1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

93 3,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng đi lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao

Trang 1

6 ĐTM Đánh giá tác động môi trường

20 TCXDVN Tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam

24 UBMTTQVN Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 5

1 Xuất xứ của Dự án 5

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 6

2.1 Các văn bản pháp lý 6

2.2 Tiêu chuẩn - quy chuẩn áp dụng 7

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng 8

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 8

3.1 Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích 8

3.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu 9

3.3 Phương pháp đo đạc 9

3.4 Phương pháp tổng hợp và đánh giá 9

4 Tổ chức thực hiện ĐTM 9

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10

1.1 Tên Dự án 10

1.2 Chủ dự án 10

1.3 Vị trí địa lý của Dự án 11

1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án 13

1.4.1 Quy mô Dự án 13

1.4.2 Quy hoạch thiết kết tổng mặt bằng 13

1.4.3 Máy móc, thiết bị của Dự án 18

1.4.4 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của Dự án 19

1.4.5 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 19

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 20

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 20

Trang 3

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 20

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 22

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

2.2.1 Điều kiện về kinh tế 35

2.2.2 Điều kiện về xã hội 36

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38

3.1 Đánh giá tác động 38

3.1.1 Đánh giá tác động từ các nguồn có liên quan đến chất thải 38

3.1.2 Đánh giá tác động các nguồn không liên quan đến chất thải 53

3.1.3 Dự báo nguy cơ xảy ra các rủi ro, sự cố môi trường 55

3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 57

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 59

4.1 Đối với các tác động xấu 59

4.1.1 Giai đoạn thi công 59

4.1.2 Giai đoạn đi vào hoạt động 63

4.2 Đối với các sự cố môi trường 79

4.2.1 Giảm thiểu sự cố cháy nổ 79

4.2.2 Sự cố xảy ra tai nạn 80

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82

5.1 Chương trình quản lý môi trường 82

5.1.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 82

5.1.2 Chương trình quản lý môi trường 82

5.2 Chương trình giám sát môi trường 83

5.2.1 Giám sát chất thải 83

5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường xung quanh 84

CHƯƠNG 6:THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 86

6.1 Ý kiến của UBND xã Tam Hiệp 86

6.2 Ý kiến của UBMTTQVN xã Tam Hiệp 86

Trang 4

6.4 Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án 86

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 88

3 Cam kết 89

PHỤ LỤC 91

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của Dự án

Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng đi lên, đời sống nhân dântừng bước được cải thiện và nâng cao Trong những năm qua, cùng với xu thếphát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam đã phát triển mạnh mẽ về mọimặt, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địaphương trong tỉnh cùng phát triển Công tác y tế của tỉnh cũng không ngừngvươn lên, cố gắng phục vụ tốt nhân dân Thế nhưng việc chăm sóc sức khoẻ,khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các bệnhviện luôn ở trong tình trạng quá tải

Bên cạnh đó, các tỉnh Khu vực Nam Trung Bộ cũng ở trong tình trạngnày Hầu hết các bệnh viện không có khả năng cung cấp những dịch vụ y tế chấtlượng cao, việc xây dựng một bệnh viện đa khoa quốc gia cấp 1 là rất quan trọng

để giải quyết tình trạng trên

Mục tiêu hàng đầu của hệ thống y tế Việt Nam là đảm bảo sự phát triểncông bằng, hiệu quả và ổn định phù hợp với sự phát triển bền vững nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ Việt Nam

Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam cho cả nước và khu vựcmiền Trung, nhằm thực hiện sự phát triển toàn diện và bảo đảm sự phát triển cânđối giữa các vùng, đặc biệt là ở vùng Nam Trung bộ, đây là nơi mà mạng lướichăm sóc sức khỏe vẫn còn chậm phát triển hơn, yếu kém trong nhiều khía cạnh

và vẫn còn thiếu một bệnh viện đa khoa quy mô lớn ở cấp Trung ương

Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với mụctiêu và ý nghĩa hỗ trợ, cho phép những cộng đồng, khu vực nghèo hơn cải thiệnmức sống, mang lại các dịch vụ phúc lợi cơ bản cho người dân nghèo và thu hẹpkhoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước

Bệnh viện Trung ương đó sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủcho khoảng 6 triệu người dân ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên (QuảngNam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Định) cũngnhư cho các chuyên gia nước ngoài, công nhân đang làm việc tại Khu kinh tế

mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất

Tại hội nghị cấp cao Việt – Hàn tháng 10/2004, sau các cuộc tư vấn, ngày17/11/2006, hai nước đã đi đến thỏa thuận thành lập Bệnh viện đa khoa có quy

mô 500 giường, trang bị hiện đại, hòan chỉnh tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnhQuảng Nam, lấy tên là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Trang 6

Trong quá trình Dự án thi công và đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏinhững tác động tiêu cực đến môi trường Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệMôi trường và để có các căn cứ khoa học nhằm quản lý, bảo vệ môi trường saunày, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty CP xây dựng và Thương mại 475 lậpBáo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện

Đa khoa TW Quảng Nam”

Báo cáo ĐTM này được thực hiện với các mục tiêu chính sau:

- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà

Dự án gây ra cho môi trường xung quanh

- Xây dựng và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các tác độngxấu tới môi trường từ việc xây dựng và hoạt động của Dự án

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý

- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày1/7/2006;

- Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namkhóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 01/7/2004;

- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày1/7/2004;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chínhphủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệmôi trường;

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiếnlược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 16/2009/QĐ-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

Trang 7

- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoahọc Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam

về môi trường bắt buộc;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường;

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việcban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Quyết định số 1263/QĐ-BYT ngày 10/4/2008 của Bộ Y tế về việc phêduyệt Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam bằngnguồn vốn viện trợ không hòan lại của Chính phủ Hàn Quốc

- Thông báo số 701/TB-UBND ngày 22/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Nam về việc thỏa thuận địa điểm xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trươngương tại Quảng Nam

2.2 Tiêu chuẩn - quy chuẩn áp dụng

- TCVN 5949:1998 - Âm học, tiếng ồn - Mức ồn tối đa cho phép

- TCVN 7382:2004 - Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩnthải

- QCVN 08:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh

- QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thảicông nghiệp

TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về “Cấp nước Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”

TCVN 51:1984 Thoát nước Mạng lưới bên ngoài và công trình Tiêuchuẩn thiết kế

- TCXDVN 365 – 2007 - Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại Quyết định số3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành

21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng

a Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

- Tuyển tập 31 TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội-2002

Trang 8

- Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, NXB Lao động - Xã hội, 2008.

- Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2009

- GS.TS Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoahọc Kỹ thuật, Hà Nội-2000

- GS.TS Trần Ngọc Chấn Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp được ápdụng ở Việt Nam, NXB Đại học Xây dựng Hà Nội

- Phạm Ngọc Hồ và Hòang Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, NXBĐHQG Hà Nội, Hà Nội-2001

- GS TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹthuật, Hà Nội-2000

- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội-1999

- GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn Thị KimThái Quản lý chất thải rắn Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội-2001

- PGS.TS Trần Đức Hạ Xử lý nước thải Nhà xuất bản giáo dục – 1998

- Trần Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan - Giáo trình công nghệ môitrường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2004

- World Health Organization - Asessment of sources of Air, Water andLand Pollution Geneva, 1993

b Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập

- Dự án: Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam - quy mô

500 giường;

- Thuyết minh thiết kế cơ sở kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam

- Các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến xây dựng Dự án;

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Trong quá trình thực hiện Báo cáo ĐTM đã thực hiện các phương pháp sau:

3.1 Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích

Phương pháp này được tiến hành tại khu vực thực hiện Dự án, công táckhảo sát bao gồm các nội dung:

- Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trườngkhu vực thực hiện Dự án và vùng phụ cận

- Khảo sát về hiện trạng cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử, hệ sinh thái, hiệntrạng môi trường khu vực,

- Thu mẫu các loại (không khí, nước, )

Trang 9

- Quan sát hiện trường, ghi chép các nhận xét trực quan.

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan

- Đánh giá các thông tin, số liệu sau khi điều tra khảo sát

3.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu

- Sưu tầm, thu thập các nguồn tài liệu liên quan phục vụ quá trình ĐTM,các tài liệu liên quan đến quy hoạch phát triển địa phương, ngành, thu thập ýkiến của cộng đồng địa phương (tham vấn ý kiến), tham khảo các tài liệu ĐTM

- Phương pháp nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

ở khu thực hiện Dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ nguồnkhác nhau như: hiện trạng môi trường hàng năm của Tỉnh, niên giám thống kê,báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện Dự án

3.3 Phương pháp đo đạc

Đo đạc các chỉ tiêu môi trường bằng các thiết bị đo đạc có độ chính xác cao(đo nhanh tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm) Phương phápphân tích và lấy mẫu được dựa theo phương pháp thử quy định trong các TCVN,QCVN tương ứng

3.4 Phương pháp tổng hợp và đánh giá nhanh

Dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được, trên cơ sở nhận biết nhữngnguồn tác động, từ đó phân tích, đánh giá các tác động dựa trên các tiêu chuẩn,quy chuẩn, hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập và đưa ra những kết luận

4 Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM được thực hiện theo trình tự sau:

- Nghiên cứu các văn bản pháp lý và tài liệu kỹ thuật liên quan đến Dự án

- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ cho lập báo cáo ĐTM

- Khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH vùng Dự án

- Tổ chức đo đạc, lấy mẫu phân tích các số liệu về môi trường nền

- Khảo sát và đánh giá tác động của Dự án đến môi trường KT-XH và đềxuất các biện pháp giảm thiểu

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý

- Tham vấn ý kiến của cộng đồng:

+ Ý kiến của UBND xã Tam Hiệp

+ Ý kiến của UBMTTQVN xã Tam Hiệp

- Tổ chức viết báo cáo ĐTM

Trang 10

- Tổng hợp, hòan thành báo cáo trình Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt Báocáo ĐTM sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản

lý liên quan có cơ sở theo dõi, giám sát sự tuân thủ của Chủ dự án đối với côngtác BVMT đã đề ra

Đơn vị tư vấn:

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 475

- Người đại diện : Võ Minh Tiến

Trang 11

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên Dự án

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam - quy mô 500giường

1.2 Chủ dự án

Cơ quan Chủ dự án: Ban Quản lý dự án Bệnh viện đa khoa TW QuảngNam

- Địa chỉ: xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Điện thoại liên hệ: 05103 507530

- Người đứng đầu cơ quan: (ông) Thân Trọng Long - Trưởng ban

1.3 Vị trí địa lý của Dự án

a Vị trí địa lý:

Khu vực Dự án thuộc Khu đô thị mới Tam Hiệp, xã Tam Hiệp, huyện NúiThành, tỉnh Quảng Nam có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp

+ Phía Đông giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp

+ Phía Nam: giáp hành lang quốc lộ 1 A

+ Phía Bắc giáp đất cây xanh và đường quy hoạch

Toàn bộ khu đất có diện tích rộng 201.640 m2 (568m x 355m) Vị trí đượcxác định theo tọa độ địa lý từ 108o26’16” đến 108o44’4” độ kinh Đông và từ

15o23’38” đến 15o38’43” độ vĩ Bắc và theo Hệ tọa độ VN2000 được trình bàytrong bảng 1.1:

Trang 12

R5 1708878.746 593672.357

b Mối quan hệ giữa dự án và các đối tượng xung quanh

Mối quan hệ giữa địa điểm thực hiện dự án và các đối tượng tự nhiên, đốitượng kinh tế - xã hội xung quanh quanh khu vực dự án được thể hiện trong hìnhsau:

Hình1.1 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ với các đối tượng xung quanh khu vực

dự án

c Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án:

* Ưu điểm

Trang 13

- Về mặt chủ trương:

Qua các văn bản pháp lý liên quan cho thấy, các Ban ngành liên quan cũngnhư UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý về chủ trương và thống nhất vị trí xây

dựng (Các văn bản pháp lý được bố trí kèm theo ở phần phụ lục).

- Về mặt điều kiện tự nhiên: Khu vực có địa hình bằng phẳng Hiện trạng sử

dụng đất khá đơn giản, thảm thực vật nghèo nàn

- Về kinh tế xã hội:

Vị trí triển khai Dự án có điều kiện cơ sở hạ tầng như: đường giao thông,

hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc tương đối thuận lợi nên đảmbảo cho việc xây dựng và hoạt động khám chữa bệnh cho người dân sau này

Kết luận về vị trí:

Qua phân tích ưu, nhược điểm trên cho thấy: Vị trí Dự án có rất nhiều điểmthuận lợi để xây dựng Bệnh viện Tuy nhiên, khu vực dự kiến triển khai Dự ánnằm tương đối gần nguồn nước mặt, ao ruộng của người dân và các tuyến giaothông chính nên Chủ dự án cần phải có những biện pháp cụ thể, nghiêm ngặtnhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực

1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án

BVĐKTW Quảng Nam được xây dựng theo một trục chức năng, được gọi

là “Phố Bệnh Viện” Tòa nhà chức năng chính và những cơ sở hạ tầng đi kèm sẽđược bố trí nhất quán và có hệ thống dọc theo hệ “xương sống” này

Bệnh viện được chia thành 05 khu vực chức năng chính:

Trang 14

+ Khám và điều trị ngoại trú

+ Khối Điều trị bệnh nhân nội trú

+ Khối Kỹ thuật nghiệp vụ

+ Khối Hành chính

+ Khối phục vụ - dịch vụ

Tổ hợp các khối này như sau:

Khu vực khám và điều trị ngoại trú nằm sát khu vực đậu xe và cổng thông

ra quốc lộ 1A, thuận tiện cho bệnh nhân nhận biết và ra vào

Khu vực Cấp cứu có lối đi riêng và không bị ảnh hưởng bởi luồng người

ra vào bệnh viện Khu vực cấp cứu liên hệ trực tiếp với phòng khám và khu vực

Nhà Bệnh nhân nội trú gồm các công trình cao 7 tầng, có liên hệ trực tiếpvới khu vực kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh nhân Lây nằm trong khu vực riêng, phíasau bệnh viện

Khối hành chính của Bệnh viện nằm ở tầng 1và 2 của khối nhà 7 tầng.Khối nhà Tang lễ, Kỹ thuật công trình nằm phía sau các khối nhà chính vàgần với đường quy hoạch phía Tây Bắc

