TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHHỒ THÚY HUỲNH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN... TRƯỜNG ĐẠI HỌC C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ THÚY HUỲNH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD
HỒ THÚY HUỲNH MSSV: 4115198
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên, em chân thành xin cảm ơn Ba, Mẹ và gia đình đã luôn luôn ở bên cạnh yêu thương, quan tâm và chăm sóc em suốt thời gian qua Xin cảm ơn Ba, Mẹ vì đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để có thể vững bước trên con đường học vấn và luôn ủng hộ, động viên, lo lắng cho em mỗi khi con gặp khó khăn trong cuộc sống
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được sự chỉ dạy và giúp đỡ của các Thầy, Cô khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh nói riêng và các Thầy, Cô của trường Đại học Cần Thơ nói chung, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Em cũng xin cảm ơn hai giáo viên Cố vấn học tập là thầy Khổng Tiến Dũng và cô Huỳnh Thị Đan Xuân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường đại học Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thụy Ái Đông đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích để em có thể hoàn thành đề tài
Chân thành cảm ơn các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, Ủy Ban nhân dân xã Kiến An, cán bộ môi trường xã Kiến An đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu và những thông tin hữu ích giúp
em hoàn thành đề tài Cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những đáp viên trong quá trình phỏng vấn đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình thu thập số liệu thực tế
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy
Cô, các Anh/ Chị cùng các bạn để luận văn hoàn thiện Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện
Hồ Thúy Huỳnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện
Hồ Thúy Huỳnh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian 3
1.3.2 Thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Khái quát môi trường và chất thải rắn 5
2.1.2 Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn tại chợ nông thôn 8
2.1.3 Các phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn hiện nay 11
2.1.4 Những tác động xấu phát sinh từ chất thải rắn 15
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÁC KHU CHỢ TẠI XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG20 3.1 TỔNG QUAN VỀ XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 21
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội 22
3.2 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CHỢ TẠI XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG 26
3.2.1 Tình hình hoạt động của các chợ tại xã Kiến An 26
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TẠI CÁC KHU CHỢ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM ĐẾN CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN 30
4.1 SO SÁNH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TẠI CÁC KHU CHỢ QUY HOẠCH VÀ CHỢ TỰ PHÁT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 30
4.1.1 Khối lượng rác thải 30
4.1.2 Thành phần và tính chất rác thải 32
4.1.3 Thực trạng việc quản lý thu gom và vận chuyển rác thải tại các chợ tại xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 33
4.1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm đến cuộc sống người dân 37
4.2 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TẠI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 48
4.2.1 Mô tả đối tượng phỏng vấn 48
4.2.3 Thực trạng quản lý rác thải của các hộ kinh doanh ở chợ 52
4.2.3 Phân tích nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại chợ 57
4.3 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KIẾN AN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở CHỢ NÔNG THÔN 60
4.3.1 Điểm mạnh 60
4.3.2 Điểm yếu 60
Trang 64.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 61
4.4.1 Thuận lợi 61
4.4.2 Khó khăn 61
4.5 GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM CÁC KHU CHỢ TẠI XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 62
4.5.1 Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm nâng cao ý thức cộng đồng 62
4.5.2 Tăng cường sự quản lý của chính quyền địa phương 63
4.5.3 Sắp xếp lại tình hình hoạt động ở chợ, bổ xung cơ sở vật chất 63
4.5.4 Cải thiện dịch vụ thu gom 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 KẾT LUẬN 66
5.2 KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số quan sát ở các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang………18
Bảng 4.1 Khối lượng rác thải tại xã Kiến An huyện Chợ Mới An Giang… 30
Bảng 4.2 Khối lượng rác thải trung bình phát sinh trong ngày tại các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang……… 31
Bảng 4.3 : Thành phần chất thải rắn phát sinh tại chợ trên địa bàn xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang………32
Bảng 4.4: Mô tả đối tượng phỏng vấn là các hộ dân sống xung quanh các chợ ở xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 38
Bảng 4.5: Nhận định của đáp viên về mức độ ô nhiễm của các chợ trên địa bàn xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 40
Bảng 4.6: Tỷ lệ có xuất hiện động vật mang mầm bệnh ở các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 43
Bảng 4.7: Những loại bệnh đáp viên thường mắc phải 43
Bảng 4.8: Các hoạt động bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường chợ 44
Bảng 4.9: Mức độ mùi hôi phát ra từ chợ trên địa bàn xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 45
Bảng 4.10: Thời điểm mùi hôi gay gắt nhất 46
Bảng 4.11: Ảnh hưởng hoạt động của chợ đến cuộc sống người dân 47
Bảng 4.12: Mô tả đối tượng phỏng vấn là các hộ kinh doanh ở các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 48
Bảng 4.13: Các mặt hàng buôn bán của đáp viên 50
Bảng 4.14: Thành phần rác thải chủ yếu của đáp viên 51
Bảng 4.15: Hình thức xử lý rác của đáp viên 52
Bảng 4.16: Nhận thức của đáp viên về tác hại đối với môi trường của việc xử lý rác không đúng phương pháp 59
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Tác hại của chất thải rắn đến sức khỏe con người 16
Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 20
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2013 23
Hình 3.3: Nước thải tồn đọng ở chợ 27
Hình 3.4: Nước thải tồn đọng ở chợ 27
Hình 3.5 : Thùng rác trang bị ở xa nơi buôn bán 27
Hình 3.6 : Một góc chợ tự phát 28
Hình 4.1: Rác thải tại chợ Kiến An, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An Giang.34 Hình 4.2 : Xe thu gom rác tại chợ Kiến Bình, huyện Chợ Mới, An Giang 34
Hình 4.3: Rác thải tồn đọng tại các chợ tự phát 35
Hình 4.4 : Một góc bãi chôn lấp rác xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An Giang.36 Hình 4.5: Tỷ lệ giới tính của đáp viên 39
Hình 4.6: Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên 39
Hình 4.7: Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm 41
Hình 4.8: Hoạt động của chợ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân 42
Hình 4.9 : Tỷ lệ giới tính của đáp viên 49
Hình 4.10: Trình độ học vấn của đáp viên 49
Hình 4.11: Lượng rác thải phát sinh hàng ngày của đáp viên 51
Hình 4.12: Dụng cụ chứa rác của đáp viên 54
Hình 4.13: Tỷ lệ các hộ kinh doanh có sử dụng dịch vụ thu gom rác 55
Hình 4.14: Lý do không sử dụng dịch vụ thu gom của đáp viên……….55
Hình 4.15: Tỷ lệ đáp viên chấp nhận sử dụng dịch vụ thu gom 56
Hình 4.16: Tỷ lệ nhận định của hộ kinh doanh về vấn đề ô nhiễm chợ 57
Hình 4.17: Tỷ lệ đáp viên biết về địa điểm chứa và hình thức xử lý rác 58
