Việt Nam là một trong nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Môi trường thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập, làm 11% dân số bị ảnh hưởng, GDP có thể giảm 10% và các vùng sản xuất muối cũng bị ảnh hưởng. Nước ta có trên 3.000 km bờ biển với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhiều vùng có thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất muối, hơn nữa nghề muối có truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần cù, chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối.
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ NGHỀ MUỐI
DỰ THẢOBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MUỐI ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Cục Chế biến, Thương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn II
Trang 2Hà Nội, năm 2013
Trang 3MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Việt Nam là một trong nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Môi trường thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập, làm 11% dân số bị ảnh hưởng, GDP có thể giảm 10% và các vùng sản xuất muối cũng bị ảnh hưởng
Nước ta có trên 3.000 km bờ biển với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhiều vùng có thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất muối, hơn nữa nghề muối có truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần cù, chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối
Để thúc đẩy phát triển ngành muối, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có nhiều chủ trương và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành muối theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để mặt hàng muối có thể cạnh tranh, đáp ứng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp người làm muối có cuộc sống ổn định và tăng thu nhập
Năm 2012 diện tích sản xuất muối cả nước có 14.526,2 ha (trong đó sản xuất theo phương pháp thủ công vẫn chiếm diện tích lớn 11.075,4 ha) Sản lượng muối bình quân trong 5 năm gần đây đạt 906.414 tấn/năm, lao động tham gia sản xuất muối có 73.882 lao động
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng đồng muối đang bị xuống cấp nghiêm trọng; sản xuất muối chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ hẹp…làm cho giá
thành cao, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập và đời sống phần lớn bộ phận diêm dân gặp nhiều khó khăn
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc “Quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là cần thiết nhằm đẩy
mạnh sản xuất muối phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập, tạo điều kiện cho ngành muối phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân sinh, cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu công nghiệp và tiến tới xuất khẩu, đời sống của diêm dân được nâng cao
Trang 4II CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP
Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 quy định mức Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
đã quy định rõ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, sản xuất muối, phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn;
Quyết định số 1922/QĐ-BNN-KH ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về Phê duyệt danh mục dự án Quy hoạch và điều tra cơ bản mở mới kế hoạch năm 2012 của Bộ NN-PTNT và phân giao nhiệm vụ quản lý
Quyết định số 1260/QĐ-CB-NM ngày 28/10/2011 và Quyết định số 156/QĐ-CB-NM ngày 07/3/2012 của Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối về việc phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Trang 5Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định
và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;
Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Căn cứ Hợp đồng số 402/2012/CB-HĐKT ngày 11 tháng 5 năm 2012
đã ký giữa Cục Chế biến, Thương mại nông lâm sản và nghề muối với Trung tâm Quy hoạch và PTNT II – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp;
Căn cứ điều kiện thực tế về sản xuất và chế biến muối của các tỉnh điều tra; Các nghiên cứu khoa học, tài liệu, số liệu đánh giá, tổng kết có liên quan đến sản xuất và chế biến muối đã triển khai của các tỉnh điều tra
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1 Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố về khí hậu, thời tiết ảnh hưởng tới sản xuất muối
- Các yếu tố về sử dụng đất đai
- Các yếu tố về nguồn nước, thủy triều
- Cơ sở hạ tầng vùng muối tập trung: Giao thông, thủy lợi,
Trang 6- Đánh giá các nguồn lực chi phối đến phát triển ngành sản xuất muối Việt Nam
- Vấn đề quan hệ và tổ chức sản xuất trong ngành muối
- Công nghệ sản xuất, chế biến muối; chú trọng muối công nghiệp
2 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát 12 tỉnh: Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau
- Mỗi tỉnh khảo sát 1 huyện và 1 xã nằm trong huyện khảo sát
3 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự án tiến hành từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã, có liên quan
2 Phương pháp khảo sát thực địa
Tổ chức khảo sát tại các địa bàn đã chọn để thu thập bổ sung các số liệu, thông tin về thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối
3 Phương pháp chuyên gia
Tham thảo lấy ý kiến của các chuyên gia về những nội dung có liên quan đến quy hoạch phát triển ngành muối toàn quốc (gồm phương pháp sản xuất, công nghệ áp dụng trong sản xuất và chế biến, nhu cầu tiêu dùng, )
4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm máy tính để phân tích đánh giá hệ thống số liệu về sản xuất, hiệu quả kinh tế, thu nhập, phục vụ cho xây dựng quy hoạch
Trang 72 Mẫu điều tra cấp huyện Huyện 12 7 5
Trang 81 Khối lượng công việc thực hiện
Trang 9Phần I ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC VÙNG SẢN XUẤT MUỐI
I ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1 Vị trí địa lý
Nước ta thuộc tọa độ địa lý kéo dài từ 23o22' - 8o30' vĩ độ Bắc và 102o10' -
109o24' kinh độ Đông Với toạ độ địa lý này, Việt Nam được xem là một trong những "quốc gia biển", chạy dài trong 15o vĩ tuyến với chiều dài 3260 km, kéo dài
từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) Ba mặt Đông Bắc, Đông
và Tây Nam đều tiếp giáp với biển có tính chất biển nóng, kín, nước biển có độ mặn cao và vì vậy đây là vùng biển giàu tiềm năng về muối, một kho muối lớn với tổng lượng khoảng 120-130 tỷ tấn