Các yêu cầu đặt ra đối với giai đoạn thiết kế và xây dựng dự án:

- Không làm thay đổi các nội dung thiết kế tại Quyết định phê duyệt

- Chi tiết kiến trúc phù hợp với đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt củađịa phương

- Vật liệu sử dụng trong bệnh viện phải phù hợp với điều kiện vật liệu địađiểm xây dựng

Giữa các khu các chức năng của bệnh viện sẽ bố trí cây xanh và sân vườnxen kẽ để tạo cảnh, tạo bóng mát, cải tạo vi khí hậu, phục vụ thư giản Theotừng khu vực có các vườn cảnh, vườn cây thuốc nam

+ Vườn Hàn Quốc: đây là vườn thiết kế với phong cách kiến trúc đặctrưng Hàn Quốc Các cây được trồng là một số cây ở Việt Nam có đặc điểmtương tự như cây Hàn Quốc như cây mai, tre, trúc Bên cạnh đó, vườn còn cócác giàn cây xanh, các bồn cây cao độ khác nhau

Trang 15

+ Vườn xung quanh nhà chính: đây là các bãi cỏ rộng, trồng cỏ lá tre trênđất mùn Điểm trên các bãi cỏ là cây xanh, bóng mát, rộng Cây xanh trồngthành cụm.

+ Vườn cây thuốc Nam: trồng các cây thuốc Nam phù hợp với điều kiệnkhí hậu Quảng Nam và nhu cầu của bệnh viện

1.4.2.2 Quy mô các công trình hạng mục của Dự án

Bảng 1.2 Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án

I Khu bệnh nhân Nội trú 11,883.18

Bệnh nhân nội trú 8,764.48 Bệnh nhân đặc biệt (VIP) 1,286.56 Bệnh nhân truyền nhiễm 968.47 ICU (Điều trị tích cực) 863.67

II Khu khám và điều trị Ngoại trú 2,821.64

Trang 16

Khoa Giải phẫu bệnh 292.91 Khoa Y học hạt nhân - U bướu 227.76 Khoa Phẫu thuật - Gây mê - Hồi sức 1,892.60

VI Đào tạo và Nghiên cứu 1,520.13

Dịch vụ (Cắt tóc, làm đầu…) 123.34 Nhà ăn nhân viên 403.77

VIII Trạm điện dự phòng 1,000.00

Tổng diện tích sử dụng 28,509.15 Tổng diện tích phụ 5,145.85 Tổng diện tích sàn 33,655.00

1.4.2.3 Các công trình phụ trợ

a Hệ thống giao thông:

Giao thông đối ngoại:

Trang 17

Hệ thống giao thông nội bộ của BVĐKTW Quảng Nam sẽ đấu nối vớiđường gom của đường 1A ở phía Tây Nam của khu đất Ngoài ra, các cổng phụcủa bệnh viện sẽ mở ra các đường quy hoạch, cùng có tiết diện đường là 22,5m

Giao thông đối nội:

Hệ thống giao thông trong BVĐKTW Quảng Nam bao gồm:

- Trục đi chính nối các khu chức năng với nhau

- Hệ thống đường xe chạy, sân bãi đỗ xe: Hệ thống đường và sân bãi nàynằm phía bên ngoài các tòa nhà, liên hệ giao thông đối ngoại với bệnh viện vàcác khối công trình với nhau

b Hệ thống cấp điện:

Nguồn cấp: được lấy từ trạm Tam Hiệp 35kV

Từ nguồn cấp điện của trạm biến áp, nguồn điện dẫn về tủ điện tổng củacông trình Đường cáp điện đi qua đường và sân có các vật di chuyển có tảitrọng lớn cần được luồn trong ống nhựa xoắn siêu bền đường kính 32mm ở độsâu 1m Hệ thống chiếu sáng toàn khu bao gồm hệ thống chiếu sáng đường nội

bộ, bãi đổ xe, sân vườn, trang trí bên ngoài các hạng mục công trình chính

- Đường nội bộ trong khu được chiếu sáng theo TCXD 333-2005

- Sử dụng cột đèn cao áp hình bát giác côn, cao 9m lắp bóng Sodium150w-220V Các cột trang trí ở sân vườn có loại cao 4,5m, bóng cầu 4-5 bóng.Một số vị trí sử dụng đèn nấm để trang trí Toàn bộ cột đèn có hệ thống nối đất

an toàn điện nối trực tiếp vào cột thép và nối với hệ thống trung tính làm nối đấtlặp lại

- Các tuyến cáp cấp cho chiếu sáng đi ngầm đất

- Tủ điện điều khiển sáng ngoài nhà đặt tại phòng thường trực và thựchiện theo 3 chế độ: bật toàn bộ đèn, bật 1/3 đèn, tắt toàn bộ đèn

- Việc điều khiển đèn chiếu sáng ngoài nhà được thực hiện theo chế độ tựđộng

Ngoài ra để đề phòng khi xảy ra sự cố mất điện lưới của khu vực,BVĐKTW Quảng Nam sẽ lắp đặt một máy phát điện diezen dự phòng Máyphát điện có cách âm không gây ra ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực xung quanh.Bênh cạnh đó, khu vực đặt máy phát điện cũng được cách âm và chống tỏa nhiệtxung quanh

c Hệ thống cấp nước

Nguồn nước: Nguồn nước chính cung cấp cho BVĐKTW Quảng Namđược lấy từ Nhà máy nước Tam Hiệp

Trang 18

Hệ thống cấp nước: Xây dựng bể chứa nước và trạm cấp nước ngoài nhàcấp đến bể mái nhà đa khoa, sau đó từ bể mái cấp nước cho nhà đa khoa, nhàgiặt là, nhà truyền nhiễm và tang lễ.

d Thông tin liên lạc

Hiện tại, khu vực dự án đã được phủ sóng điện thoại vô tuyến và hữutuyến Để đảm bảo cho thông tin liên lạc được liên tục và ổn định, bệnh viện sẽ

sử dụng cả hai mạng điện thoại này Mạng hữu tuyến trong toàn khu vực bệnhviện được thiết kế dây cáp ngầm đảm bảo kỹ thuật hiện đại, mạng vô tuyến sửdụng các mạng điện thoại hiện hành đang phủ sóng trong khu vực Ngoài ra cóthể lắp đặt thêm ăngten chảo, mạng Internet không dây, truyền hình cáp để phục

vụ cho các nhu cầu khác về thông tin, phục vụ bệnh nhân,

1.4.2.4 Vệ sinh môi trường

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng riêng độc lập với hệ thống thoátnước thải Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế kiểu tự chảy, cống được bố trígiữa lòng đường chạy dọc theo các tuyến đường để thu nước mưa từ các hạngmục và nước mặt đường qua các cửa thu nước, khoảng cách giữa các hố gatrung bình là 40m Mạng lưới thoát nước mưa gồm 3 tuyến chính D400-600, độsâu chôn ống nhỏ nhất 1,4 m lớn nhất 2m

Hệ thống thoát nước thải:

Hệ thống nước thải của Dự án được xây dựng độc lập với hệ thống thoátnước mưa Nước thải của bệnh viện được thu gom bởi 3 hệ thống thoát nướcriêng biệt và đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt Tiêu chuẩn, Quychuẩn trước khi thải vào môi trường Mạng lưới, đường ống thu gom nước thảiđược thiết kế như sau:

- Hệ tuyến ống D200-400 thu gom nước xí tiểu, tắm rửa, bếp

- Hệ tuyến ống D200-300 thu gom nước giặt là, nước thải y tế

- Hệ tuyến ống D200 thu gom nước xạ trị

- Độ sâu chôn ống nhỏ nhất 0,5m, lớn nhất 2,15-2,5m

- Vận tốc nhỏ nhất: 0,7m/s

- Trong mạng lưới thu gom nước thải của bệnh viện xây dựng các hố gathăm để thông tắc và kiểm tra đường ống Hố ga xây dựng kích thước(1000x1000) Hố ga thăm trên mạng lưới phải được bố trí ở các vị trí:

+ Nối các tuyến ống

+ Đường ống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc thay đổi đường kính

Trang 19

+ Trên các đoạn ống đặt thẳng, theo một khoảng cách nhất định, phụthuộc vào đường kính của ống thoát nước, được lấy theo TC 20TCN 51-84> Vớidiện tích đường ống D200-400mm, khoảng cách giữa các hố ga thăm trung bình

là 40m

Nước thải theo các đường ống của mạng lưới thu gom được dẫn về hệthống xử lý tập trung của bệnh viện Hệ thống xử lý tập trung của bệnh việnđược xây dựng thành 2 trạm xử lý Trạm xử lý công suất 550m3/ng.đ để xử lýnước tiểu, tắm rửa và bếp Trạm xử công suất 110m3/ng.đ xử lý nước giặt là,nước thải y tế

- Máy móc thiết bị giai đoạn hoạt động: Danh mục máy móc thiết bị của

Dự án được đầu tư đồng bộ theo Quyết định số 437/BYT/QĐ ngày 20/2/2002của Bộ trưởng Bộ Y tế

1.4.4 Tổng vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 35.000.000 USD, trong đó

- Chi phí xây dựng: 18.150.000 USD;

- Thiết kế và quản lý xây dựng: 2.750.000 USD;

- Trang thiết bị: 11.100.000 USD;

- Giáo dục và đào tạo: 2000.000 USD;

- Quản lý dự án: 1.000.000 USD;

Nguồn vốn chính của dự án sẽ do Chính phủ Hàn Quốc đầu tư theo Hiệpđịnh giữa Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam về việc xây dựng BVĐKTWQuảng Nam Về phía Việt Nam có kế hoạch lập vốn đối ứng khoảng 20% ngânsách Chính phủ Hàn Quốc dành cho dự án để thực hiện các hạng mục: Đền bùgiải phóng mặt bằng; Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho khu liên hiệp bệnh viện; Chiphí thăm dò địa chất; Chi phí kè bờ

1.4.5 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức:

Trang 20

Dự kiến cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Trung Quảng Nam gồm 51khoa phòng (44 khoa và 7 phòng)

Nhu cầu nhân lực:

Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,trang bị hiện đại, các khoa chuyên sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp Số lượng nhânviên của bệnh viện ước tính khoảng 700 cán bộ (được qui định theo thông tưliên tịch số 08/2007/TTLB-BYT-BNV)

Ghi chú: Những thông tin trong chương 1 của Báo cáo được trích dẫn, tham khảo từ báo cáo “Dự án Đầu tư xây dựng BVĐKTW Quảng Nam”.

CHƯƠNG II

Trang 21

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý

Vị trí xây dựng BVĐKTW Quảng Nam thuộc xã Tam Hiệp, huyện NúiThành thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai - tỉnh Quảng Nam Phía Đông và Tây giápđường quy hoạch Khu dân cư Phía Nam giáp hành lang quốc lộ 1 Phía Bắcgiáp đất cây xanh và đường quy hoạch

2.1.1.2 Điều kiện về địa chất

a Địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông,hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng vàven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, TamKỳ… đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù

Khu đất xây dựng dự án nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai – TỉnhQuảng Nam, đến nay đã được đền bù và san lấp mặt bằng

b Địa chất

Khu kinh tế mở Chu lai nằm trong vùng trũng trước núi của phức hệMagma Hải Vân (Ya T3n hv) ở phía Bắc và hệ tầng trầm tích long đại (0 - S1 ldL) ởphía Tây

Phức hệ Magma Hải vân có cấu tạo chủ yếu là đá Granit Bionit hạt vừa vànhỏ, Granit Bionit sẫm màu dạng Profir

Hệ tầng trầm tích long đại có cấu tạo chủ yếu là phiến thạch anh Xericit,phiến mạch anh Itmica, phiến giàu thạch anh dạng Quarzit phân nhịp xen kẽnhau ở nơi tiếp xúc với đá xâm nhập phức hệ Hải Vân đá bị biến chất cao Cácphức hệ và hệ tầng trên tạo nên nền đá ở độ sâu từ 10 đến 40 m trong khu côngnghiệp Phủ lên trên là trầm tích đệ tứ có nguồn gốc biển, biển gió và hỗn hợpsông biển

c Địa chất công trình

Đây là một bộ phận của cấu trúc kiến tạo Caledmi, Quảng Nam - Đà Nẵng đãtrải qua thời kỳ phát triển địa chất từ Paleczoi - Kainozoi Cường độ chịu tải củađất trung bình đạt khoảng R = l,5-2,5kg/cm2;

d Địa chấn

Theo tài liệu của Viện Vật lý địa cầu, khu vực nghiên cứu nằm trong vùng dựbáo có thể xảy ra động đất cấp 6

Trang 22

e Địa chất thủy văn

Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 2 - 10m Khi xây dựng các công trìnhcần lưu ý xử lý

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn

Khu vực dự án thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành nằm trong vùngnhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam Điều kiện khí tượng

- thuỷ văn khu vực thực hiện dự án như sau:

Trang 23

Độ ẩm không khí trung bình năm là 85,4% Năm 2008 là năm có độ ẩm

trung bình các tháng cao nhất, năm 2005 và 2006 là năm có độ ẩm trung bình

các tháng thấp nhất Biến trình độ ẩm không khí trong năm có 2 lần đạt cực đạivào tháng 1 và tháng 12, đạt cực tiểu thường vào tháng 6,7 Tháng 12 năm 2008

là tháng có độ ẩm trung bình cao nhất, đạt 93%, thấp nhất là tháng 6 năm 2005,đạt 73%

2.1.2.3 Số giờ nắng trong năm

Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm, từ năm 2004 - 2008 được ghi

nhận tại trạm Tam Kỳ (giờ)

Trang 24

Tổng số giờ nắng trung bình năm 2006 cao nhất so với 4 năm còn lại, năm

2006 đạt 2179 giờ nắng Tổng số giờ nắng trung bình năm 2008 thấp nhất so với

4 năm còn lại, năm 2008 đạt 1843 giờ nắng

Trang 25

- Năm 2004 là năm có lượng mưa thấp nhất, trung bình năm đạt 187mm

- Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng VII đến tháng XII Thời gian mưa lớnnhất tập trung vào 3 tháng IX, X và XI

- Mùa khô từ tháng I đến đầu tháng VII, thời gian ít mưa nhất tập trungvào 3 tháng II, III và IV