Trang 9CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó bảo vệ môi trường là một trong số 19
tiêu chí được đặt ra, nhưng hiện nay, công tác này ở nhiều vùng nông thôn
đang còn nhiều bất cập Hằng ngày, người dân nông thôn phải đối mặt với
nhiều loại chất thải khác nhau, nhưng việc thu gom, xử lý giảm ô nhiễm môi
trường lại chưa được đầu tư đúng mức Do việc phân loại chất thải nông thôn
hiện nay vẫn còn hạn chế, cho nên các chất thải sinh hoạt không được phân
loại tại nguồn bị vứt bừa bãi Một số nơi không có bãi rác, không có nhân viên
thu gom rác vì vậy lượng rác tồn đọng tại các kênh mương rất lớn, dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng Nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng
các ao, hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự
phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam (2010) thì
lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực nông thôn năm 2003 đạt 6.400.000
tấn/năm và tăng lên 9.087.000 tấn/năm vào năm 2008 Tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày, chiếm đến 32,6%
trong cơ cấu thành phần chất thải rắn toàn quốc năm 2008 Với lượng chất thải
rắn như thế nhưng tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực nông thôn chỉ đạt 40 –
55% (năm 2003, con số này chỉ là 20%) Về công nghệ xử lý chất thải rắn ở
nước ta hiện nay vẫn con nhiều vấn đề bức xúc Công nghệ xử lý chất thải rắn
ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấp
chất thải tập trung đang vận hành, nhưng chỉ có 16 bãi hợp vệ sinh tập trung ở
các thành phố lớn Các bãi rác ở khu vực nông thôn hầu như được chôn lấp rất
sơ sài và không đạt tiêu chuẩn
Trong số các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì chất thải phát
sinh từ các khu chợ chiếm một phần không nhỏ Việc quản lý chất thải rắn từ
các khu chợ cũng đang là vấn đề nan giải đối với cả người quản lý cũng như
người dân Hầu hết các khu chợ ở nông thôn đều không được trang bị đầy đủ
các thùng chứa rác, người dân không có ý thức vức rác lung tung khắp chợ
làm mất vẻ mỹ quan Việc thu gom vẫn chưa thường xuyên, chỉ được thực
hiện một lần vào cuối ngày Hệ thống cống rãnh được xây dựng sơ xài, không
phát huy được tác dụng khiến nước thải tồn đọng và bốc mùi hôi thối Ngoài
ra, do tập quán “người đâu chợ đó” các khu chợ tự phát cũng dần hình thành ở
Trang 10các khu vực nông thôn Chợ tự phát thường nằm ngay trên các tuyến lộ, chân cầu, hoạt động buôn bán không được quản lý chặt chẽ, không những gây ô nhiễm mà còn xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự và an toàn giao thông Hiện cả nước có 1.836/9.068 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, chiếm 20,2%, tăng so với năm 2012 là 309 xã Tuy nhiên, số xã đạt chuẩn tại mỗi vùng miền còn tương đối thấp Tỷ lệ chợ đạt tiêu chuẩn ở một số vùng còn có xu hướng giảm
do chợ trung tâm ở các xã đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng các hạng mục như: gian hàng, xử lý rác thải, chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy… (Báo Công Thương, 2014)
Kiến An là một xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trong quá trình thực hiện đề án Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, xã đã có công tác giải tỏa các chợ tự phát trên địa bàn, tuy nhiên bên cạnh hai chợ được xây dựng theo quy hoạch thì vẫn còn 3 chợ tự phát đang hoạt động Trong quá trình trao đổi buôn bán, các chợ này đã phát sinh ra một số lượng chất thải rắn đáng kể, công tác thu gom và xử lý hầu hết đều do người dân tự giải quyết nên vẫn chưa triệt để Do không có các thùng rác, xe rác chuyên dụng nên rác thải được để tràn lan, nước thải ứ đọng làm mất vẻ mỹ quan, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân xung quanh khu vực Duy nhất chỉ có 1 chợ là có xe rác đi thu gom nhưng công tác xử lý chỉ dừng lại ở công đoạn tập trung rác về bãi chứa Để có cái nhìn trực diện hơn về tình trạng
ô nhiễm môi trường tại các chợ nông thôn, đề tài: “ Phân tích thực trạng ô
nhiễm chất thải rắn ở các chợ nông thôn trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” được thực hiện, qua đây hy vọng rằng nghiên cứu
này sẽ giúp cho các đơn vị quản lý có những biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại chợ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng ô nhiễm chất thải rắn tại các khu vực chợ nông thôn trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An giang, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương đồng thời có các phương án nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý ô nhiễm chợ nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- So sánh thực trạng ô nhiễm của chợ quy hoạch và chợ tự phát trên địa
bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Trang 11- Đánh giá về nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại chợ
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm ở các khu vực chợ và nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tại thực hiện tại các khu chợ trên địa bàn các xã thuộc xã Kiến An
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
1.3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.Số liệu thứ cấp là những số liệu về quản lý đối với các khu chợ trên địa bàn nghiên cứu.Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập về sự ảnh hưởng của việc ô nhiễm đến cuộc sống các hộ dân xung quanh khu vực chợ và nhận thức của các hộ kinh doanh đối với việc ô nhiễm tại các khu chợ
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khu chợ, các hộ dân xung quanh khu vực chợ và các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu chợ trên địa bàn xã Kiến An
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hiện nay như thế nào?
- Ảnh hưởng của việc ô nhiễm của chợ quy hoạch và chợ tự phát đến cuộc sống của các hộ gia đình sống xung quanh khu vực chợ khác nhau như thế nào?
- Nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại các chợ trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hiện nay như thế nào?
Trang 121.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Quốc Trận (2013) Đánh giá nhận thức của người dân về việc
phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Tỉnh Hậu Giang Đề tài tập trung đánh giá nhận thức của người dân bằng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy logistic với cỡ mẫu là 180 trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang cho thấy nhận thức người dân về vấn đề tác hại của của thải sinh hoạt khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ biết đến phân loại rác tại nguồn và mức đồng thuận thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao
Văn Niên (2014) Đánh giá tính khả thi của việc mở rộng thu gom rác
thải sinh hoạt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Đề tài tập trung đánh giá tính khả thi việc mở rộng thu gom thông qua phân tích chi phí lợi ích để đánh giá chi phí sau cùng đã tính lợi ích từ thu phí vệ sinh giữa việc thực hiện và không thực hiện mô hình thu gom; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình của người dân xã Mỹ hiệp với cỡ mẫu là 100 trên địa bàn xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Kết quả đề tài cho thấy việc mở rộng mô hình thu gom rác thải ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là có tính khả thi và có thể thực hiện trong thực tế
Trang 13
Trong thuật ngữ khoa học, môi trường còn được phân biệt theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố môi trường thiên nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người, không xem xét tài nguyên thiên nhiên trong đó Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, nhân tố xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người