2 Điều kiện khí hậu, thời tiết
Sản xuất muối là một ngành sản xuất đặc thù phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng muối Có thể khái quát điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng vùng như sau:
Vùng đồng bằng sông Hồng: có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc tương đối lớn
- Nhiệt độ: trung bình 22,5 - 24oC; mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình là 28 - 29oC
- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm là 110 - 118Kcal/cm2; số giờ nắng 1630 - 1740 giờ/năm
- Tổng số ngày nắng bình quân 200 ngày/năm Số ngày có nắng có thể sản xuất muối khoảng 120 -150 ngày/năm
- Mưa: Lượng mưa trong 3 tháng (tháng 6, 7 và 8) chiếm tới 70% của cả năm Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ kết hợp với triều cường gây bất lợi cho sản xuất muối
- Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 82-85% Lượng bốc hơi trung bình năm của khu vực là 800 - 825 mm
Trang 10- Độ mặn của nước biển: Vào mùa khô nước biển có độ mặn tương đối cao
từ 1,5-3,1 Be’ Về mùa mưa do ảnh hưởng của lũ sông nội địa, nên độ mặn bị giảm đi nhiều
Vùng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình): Đây là vùng có khí
hậu khắc nghiệt nhất cả nước, nhiệt độ trung bình 23,9oC, tổng nhiệt độ trung bình vào khoảng 8700 - 8900oC, đặc biệt là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nóng và khô làm cho nền nhiệt độ mùa hè khá cao
Thời gian sản xuất muối bình quân khoảng 150 ngày/năm (từ tháng 4 đến tháng 7) thời gian còn lại sản xuất nhỏ lẻ, không ăn chắc, do xuất hiện mưa bão bất thường (tháng 8 - 9) và tiết trời mát (tháng 10 đến tháng 12)
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam đến Bình Thuận): Đây là
vùng có khí hậu mang nặng tính chất cận xích đạo, tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình cao
- Bức xạ: có tổng giờ nắng khá cao khoảng 2000 - 2200 giờ/năm
- Nhiệt độ trung bình là 26,7 – 26,9oC, nhiệt độ bốc hơi trung bình nhiều năm 1280-1345mm Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 78-80%
- Mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm dao động trong khoảng từ 597mm đến 990,6 mm Số ngày mưa bình quân 45 - 109 ngày
Mùa khô thường kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau) nhưng mùa sản xuất muối có thể kéo dài 8-9 tháng Lượng bốc hơi hữu hiệu trong mùa sản xuất rất lớn 1.252,6mm Do vậy có thể khẳng định vùng này rất thích hợp với sản xuất muối công nghiệp
- Độ mặn của nước biển tương đối cao từ 1,3-3,45 Be’
Tóm lại: khí hậu ở đây có đặc trưng là: khô, mưa ít, tốc độ bốc hơi cao, số giờ nắng nhiều, tổng nhiệt độ trong năm lớn, tốc độ gió mạnh (khoảng 40 m/s) là những yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối
Vùng Nam Bộ: Tổng nhiệt độ trung bình đạt 9000 - 9700oC, nhiệt độ trung bình vào khoảng 27,2oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất cũng trên 25oC, số giờ nắng
Trang 113 Địa hình
Địa hình nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.Với bờ biển dài
3260 km, có đặc điểm thấp dần ra biển, do đó tạo thuận lợi để mở rộng các cánh đồng muối gần bờ biển
Vùng sản xuất muối Bắc Bộ: Bờ biển tương đối bằng phẳng do phù sa của sông bồi đắp hình thành các bãi triều, thuận lợi cho hình thành các đồng muối Tuy nhiên ở đây đang diễn ra quá trình mài mòn, sụt lở diễn ra mạnh mẽ nên khó hình thành được các đồng muối có quy mô diện tích lớn
Vùng Trung Bộ: Do lãnh thổ có bề ngang hẹp, nằm sát dãy Trường Sơn nên địa hình có độ dốc khá lớn, mặt khác địa hình lại bị chia cắt phức tạp giữa các con sông, núi đâm ra biển, cồn cát nhiều nên khó hình thành các đồng muối rộng lớn
Vùng Nam Bộ: Bờ biển ở đây có nguồn gốc bồi đắp từ đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình ở đây khá bằng phẳng, có thể hình thành các đồng muối
có quy mô diện tích lớn
Tóm lại: địa hình bờ biển nước ta đa dạng và phức tạp, phân hoá theo
không gian Bờ biển Bắc Bộ, Trung Bộ đồng muối phân tán, manh mún, chỉ có vùng muối Duyên hải Nam Trung bộ là có điều kiện về địa hình để hình thành các đồng muối có quy mô diện tích lớn Đây là yếu tố quan trọng để định hướng quy hoạch và chính sách đầu tư ngành muối trong thời gian tới nhất là muối công nghiệp
4 Nhiệt độ, độ mặn nước biển
Nhiệt độ, độ mặn của nước biển, sóng biển, thuỷ triều có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng muối ở nước ta Nhiệt độ nước biển trung bình nhiều năm là 26,6oC Độ mặn bình quân nước biển ở nước ta là 32 - 33o/oo, thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo chiều sâu Ở ngoài khơi có độ mặn cao và ổn định, ven
bờ biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của sông ngòi chảy ra Tại Hải Phòng độ mặn đạt 22,1 o/oo, Văn Lý (Hải Hậu): 24,4 o/oo, Nghệ An: 28,5 o/oo, Quảng Nam: 31,5 o/oo, Ninh Thuận:31,6 o/oo Bạc Liêu:30,6 o/oo Do sự phân bố độ mặn cao dần
từ Bắc vào miền Trung và giảm dần từ miền Trung vào miền Nam
Trang 12Sóng biển và thuỷ triều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất muối,
do mực nước thuỷ triều lên đảm bảo cung cấp nước mặn đầy đủ, giảm được chi phí đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối lấy nước biển
5 Đánh giá chất lượng nước biển
Tiến hành lấy mẫu nước biển tại 3 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam để tiến hành đánh giá chất lượng nước biển
Trong phạm vi của dự án chúng tôi lấy ngẫu nhiên đại diện 33 mẫu nước biển, 2 mẫu nước chạt đem phân tích Kết quả phân tích cho thấy các tỉnh Nam
Bộ độ mặn của nước biển thấp nhất, tiếp đến là các tỉnh phía Bắc; các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có độ mặn cao nhất Vì vậy vùng muối các tỉnh phía Bắc và Nam Bộ năng suất muối thường thấp hơn vùng muối Nam Trung Bộ
6 Mùa vụ sản xuất muối
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Mùa vụ sản xuất muối từ tháng 2 - tháng 12; chính vụ từ tháng 4 - tháng 8
- Vùng Bắc Trung bộ: Muối được sản xuất trong mùa khô từ tháng 3 - tháng 8 (có thể sản xuất từ trung tuần tháng 1 và kết thúc vào trung tuần tháng 9 đối với những năm mùa mưa đến muộn, hoặc không gặp lũ muộn)
- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: Muối được sản xuất từ tháng 3 - tháng 8
- Vùng Đông Nam bộ: Muối được sản xuất tùy điều kiện tự nhiên của từng tỉnh mà thời vụ muối kéo dài khác nhau Thường thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