2.1.2.5 Hướng gió và tốc độ gió

Theo số liệu quan trắc gió của trạm lân cận như Dung Quất, Quảng Ngãi,Tam Kỳ trong 10 năm Hướng gió không thịnh hành khống chế trên toàn bộvùng ven biển, đặc điểm gió khu vực ven biển Quảng Nam nói chung như sau: + Gió Đông Bắc kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau;

+ Gió Nam, Đông Nam và Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII

Theo kết quả đo từ tháng V - VIII/1999 tại khu vực Kỳ Hà, gió ĐôngNam chiếm ưu thế, trong khi đó Tây và Tây Nam rất nhỏ

Tần suất của hướng gió thịnh hành Đông Bắc chiếm khoảng 50 - 70%,trong đó gió có tốc độ 6 - 10m/s chiếm ưu thế và đạt tới 40%, gió có tốc độ 11 -15m/s đạt khoảng 15% và có sự xuất hiện của gió vượt quá 20m/s Tần suất củahướng gió thịnh hành Nam, Đông Nam và Tây Nam chiếm khoảng 35 - 60%,trong đó gió có tốc độ 6 - 10m/s chiếm ưu thế và đạt khoảng 35%, gió 11 - 15m/

s đạt khoảng 15% (tháng VII)

2.1.2.6 Đặc điểm thuỷ văn

a Thủy văn

Trang 26

Sông chảy qua khu vực dự án là sông Bến Ván Sông này gồm 2 nhánh, 1nhánh bắt nguồn từ núi Ô La, 1 nhánh bắt nguồn ở núi Nha Não chảy qua địaphận Tam Mỹ hợp lại thành sông Bến Ván có chiều dài 6 km chảy ra đầm AnThái đổ ra cảng Kỳ Hà Lưu vực dòng chảy của sông là 50 m2/s.

Nước sông vùng hạ lưu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, bồi lắng ởcửa sông và xói lở bờ, phân dòng khá mạnh, chiều dài sông ngắn, độ dốc sông >2%

b Hải văn

Nhật triều xảy ra trong tháng 10 khoảng 15 ngày, còn lại đều là bán nhậttriều Mức nước trung bình 1,2 m; cường độ triều lớn là l,2 - 2 m, triều kém là0,5 m Tốc độ dòng chảy trung bình 0,2 - 0,3 m/s, tốc độ cực đại 2,5 m/s Nướcdâng khi gió bão lên tới l,5 - 3 m

2.1.2.7 Hiện tượng thời tiết bất thường

a Bão và áp thấp nhiệt đới :

Bão ở khu vực Quảng Nam thường xuất hiện từ tháng IX tới tháng XI.Gió cấp 9 và cấp 10 khi có bão

Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới khu vực thể hiện qua tác động củagió và mưa trong bão, hậu quả là gây nên sóng, dòng chảy và nước dâng trongbão vùng ven biển có thể gây nên lũ lớn trên lưu vực sông

Từ năm 1975 đến 2001 có khoảng 40 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ

và ảnh hưởng đến khu vực Quảng Ngãi, bão thường xảy ra vào tháng X – XII.Tốc độ gió tức thời lớn nhất quan trắc được trên đường đi của bão là 42m/s(7/11/1984) Số lượng, tốc độ gió của các cơn bão đổ bộ vào khu vực từ năm

1981 - 1998 được thống kê trong bảng 2.5

Bảng 2.5 Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Quảng Nam

Số cơn bão, ATNĐ

Trang 27

Bão/ATNĐ Ngày Vmax

Số cơn bão, ATNĐ

- Cấp bão/ATNĐ theo thang Saffir - Símpson

Tần số bão đổ bộ vào vùng bờ biển Quảng Trị - Quảng Nam - QuảngNgãi được trình bày trong bảng 2.6

Bảng 2.6 Tần số bão đổ bộ vào vùng bờ biển Quảng Trị - Quảng Nam

- Quảng Ngãi

Quảng Trị - Quảng Nam

- Quảng Ngãi

0,00 0,04 0,09 0,02 0,13 0,36 0,21 0,06 0,02

Bình Định - Ninh Thuận 0,02 0,00 0,04 0,00 0,02 0,02 0,45 0,45 0,09Bắc Biển Đông 0,00 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00Giữa Biển Đông 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,00

Trang 28

Dọc Biển Đông 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Nguồn: Thống kê theo http://www.thoitietnguyhiem.net/ thuộc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường

b Dông :

Dông thường xuất hiện bắt đầu vào tháng III và kết thúc vào cuối tháng

IX Trong 3 tháng I, II và XII, khu vực Kỳ Hà không có dông, kể cả dông gần vàdông xa Trong các tháng V - IX là giai đoạn có nhiều dông nhất trong năm, mỗitháng trung bình từ 12 - 15 ngày dông

3 Sương mù và tầm nhìn xa:

Số ngày có sương mù trung bình năm là 20,6 ngày trong đó tháng cónhiều sương mù nhất là tháng VI

Tầm nhìn xa phần lớn các ngày trong tháng có tầm nhìn từ 10 - 50km

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực Dự án, đơn vị

tư vấn đã phối hợp với Đài khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ tiếnhành khảo sát, lấy mẫu, phân tích vào tháng 07 năm 2010 của Đài khí tượngThủy văn Khu vực Trung Trung Bộ

2.1.3.1 Môi trường không khí và tiếng ồn:

- Các vị trí lấy mẫu như sau:

Bảng 2.7a Mô tả các vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn

Ký hiệu

KK1 Không khí khu vực phía Đông khu

KK2 Không khí khu vực phía Tây Nam

KK3 Khu vực không khí khu dân cư cách

dự án 500m về phía Tây 15o26’45,1”N 108o37’28,3”E

- Điều kiện thời tiết: Trời nóng, gió vừa;

- Chất lượng không khí được thể hiện ở bảng kết quả phân tích sau:

Bảng 2.7b Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn

Trang 29

Đơn vị

QCVN 05:2009/ BTNMT

(Trung bình1giờ)

- (-): Tiêu chuẩn không quy định.

- Phương pháp phân tích và đo đạc được thể hiện trong phiếu kết quả thử nghiệm phần phụ lục.