Môi trường sống của con người theo Nguyễn Đình Hương và cộng sự (2007) là “tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cả các cá nhân và cộng đồng con người”
Môi trường sống của con người được chia thành 3 loại đó là môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội
- Môi trường thiên nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người
- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Đối với con người, môi trường có ba chức năng cơ bản: môi trường là không gian sống của con người; môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người; môi trường hấp thụ chất thải do con người tạo ra trong quá trình sống
Trang 142.1.1.2 Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường (2005) “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun,
NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt; và tự nhiên.Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà máy gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường; Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.Mức độ tác động
từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường, trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất
2.1.1.3 Chất thải rắn
a) Khái niệm và phân loại
Theo điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn thì “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp”
Trang 15Theo Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013) thì “Chất thải rắn là tất cả chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động của con người và sinh vật Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ đi, kể cả các chất thải của các hoạt động sống của sinh vật
Cần phải hiểu rằng chất thải và rác thải không phải là một, khái niệm rác thải dùng để chỉ các chất thải ở dạng rắn, trong khi đó chất thải bao gồm các vật chất bị loại bỏ ở cả ba dạng rắn lỏng và khí Như vậy có thể nói rác thải và chất thải rắn là hai khái niệm tương đương nhau
Rác thải thường được chia làm ba nhóm sau
- Rác vô cơ: bao gồm các loại phế thải như sành, sứ, gạch vỡ, thủy tinh, đất, cát Loại rác này sau khi thải ra thì không sử dụng được nữa và thường được mang đi chôn lấp
- Rác hữu cơ: bao gồm các loại lá cây, gỗ mục, xác và phân động vật, các loại rác từ nhà bếp như rau củ quả, thức ăn thừa Loại rác này dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên và thường được ử thành phân hữu cơ cho cây trồng
- Rác nguy hại: là những phế thải có thành phần độc hại, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người như hóa chất, thuốc trừ sâu, rác thải y tế, các loại rác thải điện tử, máy giặt, tivi, pin, acquy
b) Chi tiết các thành phần của rác
- Thức ăn thừa: là các mảnh vụn động vật, thực vật trong quá trình chế biến và ăn uống của con người Loại rác này bị phân hủy và thối rữa nhanh (đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao) gây nên mùi hôi Ở nhiều nơi nó làm ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống xử lý Tỉ lệ phần trăm của nó so với tổng lượng chất thải rắn rất biến động theo tập quán ăn uống, thu nhập, mùa và việc sử dụng máy nghiền thức ăn thừa (thường thấy ở Châu Âu)
- Các thứ bỏ đi: bao gồm các loại chất rắn cháy được và không cháy được của gia đình, cơ quan, khu dịch vụ ngoại trừ thức ăn thừa và các chất dễ thối rữa Các loại cháy được như vải, giấy, carton, nhựa, caosu, gỗ, lá, cành cây (cắt tỉa từ cây kiểng) Các loại không cháy là những vật liệu trơ như thủy tinh, sành sứ, gạch nung, kim loại
- Tro và các phần thừa lại sau quá trình đốt gỗ, than, than cốc và các vật liệu cháy khác Các thành phần thừa trong quá trình đốt nhiên liệu ở các nhà máy điện không được tính đến ở đây Nó có chứa các vật liệu dạng bột mịn
Trang 16(tro), xỉ, và vật liệu bị cháy một phần Ngoài ra sứ, thủy tinh và nhiều loại khác cũng có thể tìm thấy nếu đây là các chất còn thừa của lò đốt rác đô thị
- Rác trong quá trình tháo dỡ và xây dựng: bao gồm bụi, gạch vụn, bê tông, vữa, các ống nước hư và các thiết bị điện bỏ đi
- Chất thải ở các nhà máy xử lý: ở dạng rắn và bán rắn, thành phần tùy thuộc vào quy trình xử lý
- Chất thải nông nghiệp: phụ phế phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), rơm, rạ, phân gia súc
2.1.2 Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn tại chợ nông thôn
2.1.2.1 Khái niệm và phân loại chợ
Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội"
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư"
Dựa theo địa giới hành chính thì chợ được chia thành 2 loại là chợ đô thị và chợ nông thôn
- Chợ đô thị: Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Do ở đây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn
- Chợ nông thôn: Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã Hình thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau
Còn nếu dựa trên tính chất và quy mô xây dựng thì chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm
Trang 17- Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm) Chợ kiên cố thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2
và chợ loại 2 có diện tích đất từ 6000-9000 m2 Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn
- Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnh những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10 năm) và thiếu tiện nghi Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất 3000-50000 m2 Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn
- Chợ tạm: Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn kém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…)
Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ: dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3
- Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác
- Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 diểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc là bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường
Trang 18- Chợ loại 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận
2.1.2.2 Đặc điểm của chợ nông thôn
Chợ nông thôn thường hình thành ở trung tâm xã hoặc khu vực tập trung đông dân cư ở nông thôn Các mặt hàng buôn bán chủ yếu là nhu yếu phẩm, thực phẩm, nông sản do người dân tự sản xuất và mang ra chợ bán Các sạp ở chợ thường phân bố rải rác, xung quanh khu vực chợ và không theo một trật tự nhất định Là nơi trao đổi mua bán hàng hóa đồng thời là nơi giao lưu gặp gỡ của người dân và giữa các địa phương Chợ NT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá, kích thích trao đổi hàng hoá giữa các vùng và trong nội bộ nhân dân trên địa bàn, hơn thế còn là nét văn hóa truyền thống ở các địa phương
2.1.2.3 Nguồn phát sinh và tính chất của chất thải rắn của chợ nông thôn
Chất thải rắn của chợ nông thôn là tất cả các loại đồ vật bị thải bỏ trong quá trình tiến hành các hoạt động trao đổi, mua bán và sử dụng các loại hàng hóa Các đồ vật này bị loại bỏ bởi nhiều lí do khác nhau: không đạt chất lượng, bị hư hỏng, không còn cần thiết đối với người sử dụng hoặc cũng có thể là những phần thừa sau khi sử dụng
Nguồn phát sinh chất thải rắn ở chợ thường rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể tổng hợp thành các nhóm sau:
- Các giang hàng buôn bán thực phẩm, nông sản tươi sống: thịt, lông, nội tạng động vật, rau quả hư, thối
- Các giang hàng buôn bán thực phẩm chế biến: thức ăn thừa, xương xẩu, khăn giấy
- Các của hàng bách hóa tổng hợp: bao bì, hộp đóng gói, bìa các tông hoặc nhựa, mút xốp, chai lọ