- Vũng Tàu, thời gian làm muối từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (sản xuất được 5 tháng/năm)
- Đồng bằng sông Cửu Long: Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, do đó thời vụ sản xuất muối từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
II ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Trang 13Đơn vị: người
Tốc độ tăng trưởng
BQ (%/năm)
Trang 14Trong những năm gần đây, lao động trong nghề muối của nước ta có sự biến động tăng, giảm Nhưng nếu xét cả giai đoạn thì có tốc độ tăng bình quân là 1,46%/năm Năm 2012 tổng số lao động có 73.882 người (tăng 7.143 người so với năm 2005), trong đó lao động chính chiếm 65,9%, lao động thời vụ chiếm 14,24%, lao động phụ chiếm 19,86%
Tỉnh có số lượng lao động tham gia sản xuất muối đông như Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh,
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, lực lượng lao động làm muối của nước ta đã từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ Họ đã biết sử dụng máy móc thiết bị để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới Tuy nhiên lực lượng lao động sản xuất muối ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là lao động thủ công, sản xuất dựa trên kinh nghiệm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành theo hướng sản xuất công nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy: Năng suất lao động phụ thuộc vào công nghệ, điều kiện sản xuất, đầu tư Năm 2005 năng suất lao động trung bình toàn quốc đạt 10,93 tấn/người/năm, đến năm 2012 là 15,4 tấn/người/năm, cao nhất thuộc về các hộ diêm dân tỉnh Ninh Thuận, đạt 125,28 tấn/lao động (do sử dụng ít lao động
1 ha chỉ cần 0,7 lao động), tiếp đến tỉnh Bình Thuận đạt 82,77 tấn/lao động Tỉnh
có năng suất lao động thấp nhất Thanh Hóa (2,05 tấn/lao động), Thái Bình (2,37 tấn/lao động) do sử dụng nhiều lao động (từ 15-30 lao động/ha)
2 Đánh giá chung về đời sống và thu nhập của diêm dân
Nếu như năm 2005, tổng thu của 1 ha đất sản xuất muối chỉ được trên 10 triệu đồng chỉ bằng 40-45% thu nhập của đất lúa (chỉ tính 1 vụ) thì đến năm 2012 tổng thu 1 ha đất muối đạt trên 70 triệu đồng tương ứng bằng 154-172% thu nhập trên đất trồng lúa (tính 1 vụ)
Trang 15Như vậy thu nhập của người dân làm muối cũng không ngừng được nâng lên Bình quân 1 ha diêm dân năm 2005 thu nhập 12-14 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2012 thu nhập bình quân của hộ 13-17 triệu đồng/người/năm Thu nhập
từ muối người dân đã có thể mua sắm hàng tiêu dùng, xây dựng cải tạo nhà ở, góp vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng của khu vực nông thôn (làm đường, xây nhà văn hóa, trường học, )
Đánh giá chung :
- Những năm gần đây giá muối có xu hướng tăng nên thu nhập của diêm dân được cải thiện đáng kể, họ đã chú trọng đầu tư cho đồng muối, mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Tuy nhiên sản xuất muối phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế do đầu tư cao, nên đời sống người dân vẫn gặp khó khăn nhất là lúc mất mùa do thiên tai (mưa trái vụ)
3 Vị trí, vai trò ngành muối trong nền kinh tế của địa phương có sản xuất muối
Muối là yếu tố thiết yếu đối với cơ thể con người Nhu cầu muối ăn ở nước
ta có xu hướng ngày càng tăng do dân số ngày càng tăng Hiện nay dân số ở nước
ta có khoảng hơn 86 triệu người, như vậy nhu cầu đáp ứng muối ăn cho nhân dân
Như vậy, muối là sản phẩm quan trọng, có vai trò to lớn, đáp ứng đa dạng các nhu cầu ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm thiết yếu cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất Đây là cơ sở, là căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách phát triển sản xuất muối ở Việt Nam trong những năm tới
Trang 16Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất muối của các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, do sản xuất muối còn thủ công, năng suất thấp, thu nhập không cao Nhưng với những vai trò quan trọng nêu trên, trong thời gian tới cần
có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển ngành muối nhanh, mạnh, bền vững xem như một ngành kinh tế quốc dân lớn có vài trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Đời sống diêm dân còn nghèo nên khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế nên năng suất, chất lượng thấp
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -
XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI
1 Thuận lợi
- Nước ta có bờ biển dài trên 3.000 km, có nguồn nước biển dồi dào
- Khí hậu ở nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tổng nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ chiếu sáng từ 1500 - 3000 giờ/năm, thuận lợi cho việc sản xuất muối
- Độ mặn của nước biển cao, ít bị ô nhiễm
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên trong sản xuất muối công nghiệp
- Thời tiết diễn biến thất thường có thể gây ra các trận mưa trái vụ ảnh hưởng lớn đến sản xuất muối, gây thiệt hại ảnh hưởng lớn đến đời sống của diêm dân
Trang 17Phần II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH MUỐI VIỆT NAM
(Giai đoạn 2005 - 2012)
I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI
1 Tổng quan tình hình sản xuất muối trên thế giới
Trên thế giới, Công nghiệp muối là một trong số những ngành công nghiệp
cổ nhất và được phân bố hầu hết trên toàn thế giới, với 120 nước sản xuất muối Muối được khai thác từ các mỏ muối, các nguồn nước mặn ngầm, nước mặn hồ
và đặc biệt là từ nước biển Tiêu thụ muối trên thế giới trong thời gian gần đây ước đạt 260 triệu tấn, trong đó: Sản xuất công nghiệp 155 triệu tấn (59,6%); thực phẩm 45 triệu tấn (17,4%); rải đường chống tuyết đóng băng 30 triệu tấn (11,5%); nhu cầu khác 30 triệu tấn (11,5%) Sản phẩm muối chủ yếu ở dạng rắn và được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp khai thác hầm lò, phương pháp ngâm chiết, phương pháp cô đặc nồi bằng, cô đặc chân không, điện thẩm tích nhưng phổ biến nhất là sản xuất muối từ nước biển bằng phương pháp bốc hơi mặt bằng dùng năng lượng bức xạ mặt trời ở 53 nước có biển và chiếm 45% sản lượng muối hàng năm trên thế giới
