1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện

37 1,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 310,5 KB

Nội dung

 Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh viện trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, từ thầy cô, từ sách báo, thông tin trên mạng. v.v.

Trang 1

Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Nguyên Dân số chủ yếu là đồng bàodân tộc, lượng dân nhập cư vào tỉnh ngày càng nhiều Khí hậu 2 mùa, mùa mưa kéo dài,lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, thường xảy ra các vụ dịch bệnh đặt biệt là trong các huyệnvùng sâu, vùng xa gây áp lực cho ngành y tế của tỉnh Điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chấtcủa tỉnh còn gặp nhiều khó khăn Phần lớn các bệnh viện trong tỉnh hiện nay đều tiếpquản lại cơ sở của chế độ cũ, chưa được xây dựng lại Hạ tầng cơ sở không có gì, khônggian kiến trúc còn nhiều hạn chế Phải đối đầu với những thách thức về mọi mặt như vấn

đề thu gom và xử lý rác thải y tế chưa đạt tiêu chuẩn, không đúng qui định, chưa có hệthống xử lý Hiện trạng việc xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả gây dư luận trongcộng đồng và đặt ra nhiều thách thứ đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môitrường và y tế Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì có rấtnhiều khó khăn Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn, chưa kể chi phícho sử dung đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bào trì Bêncạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác

xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao Sự quan tâm của một số lãnh đạo còn chưađược đầy đủ, các giải pháp về xử lý chất thải còn chưa được đồng bộ và tuy đã có luật bảo

vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành, quichế chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành nhưng các văn bản pháp qui vẫn chưathâm sâu vào đời sống

Trang 2

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cần thiết của đề tài

Tại Gia Lai hiện nay ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực với mức độkhác nhau trong đó có y tế Có thể nói ô nhiễm trong ngành Y Tế đang diễn ra khá trầmtrọng mà nổi bật là ở các bệnh viện

Mạng lưới y tế ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh củanhân dân bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặt biệt là trong vấn

đề quản lý rác thải y tế

Rác thải y tế bao gồm chất thải nguy hại như: kim tiêm, găng tay, cao su, bông,băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ Tuychỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn

y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyền dịch bệnh, ảnhhưởng đến sức khoẻ người dân nếu không được xử lý đúng mức

Do chất thải bệnh viện ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng nên công tác thugom và xử lý phải triệt để

Nhưng, hiện nay khâu quản lý rác thải của các cơ sở y tế còn hết sức lỏng lẻo Hầuhết rác thải y tế, các bệnh phẩm chưa được phân loại theo đúng chuẩn loại, chưa được khửkhuẩn trước khi thải bỏ, không có nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn,không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng

1.2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung vào 2 vấn đề chính:

 Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địabàn tỉnh Gia Lai

 Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện phù hợp vớiđiều kiện tỉnh

1.3 Nội dung đề tài

Để đạt được những mục tiêu trên, nội dung đề tài bao gồm:

 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh

 Khảo sát thực tế tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắntại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh

 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của tỉnh

 Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải bệnh viện của tỉnh

 Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh:

Trang 3

Phương án trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ chất thải.Phương án cải thiện hệ thống quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

Một số phương án khả thi khác

1.4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh việntrên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài từcác bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, từ thầy cô, từ sách báo,thông tin trên mạng v.v Sau đó sẽ lựa chọn những thông tin cần thiết nhất)

 Phương pháp điều tra, khảo sát (khảo sát tình hình thực tế tại các bệnh viện trênđịa bàn tỉnh) bằng phiếu điều tra

 Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thậpđược, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánhgiá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm)

 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (của thầy cô, những người có liênquan, ý kiến đóng góp của một số nhân viên trong bệnh viện)

 Phương pháp so sánh

1.5 Ý nghĩa thực tiễn

 Đánh giá được tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn tỉnh

 Đề xuất những biện pháp khả thi nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chocác bệnh viện trong tỉnh, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay

1.6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Khảo sát tại 20 bệnh viện điển hình trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trang 4

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI Y TẾ

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI Y TẾ

2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

2.1.1.1.Các định nghĩa

a/ Chất thải y tế

Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, cácdịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòngbệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về y sinh học

Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí

Chất thải y tế thường bao gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động đối vớimôi trường sức khoẻ giống như các chất thải thông thường khác

b/ Chất thải nguy hại

Là chất thải có chứa các chất hoặc hoá chất có một trong các đặc tính gây nguy hạitrực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, gây ăn mòn, dễ lây nhiễm với các đặc tính nguyhại), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ conngười

Do có các đặc tính và tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ mà các loạichất thải y tế nguy hại đòi hỏi phải được thu gom, phân lập và tiêu huỷ theo những quitrình đặc biệt và đảm bảo an toàn có áp dụng các công nghệ phức tạp và thường là tốnkém để tránh thoát thải ra môi trường bên ngoài

c/ Chất thải y tế nguy hại

Là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các

bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dượcphẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế Nếu những chất này không đượchuỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người

d/ Quản lý chất thải y tế nguy hại

Là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinhđến xử lý bắt đầu từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu trữ và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại

e/ Thu gom

Là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời tại điểm tập trung của

cơ sở y tế

f/ Vận chuyển

Trang 5

Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến xử lý ban đầu, lưu trữ, tiêuhuỷ.

Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ước lượng chất thải y tế nói chung

và số lượng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào các yếu tố sau:

 Số lượng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của tất cảcác cơ sở y tế

 Số lượng giường bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế có giường bệnh từ tuyếnhuyện và tương đương trở lên bao gồm cả các bệnh viện do ngành y tế quản lý

 Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y Tế

 Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh

 Các cơ sở y tế tuyến huyện

 Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương

Trong đó, qui mô bệnh viện có từ tuyến huyện gọi là bệnh viện huyện, tuyến tỉnhgọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến Trung Ương Đa số cácbệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa, một số bệnh viện chuyên khoa Các

Trang 6

bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có giường bệnh, thường xuyên hoạt động khám chữabệnh và cũng thường xuyên phát thải chất thải rắn y tế.

Một số ngành khác cũng có cơ sở y tế từ tuyến cơ sở cho tới tuyến chuyên khoanhư Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An có hẳn một hệ thống y tế từ tuyến Trung Ương tới cơ

sở hoặc một số ngành có bệnh viện riêng như: Bưu Chính Viễn Thông, Giao Thông VậnTải, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Trong cách xác định trên đây còn chưa đánh giá được nguồn và số lượng thải tạicác trạm y tế xã, phòng mạch tư nhân và các hoạt động từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứusinh học

Dưới đây là một số tài liệu đã công bố số lượng phát thải chất thải rắn y tế mỗigiường bệnh/ngày, tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại, tải lượng chung toàn quốc

Bảng 2.1: Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường bệnh/ngày.

1

Phạm Thị Ngọc Bích, Phạm Ngọc Châu Kinh nghiệm bước

đầu xử lý chất thải tại một số bệnh viện cấp tỉnh ở Việt Nam,

hội thảo Việt Nam – Thuỵ Điển

2 URENCO Hà Nội Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng

3 Phạm Song Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện 1998 2,27

4 Phạm Thị Ngọc Bích Hội thảo xử lý chất thải bệnh viện 1998 2,45

5 Nguyễn Xuân Nguyễn Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện 1998 2,27

6 Nguyễn Kim Thi Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện 1998 1,17

7 Nguyễn Văn Lộ Hội thảo xử lý chất thải bệnh viện 1998 2,27

(Nguồn: Môi trường bệnh viên nhìn từ góc độ quản lý chất thải - 2004)

Như vậy lượng chất thải rắn y tế trung bình phát thải theo mỗi giường bệnh tạituyến bệnh viện mỗi ngày là 2,21 kg/GB/ngày Tuy nhiên hệ số phát thải này chỉ nên ápdụng cho tuyến tỉnh và tương đương Các bệnh viện tuyến huyện sẽ có hệ số phát thảithấp hơn do phạm vi cứu chữa, khả năng áp dụng các kỹ thuật ở mức thấp hơn

Về đặc điểm chất thải và tỷ lệ chất thải y tế nguy hại cũng có khá nhiều nghiên cứucông bố các số liệu khá tương đồng với nhau Bảng dưới đây xin giới thiệu một số số liệu được công bố (Xem phụ lục 1)