Do đặc thù chợ nông thôn với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng và thường bày bán đa dạng các loại hàng hóa nhưng chiếm phần lớn đó là thực phẩm và nông sản Hai loại hàng hóa này thường thải ra các chất thải với khối lượng lớn và độ ô nhiễm cao do tính chất dễ phân hủy của chúng Ngoài ra, các hộ buôn bán và người mua ở nông thôn có đặc điểm chung là đều ưa chuộng sử dụng các loại bao và túi nilon để dựng hàng hóa, nên rác thải từ bao nilon cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong rác thải chợ nông thôn
Trang 192.1.3 Các phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn hiện nay
2.1.3.1 Phương pháp thu gom và vận chuyển
Thu gom và vận chuyển rác là công đoạn tập trung rác từ các nguồn phát sinh để chuyên chở đến cá khu vực xử lý và thải bỏ chúng Thông thường, rác được thu gom bằng các xe nhỏ, sau đó chuyển từ các xe nhỏ sang
xe lớn và các xe lớn này chuyển đến nơi xử lý Hoạt động trung chuyển và vận chuyển bao gồm luôn cả việc chuyển các phế kiệu từ nơi phân loại tới các cơ sở tái chế, hay chuyển sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý đến nơi chôn lấp Đây là công đoạn chiếm nhiều chi phí nhất trong hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn, liên quan các phương tiện, các trang thiết bị, các vật dụng phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển
Quy trình thu gom rác sinh hoạt phổ biến hiện nay ở nước ta như sau: Ở các khu vực có đường sá giao thông thuận lợi, nguồn rác chủ yếu là ở các nhà hàng, khách sạn được đổ trực tiếp vào xe ép và chở thẳng ra bãi đổ Qui trinh này hợp vệ sinh nhưng chi phí để đầu tư mua phương tiện rất cao và đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốt Đối với rác sinh hoạt của các khu dân cư trong hẻm sẽ được thu gom bằng xe thùng kéo tay bằng nhựa, sau đó chuyển cho xe ép rác để đưa đến các bãi rác, hoặc sử dụng thêm các điểm hẹn thu gom, bô trung chuyển, trạm trung chuyển và các thiết bị chuyên chở chuyên dùng để đưa rác ra bãi rác Còn ở các khu vực nông thôn không có dịch vụ thu gom chất thải thì người dân thường tự xử lý bằng cách chôn và đổ vào sông rạch
2.1.3.2 phương pháp xử lý
a) Phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp truyền thống đang được áp dụng phổ biến ở nước
ta Tuy nhiên các bãi chôn lấp ở Việt Nam hiện nay hầu hết là bãi lộ thiên, thiếu kiểm soát và không hợp vệ sinh Có bốn điều kiện cơ bản để một bãi rác được xem là bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
- Cách ly hoàn toàn hay một phần với các nguồn nước xung quanh: thông thường thì bãi chôn lấp rác được đặt ở các nơi có lớp nền có độ thấm thấp, để ngăn chặn sự di chuyển của nước rỉ xuống nước ngầm Nếu không chọn được những khu vực như vầy thì phải sử dụng các loại vật liệu chống thấm để có thể ngăn được sự di chuyển của nước rỉ và đặc hệ thống thu và xử lý nước rỉ
- Phải được thiết kế và vận hành đúng kỹ thuật, trong quá trình thiết kế phải lưu ý đến các điều kiện địa thủy văn của khu vực, trong quá trình vận hành phải lưu ý đi đúng hướng
Trang 20- Quản lý lâu dài: phải có đủ lực lượng nhân viên được đào tạo để giám sát, chuẩn bị, xây dựng, vận hành, bảo trì và quan trắc khí và nước rỉ
- Quy hoạch việc đổ rác và chôn rác: rác nên được đổ thành lớp và nén lại thành ô nhỏ và hàng ngày nên được phủ bằng một lớp đất để ngăn không cho côn trùng, chuột xâm nhập vào
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: khi diện tích đất sử dụng cho bãi rác còn dễ tìm thì đây là phương pháp kinh tế nhất; vốn đầu tư ban đầu thấp so với các phương pháp khác; chôn lấp rác là giải pháp triệt để so với các phương pháp khác; bãi chôn lấp có thể tiếp nhận tất cả các loại rác nên không cần phải thu gom riêng; phương pháp này rất linh hoạt; khi lượng rác gia tăng nó vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ với một số lượng công lao động và thiết bị gia tăng không đáng kể; các bãi chôn lấp sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ có thể được cải tạo để làm bãi đậu xe, sân golf, sân chơi
Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm: ở các khu vực đông dân cư, diện tích đất thích hợp rất khó tìm; phải theo dõi và quản lý chặt hàng ngày, nếu không sẽ trở thành việc đổ đống ngoài trời; các bãi chôn lấp ở khu vực dân cư có thể gặp nhiều phản kháng của cộng đồng; bãi chôn lấp sẽ bị lún dần xuống và đòi hỏi bảo quản định kỳ; những thiết kế đặc biệt phải được tính đến để xây cất các công trình trên bãi rác sử dụng xong; các loại khí phát sinh từ bãi chôn lấp sau khi đã sử dụng xong như khí metan có thể gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho cho việc sử dụng các bãi rác đã hoàn thành nhiệm vụ
b) Phương pháp thiêu hủy
Xử lý rác bằng phương pháp thiêu hủy là quá trình đốt có kiểm soát các chất thải có kiểm soát ở dạng rắn, lỏng hay khí Từ kiểm soát được nhấn mạnh để phân biệt tiêu hủy với các quá trình đốt ngoài trời hoặc các phương pháp đốt chưa đạt tiêu chuẩn khác
Mục đích của việc thiêu hủy rác là làm giảm thể tích rác để có thể kéo dài thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp rác Theo nhiều báo cáo thì biện pháp thiêu hủy có thể làm giảm 80-90% thể tích rác đô thị, tuy nhiên, trong thực tiễn thì tỉ lệ 50-60% là phổ biến Tỉ lệ giảm thể tích rác thải bởi quá trình thiêu hủy phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ các thành phần có trong rác thải Đối với các thành phần như giấy, nhựa, thức ăn thừa, rác vườn, quá trình thiêu hủy có thể làm giảm 95-99% thể tích (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013)
Về cơ bản mà nói thiêu hủy là quá trình oxy hóa các thành phần có thể cháy được trong rác Trong quá trình thiêu hủy các chất hữu cơ sẽ bị đốt cháy
Trang 21khi nó tiếp xúc với oxy và được cung cấp năng lượng để đạt đến nhiệt độ bốc cháy Quá trình thiêu hủy thực tế chỉ diễn ra ở pha khí trong vài phần của giây và đi kèm với việc giải phóng các nhiệt trị của rác, nhiệt giải phóng này sẽ tạo nên một chuỗi phản ứng nhiệt đủ để tạo các phản ứng cháy trong lò mà không cần phải cấp thêm nhiên liệu Trong quá trình thiêu hủy, khí thải lò đốt sẽ được sinh ra, khí thải này chứa năng lượng dạng nhiệt Theo Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013) thì các giai đoạn chính của quá trình thiêu hủy bao gồm:
- Làm khô và bay hơi các chất khí: giai đoạn này diễn ra ở nhiệt độ 100-3000C và các chất bị ảnh hưởng bởi giai đoạn này là các chất bay hơi như hydrocarbon và nước Giai đoạn này không cần cung cấp oxy và chỉ phụ thuộc vào lượng nhiệt cung cấp
- Nhiệt phân và khí hóa: sau giai đoạn một sẽ đến quá trình phân hủy rác trong điều kiện thiếu oxy ở nhiệt độ từ 250-7000
C Quá trình khí hóa carbon còn sót lại với hơi nước và CO2 ở nhiệt độ từ 500-1.0000C (đôi khi cũng diễn ra ở nhiệt độ 1.6000C), làm cho các chất hữu cơ dạng rắn chuyển sang dạng khí Ở giai đoạn này cần cung cấp nhiệt, hơi nước và oxy cho lò đốt
- Oxy hóa: các chất khí cháy được tạo thành ở giai đoạn trên sẽ bị oxy hóa, tùy theo phương pháp thiêu hủy, giai đoạn này sẽ diễn ra ở nhiệt độ 800-1.4500C
Phương pháp thiêu đốt này có thể làm giảm tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng và thường được áp dụng đối với chất thải nguy hại như chất thải y tế, chất thải công nghiệp Tuy nhiên do công nghệ phức tạp và chi phí tốn kém nên phương pháp này hiện nay chỉ phổ biến ở các quốc gia phát triển
b) Phương pháp ủ phân compost
Compost là từ lấy theo từ gốc tiếng Latin “compositum” có nghĩa là hỗn hợp, tuy nhiên, nó được dùng để ám chỉ quá trình phân hủy sinh học hỗn hợp các chất hữu cơ bởi một tập đoàn vi sinh vật Thông thường thì quá trình ủ phân compost được dùng để xử lý chất thải rắn và bán rắn (chất rắn có hàm lượng nước cao) như là phân người, bùn, phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp và thành phần hữu cơ của rác sinh hoạt ở các đô thị Việc xử lý chất thải rắn bằng biện pháp ủ phân compost có thể tiến hành ở quy mô hộ gia đình hay ở quy mô lớn ở các cơ sở chế biến hay xử lý rác Dù tiến hành ở quy mô nào chăng nữa thì cơ chế của quá trình đều giống nhau, do đó, phần cơ chế của quá trình sẽ được trình bày chung