Số liệu điều tra địa lý của Anh CIA World Factbook công bố vào tháng 9/2008 thì tổng sản lượng muối của thế giới năm 2006 đạt 210 triệu tấn (gồm 62 nước có sản lượng từ 100 triệu tấn trở lên) Cũng trong năm này, Việt Nam được xếp hạng thứ 23/62 với sản lượng muối hơn 1,0 triệu tấn Năm 2007, tổng sản lượng muối toàn cầu (theo Viện Muối quốc gia Mỹ) đạt khoảng 257 triệu tấn Những nước đứng đầu vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Canađa
Hầu hết các quốc gia có trong danh sách xếp hạng từ năm 1991 đến nay đều tăng trưởng về sản lượng và doanh thu
Trang 18Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu muối lớn nhất thế giới hiện nay Từ năm
1978, sản lượng muối đã đạt 47,9 triệu tấn và đã xuất khẩu 24,6 triệu tấn, thu về
487 triệu USD Đến năm 2008, sản lượng tuy có giảm so với một số năm trước đạt 44,5 triệu tấn nhưng đã xuất khẩu 34,1 triệu tấn, thu về 1,9 tỷ USD
3 Nhu cầu sử dụng muối chủ yếu trên toàn thế giới Main salt uses world-wide
Dải đường chống tuyết đóng băng (Road De-icing) 12 %
Trang 19Nguồn: Dẫn theo tham luận của ông Vladimir Sedivy (Salt Partners)
Sản lượng muối của Trung Quốc năm 1999 đạt hơn 20 triệu tấn (muối biển) và tổng giá trị sản lượng đạt hơn 8 tỷ nhân dân tệ Đến năm 2003, giá trị sản lượng muối biển đạt 11,971 tỷ nhân dân tệ, chiếm 12% tổng giá trị sản lượng kinh
tế biển Các sản phẩm muối của Trung Quốc khá đa dạng bao gồm: muối biển, muối mỏ, muối lỏng và muối bột Trong đó muối biển chiếm khoảng 70% tổng sản lượng muối Trong muối biển khoảng 50% sản lượng muối được sản xuất ở
bờ biển BoHai, là một trong bốn vùng sản xuất muối lớn nhất Trung Quốc (gồm Changlu, vịnh Liaodong và vịnh Laizhou; đều thuộc vùng biển BoHai)
Đến nay Trung Quốc là nước sản xuất muối đứng thứ 2 thế giới và đứng đầu tại châu Á, tiếp sau đó là Nhật Bản, Ấn Độ Theo Hiệp hội muối Trung Quốc cho thấy, trong năm 2008 có khoảng 198 nhà sản xuất muối ở Trung Quốc Tuy nhiên nhu cầu muối trong nước tăng cao nên trong năm 2008 vẫn phải nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn Theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội, Trung Quốc đã thiết lập cơ cấu sản xuất muối biển tại vùng phía Đông, sản xuất muối khoáng tại vùng trung tâm và phía Nam, sản xuất muối hồ tại khu vực phía Bắc Nước Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 16 triệu tấn muối Trong đó, người dân dùng hết 8 triệu tấn và ngành công nghiệp sử dụng hết 6 triệu tấn, số lượng còn lại xuất khẩu đem lại một khoản lợi nhuận là 20 tỷ Rupce Ấn Độ Châu Âu cũng là một nhà sản xuất muối lớn, trong đó Pháp có sản lượng 6,1 triệu tấn, Anh 5,8 triệu tấn
Tổng số 239 quốc gia được xếp hạng (trong đó có 43 quốc gia không có bờ biển đều xếp thứ 196) và phần lớn những nước có sản lượng muối cao đều có số
Km đường bờ biển khá lớn Chẳng hạn như Mỹ (thứ 9/239), Canađa 1/239, Pháp 35/239, Australia 7/239 Việt Nam 34/239 Tuy nhiên một số quốc gia không có
bờ biển nhưng vẫn có ngành công nghiệp muối phát triển từ khai thác muối mỏ như Thuỵ Sỹ, Bêlôrútxia
2 Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi người sản xuất muối của một số nước trên thế giới đang áp dụng
2.1 Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đối với vùng sản xuất muối.
Trang 20Đối với Mỹ và Trung Quốc, ngoài các yếu tố lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn vốn đầu tư lớn , thì công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch rất khoa học
và đạt được hiệu quả cao
Ở Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành quy hoạch các khu vực sản xuất muối ven biển, đó là những vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên cho sản xuất muối và
vị trí đặt nhà máy hóa chất, lưu lượng, thủy triều lớn, thuận lợi cho việc vận chuyển muối (gần đường giao thông, đường sắt, đường bộ ) Trong quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Những cánh đồng muối có quy mô đủ để sản xuất muối công nghiệp đáp ứng cho quy mô nhà máy hóa chất
+ Quy luật hoạt động của thủy triều
+ Đảm bảo không gây tác hại đến môi trường sống
+ Quy hoạch đồng muối với mục đích phát triển và mở rộng lâu dài theo hướng bền vững
+ Quy hoạch phải tuân thủ những quy định pháp luật của Nhà nước và chính sách, quy định khác trên địa bàn sản xuất muối
Quy trình quy hoạch bao gồm các hoạt động: (1) tổ chức các cuộc điều tra khảo sát địa bàn và bố trí cánh đồng muối và công trình phụ trợ (2) Tổ chức gặp
gỡ và thương thuyết trước công chúng (3) Thu thập ý kiến cá nhân (4) Tập hợp các ý kiến tốt nhất để hoàn thiện quy hoạch Theo luật quy hoạch thì các thiết kế cần phải đạt được sự đồng thuận của địa phương về những hạng mục quy hoạch
dự án sản xuất muối trong tương lai
2.2 Kinh nghiệm về chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất muối
* Ở Mỹ: Các chính sách ưu tiên được xác định như sau:
- Khuyến khích khai thác và duy trì những đồng muối hiện có
- Hỗ trợ cho những người muốn mua lại các cánh đồng muối của chủ sở hữu trước đã đầu tư, bỏ không sản xuất nữa hoặc chuyển mục đích sử dụng
Trang 21* Ở Trung Quốc: Chính sách hỗ trợ ngành sản xuất muối tập trung vào
những vấn đề sau đây:
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua chất lượng và hiệu quả sản xuất muối
- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới
- Hỗ trợ diêm dân, doanh nghiệp trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng muối, cơ sở hạ tầng đồng muối
- Hỗ trợ đầu tư tín dụng cho hộ diêm dân và doanh nghiệp đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất muối
* Ở Australia: Chính sách hỗ trợ tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Đầu tư kết cấu hạ tầng: Ruộng muối chứa nước biển, kênh dẫn nước mặn
và máy bơm nước mặn, hệ thống nước thải v.v
- Đầu tư hỗ trợ xây dựng đường giao thông, nhà kho chứa muối, công trình kiểm soát lượng nước biển, công trình xử lý chất thải, hệ thống kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro do sản xuất muối gây ra
2.3 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người sản xuất muối
Nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư mới và đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng sản xuất muối, bao gồm các công trình như: đê ngăn nước biển, hệ thống cống dẫn nước biển từ biển vào các vùng sản xuất; hệ thống kênh mương dẫn nước trên các cánh đồng phơi và kết tinh muối; đường giao thông trong vùng Đồng thời triển khai chính sách tín dụng với lãi suất thấp để người nông dân có thể tiếp cận vốn để cải tạo, nâng cao thiết bị sản xuất của họ nhằm nâng cao năng suất làm muối, áp dụng công nghệ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm Cụ thế như:
- Xác định nguồn đất ổn định cho vùng sản xuất muối
- Hỗ trợ không hoàn lại khoảng từ 50% - 60% nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư xây dựng công trình lớn từ đầu mối đến kết cấu hạ tầng của khu vực sản xuất muối
- Thực hiện chính sách cho vay ngắn hạn với lãi xuất ưu đãi để người sản xuất xây dựng đồng muối, thiết bị sản xuất muối, thiết bị khai thác tổng hợp các sản phẩm hoá học từ muối tự nhiên
Trang 22- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập trong những năm đầu khai thác cho đến khi cánh đồng muối đi vào ổn định cho năng suất thiết kế và hoàn trả xong nợ vay.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giá muối và chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
Các chính sách trên được áp dụng tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia Song quan điểm chung nhất được khảo cứu từ các nước là ngành sản xuất muối có vai trò rất quan trọng đối với đời sống dân sinh và ngành hoá học sử dụng các sản phẩm chế biến từ nước biển Ngành sản xuất và phân phối muối thương mại luôn được xem
là một mạng lưới rộng lớn
Về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ muối ở các nước thường không giống nhau Tham gia ngành công nghiệp muối ở mỗi nước bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất muối, các cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối trên các cánh đồng muối tự nhiên hoặc theo quy hoạch của Nhà nước và có thể bao gồm toàn bộ chuỗi phân phối sản phẩm muối đến các cơ sở chế biến, các cửa hàng tới hộ gia đình tiêu dùng (như Trung Quốc)
Trải qua nhiều năm phát triển Chính phủ các nước thường đóng vai trò là chủ sở hữu cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất muối, điều này phản ánh tầm quan trọng và vai trò của ngành sản xuất muối đối với nền kinh tế Tuy nhiên, phương thức tổ chức sản xuất, chế biến và lưu thông muối thường phản ánh sự thay đổi về thể chế kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác ở từng quốc gia
Kinh nghiệm của Philippin
Là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển ngành muối do có lợi thế có bờ biển dài 17.500 km Những vùng sản xuất muối chủ yếu như Pangasinan, Bulacan và Mindoro Occidental, trong đó Pangasinan được mệnh danh là vựa muối lớn nhất của Philippin Sản lượng muối hiện nay của Philippin khá thấp, ước tính chỉ vào khoảng 160.000 - 220.000 tấn/năm Sản xuất muối gặp khó khăn, năng suất đạt thấp trong khi giá muối nhập khẩu rẻ hơn nên nước này chủ yếu nhập khẩu muối từ Ấn Độ, Australia và Giooc-đan, bỏ rơi ngành muối trong
Trang 23Hiện nay Philippin đã khôi phục lại nền công nghiệp sản xuất muối phù hợp với lợi thế và điều kiện tự nhiên Theo đó, Chính phủ đã đưa ra những mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn khoa học xác định những vùng thích hợp sản xuất muối và hỗ trợ các nhà đầu tư vào sản xuất muối.
Nhà nước Philippin đưa ra những chính sách hỗ trợ khá cụ thể cho các nhà đầu tư sản xuất muối, qui mô cấp đất làm muối:
- Cá nhân - không được phép quá 5 ha
- Hiệp hội/Công ty không quá 100 ha
- Các quỹ và tập đoàn tương đương không vượt quá 500 ha
- Vị trí đất được đề xuất phải liền kề nhau
Kinh nghiệm Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách độc quyền trong quản lý mặt hàng này và thành lập các doanh nghiệp Nhà nước để làm nhiệm vụ đầu tư và tổ chức sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước theo giá thống nhất do Nhà nước quy định Chính phủ đưa ra định hướng chiến lược và quy hoạch các khu vực sản xuất ổn định lâu dài, trực tiếp đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất muối như: hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện về vốn tín dụng để doanh nghiệp hoạt động Ngoài ra, Nhà nước chú trọng tăng cường đầu tư chiều sâu cho ngành muối, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng các loại công nghệ tiên tiến để có sản phẩm muối sạch và đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng dân sinh và ngành công nghiệp hoá chất
Chính phủ Trung Quốc thực hiện vai trò quản lý giá muối và điều tiết thị trường muối Nhà nước phải đóng vai trò điều hoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là đối với người sản xuất ở những nơi kém lợi thế
Kinh nghiệm của Ấn Độ
Trang 24Tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân tiếp cận vốn tín dụng từ kênh Nhà nước để xây dựng, tu bổ và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất muối, hệ thống dẫn nước biển vào đồng muối và thoát nước thải ra các khu vực cho phép, các phương tiện sản xuất muối hàng ngày mà diêm dân cần đến Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh muối phải mua hết số muối do diêm dân làm ra sau mỗi vụ sản xuất, không để tình trạng tồn đọng muối trong dân
tế - xã hội của đất nước Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến
sự phát triển của ngành sản xuất muối như: xây dựng chiến lược muối quốc gia, xác lập cơ chế về vai trò của Nhà nước trong quản lý và phát triển ngành muối, cũng như ban hành các chính sách, pháp lệnh về sản xuất, lưu thông và tiêu dùng muối, đặc biệt Trung Quốc đã áp dụng chính sách độc quyền trong đầu tư, tổ chức sản xuất, cung cấp cho thị trường và điều hành giá cả đối với ngành muối
- Để ngành sản xuất muối phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao thì công tác quy hoạch và định hướng phát triển cho từng vùng phải đặc biệt coi trọng Các dự
án quy hoạch các vùng sản xuất muối phải nằm trong chiến lược tổng thể về kinh
tế biển
- Nhà nước đều quan tâm đến chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng vùng muối, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đầu mối như: Hệ thống cung cấp và kiểm soát nước biển, kiểm soát môi trường sinh thái chống ô nhiễm, nhà kho chứa muối và hóa chất, đường giao thông và các công trình quan trọng khác
- Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi đối với sản xuất muối của hộ diêm dân, trang trại, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng muối, đầu tư trang thiết bị và cơ giới hóa, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MUỐI Ở VIỆT NAM
Trang 25Hiện cả nước có 21 tỉnh sản xuất muối, trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau Năm 2012: Tổng diện tích sản xuất muối toàn quốc có 14.528,2 ha.
