi các lớp kim loại và các lớp bán dẫn phần tử nano ở trên và dưới các điện cực

Khi lớp film này chạm vào bề mặt biến dạng tạo bởi ứng suất hay

áp suất làm nén các lớp khiến cho điện áp trong lớp film thay đổi

và ánh sáng sẽ phát ra từ các phần tử được biết như là hiệu ứng điện phát quang Ánh sáng này có thể nhận biết bới camera

"Thật là tuyệt với chúng ta đã làm được một thiết bị có thể nhận được thay đổi điện áp hoặc ánh sáng tỷ lệ một cách chính xác với ứng suất chúng ta đưa vào” Giáo sư Saraf nói thêm

Để chúng tỏ độ phân giải cao các nhà khoa học đã đã đưa động 1 cent Mỹ vào thực nghiệm, đồng tiến này được nhấn vào cảm biến xúc giác này và nó hiện thị những nét lồi lõm trên động tiền như áo của tồng thống Lincohn và các mẫu tự TY nằm ở bên góc

Giáo sư Saraf nói lớp film cũng tương đồng như mức độ nhạy cảm ngón tay người, nó cũng linh hoạt và bền vững để dử dụng nhiều lần

Và mới đây, đã có hai loại da điện tử mới được nghiên cứu song song và các phiên bản đầu tiên của chúng đã ra đời, mang đến

niềm hy vọng cho những người phải sử dụng chân tay giả và cũng lật một trang mới cho ngành sản xuất robot điện tử

Trang 17

Da điện tử này được làm từ các dây nano bán dẫn làm từ silicon Mạng lưới nano là một cấu trúc vô cùng mỏng, chỉ bằng 10.000 lần

so với một sợi tóc của con người Đây là lần đầu tiên da nhân tạo được làm từ các vật liệu bán dẫn bằng chất vô cơ

Sản phẩm hoàn thiện sẽ có khả năng cảm nhận vật thể tinh tế đáng

kinh ngạc

Các kỹ sư của trường đại học California ở thành phố Berkeley đã tạo ra da điện tử là mạng lưới sợi nano được tạo nên từ gecmani (Ge) và silicon (Si) Cũng như cấu trúc da người, làn da này có cấu tạo nhiều lớp: mạng lưới sợi nano này được phủ lên một màng mỏng polyimide có độ dính cao, các transitor kích cỡ nano được đặt lên phía trên mạng lưới sợi và lớp cuối cùng của "làn da" là một lớp cao su đàn hồi, nhạy cảm Làn da này chỉ cần chưa đến 5 vol để vận hành và có thể duy trì khả năng này sau khi thao tác 2.000 lần Da điện tử có thể nhận biết áp lực trong khoảng từ 0 đến

15 kilopascal, đủ để đảm nhận các thao tác đơn giản hàng ngày như đánh máy và cầm nắm một vật nhẹ

Trang 18

"Chúng tôi mong muốn có thể tạo ra một lớp da phỏng theo da người, tức là có thể cảm nhận và cầm nắm những vật nhỏ và dễ vỡ"-giáo sư Ali Javey, trưởng nhóm nghiên cứu nói

Ngày nay, các robot đã có thể thay con người làm được rất nhiều việc phức tạp, nhưng do không có khả năng cảm nhận áp lực như người nên chúng không thể thực hiện nhiều việc cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người như cầm nắm các vật dụng dễ vỡ như cốc chén thủy tinh, lật trang báo

Ngay cả những người vụng về nhất cũng có thể cầm một quả trứng

mà không làm vỡ, thế nhưng đối với các robot-dù là phiên bản mới tối tân nhất, chúng ta cũng luôn lo sợ chúng sẽ làm vỡ bát đĩa Và

da nhân tạo có thể giúp khắc phục được vấn đề nan giải nhất này của người máy, giúp chúng bớt vụng về hơn và "giống người" hơn Những người phải sử dụng chi giả cũng sẽ có thể có cảm giác về lực khi tác động vào các vật như chi thật

Loại da điện tử thứ hai dựa trên một tấm màng cao su có đặc tính thay đổi độ dày theo áp lực Những tụ điện được cấy vào trong màng cao su để đo sự biến đổi của áp lực "Tốc độ đáp ứng của da điện tử này đối với áp lực tương đương với da người, tức là chỉ trong vòng vài phần nghìn của giây Đặc tính đó cho phép da điện

tử cảm nhận được áp lực ngay tức thì" -giáo sư Zhenan Bao,

trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford nói

Với cấu tạo theo kiểu "bánh sanwhich" gồm lớp cao su đàn hồi nằm giữa hai tấm điện cực song song như vậy, "làn da điện tử có

độ nhạy cảm gấp 1000 lần da người, và nó có thể cảm nhận được những động chạm nhẹ nhất như một cánh bướm bay qua"