Trang 22Quá trình ủ phân compost có thể phân loại theo điều kiện ủ (ủ phân compost yếm khí, ủ phân compost hiếu khí, ủ phân compost trong điều kiện ưa ấm, ủ phân compost trong điều kiện ưa nhiệt) hay phân loại theo quy trình kỹ thuật (ủ phân compost theo luống hay ủ phân compost trong các bể ủ)
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc áp dụng biện pháp ủ phân compost để xử lý chất thải rắn là việc tiêu thụ sản phẩm tạo
ra Phân compost có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo chất lượng của phân: phân có chất lượng cao dùng để sử dụng trong trồng trọt, làm vườn, trồng cây xanh tạo cảnh quan, nuôi cá; phân compost có chất lượng trung bình có thể sử dụng cho các mục tiêu như giảm sói mòn hay trồng cây xanh ven đường; phân compost có chất lượng thấp có thể sử dụng để phủ cho bã chôn lấp hợp vệ sinh, hay sử dụng trong các chương trình cải tạo đất
c) Phương pháp phân hủy yếm khí
Biogas là một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí (còn gọi là phân hủy kỵ khí, hay lên men yếm khí) các chất hữu cơ, đã được các nhà khoa học coi là một nguồn năng lượng để thay thế Công nghệ phân hủy yếm khí để sản xuất Biogas đã được nghiên cứu để sử dụng trong các hộ gia đình Phục vụ nhu cầu nấu nướng, thắp sáng, sưởi ấm, ở qui mô lớn hơn nó được dùng để sưởi ấm hoặc phát điện Nguyên liệu cho quá trình sản xuất Biogas thường là các chất thải rắn có hàm lượng hữu cơ cao như: phân người, phân gia súc, bùn phế phẩm nông nghiệp, rác thực phẩm Mặc dù một số nguyên liệu có thể sử dụng trực tiếp để làm phân bón hoặc chất đốt, nhưng ta vẫn có thể dùng nó để sản xuất Biogas mà vẫn giữ được các lợi ích khác
Các ưu điểm của công nghệ phân hủy yếm khí là:
- Góp phần bảo vệ môi trường và tạo nên nguồn năng lượng để thay thế một phần cho các dạng năng lượng hóa thạch đang ngày càng khan hiếm
- Công nghệ phân hủy yếm khí làm ổn định các chất thải rắn, do các phản ứng hóa học diễn ra sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp, dễ phân hủy sinh học, thối rữa trong chất thải thành chất khí, chất vô cơ đơn giản có tốc độ phân hủy chậm
- Quá trình phân hủy yếm khí không làm mất đi hoặc phá hủy các chất dinh dưỡng có trong chất thải, mà biến đổi chúng trở thành các chất vô cơ thích hợp cho việc hấp thu của cây trồng, các phần cặn rắn sau quá trình phân hủy yếm khí có thể sử dụng làm phân bón
Trang 23- Trong suốt quá trình phân hủy yếm khí, các chất thải được giữ trong điều kiện không có oxy trong 15-50 ngày, điều này góp phần vô hiệu hóa các
vi khuẩn, virut, nguyên sinh động vật và trứng ký sinh trùng gây bệnh
- Làm giảm áp lực về diện tích đất cho các bãi chôn lấp chất thải rắn Thêm vào đó, các vấn đề về mùi hôi, khí bãi rác, nước rỉ rác trong quá trình vận hành bãi chôn lấp được hạn chế đến mức tối đa
Các khuyết điểm của việc ứng dụng công nghệ phân hủy yếm khí là:
- Vốn đầu tư cao, việc vận hành và bảo quản tương đối phức tạp, việc
vô hiệu hóa các mầm bệnh trong điều kiện yếm khí thường đạt hiệu quả không cao
- Việc thay đổi số lượng và thành phần rác thải theo mùa vụ cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, tính ổn định của hệ thống phân hủy yếm khí
2.1.4 Những tác động xấu phát sinh từ chất thải rắn
2.1.4.1 Khó khăn trong công tác thu gom và xử lý
- Khó khăn trong việc phân loại, sàn lọc và lên men nguyên liệu ở các nhà máy sản xuất phân vi sinh Rác chợ nhiều túi nilon, đồ nhựa, giấy bìa, chai hộp thủy tinh, kim loại đồng nghĩa với việc sản phẩm phân vi sinh sẽ có chất lượng thấp và khó tiêu thụ
- Đối với phương pháp thiêu đốt, các thành phần thủy tinh, kim loại, nhựa có trong rác thải đô thị đòi hỏi nhiệt độ xử lý phải rất cao Một số loại nhựa như PVC, PS khi cháy tạo ra nhiều khí độc: HF, HCl, H2S Furan, Dioxin làm cho chi phí vận hành lò đốt rác thải tăng lên
- Túi nilon, các loại phế phẩm nhựa khác và hộp giấy, hộp kim loại thường rất nhẹ, cồng kềnh và khó nén ép nên chiếm nhiều thể tích, diện tích trong quá trình thu gom vận chuyển và xử lý
2.1.4.2 Thiệt hại về kinh tế
Các loại giấy bóng, túi nilon lớn nhỏ chứa hoặc không chứa rác thải bên trong và một số phế phẩm nhựa khác khi rơi vào dòng chảy sẽ làm tăng trở lực, thủy lực của dòng chảy sông, kênh rạch; bít kín các song chắn, cửa cống rãnh gây hiện tượng ứ đọng, tắc nghẽn nước thải
Thiệt hại kinh tế do hiện tượng ứ đọng, tắc nghẽn nước thải vào mùa mưa là rất lớn: chi phí thông tắc, chi phí rửa đường, chi phí phòng chống các loại dịch bệnh Ngoài ra, giấy bóng giấy gói hoa, túi nilon khi bị ném xuống sông hồ làm cản trở sự khuếch tán oxi vào trong nước, thúc đẩy quá
Trang 24trình yếm khí trong nước thải và tạo mùi hôi thối khó chịu Những con sông, dòng kênh rạch chảy qua các khu đô thị, trung tâm buôn bán thường xuyên phải đón nhận phế thải thực phẩm và phế thải vô cơ do những người kinh doanh, người dân thiếu ý thức đã làm cho các con sông, con kênh xảy ra tình trạng thừa bùn, vì vậy phải nạo vét thường xuyên Ngoài ra, chất lượng môi trường suy giảm khiến cho người dân mắc nhiều loại bệnh khác nhau và phải tốn chi phí khám và chữa bệnh
2.1.4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người có thể được tóm tắt trên sơ đồ hình
Nguồn: Giáo trình kinh tế chất thải, 2007
Hình 2.1: Tác hại của chất thải rắn đến sức khỏe con người
Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất phân hủy kị khí như H2S, NH3 rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể người hay động vật Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các loại kim loại năng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống
Nước ngầm
Người, động vật
Môi trường không khí
hô hấp
Trang 25Chất thải rắn nếu không được thu gom, lưu trữ và xử lý đúng cách sẽ xảy ra tình trạng tồn đọng, bốc mùi hôi thối, tiếp xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng sức khỏe con người sống xung quanh, nhất là những người tiếp xúc thường xuyên với các loại rác thải như những người làm công việc thu nhặt phế liệu từ các bãi rác Các bãi chứa rác cũng đồng thời chứa đựng những nguồn mang dịch bệnh như các loại vi khuẩn gây bệnh, giun sán Các loại vi trùng gây bệnh này thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong những bãi rác như ổ chuột, ruồi, muỗi và nhiều kí sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc Một số bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường và chất thải rắn có thể kể đến như:
- Bệnh về da: Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi
khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da Ngoài ra các chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da
- Bệnh phổi, phế quản: Chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen
suyển nhất, chảy nước mắt, mũi, viêm họng Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mửa Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp với rác còn gây ra các bệnh xung huyết niêm mạc, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa
- Bệnh ung thư: Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có
khả năng gây ung thư như: benzen, styren butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với total hydrocabon có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn
- Bệnh sốt xuất huyết: Rác thải là môi trường cho muỗi phát triển Muỗi
chích gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi Bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không kịp thời chữa trị và cấp cứu có thể gây tử vong