- Diện tích sản xuất muối phân bố chính ở các tỉnh Bạc Liêu (2.774 ha), Ninh Thuận (2.380 ha), Bến Tre (1.431 ha), TP Hồ Chí Minh (1.532,2 ha) Các tỉnh có diện tích sản xuất muối nhỏ nhất như Quảng Nam (35 ha), Thái Bình (60,51 ha)
- Diện tích sản xuất muối công nghiệp năm 2012 có 3.450,8 ha (chiếm 23,75% tổng diện tích muối toàn quốc); tập trung ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa
- Giai đoạn 2005 – 2012 diện tích sản xuất muối có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân 3,25%/năm Riêng năm 2010 diện tích giảm nhẹ, nguyên nhân chính do giá muối xuống thấp nên người dân không mặn mà sản xuất, mặt khác gặp điều kiện thiên tai bất lợi như mưa trái vụ ở Miền Nam, Miền Trung Một số tỉnh có diện tích tăng mạnh như Ninh Thuận (8,24%/năm), Bình Thuận (6,29%/năm), Bạc Liêu (7,81%/năm) Bên cạnh đó một số tỉnh có diện tích giảm mạnh Sóc Trăng (10,8%/năm), Thanh Hoá ( 6,44%/năm)
Trang 264 Diện tích sản xuất muối (giai đoạn 2005 – 2012)
Trang 27Tuy nhiên, nếu xét trong 5 năm trở lại đây (2005 - 2012) thì diện tích muối có sự tăng giảm thất thường do một số nguyên nhân chính như sau:
+ Thị trường tiêu thụ khó khăn, giá muối xuống thấp, làm cho thu nhập từ sản xuất muối không cao nên nhiều hộ diêm dân không mặn mà sản xuất muối
mà bỏ đi làm các việc khác có thu nhập cao hơn
+ Một số nơi nghề nuôi trồng thuỷ sản đem lại thu nhập cao dẫn đến các
hộ diêm dân chuyển sản xuất muối sang nuôi trồng thuỷ sản, khi giá muối tăng lên, nghề nuôi trồng thuỷ sản gặp rủi ro nhiều lại chuyển nuôi trồng thuỷ sản sang sản xuất muối
+ Ở một số tỉnh đang quy hoạch lại kinh tế biển lấy đất ra làm cảng cá, cảng hàng hoá, quy hoạch vùng kinh tế
5 Diện tích sản xuất muối thủ công (giai đoạn 2005 –
Trang 28Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp
1.2 Năng suất
Nhìn chung năng suất muối của nước ta còn thấp so với một số nước trên thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ) và luôn biến động qua các năm Năng suất bình quân chung các tỉnh điều tra năm 2012 đạt 59,79tấn/ha, thấp hơn nhiều so với năm 2005 (88,45 tấn/ha, thấp hơn 28,65 tấn/ha), tốc độ giảm bình quân 5,44%/năm; nguyên nhân chính do gặp yếu tố thời tiết không thuận lợi (mùa mưa kết thúc muộn, mưa trái vụ, mưa đúng vào lúc thu hoạch )
Năm 2012, năng suất muối cao nhất ở tỉnh Bình Định (117,1 tấn/ha), tiếp đến tỉnh Phú Yên (101,52 tấn/ha), Bình Thuận (94,09 tấn/ha), Nghệ An (92,68 tấn/ha), thấp nhất là tỉnh Bến Tre (25,37tấn/ha), Bạc Liêu (29,2 tấn/ha)
Năng suất muối ở các tỉnh có xu hướng giảm và có sự biến động giữa các vùng, nguyên nhân chính do:
- Sản xuất muối phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên của từng vùng Vùng có số ngày nắng cao, cường độ nắng và gió lớn, ít mưa bất thường thì được mùa muối, năng suất muối sẽ cao và ngược lại, năm nào mưa nhiều, số ngày nắng ít, mưa gió thất thường thì năm đó mất mùa muối
- Một số diện tích đất làm muối mới được cải tạo, chuyển đổi dẫn đến năng suất, chất lượng còn thấp và chưa ổn định
- Sản xuất muối kết hợp với nuôi trồng thủy sản và Arctimia (Bạc Liêu)
- Năng suất, chất lượng muối không đồng đều giữa các vùng miền do phương pháp sản xuất, công nghệ sản xuất
Vùng phía Bắc (từ Hải Phòng đến Quảng Bình) là vùng có nền nhiệt thấp (riêng tháng 4 - tháng 7 có nền nhiệt độ cao nhất nhưng lại có mưa xen kẽ), số ngày nắng ít, sản xuất muối cho năng suất thấp
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sản xuất muối có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi (nền nhiệt cao, số ngày nắng nhiều, khoảng 250 ngày), ít mưa, tốc độ gió lớn, bốc hơi nhanh nên năng suất thường cao nhất cả nước
Trang 29Năm Phơi cát Phơi nước Trung bình
Trang 30Tốc độ tăng trưởng
(Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp)
Vùng Nam Bộ, mặc dù dùng công nghệ phơi nước song do mùa khô ngắn (4 - 5 tháng), độ mặn nước biển không cao, sản xuất muối cho năng suất thấp hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Năng suất muối còn phụ thuộc vào độ mặn của nước biển Vùng phía Bắc độ mặn của nước biển thấp khoảng 24o/oo, trong khi đó độ mặn ở Bắc Trung