Nhận xét:

So sánh các kết quả phân tích được với QCVN 05:2009/BTNMT cho thấychất lượng không khí khu vực còn tốt, các thông số đo đạc đều nằm trong giá trịgiới hạn cho phép

Sở dĩ có kết quả vậy vì khu vực dự án có vị trí giáp sông, mặt bằngthóang, không khí được trao đổi thường xuyên nên chất lượng không khí khuvực này nhìn chung vẫn còn rất tốt

2.1.3.2 Chất lượng môi trường nước

a Chất lượng môi trường nước mặt

Trang 30

- Các vị trí lấy mẫu như sau:

Bảng 2.8a Mô tả các vị trí lấy mẫu nước mặt

Ký hiệu

NM1 Nước sông Bến Ván phía bên phải

- Điều kiện thời tiết: Trời nóng, gió vừa;

- Kết quả phân tích thử nghiệm

Bảng 2.8b Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt

Trang 31

17 E.Coli MPN/100ml 1 3 2 50

Ghi chú:

- KPH: Không phát hiện;

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt (cột A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụngcông nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh vùng)

Nhận xét:

So sánh kết quả phân tích với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT, (cột A2) cho thấy:

- TSS vượt quy chuẩn từ 3 đến 4 lần tại điểm NM1, NM2 và NM3;

- Clorua vượt quy chuẩn từ 44 đến 45 lần;

- Dầu mỡ vượt quy chuẩn từ 4 đến 6 lần;

- Các thông số còn lại đều nằm trong giá trị giới hạn quy định

Nguyên nhân: Đây là vùng giáp biển, nước sông bị hòa lẫn với nước biểnnên thành nước lợ, độ mặn cao do đó nồng độ clorua trong nước cao Đối vớithông số dầu mỡ vượt quy chuẩn do đây là khu vực giao thông thủy diễn rathường xuyên nên bị ảnh hưởng bởi các ván dầu phát sinh từ hoạt động giaothông thủy Bên cạnh đó, khu vực này tiếp nhận nước thải từ Khu công nghiệpTam Hiệp mang theo nhiều chất ô nhiễm do các hoạt động của các nhà máy sảnxuất công nghiệp

b Chất lượng môi trường nước ngầm

- Các vị trí lấy mẫu như sau:

Bảng 2.9a Mô tả các vị trí lấy mẫu nước ngầm

Ký hiệu

NN1 Nước giếng đào nhà Ông Phạm

NN2 Nước giếng khoan trung tâm cấp

cứu 115 xã Tam Hiệp 15o26’38,3”N 108o37’33,4”E

- Điều kiện thời tiết: Trời nóng, gió vừa;

- Kết quả phân tích thử nghiệm

Bảng 2.9b Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

Trang 32

Qua Bảng 2.9b cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng nước

ngầm đều nằm trong giới hạn của QCVN 09:2008 Riêng chỉ tiêu Coliform cả 2mẫu vượt Quy chuẩn từ 2 đến 9 lần, nguyên nhân có thể do nhiễm bẩn chất thảisinh hoạt vào nguồn nước

2.1.3.3 Chất lượng đất.

- Các vị trí lấy mẫu như sau:

Trang 33

Bảng 2.10a Mô tả các vị trí lấy mẫu đất khu vực dự án

Ký hiệu

Đ1 Đất lòng sông Bến Ván bên phải

Đ2 Đất lòng sông Bến ván khu vực

- Điều kiện thời tiết: Trời nóng, gió vừa;

- Kết quả phân tích thử nghiệm

Bảng 2.10b Kết quả phân tích chất lượng đất, trầm tích khu vực dự án ST

- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép

của kim loại nặng trong đất (Cột đất dân sinh);

Nhận xét:

So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT chothấy đất tại khu vực có chất lượng tốt, các thông số đều nằm trong giá trị giớihạn quy định

(Sơ đồ vị trí lấy mẫu và phiếu kết quả phân tích chất lượng môi trường nền có đính kèm tại phần phụ lục)

2.1.4 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

Theo thống kê nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến tài nguyên sinh vật,tại khu vực dự án có các đặc điểm tài nguyên sinh vật như sau:

2.1.4.1 Động thực vật dưới nước

1 Thực vật phiêu sinh

Thực vật phiêu sinh đã xác định được 133 loài trong đó:

Trang 34

-Tảo lam : 5 loài;

Trong thành phần loài xuất hiện các loài ưa môi trường giàu dinh dưỡng:

Coscinodiscus subtilis, Tảo Silic (Skeletonema costatum), Chaetoceros abnormis, Chaetoceros pseudocurvicetus, các loài ưa môi trường nhiều bẩn: Oscillatoria princeps

Số lượng thực vật phiêu sinh trong nước biển tại khu vực vũng An Hòa vàvũng Dung Quất rất cao, từ 6.850.000 tới 52.858.000 tế bào/m3 Các loài ưu thế

là Bacteriastrum varians, Chaetoceros pseudocurvicetus, Asterionella japonica.

2 Động vật phiêu sinh

Động vật phiêu sinh đã phát hiện được 31 loài và 4 dạng ấu trùng, chủ yếu

là các loài phân bố rộng ở vùng ven bờ biển nước ta

Về số lượng: ở hầu hết các điểm khảo sát nghiên cứu, số lượng động vậtphiêu sinh đều cao, trên 1000 con/m3 Tuy nhiên một số nơi số lượng động vậtphiêu sinh dưới 1.000 con/m3 Các loài ưu thế là các loài thích ứng rộng với độ

mặn thấp vùng ven biển cửa sông và môi trường giàu dinh dưỡng: Paracalanus

aculeatus, Oithona plumifera và ấu trùng Nauplius của chúng.

3 Động vật đáy

Thành phần các loài không nhiều, có 8 loài gồm các loại giun nhiều tơ

sống tự do Nephthys polybranchia, Ceratonereis mirabilis, Glycinde armigera, giun nhiều tơ sống định cư Maldane sarsi, và loài 2 mảnh vỏ Leda sp và các loài ốc sống ven bờ Cerithidae cingulata, Terebralia, Batilaria zinalis Động vật giáp xác rất nghèo chỉ gặp loài Apseudes sp (Tanaidacea).

Tại Vũng An Hòa số lượng động vật đáy thấp, chỉ từ 10 - 60 con/cm2,chiếm ưu thế nhất là giun nhiều tơ và ốc Tuy nhiên so với các khu vực khác thì

số lượng và số loài tại khu vực cao hơn Khi xét về mặt số lượng và loài ưu thế,

có thể xếp khu vực vào loại giàu dinh dưỡng

2.1.4.2 Động thực vật trên cạn

Khu vực nghiên cứu có cảnh quan sinh thái phần lớn đồi đụn cát hoang vàcảnh quan sinh thái vùng lúa nước rau màu Thảm thực vật bao gồm các loại cây

thân gỗ lớn như phi lao (Casuarina equisetifolia), bạch đàn (Eucalyptus

globulus); cây bụi thức sinh như: chành dành (Dodonaea viscosa), dây chìu

(Tetracera scanden), cỏ lông dài (Eragrostisaloperuroide); dừa (Cocos

nucifera); đào lộn hột (Anacardium occidental); tre gai (Bambusa arundinacea),

cỏ chỉ (Digitaria barbata), cỏ chân vị (Dactyloctenium aegypticum) Nằm ở

vùng trũng là các cánh đồng lúa nước, đồng trồng màu có năng suất không cao

Trang 35

bao gồm: cà, đậu phộng, mè, Xen kẽ trong khu dân cư là các loại cây ăn tráinhư chuối, đu đủ, bơ, ổi, Hệ động vật chủ yếu là bò sát, một số loài lưỡng cư,chim và gia cầm được nuôi tại các hộ dân.