- Bệnh cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác: Rác thải chứa
nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh, do đó, rất dễ bị nhiễm dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải
2.1.4.4 Chiếm dụng không gian và làm mất mỹ quan đô thị
Chất thải rắn không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn chiếm dụng đất đai, không gian sống của con người Nếu không có biện pháp quản lý đúng đắn, chất thải rắn càng nhiều thì chiếm diện tích đất càng lớn và càng làm mất mỹ quan đô thị Nơi nào không có chất thải rắn tồn đọng, nơi đó sẽ sạch sẽ, quang đãng và đảm bảo mỹ quan, tăng thêm giá trị của cảnh quan và thể hiện nếp sống văn minh ở trình độ cao
Nếu quản lý chất thải rắn không hợp lý sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - văn hóa – du lịch
Trang 262.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và chọn mẫu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá về ảnh hưởng của việc ô nhiễm đến cuộc sống người dân xung quanh khu vực chợ và nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm trong việc buôn bán tại chợ trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Do đó, để phục vụ cho đề tài, việc nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn được thực hiện trên hai đối tượng Một là các hộ dân sống xung quanh khu vực chợ và hai là các hộ buôn bán tại các chợ thuộc xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp tổng thể bao gồm những nhóm khác nhau, kết quả ước lượng sẽ chính xác hơn nếu ta xem từng nhóm như những mẫu riêng lẻ - lấy mẫu ngẫu nhiên trên chúng rồi kết hợp các kết quả với nhau Đề tài nghiên cứu trên hai đối tượng khác nhau nên có hai mẫu khác nhau Mỗi mẫu được thu thập với số lượng 60 quan sát, và thực hiện tại 5 khu chợ trên địa bàn xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, được trình bày cụ thể trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Số quan sát ở các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An Giang
Hộ kinh doanh Hộ dân
Trang 272.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh khu vực chợ và các hộ kinh doanh trong các chợ thuộc xã Kiến
An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thông qua bảng câu hỏi
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu chợ trên địa bàn xã Kiến An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối và tương đối, phân tích bảng chéo để so sánh về ảnh hưởng của việc ô nhiễm của chợ quy hoạch và chợ tự phát đến cuộc sống người dân xung quanh khu vực chợ và phân tích nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại chợ
- Phương pháp phân tích tần số (frequency table): Mô tả thông tin về đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trang 28CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÁC KHU CHỢ TẠI XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Chợ Mới được thành lập vào năm 1976, là một trong 4 huyện
Cù Lao của tỉnh An Giang, được bao bọc bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu; là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh An Giang; diện tích 36.929,6 ha; có 18 đơn vị hành chính với 2 thị trấn và 16 xã; dân số đông nhất tỉnh với 345.258 người, mật độ dân số xếp thứ 3 trong tỉnh (gần 1.000 người/km2)
Kiến An được thành lập vào năm 1979, là xã cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Vàm Nao Phía đông giáp thị trấn Chợ Mới, phía tây giáp xã Mỹ Hội Đông, phía nam giáp xã Kiến Thành, phía bắc giáp thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân
Nguồn : gis.downappz.com Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Trang 293.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Khí hậu thủy văn
Điều kiện tự nhiên của xã Kiến An tương đồng với điều kiện tự nhiên của toàn tỉnh An Giang Chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa
- Mây : Lượng mây tương đối ít Trong mùa khô, có khi trời có mây
nhưng vẫn nắng Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn Lượng mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10
- Nắng : An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số
giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước nên xã Kiến An cũng không ngoại lệ Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ
- Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình cao và rất ổn định Chênh lệch nhiệt độ
giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998)
- Gió : Mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây
Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây Trong năm, tốc độ gió mùa
hè lớn hơn mùa Đông, ít chịu ảnh hưởng gió bão
- Mưa : Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11
Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống
- Bốc hơi : Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên
lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm) Trong mùa mưa , lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng , nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao
- Độ ẩm : Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt
đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối
Trang 30còn 72% Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa khoảng 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%
3.1.2.2 Đất đai
Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của UBND xã Kiến An (2014), trình bày về cơ cấu và diện tích đất, toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.528,87 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp đạt 1.951,79 ha, chiếm 77,18% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghệp 577,08 ha, chiếm 22,82% trong tổng diện tích đất tự nhiên Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì có 830,5 ha trồng lúa, 735,4 ha trồng hoa màu, đất nuôi thủy sản chiếm 53,3 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác
Với diện tích đất nông nghiệp vô cùng rộng lớn cộng thêm lợi thế do Kiến An là một xã cù lao nên đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, không nhiễm phèn và mặn Sở hữu những điều kiện được thiên nhiên ưu ái, có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, hiện nay Kiến An là vùng chuyên canh màu lớn nhất huyện Chợ Mới Nhìn chung, tài nguyên đất xã Kiến An rất phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
3.1.3.1 Kinh tế
Theo UBND xã Kiến An (2013) thì năm 2013 kinh tế địa phương ổn định và có xu hướng phát triển Tổng sản hẩm nội địa (GDP) ước đạt 432,6 triệu đồng (giá cố định), tăng 15% so với cùng kỳ Trong đó khu vực I đạt 118
tỷ 468,9 triệu đồng, tăng 3,9%; khu vực II đạt 102 tỷ 467,4 triệu đồng, tăng 17,6%; khu vực III đạt 277 tỷ 496,4 triệu đồng, tăng19,5% GDP bình quân đầu người đạt 44 triệu 805 ngàn đồng/người/năm (tăng 7 triệu 909 ngàn đồng
so với năm 2012) Về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Trang 3121.2%
53.4%
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
năm 2013 Cụ thể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực I chiếm 25,4% (giảm 2,4%); khu vực II chiếm 21,2% (tăng 0,5%); khu vực III chiếm 53,4% (tăng 1,9%)
* Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 7.651,5/7.651,5 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 415 ha so với năm 2012 Trong đó diện tích cây lúa là 2.491,5
ha, đạt 100%; diện tích trồng màu là 5.160 ha, đạt 100%; năng suất bình quân
3 vụ ước đạt 18,5 tấn/ha; có 2.374,5 ha áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” đạt 95,32% và 1.415 ha áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, đạt 56,8%; có 2.368,4