Trang 7

Hầu hết các tác giả đều đưa ra các số liệu tương đối gấn nhau thống nhất tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong tổng chất thải y tế nói chung là 20% với đặc điểm tỷ trọng 130 kg/

m3, hàm lượng tro còn lại sau khi đốt là 9,76% và nhiệt trị trung bình l2537 Kcal/kg

Kết luận chung:

 Hệ số phát thải chất thải rắn y tế: 2,21 kg/GB/ngày

 Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại: 20% (tương đương)

Từ cơ sở dữ liệu lượng chất thải y tế trung bình giường bệnh ngày, tỷ lệ chất thải y

tế nguy hại trong tổng số chung và số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế từ tuyến huyệntrở lên và tương đương có thể xác định được tổng lượng chất thải y tế nguy hại phải xử lýtheo địa bàn và theo khu vực cho mỗi bệnh viện.(Xem phụ luc 2)

Tính chung cho toàn quốc, lượng chất thải từ các hoạt động dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ, dịch vụ y tế là:

 Chất thải rắn y tế chung: 252 tấn/ngày

 Chất thải rắn y tế nguy hại: 50 tấn/ngày

Trong đó 2 thành phố có tải lượng lớn nhất là:

 Tp Hồ Chí Minh: 31,3 tấn chất thải rắn y tế chung, trong đó có 6,2 tấn chất thảirắn y tế nguy hại

 Tp Hà Nội: 26,5 tấn chất thải rắn y tế chung, trong đó có 5,3 tấn chất thải rắn y

tế nguy hại

2.1.2 Khuynh hướng phát thải chất thải y tế

a/ Đối với chất thải y tế chung

Tổng lượng chất thải y tế chung ít biến đổi do tổng số giường bệnh tương đối ổnđịnh Mặc dù có sự gia tăng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện trở lên trongcác giai đoạn từ 1995 tới nay nhưng số giường bệnh tại các cơ sở y tế khác như trạm y tế

cơ quan, điều dưỡng lại giảm

b/ Chất thải y tế nguy hại

Tuy tổng thải chung chất thải y tế tăng ít hoặc chỉ tăng nhẹ, nhưng lượng chất thải

y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt lại gia tăng lên theo thời gian do 2 xu thế sau:

 Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần như kim bơm tiêm, đè lưỡi, găngtay phẫu thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lưu, bông băng, vải trải phẫu thuật,quần áo phẫu thuật v.v

 Tăng số lượng các giường bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến huyện và tươngđương trở lên

 Ngày càng ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ khám

Trang 8

Bảng 2.2: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian ở Việt Nam

Giường bệnh (1000 giường) 115,5 118,0 118,0 120,3 120,1 121,9 122,5CTR y tế chung (tấn/ngày) 248,3 253,7 253,7 258,6 258,2 262,1 263,9CTR y tế nguy hại (tấn/ngày) 55,4 56,6 56,6 57,7 57,6 58,5 58,9

2.1.3 Nguồn và phân loại chất thải rắn y tế

Theo định nghĩa, chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải dạng rắn phát sinh trongcác cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh,nghiên cứu, đào tạo

Việc phân loại và xác định chất thải y tế của đa số các nước trên thế giới, kể cả cácnước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO) khá nhất quán

và nhìn chung đều bao gồm các loại chính như sau:

a/ Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): bao gồm 5 phân nhóm khác nhau

 Nhóm E: bệnh phẩm (pathological waste): nhóm này bao gồm các mô và cơquan người, động vật, một phần chi thể bị cắt bỏ do các can thiệp phẫu thuật(cần lưu ý là đối với nhóm chất thải này thì ngay cả khi chúng không chứanguồn lây nhiễm nhưng cũng vẫn có khả năng gây ra tác động tâm lý rất mạnh)

b/ Nhóm chất phóng xạ

Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hoá trị liệu vànghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bị nhiễmcác đồng vị phóng xạ

c/ Nhóm chất thải hoá học

Trang 9

Chất thải hoá học bao gồm các hoá chất có thể không gây nguy hại như đường, axitbéo, axít amin, một số loại muối v.v và hoá chất nguy hại như phóc-man-đê-hít, hoá chấtquang học, các dung môi, hoá chất dùng để diệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khửkhuẩn, các hóa chất dùng trong khử trùng, tẩy uế, thanh trùng v.v.