2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Dự án được xây dựng tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành thuộc Khu kinh

tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Xã Tam Hiệp nằm dọc theo quốc lộ 1A, cótổng diện tích tự nhiên là 3.550 ha Vùng phía Đông Tam Hiệp đa phần là cáttrắng bị nhiễm chua, mặn bởi thủy triều của sông Trường Giang Vùng đất đỏphía Tây gồm nhiều gò đồi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp Nhân dânTam Hiệp sống bằng nghề nông là chủ yếu, một bộ phận khác sống bằng nghềđánh bắt thủy sản và các hoạt động dịch vụ…Hiện nay, xã Tam Hiệp được chọn

là trọng điểm phát triển công nghiệp của Khu kinh tế mở Chu Lai

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Tam Hiệp 6 tháng đầunăm 2009 ta có điều kiện kinh tế và xã hội của xã Tam Hiệp như sau:

2.2.1 Điều kiện kinh tế

Xã Tam Hiệp được Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai lựa chọn là vùngphát triển công nghiệp trọng điểm nhờ hội tụ khá nhiều điều kiện thuận lợi nhưquỹ đất rộng, gần các đầu mối giao thông quan trọng, gần lưới điện quốc gia 220kV Nhờ đó trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế của xã cónhững bước chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch dần theochiều hướng công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân ngày càngđược cải thiện

Hiện trạng phát triển một số ngành sản xuất chính của xã Tam Hiệp:

Năm 2008, tổng giá trị sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp đạt 12,08 tỷđồng, trong đó nông nghiệp đạt 9,34 tỷ đồng, lâm nghiệp 0,88 tỷ đồng (chủ yếukhai thác gỗ), nuôi trồng thủy sản đạt 1,86 tỷ đồng Các chương trình cải tạovườn tạp, kinh tế trang trại, mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp chăn nuôi heo,nuôi cá trong ruộng lúa, trồng rau sạch được chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả;

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngànhsản xuất chính của xã với số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 41,7% Nôngnghiệp trong vùng chủ yếu dựa vào thị trường tại chỗ, trình độ sản xuất cònthấp Tổng sản lượng lương thực đạt 1.871 tấn, năm 2008 bình quân đạt 45tạ/ha;

- Chăn nuôi: Theo thống kê tháng 7/2008, đàn gia súc có 942 con, trong

đó đàn trâu: 298 con; đàn bò: 644 con; đàn gia cầm: 14.500 con;

- Sản xuất muối: Diện tích 09 ha, sản lượng 900 tấn;

Trang 36

- Hoạt động lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Tam Hiệp

là 1.733 ha Bình quân mỗi năm Tam Hiệp đã trồng thêm được 10 ha rừng tậptrung và hàng chục ngàn cây phân tán Trong năm 2008, ngành lâm nghiệp củahuyện Núi Thành nói chung chủ yếu tập trung vào chăm sóc, khôi phục rừng.Giá trị sản phẩm lâm nghiệp nhìn chung tăng so với năm 2007 nhưng số lượngkhông đáng kể;

- Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Hoạt động nuôi trồng thủysản tại xã Tam Hiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với sảnlượng đạt được trong năm 2008 là 20 tấn Hoạt động đánh bắt thủy sản chủ yếu

là đánh bắt gần bờ, sản lượng đánh bắt đạt khoảng 09 tấn trong năm 2008;

- Hoạt động công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp tại xã trongnhững năm gần đây có sự phát triển khá mạnh mẽ nhờ việc hình thành KCN BắcChu Lai và Tam Hiệp Tính đến năm 2008, đã có 84 cơ sở sản xuất công nghiệp

đã đi vào hoạt động trên địa bàn xã, góp phần giải quyết lượng lớn lao độngtrong vùng, trong đó có khoảng 700 lao động của xã vào làm việc ở các công ty.Giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh năm 2008 đạt 80 tỷ đồng, chiếm28,7% giá trị toàn huyện;

- Hoạt động thương mại dịch vụ: Nhờ vào hoạt động của hai KCN BắcChu Lai và Tam Hiệp nên hoạt động thương mại, dịch vụ tăng lên đáng kể sovới năm 2007 Số cơ sở hộ cá thể hoạt động trong các ngành thương mại và dịch

vụ là 370 cơ sở, với tổng doanh thu đạt 14,6 tỷ đồng

2.2.2 Điều kiện xã hội

1 Dân số và lao động

- Về dân số: Tổng dân số xã Tam Hiệp: 10.737 người, trong đó nữ chiếm50,81%, tổng số hộ: 2.515 hộ, tỷ lệ gia tăng tự nhiên: 17,71%, cao hơn nhiều sovới tốc độ gia tăng dân số của các xã đồng bằng trong huyện Núi Thành, mật độdân số: 282 người/km2

- Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 5.124 người, trong đó

Theo số liệu của trạm y tế xã Tam Hiệp, tình hình bệnh tật của xã trongnăm 2008 và những tháng đầu năm 2009 như sau:

Trang 37

Dân số toàn xã đến 31/12/2008: 10.737 người và đến 30/6/2009: 10.780người

Bảng 2.16: Thống kê một số loại bệnh thường gặp ở xã Tam Hiệp

Loại bệnh

Số trường hợp mắc bênh (người)

Tỷ lệ (%) Số trường hợp mắc

bênh (người)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Trạm Y tế xã Tam Hiệp, tháng 8 năm 2009

3 Các công trình văn hóa, xã hội

Xung quanh khu vực dự án trong vòng bán kính khoảng 500 m không cócác công trình văn hóa - tôn giáo hay di tích lịch sử nên hoạt động của Dự ánkhông ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân trong vùng

2.2.3 Cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường

1 Giao thông

Xã Tam Hiệp nằm tại vị trí có điều kiện giao thông rất thuận lợi do nằmtrải dài dọc theo quốc lộ 1A, gần cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai Hệ thốngđường giao thông liên thôn đều đã được bê tông hóa

2 Nguồn cung cấp điện, nước

- Cấp điện: 100% hộ dân trong toàn xã đã được cấp điện từ hệ thống điệnlưới Quốc gia, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất hằng ngày;

- Cấp nước: Nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuấtcủa người dân được lấy từ giếng khoan, giếng đào và lấy từ Nhà máy nước TamHiệp

3 Thông tin liên lạc

Tại khu vực xã Tam Hiệp hiện đã được phủ sóng vô tuyến và hữu tuyếnnên thông tin liên lạc rất thuận lợi

Điện thoại lưu thông từ tỉnh đến các xã, đồng bằng trung du và các trungtâm cụm xã vùng cao ,đang phấn đấu đạt 100% số xã có điện thoại,100% xã có

Trang 38

bưu điện, 100% số xã nhận báo trong ngày Thông tin liên lạc trong tỉnh vàngoài tỉnh thuận tiện và kịp thời.