ha lúa thu hoạch bằng cơ giới, đạt 92,05%; có 228 ha sản xuất lúa giống Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng tiếp tục đẩy mạnh, có 0,6 ha vườn tạp chuyển sang trồng màu Hệ số vòng quay của đất đạt 4,62 vòng/năm, bằng năm 2012 Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân ước đạt 251.250.000 đồng/ha/năm
Về chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ổn định, toàn xã hiện có 1200 con bò; 1800 con heo và 21.200 con gà vịt Ban chỉ đạo xã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng trại cho 160 hộ, tiêm phòng dịch được 6.200/21.200 con gia cầm đạt 29,24%, gia súc 2300/3000 con đạt 76,6%
Trang 32Về thủy sản có 75 hộ chăn nuôi với 43,1 ha (giảm 38 hộ với 10,2 ha so với năm 2012), do người nuôi không có lời Lập kế hoạch nuôi thủy sản năm
2014 có 77 hộ nuôi với diện tích 51 ha
Về địa chính: thực hiện kế hoạch rà soát, kiểm kê đất công để quản lý hiện có 80 thửa với diện tích 3,45 ha, thực hiện điều chỉnh bổ sung bản giá các loại đất có 41 trường hợp chuyển nhượng thành công Kết hợp phòng Tài nguyên môi trường tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường và chương trình khí thải sinh học cho 71 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ và chăn nuôi trên địa bàn, đến nay có 7/8 hộ chăn nôi xây hố biogas theo chỉ tiêu huyện giao
* Công nghiệp – xây dựng
Về công nhiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn xã hiện có 252 cơ sở (tăng
02 cơ sở, 12 lao động so với năm 2012) với 884 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 212,963 triệu đồng (tăng 16,5%), với các ngành nghề thế mạnh của địa phương như: đóng tàu sắt, tái chế phế liệu, sản xuất tol, gạch, nước đá, lắp ráp máy xấy lúa, đóng tủ bàn ghế… tạo công
ăn việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Về xây dựng cơ bản: tổng kinh phí đầu tư là 4,8 tỷ đồng láng nhựa tuyến đường Long Hạ, Long Bình, Long Thượng Rải đá các tuyến giao thông nông thôn, nội đồng ở các ấp Phú Thượng 1, Phú Thượng 2, Phú Thượng 3, Long Hạ, Hòa Bình chiều dài 9,7 km, kinh phí 56 triệu đồng do nhân dân đóng góp Thực hiện giải tỏa hành lang lộ giới, phát quang cây xanh che khuất tầm nhìn chiều dài 10,5 km để đảm bảo giao thông
Về điện – nước: đầu tư lưới điện tuyến Cồn giữa ấp Long Thượng, chiều dài 800 m Lắp đặt 5 tuyến ống nước sạch thuộc ấp Phú Thượng 2, Phú Thượng 3, Kiến Bình 1 và Kiến Bình 2, chiều dài 6 km, nâng tổng số có 5.395 hộ sử dụng nước sạch đạt 73,21 ( kế hoạch là 70%, tăng 821 hộ so với năm 2012) và 6.815 hộ sử dụng điện an toàn đạt 92,48%
* Thương mại, dịch vụ
Hiện có 1238 hộ với 1935 lao động, nâng cấp mở rộng nhà lồng chợ Kiến Bình với kinh phí 384 triệu đồng, cử 4 hộ sản xuất rượu tập huấn vệ sinh
an toàn thực phẩm tại huyện Nhìn chung hoạt động thương mại ổn định và tiếp tục phát triển góp phần giải quyết nhiều lao động và tăng thu nhập cho nhân dân
Trang 33* Tài chính
Tổng thu ngân sách 9 tỷ 883,76 triệu đồng, đạt 156,15%; tổng chi là 9
tỷ 339,42 triệu đồng, đạt 147,54%, đảm bảo thu chi đúng dự toán Thu vận động láng nhựa các tuyến đường nhánh ba ấp Long Hạ, Long Bình, Long Thượng được 358,65 triệu đồng/ 1 tỷ 827 triệu đồng, đạt 19,6%, tuyến ấp Kiến Bình 2 là 291 triệu đồng/ 825 triệu đồng, đạt 35,5%
3.1.3.2 Văn hóa – xã hội
Toàn xã có 12 ấp, gồm 7.22 hộ với tổng số nhân khẩu là 27.802 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 99,95%, dân tộc Khmer chiếm 0,02%, dân tộc Hoa chiếm 0,03%
* Giáo dục
Chất lượng giáo dục được giữ vững, duy trì đạt chuẩn công tác phổ cập giáo dục Khai giảng năm học 2013 – 2014 huy động được 3.999/3936 học sinh đến trường, đạt tỷ lệ 101,6% Trong đó bậc trung học cơ sở có 1.221/1237
em, đạt 98,7%; bậc tiểu học có 2318/2229 em đạt 103,9%; mẫu giáo có 460/470 em, đạt 97,8% Kết hợp các ngành huyện khảo sát thống nhất vị trí xây dựng bổ sung các phòng học của các trường trên địa bàn xã để tiến tới đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình
* Y tế
Các chương trình y tế Quốc gia và phòng chống dịch bệnh được quan tâm, tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động ra quân thực hiện diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết thường xuyên 2 lần/tháng, thành lập mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn 12 ấp, có 93 người tham gia Năm 2013 có 661 hộ dân xây mới cầu tiêu hợp vệ sinh nâng toàn xã có 5176 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh Cấp mới 720 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
* Văn hóa thông tin
Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ý nghĩa các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phòng chống dịch bệnh thông qua hệ thống truyền thông của xã Đăng cai tổ chức và tham gia đầy đủ các hội thi về văn nghệ, thể thao cấp huyện
* Chính sách xã hội
Toàn xã có 160 hộ nghèo với 540 nhân khẩu chiếm 2,17%; 247 hộ cận nghèo với 937 nhân khẩu chiếm 3,35% Trong năm có 1.609/1.200 lao động đi làm công trong và ngoài tỉnh, mở 8 lớp dạy nghề có 227 học viên tham dự,
Trang 34hiện có 5.127/16.687 lao động qua đào tạo (tăng 122/1.050 người) đạt 30,7%
và 3.373/16.678 lao động qua đào tạo nghề ( tăng 167/760 người) đạt 20,21%
3.2 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CHỢ TẠI
XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
3.2.1 Tình hình hoạt động của các chợ tại xã Kiến An
Hiện nay trên địa bàn xã Kiến An hiện có 5 khu chợ đang hoạt động với
344 hộ kinh doanh tham gia mua bán, thành lập được 2 tổ quản lý chợ Trong đó hai chợ được xây dựng theo quy hoạch của chính quyền địa phương đó là chợ Kiến An và chợ Kiến Bình; ba chợ tự phát bao gồm chợ Thuận Giang, chợ Cầu Bảy Đực và chợ Chùa Ghe Sáu
3.2.1.1 Tình hình hoạt động của chợ có quy hoạch
Chợ Kiến An thuộc ấp Phú Thượng 2, do UBND xã Kiến An thành lập
từ trước năm 1975 Chợ được xếp loại chợ loại 2, với diện tích 827 m2
, có tổng cộng 110 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực chợ, trong đó số hộ số hộ kinh doanh thường xuyên có quầy sạp, nhà cửa cố định là 30 hộ
Chợ Kiến Bình thuộc ấp Kiến Bình 1 được thành lập vào năm 2005 với
120 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh, số hộ kinh doanh thường xuyên và có quầy sạp, nhà cửa cố định là 50 hộ Tổng diện tích của khu chợ là 3.706 m2, chợ được xếp loại chợ loại 2
Lượng người mua hàng hóa trung bình tại hai khu chợ này khoảng 1.000 người/ngày Về hình thức quản lý, hiện tại chợ Kiến An thành lập được một ban quản lý chợ còn chợ Kiến Bình có tổ quản lý chợ Các mặt hàng buôn bán tương đối đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là lương thực, thực phẩm, ăn uống, giải khát, đồ dùng gia đình, may mặc, thuốc, dụng cụ y tế, văn phòng phẩm , hoạt động mua bán ở chợ diễn ra khá sôi động
Về hệ thống cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa được hoàn thiện : Không có các trang thiết bị phòng cháy chữa háy, không có nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cống rãnh thiết kế chưa phù hợp dẫn đến việc nước thải từ các hộ kinh doanh thịt, cá, gia cầm thải ra bị tồn đọng trên diện rộng cuốn theo nhiều rác gây mất mỹ quan và bốc bùi khó chịu
Trang 35Nguồn : Điều tra thực tế, 2014
Hình 3.3 và 3.4: Nước thải tồn đọng ở chợ
Các dụng cụ chứa rác trang bị không đầy đủ và đặt ở xa nơi buôn bán nên các hộ kinh doanh thường vứt rác ra bên ngoài, gây khó khăn cho công tác thu gom
Nguồn : Điều tra thực tế, 2014
Hình 3.5 : Thùng rác trang bị ở xa nơi buôn bán
3.2.1.2 Tình hình hoạt động của chợ tự phát
Vấn đề chợ tự phát tại xã Kiến An đã hình thành từ rất lâu và phát sinh