d/ Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất

Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2 bìnhgas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần, v.v đa số các bình chứa khí nénnày thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng qui cách

e/ Nhóm chất thải sinh hoạt

Nhóm chất thải này có đặc điểm chung như chất thải sinh hoạt thông thường từ các

hộ gia đình gồm giấy loại, vải loại, vật liệu đóng gói bao gói, thức ăn còn thừa, thực phẩmthải bỏ và chất thải ngoại cảnh như các loại lá cây, hoa quả rụng v.v

2.1.4 Khối lượng chất thải phát sinh

Khối lượng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý, mà còn phụthuộc vào các yếu tố khách quan khác như:

 Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất

 Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa

 Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và ngoạitrú

 Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực

 Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chămsóc

 Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân

Tham khảo tài liệu nước ngoài cho thấy khối lượng chất thải rắn y tế cũng đượcước lượng trên cơ sở số giường bệnh và hệ số phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưthay đổi theo mức thu nhập, thay đổi theo loại bệnh viện mức phát thải khác nhau theocác khoa phòng chuyên môn cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước

Chất thải bệnh viện nói chung (kg/giường bệnh/ngày)

Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)

Nước thu nhập

Trang 10

Bảng 2.4: Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện Nguồn phát sinh Lượng chất thải theo từng bệnh viện

(kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện đại học y dược 4,1 – 8,7

Bệnh viện tuyến huyện 0.5 – 1,8

Bảng 2.5: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh

viện Các bộ phận khác trong bệnh viện Lượng chất thải (kg/giường bệnh/ngày)

Ở một số nước trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh viện tuyếnTrung Ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế cũng daođộng khá lớn về tổng lượng thải cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại

Bảng 2.6: Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện

Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế

Trang 11

rắn sinh hoạt) Kết quả này dẫn tới sự quá tải hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốnđược thiết kế theo số giường bệnh Sự quá tải này cũng là nguyên nhân dẫn đến quản lý,thu gom và phân loại và xử lý thiếu nghiêm ngặt và không tuân thủ các qui định bắt buộc,

do đó dẫn đến tình trạng là một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại có thể bị lẫn vô chất thảirắn chung và phát tán ra môi trường bên ngoài, trở thành nguồn gây ô nhiễm và có khảnăng gây ra các rủi ro về môi trường và sức khoẻ

Bảng 2.7: Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện

ST

Giá trị

%

A Thành phần giấy các loại bao gồm cả mảnh carton 2,9

C Thành phần thuỷ tinh, ống thuốc tiêm, lọ thuốc tiêm, bơm kim tiêm 3,2

D Bông, gạc, băng, bột bó gãy xương, nẹp cố định 8,8

E Chai thuốc, túi thuốc, chai dịch, túi dịch, túi máu, thành phần chất dẻo 10,1

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải - 2004)

Chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm các thành phần chất thải trong các mục phânloại C,D,E,F

2.2 Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ

2.2.1 Tác hại của chất thải y tế lên sức khoẻ

a/ Các rủi ro từ chất thải y tế

Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thỉ có đặc điểm như chất thải sinh hoạtchung và một tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 20%) các chất thải có khả năng gây rủi ro cao Chấtthải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ tiềm tàng cho sức khoẻ con người

Trang 12

 Các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương.

 Chất thải có yếu tổ ảnh hưởng tâm lý xã hội

c/ Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ

Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những ngưới có nguy cơtiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người làm nhiệm

vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm chất thải

do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong các khu quản lý và kiểm soát chất thải

Dưới đây là những nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao đối với tác hại của chấtthải y tế:

 Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện, những ngườithực hiện các thủ thuật xâm lấn, tiêm, thay băng, v.v

 Những người thực hiện nhiệm vụ phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y

tế từ ngay tại nguồn về nơi tập kết của bệnh viện

 Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc bệnh nhân ngoại trú

 Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi

 Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ bệnh viện phục vụ cho các

cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyểnbệnh nhân, vệ sinh tẩy uế

 Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại bãi đổ rác thải, các lòđốt rác) và những người bới rác, thu rác

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ dịch vụ cơ sở y tế tư nhân, qui mô lẻ, nằm rảirác cũng là nguồn thải có tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ do nguồn chấtthải này thường khó kiểm soát và ít khi được chú ý tới Đôi khi, ngay cả những tủ thuốcgia đình hoặc một số tế nạn xã hội như tiêm chích ma tuý cũng là nguồn phát sinh chấtthải y tế nguy hại có tiềm năng gây rủi ro cao về môi trường và sức khoẻ

 Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:

Các vật thể trong thành phần chất thải y tế nguy hại có thể chứa đựng một lượngrất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu, HIV, viêm gan

B Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các hình thức sau:

 Qua da, qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da do vật sắc nhọn gâytổn thương

 Qua các niêm mạc, màng nhầy

 Qua đường hô hấp do xông, hít thở phải

 Qua đường tiêu hoá do nuốt, ăn phải

Trang 13

Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt kê trong bảngdưới đây qua đường truyền là các dịch thể như máu, dịch não tuỳ, chất nhờn, nước mắt,tuyến nhờn.

Có một mối liên hệ đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do virus gây ra hội chứng suygiảm miễn dịch người (HIV) và virus viêm gan B, C đó là những bằng chứng của việc lantruyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm qua đường phát thải chất thải rắn y tế Nhữngvirus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máungười bệnh

Trong các cơ sở y tế, tính kháng đa thuốc kháng sinh của các vi khuẩn đối với hàngloạt họ kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn cũng có thể tạo ra những mối nguy cơ do sựquản lý yếu kém chất thải y tế Điều này đã được chứng minh, chẳng hạn các plasmid từcác động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế được truyến cho vi khuẩn gốc qua hệ thống

xử lý chất thải Hơn nữa, vi khuẩn E.coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trongmôi trường bùn hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi choloài sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải ytế

Độ tập trung các các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinhvật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim đã được tiêm qua da) hầu như là những mốinguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khoẻ trong các loại chất thải bệnh viện Các vật sắcnhọn có thể không chỉ là nguyên nhân gây ra những vết cắt, vết đâm thủng mà còn gâynhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh Như vậy, những vậtsắc nhọn được coi là một loại chất thải y tế rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thươngkép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm Những vấn đề đánglưu tâm là sự nhiễm trùng có thể được lây truyền bởi sự xâm nhập qua da do các tác nhângây bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn huyết do virus Các loại kim tiêm đã tiêm qua da là mộtthành phần quan trọng nhất của loại chất thải sắc nhọn và là mối nguy hiểm đặc biệt bởichúng thường bị dính máu bệnh nhân

Bảng 2.8: Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải

y tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền

thải y tế

Nhiễm khuẩn tiêu hoá Nhóm enterobacteri: salmonella, shigella spp,

vibrio cholerac, các loại giun sán

Phân hoặc chất nônNhiễm khuẩn hô hấp Vk lao, virus sởi, streptococcus pneumoniac Các loại dịch

tiết, đờm

Trang 14

Nhiễm khuẩn mắt Virus herpes Dịch tiết của

mắt Nhiễm khuẩn sinh dục Neiserreria gonorrhoeac, virus herpes Dịch tiết sinh

dục

Bệnh than Bacillus antharacis

Chất tiết của

da (mồ hôi, chất nhờn) Viêm màng não Não mô cầu (neisseria meningitides) Dịch não tuỷ

sinh dục

Sốt xuất huyết Các virus: junin, lassa, ebola, Marburg

Tất cả các sản phẩm máu và dịch tiết

Nhiễm khuẩn huyết do tụ

Nhiễm khuẩn huyết do

 Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm

Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là mối nguy

cơ đe doạ sức khoẻ con người như các độc dược, các chất gây độc gen, chất độc tế bào,chất ăn mòn, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ, v.v các chất này thườngchiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế hoặc đôi khi với tỷ lệ khá lớn nhưng trong cácdạng thuốc, sinh phẩm bị quá hạn, thuốc thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ Chúng có thểgây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và gây nhiễm độc mãn tính, gây ra các tổn thương nhưbỏng Sự nhiễm độc này có thể là do kết quả của sự hấp thụ hóa chất, hoặc dược phẩmqua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá Việc tiếp xúc với các chất

dễ cháy, chất ăn mịn, các hố chất gây phản ứng (phóc -man-đê-hít và các chất dễ bay hơi

Trang 15

khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt, hoặc niêm mạc đường hô hấp Các tổnthương phổ biến hay gặp nhất là dạng các vết bỏng.