"Chúng tôi đã tạo nên một cấu trúc siêu vi có tác dụng như một lò

xo lý tưởng"- bà cho biết thêm Độ dày của loại da nhân tạo này, bao gồm cả lớp cao su và hai lớp điện cực, chưa đến một millimet

Trang 19

Chỉ cần thay đổi cấu trúc của cao su, chúng ta sẽ có các loại da với các độ nhạy cảm khác nhau, phù hợp với các vị trí trên cơ thể cảm nhận được các trạng thái lực khác nhau Ví dụ, da ở đầu ngón tay thì rất nhạy cảm, nhưng da ở khủy tay thì khá "trơ"

Làn da này có từ vài trăm nghìn cho đến 25 triệu "kim tự tháp"-các đầu cảm ứng- trong mỗi centimet vuông Dưới kính hiển vi có độ phóng đại cao, "ma trận" với nhiều cấu trúc nhỏ xíu này giống như một thế giới kỳ lạ của nền văn minh Ai Cập cổ đại

Mật độ dày đặc của các đầu cảm ứng này đã cho phép cảm nhận được những lực vô cùng nhỏ Bằng cách thay đổi cấu hình của các

vi cấu trúc này, làn da có thể cảm nhận được những chi tiết tinh vi của vật thể Với độ phân giải cao hơn, làn da có thể nhìn được cả các chi tiết nhỏ trên một đồng xu Liệu chúng ta có thể hy vọng về một làn da nhân tạo "biết nhìn", tức là có thể kết hợp xúc giác và thị giác của con người trên một làn da điện tử?

Giới khoa học đánh giá rất cao cả hai thành tựu đột phá này và chúng ta mong chờ sự ra đời của một sản phẩm mới kết hợp sự linh hoạt của thiết bị của nhóm Ali Javey và nhạy cảm với từng áp lực siêu nhỏ của Zhenan Bao Khi đó, chúng ta có thể có những chú robot với những đặc tính siêu đẳng có thể thực hiện được

những động tác vô cùng tinh tế, hiện thực hóa ước mơ "siêu nhân" của con người

Phần 2 : Những Ứng Dụng Của Cảm Biến Xúc Giác

Cảm biến xúc giác được ứng dụng trong nhiều nghành khoa học kỹ thuật ,đặc biệt là lĩnh vực robot và y học Và đây cũng là 2 lĩnh vực ứng dụng chính của cảm biến xúc giác Dưới đây em xin trình bày ứng dụng của cảm biến xúc giác trong hai lĩnh vực này

Trang 20

1 Trong lĩnh vực robot:

Đây là 1 lĩnh vực ứng dụng đầy tiềm năng của cảm biến xúc giác khi mà thế kỉ 21 là thế kỉ của của những robot có thể hoạt động như con người Bằng việc sủ dụng trí thông minh nhân tạo

và các cảm biến xúc giác để tạo ra trí tuệ ,vá xúc cảm cho ro bot thì điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra

Một số hình ảnh về robot giống người:

Robot siêu thông minh của Nhật Bản

Trang 21

Robot tình dục đầu tiên trên thế giới được trang bị những cảm

biến xúc giác

Một thế hệ robot thông minh nữa của Nhật Bản

Trang 22

2.Trong lĩnh vực y tế :

Y tế là một lĩnh vực ứng dung hết sức tuyệt vời của cảm biến xúc giác với những thành tựu to lơn mà nó có thể đem lại cho loài người

Từ việc chế tạo chân tay giả đến việc sử dụng những cánh tay robot có gắn cảm biến xúc giác để tiến hành những ca phẫu thuật phức tạp

Mới đây, trường đại học Keio của Nhật Bản đã phát triển được một rô bốt cảm biến xúc giác mới, cho phép các người điều khiển có thể cảm nhận được chính xác dụng cụ đang hoạt động

Hệ thống này, còn được gọi là các cánh tay giúp việc được trang

bị với bộ cảm biến xúc giác, phản hồi chính xác từng cử động của vật thể mà chiếc kẹp ro bot đang chạm vào

Giáo sư Morikawa thuộc khoa nhi, Đại học Keio đã giải thích rằng điều này sẽ cho phép các bác sĩ phẫu thuật có thể cảm nhận được những gì robot đang chạm vào

Giáo sư Morikawa

Đại học Keio

"Khi bác sĩ phẫu thuật sử dụng cánh tay giúp việc, họ chủ yếu dựa vào đôi mắt của mình để đánh giá sự tác động xảy ra trên các khoang và không thực sự phải chạm vào nó Áp lực quá nặng nề trong việc cắt các mô sẽ không còn xảy ra nếu sử dụng

hệ thống này Các cánh tay giúp việc này sẽ giúp các bác sỹ cảm nhận được sự đàn hồi của khoang, và sẽ đánh giá được nên áp dụng những tác động mạnh đến đâu”

Những cuộc phẫu thuật với những vết mổ nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây

Ngày đăng: 22/11/2015, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w