4 Vệ sinh môi trường

Tại khu vực xã Tam Hiệp 76 % các hộ có hố xí Rác thải một phần đượcCông ty Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom và một phần các hộ gia đình tự

xử lý (chôn, đốt hoặc thải bừa bãi)

Trang 39

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá tác động

3.1.1 Đánh giá tác động từ các nguồn có liên quan đến chất thải

3.1.1.1 Đánh giá tác động do nước thải

a Trong giai đoạn GPMB và xây dựng các hạng mục Dự án

* Nước thải sinh hoạt:

+ Phát sinh từ 100 công nhân thi công trên công trường

+ Thành phần của nước thải: Chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ vàcác vi sinh vật

+ Tải lượng nước thải sinh hoạt phát sinh:

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân với tiêu chuẩn cấp nước 80

lít/người/ng.đ (theo TCXDVN 33-2006) Với khoảng 100 người có mặt trên công

trường tương đương với lượng nước sử dụng là 8 m3/ng.đ, tổng lượng nước thảibằng 80% tổng lượng nước cấp và bằng 6,4 m3/ng.đ

Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển, Hệ số ô nhiễm do mỗingười hằng ngày đưa vào môi trường (khi chưa xử lý) được cho trong bảng sau

Bảng 3-1 Hệ số ô nhiễm và tải lượng nước thải sinh hoạt thải ra

môi trường trong một ngày

TT Chất ô nhiễm

Hệ số (g/người.ngày)

(#)

Tải lượng (kg/ngày/100 người)

Nồng độ (mg/l)

QCVN 14:2008 (cột B)

Trang 40

* Nước thải xây dựng:

- Nước thải từ quá trình thi công Dự án phát sinh tại các công đoạn xây trát(trộn vữa, nhúng gạch ướt, tưới tường, quét vôi, …), đổ bê tông (rửa đá, sỏi cát,trộn và tưới bê tông bảo dưỡng, chống thấm), rửa thiết bị xây dựng, … Thànhphần chủ yếu là đất đá, các chất lơ lửng, các chất vô cơ, dầu mỡ

- Tải lượng nước thải phát sinh do hoạt động xây dựng phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố như: phương pháp thi công, thời gian thi công, thời tiết, địa chấtcông trình, ý thức tiết kiệm của công nhân…

- Tác động: Loại nước thải có mức độ ô nhiễm thấp, phát sinh khôngthường xuyên, tải lượng ít, tác động chỉ xảy ra cục bộ trên công trường tronggiai đoạn thi công

* Nước mưa chảy tràn:

- Nguồn phát sinh: Nước mưa cuốn theo đất đá, cát sỏi và các vật chất kháctrong khu vực thi công chảy về vùng trũng phía Đông Nam thoát theo kênh rasông Bến Ván

- Thành phần: Các chất rắn lơ lửng, xác thực vật, đất đá, dầu mỡ,… cácchất thải rắn, lỏng khác có mặt trên công trường

- Tải lượng: Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực thi công được tính

theo TCVN 51:1984 - Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu

chuẩn thiết kế Công thức tính: Q= F*q*ψ.

Trong đó:

+ Q - là lượng nước mưa chảy tràn

+ F - là diện tích khu vực bằng 20,164ha

+ q - lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 1160mm

+ ψ - là hệ số dòng chảy, chọn ψ = 0,3 tương ứng với mặt đất

Vậy: Q = 20.1640m2 × 1,16m/tháng * 0,3 = 70.170m3/tháng

Thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Ngày đăng: 22/04/2013, 23:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 - Toạ độ địa lý vị trí Dự án - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 1.1 Toạ độ địa lý vị trí Dự án (Trang 10)
Bảng 1.2. Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 1.2. Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án (Trang 14)
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm, từ năm 2004 – 2008 được ghi nhận tại  trạm Tam Kỳ ( 0 C) - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm, từ năm 2004 – 2008 được ghi nhận tại trạm Tam Kỳ ( 0 C) (Trang 21)
Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm, từ năm 2004 - 2008 được ghi nhận tại trạm Tam Kỳ (giờ) - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.3 Số giờ nắng trung bình tháng và năm, từ năm 2004 - 2008 được ghi nhận tại trạm Tam Kỳ (giờ) (Trang 22)
Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình tháng và năm, từ năm 2004-2008 được ghi nhận tại trạm Tam Kỳ (mm) - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình tháng và năm, từ năm 2004-2008 được ghi nhận tại trạm Tam Kỳ (mm) (Trang 23)
Bảng 2.5. Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Quảng Nam - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.5. Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Quảng Nam (Trang 25)
Bảng 2.6. Tần số bão đổ bộ vào vùng bờ biển Quảng Trị - Quảng Nam - Quảng Ngãi - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.6. Tần số bão đổ bộ vào vùng bờ biển Quảng Trị - Quảng Nam - Quảng Ngãi (Trang 26)
Bảng 2.7a. Mô tả các vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn Ký hiệu - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.7a. Mô tả các vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn Ký hiệu (Trang 27)
Bảng 2.8a. Mô tả các vị trí lấy mẫu nước mặt Ký hiệu - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.8a. Mô tả các vị trí lấy mẫu nước mặt Ký hiệu (Trang 28)
Bảng 2.8b. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.8b. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt (Trang 29)
Bảng 2.9a. Mô tả các vị trí lấy mẫu nước ngầm Ký hiệu - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.9a. Mô tả các vị trí lấy mẫu nước ngầm Ký hiệu (Trang 30)
Bảng 2.9b. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.9b. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (Trang 30)
Bảng 2.10b. Kết quả phân tích chất lượng đất, trầm tích khu vực dự án STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.10b. Kết quả phân tích chất lượng đất, trầm tích khu vực dự án STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích (Trang 32)
Bảng 2.16: Thống kê một số loại bệnh thường gặp ở xã Tam Hiệp - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.16 Thống kê một số loại bệnh thường gặp ở xã Tam Hiệp (Trang 35)
Bảng 3-1. Hệ số ô nhiễm và tải lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường trong một ngày - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 1. Hệ số ô nhiễm và tải lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường trong một ngày (Trang 37)
Bảng 3-3. Thành phần và nồng độ các chất trong nước thải bệnh viện so với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 3. Thành phần và nồng độ các chất trong nước thải bệnh viện so với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định (Trang 41)
Bảng 3-4. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 4. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam (Trang 44)
Bảng 3-5. Hệ số ô nhiễm của các loại xe chạy dầu diezel Phương tiện Đơn vị - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 5. Hệ số ô nhiễm của các loại xe chạy dầu diezel Phương tiện Đơn vị (Trang 46)
Bảng 3-9. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu diezel (kg/1000 lít) - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 9. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu diezel (kg/1000 lít) (Trang 48)
Bảng 3-10. Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc, phương tiện trong  quá trình thi công - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 10. Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc, phương tiện trong quá trình thi công (Trang 49)
Bảng 3.6 - Tiếng ồn do các phương tiện giao thông - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3.6 Tiếng ồn do các phương tiện giao thông (Trang 51)
Bảng 3-7. Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3 7. Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp (Trang 57)
Hình 4.1:Mô hình  bể tự hoại 3ngăn - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Hình 4.1 Mô hình bể tự hoại 3ngăn (Trang 59)
Bảng 4.1. Tính toán sơ bộ công trình xử lý nước thải - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 4.1. Tính toán sơ bộ công trình xử lý nước thải (Trang 64)
Bảng 4.2. Hiệu suất xử lý của các công trình - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 4.2. Hiệu suất xử lý của các công trình (Trang 65)
Hình 4.3 .Mô hình thiết bị xử lý nước thải CN 2000 - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Hình 4.3 Mô hình thiết bị xử lý nước thải CN 2000 (Trang 66)
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ: Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ: Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học (Trang 67)
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện: - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Hình 4.5 Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện: (Trang 70)
Bảng 5-1. Danh mục các công trình và trang thiết bị xử lý môi trường Hạng mục công trình Đơn vị Quy cách, số lượng I Giai đoạn thi công - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Bảng 5 1. Danh mục các công trình và trang thiết bị xử lý môi trường Hạng mục công trình Đơn vị Quy cách, số lượng I Giai đoạn thi công (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w