Các hoá chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm chấtthải y tế dạng hoá chất Chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là nhữngchất ăn mòn Cũng cần phải lưu ý rằng đây cũng là loại hóa chất gây phản ứng và cũng cóthể tạo nên các dạng hỗn hợp thứ cấp có tính độc cao

Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túirách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần vàtiếp xúc chúng

Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu vôđất và tiếp theo gây ô nhiễm nước ngầm Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếpvới sản phẩm hoá chất, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc thức ăn đã bịnhiễm độc Các mối nguy cơ khác có thể là khả năng dẫn đến các vụ hoả hoạn hoặc gây ônhiễm do việc xử lý chất thải không đúng cách chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc chôn lấp

Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên bấtlợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải (nhất là hệ thống xử lý công nghệ phân huỷsinh học) hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên tiếp nhận nguồn nước này.Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể xảy ra do sản phẩm của quá trình bào chếdược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng nhưthuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các hoá chất khử trùng và tẩy uế

 Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào

Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý loại chấtthải gây độc gen tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ các rủi ro tiềm tàng sẽphụ thuộc vào các yếu tố như tính chất, liều lượng gây độc của chất độc và khoảng thờigian tiếp xúc với chất độc đó Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế cóthể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặcbằng phương pháp hoá trị liệu Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải hoá chất cótính nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi mùi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúctrực tiếp, qua đường tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc Việc nhiễm độc quađường tiêu hoá thường là do ảnh hưởng của những thói quen xấu, chẳng hạn như dùngmiệng để hút ống pipet trong các công việc như khi định lượng dung dịch, xét nghiệmsinh hoá Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và chất tiếtnhất là các bệnh phẩm cần xét nghiệm của những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trịbằng phương pháp hoá trị liệu

Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu

kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp hoặc quá trình phân bào nguyên

Trang 16

phân Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm ankyl hoá, không phải là phađặc hiệu, chỉ biểu hiệu độc tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào Các nghiên cứu thựcnghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại nên ung thư và gây đột biến.

Nhiều loại thuốc có tính độc gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷhoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, chúng có thể gây chóng mặt, buồnnôn, đau đầu hoặc viêm da

Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng, vận chuyển chất thải gây độc gen tếbào Việc làm thoát thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên nhữnghậu quả sinh thái không thể lường trước được, nhiều khi tác hại tới môi trường và sinhthái rất nghiêm trọng

 Những nguy cơ từ các loại chất thải phóng xạ

Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi các chấtthải, đối tượng và phạm vi tiếp xúc Chất thải phóng xạ cũng như chất thải dược phẩm làmột loại độc hại tới tế bào, gen, và cũng có thể ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền Tiếpxúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như: các nguồn phóng xạ của cácphương tiện chuẩn đoán như máy Xquang, máy chụp cắt lớp, v.v có thể gây ra một loạtcác tổn thương chẳng hạn như phá huỷ các mô, nhiều khi gây bỏng cấp tính (với một sốtrường hợp mức độ bị ảnh hưởng trầm trọng tới mức phải dẫn tới việc xử lý loại bỏ hoặccắt cụt các phần cơ thể bị ảnh hưởng.)