do nhu cầu của người dân Ban đầu, chỉ là một nhóm nhỏ người tập trung ở chỗ có đông người qua lại như ngã ba, ngã tư, đầu cầu, chỉ mua bán mớ rau, thau cá mọi người bán thứ mình mua và mua thứ mình cần, còn có người đứng ra làm trung gian mua đi bán lại, chợ tự phát từ đó mà hình thành Tuy
Trang 36nhiên, càng ngày nhu cầu mua sắm tư liệu phục vụ sản xuất càng ngày càng cao kéo theo người bán ngày càng nhiều, đòi hỏi một diện tích đất lớn hơn khiến cho chợ trở nên quá tải dẫn đến tình trạng không an toàn về phòng cháy chữa cháy, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông, không đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa Tình trạng trên đặt ra nhu cầu cấp bách là cần phải quy hoạch lại và đầu tư xây dựng chợ nông thôn
Xã Kiến An hiện nay có 3 chợ tự phát đó là chợ Thuận Giang thuộc ấp Hòa Thượng, diện tích 1.261 m2 với 52 hộ kinh doanh ; chợ Cầu Bảy Đực ở ấp Phú Thượng 3, diện tích 1.000 m2 với 50 hộ kinh doanh và chợ Chùa Ghe Sáu ở ấp Long Bình, diện tích 60 m2
với 14 hộ kinh doanh Hệ thống cơ sở vật chất không hoàn thiện, chợ không có nhà lồng, các quầy sạp do người dân tự xây dựng một cách tạm bợ, không được sắp xếp trật tự, ngăn nắp, không có bãi giữ
xe cũng như hệ thống cống rãnh, thùng chứa rác theo tiêu chuẩn
Nguồn : Điều tra thực tế, 2014
Hình 3.6 : Một góc chợ tự phát Các mặt hàng buôn bán ở chợ khá đơn giản, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, ăn uống, giải khát, một số ít các hộ buôn bán đồ dùng gia đình và hàng hóa khác Các chợ này đều nằm trên các tuyến đường giao thông nhưng lại cách xa trung tâm của xã nên công tác quản lý chưa được sâu sát Do hình thành ở khu vực hẻo lánh nên sức mua yếu, thu nhập của các hộ kinh doanh cũng không cao Trong quá trình hoạt động, chợ thường không đảm bảo được
Trang 37trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và nhất là vệ sinh môi trường do các loại chất thải phát sinh không có đơn vị nào đứng ra thu gom, người dân phải tự xử lý nên không đảm bảo vệ sinh và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Trang 38CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TẠI CÁC KHU CHỢ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM ĐẾN CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN 4.1 SO SÁNH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TẠI CÁC KHU CHỢ QUY HOẠCH VÀ CHỢ TỰ PHÁT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIẾN AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG
4.1.1 Khối lượng rác thải
Hàng năm, người dân xã Kiến An thải ra môi trường một khối lượng chất thải rắn tương đối lớn từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của mình Rác thải được thu gom sẽ được chuyển đến bãi chôn lấp, rác thải không được thu gom sẽ được người dân tự xử lý bằng phương pháp chôn, đốt hoặc thải trực tiếp ra ngoài môi trường
Bảng 4.1 Khối lượng rác thải tại xã Kiến An huyện Chợ Mới An Giang
Đơn vị: tấn Năm Thu gom Chưa thu gom Tổng
2011 1.255 4.204 5.459
2012 1.327 3.616 4.943
2013 1.460 3.614 5.074
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới
Khối lượng rác thải của xã Kiến An có sự biến động qua các năm Vào năm 2011, tổng khối lượng rác thải ra là 5.459 tấn, sang năm 2012 con số này giảm còn 5.043 và có dấu hiệu tăng vào năm 2013 Tỷ lệ rác thải được thu gom so với rác thải chưa thu gom là rất thấp và tăng dần theo mỗi năm Năm
2011, khối lượng rác chưa được thu gom là 4.204 tấn, chỉ có 1.255 tấn rác thải được thu gom, chiếm 23% tổng khối lượng rác thải ra Hai năm sau đó, khối lượng rác thải rác thải được thu gom tuy vẫn còn thấp so với rác thải chưa thu gom nhưng cũng đã tăng lên Tỷ lệ rác thải được thu gom năm 2012 là 27% và năm 2013 tăng lên 29% Tuy khối lượng rác thải được thu gom tăng dần qua các năm là dấu hiệu tốt nhưng con số này tăng rất chậm, tỷ lệ rác được thu gom rất thấp Điều này sẽ là mối đe dọa đối với môi trường xã Kiến An bởi phần lớn rác thải phát sinh ra không được xử lý đúng cách
Hiện nay, trên địa bàn xã Kiến An vẫn chưa có thống kê nào đo đạc chính xác, cụ thể về khối lượng rác thải phát sinh tại các chợ, tuy nhiên, dựa
Trang 39vào số lượng rác thải trung bình mỗi hộ kinh doanh thải ra mỗi ngày là 2,37 kg và số lượng hộ kinh doanh buôn bán trong chợ, có thể suy ra được lượng rác thải trung bình mỗi ngày Bảng 4.2 trình bày về khối lượng rác thải trung bình phát sinh trong ngày tại các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Bảng 4.2 Khối lượng rác thải trung bình phát sinh trong ngày tại các chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Chợ Khối lượng rác
(kg/ngày)
Quy hoạch
Kiến Bình 284 Kiến An 261
Tự
phát
Chùa Ghe Sáu 33 Thuận Giang 123 Cầu Bảy Đực 119 Tổng cộng 820
Nguồn : Điều tra thực tế, 2014
Trong năm chợ trên địa bàn xã Kiến An thì chợ Kiến Bình có lượng rác thải trong ngày nhiều nhất với 284 kg/ngày, nguyên nhân là do khu chợ này được quy hoạch để trở thành chợ trung tâm xã Kiến An để thay thế cho chợ Kiến An hiện đang quá tải và xuống cấp, lại nằm trong khu vực khu dân cư mới nên lượng người mua bán đông, hàng hóa giao dịch nhiều nên lượng rác thải nhiều nhất Chợ Chùa Ghe Sáu có lượng rác thải phát sinh trong ngày ít nhất với 33 kg/ngày, do đây là khu chợ có vị trí cách xa trung tâm xã nhất so với các chợ còn lại, tuyến đường đi đến chợ này hiện đang thi công nên rất khó khăn trong vệc đi lại làm cho lượt người mua thấp, chủ yếu chỉ là người dân sống gần đó, lượng hàng hóa lưu thông ít nên lượng rác thải ra ít nhất
Nhìn chung, khối lượng rác thải trung bình phát sinh trong ngày tại chợ quy hoạch là 545 kg/ngày, nhiều hơn gấp 1,9 lần so với chợ tự phát (275 kg/ngày), nguyên nhân là do chợ quy hoạch có quy mô lớn hơn với gần 250 hộ kinh doanh, địa điểm của chợ được xây dựng ở khu vực trung tâm của xã, gần với khu dân cư nên lượng khách đến chợ đông hơn nhiều so với chợ tự phát, mỗi ngày hai khu chợ này tiếp nhận khoảng 3000 lượt người mua vào giờ cao
Trang 40điểm, lượng hàng hóa cũng nhiều hơn nên lượng rác thải trung bình trong ngày cao hơn là điều dễ hiểu
Theo công nhân thu gom rác tại xã Kiến An cho biết, lượng chất thải rắn phát sinh tại chợ tăng không đáng kể trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên điều đáng lưu ý là có sự khác biệt trong lượng chất thải rắn phát sinh và được thu gom đối với từng tháng trong năm, đặc biệt tăng cao vào các ngày nghỉ, lễ,
4.1.2 Thành phần và tính chất rác thải
Thành phần chất thải rắn thay đổi tùy theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn phát sinh ở chợ nông thôn có thành phần tương đối đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là chất thải hữu cơ Giữa chợ tự phát và chợ quy hoạch thì thành phần rác thải cũng không có gì khác biệt Bảng 4.2 bên dưới trình bày về thành phần chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Kiến An như sau :
Bảng 4.3 : Thành phần chất thải rắn phát sinh tại chợ thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Thành phần Tỷ lệ (%) Ghi chú
Chất hữu cơ dễ phân hủy 82,13 Thức ăn, rau cải,
Chất hữu cơ khó phân hủy 3,83 Vỏ dừa, cây gỗ, bã mía, Thủy tinh 1,57 Chai lọ
Nhựa 0,23 Chai, bình, xô, rổ,
Nylon 1,12 Bao nylon
Giấy 5,18 Bao bì, giấy vụn, carton Vải 1,74 Vải rách, giẻ lau,
Sành, sứ 1,58 Chén (bát), đĩa, chậu cây, Chất thải nguy hại 1,24 Pin, acquy, bóng đèn,
Thành phần khác 1,38
Nguồn: Khảo sát hiện trạng rác thải tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, 2012
Phần lớn chất thải có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ rất lớn, với 85,96%, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm đến 82,13%, chất hữu cơ khó phân hủy chiếm 3,83% Với tỷ lệ chất hữu cơ lớn như vậy trong thành phần chất thải, nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ dẫn đến tình trạng