Bộ và Nam Trung Bộ thấp nhất cũng đạt bình quân 28o/oo Độ mặn ở vùng Nam
Bộ (ĐBSCL) cũng đạt bình quân 26o/oo Độ mặn càng cao năng suất và chất lượng muối càng cao
1.3 Sản lượng
Sản lượng muối toàn quốc năm 2012 đạt 868.703 tấn, trong đó sản lượng muối công nghiệp đạt 243.643 tấn (bằng 28,04% tổng sản lượng muối toàn quốc) So với năm 2005 sản lượng giảm 158.832 tấn, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2012 là 2,37%/năm, tỉnh có sản lượng giảm nhiều là Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Nam Định
Một số tỉnh có sản lượng muối lớn như Ninh Thuận (212.264 tấn, chiếm 24,43% tổng sản lượng muối toàn quốc), Bình Thuận (90.000 tấn, chiếm 10,36% tổng sản lượng muối toàn quốc), Nghệ An (73.920 tấn, chiếm 8,51% tổng sản lượng muối toàn quốc)
Các tỉnh có sản lượng muối thấp, như Quảng Nam (2.400 tấn, chiếm 0,28% tổng sản lượng muối toàn quốc), Thái Bình (3.070 tấn, chiếm 0,35% tổng sản lượng muối toàn quốc), Sóc Trăng (5.010 tấn, chiếm 0,58% tổng sản lượng muối toàn quốc), Cà Mau (5.900 tấn, chiếm 0,68% tổng sản lượng muối toàn quốc)
Trang 317 Sản lượng muối toàn quốc (giai đoạn 2005 – 2012)
Trang 321.4 Sản xuất muối sạch
Năm 2005 cả nước chỉ có tỉnh Nam Định sản xuất muối sạch với diện tích 19 ha, sản lượng 623 tấn; đến năm 2011 tổng diện tích sản xuất muối sạch là 164 ha, sản lượng 12.169 tấn tập trung nhiều ở Nam Định, Bình thuận, TP Hồ Chí Minh Đến năm 2012 diện tích tăng lên 241 ha (tập trung chính ở TP Hồ Chí Minh), sản lượng 22.556 tấn
Năng suất muối sạch biến động từ 23-185 tấn/ha
1.5 Giá trị sản phẩm muối sản xuất
Giai đoạn 2005 – 2012 giá trị sản xuất muối luôn có xu hướng tăng,
từ 348,37 tỷ đồng lên 1.242,41 tỷ đồng, tăng 894,04 tỷ đồng
8 Giá trị sản xuất muối
(theo giá hiện hành)
Trang 331.6.Tổ chức quản lý sản xuất muối
Kết quả khảo sát, điều tra năm 2012 cho thấy, việc tổ chức quản lý sản xuất muối ở nước ta hiện nay tồn tại 3 phương thức chính: hộ cá thể, hợp tác
xã (HTX), doanh nghiệp Trong các phương thức tổ chức sản xuất trên thì sản xuất theo hộ cá thể là chủ yếu, chiếm đa số trên 66,1%, HTX chiếm 29,62%, doanh nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 4,28%
a Hợp tác xã diêm nghiệp
Trang 34Trong 21 tỉnh làm muối của cả nước, có 60 HTX và 02 THT diêm nghiệp với tổng số 17.958 hộ và 33.121 xã viên, tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Nam Định: 18 HTX; Nghệ An: 14 HTX; Hải Phòng: 7 HTX; Thanh Hoá: 6 HTX), Miền trung và miền nam, số HTX và THT rất ít, có địa phương không
có hợp tác xã diêm nghiệp Tổng nguồn vốn của các HTX là hơn 48,54 tỷ đồng và doanh thu năm 2011 là 565,622 tỷ đồng Nhìn chung, các HTX đều
đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX
Diện tích sản xuất muối của các HTX là 1.571,2 ha, bình quân giao cho
xã viên 1900m2/hộ; giá bán bình quân 1,2-1,5 triệu đồng/tấn Kênh tiêu thụ chính là bán cho doanh nghiệp và bán lẻ
* Hoạt động của HTX
Hoạt động của các HTX tập trung vào:
- Tổ chức chỉ đạo cho xã viên nạo vét hệ thống kênh mương (kênh cấp
I, cấp II, cấp III chú trọng kênh cấp II), chỉnh trang lại ruộng muối (tu sửa thiết bị ô nề, thống, chạt …) trước khi vào vụ sản xuất muối hàng năm
- Chủ động liên hệ với các cơ quan quản lý (Sở Nông nghiệp và PTNT), cơ quan chuyên môn… trong việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới (chuyển vị trí chạt lọc ra giữa ruộng, trải bạt ô kết tinh) đã làm cho hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt (năng suất tăng 20-30%)
- Nâng cấp và làm mới đường giao thông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất cũng như thu mua tiêu thụ muối được thuận lợi
- Làm đầu mối thu gom, tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng với các Công ty, Xí nghiệp kinh doanh muối trên địa bàn để tiêu thụ muối cho diêm dân Tổ chức quản lý kiểm tra sản xuất muối sạch cho xã viên
b Doanh nghiệp
Trang 35Doanh nghiệp sản xuất muối công nghiệp tập trung chính ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Có thể nói đây là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến và cũng là những đơn vị làm ăn với quy mô lớn có hiệu quả, thu nhập của người lao động được đảm bảo.