Các nguy cơ từ các loại chất thải có chứa các đồng vị hoạt tính thấp có thể phátsinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thờigian lưu giữ loại chất thải này Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thugom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất thải có chứa các loại đồng vị phóng xạnày là những người thuộc nhóm nguy cơ cao

2.2.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khoẻ cộng đồng

a/ Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn

Đối với những bệnh có khả năng truyền nhiễm, nguy hiểm do virus gây ra nhưHIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt các y tá, hộ lý là nhữngngười có nguy cơ nhiễm cao nhất qua những vết thương do các vật sắc nhọn bị nhiễmmáu bệnh nhân gây nên Các nhân viên hành chính của bệnh viện là những người vận

Trang 17

hành hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện ở cáctrạm xử lý chất thải của địa phương, khu vực cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn nhưnhững nhân viên quét dọn vệ sinh, những người bới rác tại các bãi đổ rác mặc dù chưa cónhiều bằng chứng ghi nhận những nguy cơ này Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm nàytrong số các bệnh nhân và cộng đồng không phải tiếp xúc với chất thải y tế thấp hơnnhiều Trong một số trường hợp, một vài bệnh truyền nhiễm lây truyền và lan rộng racộng đồng xung quanh nhiều khi trở thành dịch, một bằng chứng được ghi nhận là vụ dịch

tả hoành hành ở Trung Mỹ năm 1996-1997 mà nghi can chính là nước thải từ một bệnhviện truyền nhiễm ở Peru không được xử lý và thải ra lưu vực, kết quả là gây nhiễm bệnh

và gây bùng phát thành dịch bệnh

Các trường hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế gây rađều được chứng minh bởi các tài liệu đáng tin cậy Tuy vậy nhìn chung vẫn khó đánh giátrực tiếp ảnh hưởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Vẫn cònnhững nghi ngờ đối với những trường hợp nhiễm khuẩn với số lượng lớn mà tác nhân gâybệnh do tiếp xúc với chất thải y tế

Tỷ lệ tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ vệsinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được các cơ quan đăng ký độcchất và bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDR) đánh giá Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm trướckhi vức bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa nhốt kim không kín hoặc được làmbằng những loại vật liệu dễ bị rách, bị xuyên thủng

Một báo cáo của cơ quan bảo vệ Hoa Kỳ (EPA) tại hội nghị chất thải y tế đã đánhgiá số trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm do tổn thương gây ra bởi cácchất thải sắt nhọn có trong số các nạn nhân có nhiều nhân viên y tế và các nhân viên trong

hệ thống quản lý xử lý chất thải Số người bị nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Hoa Kỳ

mà nguyên nhân do tiếp xúc với chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321 ca so với tổng

số 300.000 trường hợp bị nhiễm mới hằng năm

Có những tài liệu về các trường hợp nhiễm trùng khác liên quan tới chất thải y tếnhưng không đầy đủ để có thể cho phép đưa ra bất kỳ một kết luận nào Nhiều khi dựatrên cơ sở các chỉ số viêm gan B cho thấy tất cả các nhân viên làm nhiệm vụ tiếp xúc vàvận chuyển chất thải y tế nên được tiêm chủng để phòng chống lại bệnh tật, nhưng đángtiếc là cho đến nay vẫn chưa có loại vắc xin ngừa virus viêm gan C một cách có hiệu quả

Nếu những thực tế ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại được ngoại suy ápdụng cho các nước đang phát triển, thì tác hại tới sức khoẻ cộng đồng còn có khuynhhướng cao hơn Lý do là việc tư vấn và huấn luyện cho những nhân viên do nhu cầu côngviệc phải tiếp xúc với chất thải rắn y tế nguy hại ở những quốc gia nghèo hay những quốcgia đang phát triển có thể không chặt chẽ cho lắm do vậy ngày càng có nhiều người tiếp

Trang 18

Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh viện lànhững nhóm nguy cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đốitượng này vào khoảng 10-20 phần nghìn Tỷ lệ tổn thương cao nhất trong số tất cả cácnhân viên có thể đã tiếp xúc với chất thải đã được báo cáo với các nhân viên lao công vànhân viên xử lý chất thải, tỷ lệ hàng năm ở Mỹ là 180 phần nghìn Mặc dù các tổn thương

có liên quan đến công việc trong số các nhân viên y tế và những ngưới thu gom rác hầuhết là các tổn thương cơ lý như sang chấn, bong gân, va đập và căng thẳng mệt mỏi dolàm việc quá sức Tuy vậy vẫn có một tỷ lệ đáng kể các tổn thương là do các vết cắt, đâmthủng do các vật sắc nhọn có lẫn trong chất thải rắn gây ra

Cho đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứunào phản ánh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế và cácnhân viên các Công Ty Môi Trường Đô Thị cũng như người dân sống cận kề bãi rác thải

có lẫn rác từ các bệnh viện

b/ Ảnh hưởng của các chất thải hoá chất và dược phẩm

Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh tậtgây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng, thìnhiều trường hợp nhiễm độc qui mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã xảy ra.Cũng có một số thông báo về nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyểnhoá chất và việc vận chuyển dược phẩm trong bệnh viện không đúng quy cách Các dược

sĩ, bác sĩ gây mê, y tá, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnhđường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại hoá chất dạng chất lỏng dễ bay hơi,dạng phun sương và các dung dịch khác Để hạn chế tới mức thấp nhất loại nguy cơ nghềnghiệp này nên thay thế hoặc giảm lượng hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể vàcung cấp các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.Những khoa phòng nơi sử dụng và bảo quản loại hoá chất nguy hiểm cũng nên được thiết

kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ cá nhân, tập thể vàcác kỹ năng xử lý, cấp cứu ban đầu cho những người có liên quan

c/ Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen

Thực chất cần phải có đủ thời gian để thu thập những bằng chứng về ảnh hưởnglâu dài đối với sức khoẻ của các chất thải gây độc gen từ các cơ sở y tế, bởi vì rất khóđánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ của các chất thải gây độc gen trong y tế lênmối nguy cơ đối với con người Một nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan đã tìm ra mộtvài dấu hiệu liên quan giữa tỷ lệ sẩy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ liên quan tới việctiếp xúc nghề nghiệp với các thuốc chống ung thư, nhưng các nghiên cứu tương tự đượctiến hành tại Pháp và Mỹ lại không xác nhận kết quả này

Có rất nhiều nghiên cứu được xuất bản và điều tra khả năng kết hợp giữa nguy cơđối với sức khoẻ và việc tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện bằng sự tăng đột

Ngày đăng: 23/04/2013, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quyết định 64/2003/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 23/08/2003 về việc phê duyệt “ kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
1. Bộ Y Tế. Qui chế quản lý chất thải bệnh viện kèm theo quyết định 2575/1999/QĐ- BYT Khác
3. Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2003 Khác
4. Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2005 Khác
5. Sở Y Tế tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2005 và triển khai kế hoạch năm 2006 Khác
6. Trần Bình Minh & CTV. Niên giám thống kê. Cục thống kê Gia Lai. 2005 Khác
7. Trần Hiếu Nhuệ & CTV. Quản lý chất thải rắn. NXB xây dựng. 2001 Khác
8. Phạm Ngọc Châu. Môi trường bệnh viện nhìn từ gòc độ quản lý chất thải. NXB Thế Giới. 2004 Khác
9. Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đối với các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định 64/2003/QĐ-TTG Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường bệnh/ngày. - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.1 Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường bệnh/ngày (Trang 6)
Bảng 2.3: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước Chất thải bệnh viện nói chung - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.3 Lượng chất thải thay đổi theo từng nước Chất thải bệnh viện nói chung (Trang 9)
Bảng 2.5: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.5 Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện (Trang 10)
Bảng 2.5: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.5 Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện (Trang 10)
Bảng 2.7: Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện ST - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.7 Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện ST (Trang 11)
Bảng 2.7: Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện ST - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.7 Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện ST (Trang 11)
Bảng 2.8: Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.8 Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền (Trang 13)
Bảng 2.8: Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 2.8 Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền (Trang 13)
Bảng 4.1: Diện tích và dân số tỉnh Gia Lai STTTên đơn vị - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 4.1 Diện tích và dân số tỉnh Gia Lai STTTên đơn vị (Trang 29)
Bảng 4.1: Diện tích và dân số tỉnh Gia Lai STT Tên đơn vị - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 4.1 Diện tích và dân số tỉnh Gia Lai STT Tên đơn vị (Trang 29)
Bảng 4.2: Số Lần khám chữa bệnh Trong Năm 2005 - các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện
Bảng 4.2 Số Lần khám chữa bệnh Trong Năm 2005 (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w