9 Tổng hợp tình hình sản xuất của các doanh
nghiệp
Năm đồng muối Tổng DT
(ha)
Tổng DT đồng muối
(T/ha)
Trữ lượng kho muối
Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp
- Năm 2012 tổng diện tích đồng muối các doanh nghiệp có 3.418,8 ha, năng suất trung bình đạt 74,19 tấn/ha, sản lượng 253.462,67 tấn Tập trung chính ở Công ty Cổ phần muối Vình Hảo (Bình Thuận), Công ty cổ phần muối Khánh Hòa, Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận, Công ty TNHH Đầm Vua, Công ty muối Hạ Long
- Cơ sở hạ tầng đồng muối gồm hệ thống đê bao, cống, mương dẫn, trạm bơm, đường vận chuyển nội đồng được chú trọng đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn của doanh nghiệp nên chất lượng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phục
vụ sản xuất
- Sản phẩm muối phục vụ chính cho công nghiệp chế biến
Tổng sản lượng của một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muối là 300.000 tấn muối/năm, chiếm tỷ trọng gần 50% sản lượng muối do diêm dân sản xuất ra hàng năm
10.Thực trạng năng lực một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muối
Trang 36Tổng vốn Nhà nước vốn NN Tỷ lệ
%
1 Cty TNHH MTV muối Việt Nam 20.000,0 20.000,0 100 20.000
2 CN Thực nghiệm và CGCN muối biển 2.628,24 2.628,24 100 10.000
4 Cty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh 4.080,5 2.122,0 52 18.000
5 Cty CP Muối và Thương mại Nam Định 3.000,0 322,0 10,74 20.000
7 Cty CP Muối và Thương mại Nghệ An 4.500,0 1.125,0 25,0 25.000
8 Cty CP Muối và Thương mại Miền Trung 10.000,0 2.302,0 23,02 25.000
9 Cty CP Tập đoàn muối Miền Nam 132.500,0 1.778,0 1,34 140.000
10 Cty CP Muối và Thương mại Bạc Liêu 4.500,0 1.278,0 28,4 10.000
Trang 37Sản xuất muối ở khu vực diêm dân hiện nay cho chất lượng không cao, năng suất đạt thấp, các hộ cá thể đều hoạt động theo hình thức tự sản tự tiêu
Để cải thiện tình trạng này, đi đôi với quy hoạch đồng muối, cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và diêm dân cần được tổ chức lại để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ muối
Năm 2012, tổng số có 30.777 hộ sản xuất muối, tập trung nhiều ở các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Bến Tre, Bạc Liêu Quy
mô ruộng muối bình quân 0,4 ha/hộ, các tỉnh có quy mô ruộng muối bình quân cao như Sóc Trăng (2,56 ha/hộ), Bình Thuận (2,48 ha/hộ), Bạc Liêu (1,78 ha/hộ), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,39 ha/hộ); thấp nhất là các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có quy mô 823 m2/hộ
11.Tổng hợp số hộ làm muối giai đoạn 2005-2012
Trang 38Nguồn: Số liệu điều tra; Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh
- Nhìn chung những năm gần đây công tác phát triển kinh tế hộ diêm dân đang ngày càng phát triển, việc chấp hành chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước và địa phương cũng được nâng lên một cách rõ rệt Song bên cạnh vẫn còn có 1 số hộ ỷ lại, nhất là công tác vệ sinh đồng ruộng còn để cỏ mọc, ô nề và sân phơi tạo điều kiện cho trâu, bò xuống dẫm vào làm ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng muối
12.Tổng hợp diện tích sản xuất bình quân giai đoạn
Trang 39Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp
2 Thực trạng phương pháp sản xuất muối
Hiện nay, sản xuất muối ở nước ta có 2 phương pháp chính sau:
- Phương pháp phơi cát thủ công ở đồng bằng sông Hồng
- Phương pháp phơi nước: phơi nước phân tán ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; phơi nước tập trung (sản xuất muối công nghiệp) ở 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận
2.1 Phương pháp phơi cát:
- Các tỉnh phía Bắc: Muối phơi cát chỉ cung cấp được cho nhu cầu tiêu dùng của dân và chế biến thực phẩm Do hàm lượng canxi, magiê và sunfat cao nên dùng trong công nghiệp không có lợi, phải tốn kém nhiều khi xử lý để dùng sản xuất xút, clo và soda Năng suất lao động thấp nên thu nhập của người làm muối rất khó khăn
Các vùng muối phía Bắc theo phương pháp phơi cát (thực chất là tổ chức sản xuất muối trong mùa mưa với chu kỳ sản xuất chỉ có 2 ngày 1 mẻ, khoảng 48 giờ) dẫn đến độ dày lớp muối kết tinh mỏng, lượng muối ít nên năng suất không cao, tiêu hao nhiều lao động
- Các công đoạn sản xuất chủ yếu làm bằng thủ công (trừ công đoạn
cung cấp nước vào ruộng muối), cường độ lao động cao, người dân thường phải làm việc dưới trời nắng với nhiệt độ cao Việc áp dụng cơ giới hoá là rất khó khăn
2.2 Phương pháp phơi nước
Phương pháp phơi nước gồm phơi nước phân tán ở Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long; phơi nước tập trung ở 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận
* Phương pháp sản xuất muối phơi nước tập trung
Hiện nay sản xuất muối phơi nước tập trung ở 8 đồng muối thuộc 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Các công đoạn chính:
Trang 40- Công đoạn cung cấp nước biển: Nước biển được lấy từ cống đầu mối dẫn vào kênh cấp 1, cấp 2 và các công trình nội đồng đến từng hồ chứa, ô phơi nước.
- Công đoạn dẫn nước biển vào ô phơi: Được thực hiện qua 4-5 cấp
- Công đoạn sản xuất muối kết tinh (muối thô) được thực hiện trên ô kết tinh, (ô kết tinh thường có diện tích 1 ha)
- Công đoạn bảo quản thu gom muối thô từ các ruộng muối vào các kho chứa muối
Do điều kiện khí hậu thời tiết, mùa vụ sản xuất thường có mưa đột xuất dạng dông nhiệt nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng muối
Để hạn chế bớt ảnh hưởng bởi thời tiết, gần đây tại đồng muối Vĩnh Hảo (Bình Thuận), đồng muối Tri Hải (Ninh Thuận), đồng muối Hòn Khói, Cam Ranh (Khánh Hoà) đã nghiên cứu đưa vào ứng dụng công nghệ kết tinh dài ngày (6 tháng đến 12 tháng), nước chạt sâu có bạt che khi mưa (công nghệ che mưa của Thiên Tân Trung quốc) Lớp muối kết tinh khi thu hoạch dày 100-200mm, mỗi ô kết tinh cho sản lượng 1.000-2.000 tấn
- Hiện nay các đồng muối công nghiệp của ta đang duy trì hai phương pháp sản xuất:
+ Kết tinh ngắn ngày (10-15 ngày hoặc 30-35 ngày), thu hoạch làm nhiều lần trong 1 vụ sản xuất, mỗi lần thu hoạch dưới 300 tấn/ha
+ Kết tinh dài ngày (6 - 12 tháng) thu hoạch làm một hoặc hai lần trong năm, mỗi lần thu (1.000 – 2.000) tấn/ha
* Kiểu sản xuất muối ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã có từng bước thay thế dụng cụ thủ công bằng thiết bị cơ khí, đặc biệt xa quạt gió đã được cải tiến khá linh hoạt để có thể quay ở mọi cấp độ gió, vật liệu chế tạo phần quạt nước cũng được thay thế sắt thường bằng thép không rỉ để gia tăng độ bền khi tiếp xúc với nước mặn
* Kiểu sản xuất muối truyền thống của vùng đồng bằng sông Cửu Long: