Những nội dung của quy hoạch được điều chỉnh

Một phần của tài liệu tổng quan ngành muối thế giới (Trang 129 - 142)

1. Nội dung của quy hoạch

Các phương án quy hoạch được cân nhắc, đánh giá và lựa chọn dựa trên các định hướng phát triển phù hợp và đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu ngành muối đề ra. Từ những đánh giá và nhận định như trên nhóm chuyên gia ĐMC đã thống nhất với nhóm chuyên gia quy hoạch giữ nguyên nội dung và phương án quy hoạch đã lựa chọn.

2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường

a) Đối với phát triển sản xuất muối.

- Tăng cường công tác đầu tư duy tu, cải tạo hạ tầng cơ sở đồng muối không để xảy ra hiện tượng tràn nước mặn ra đất sản xuất, nguồn nước ngầm.

- Xây dựng các bể chứa thu gom nước ót triệt để. - Phát triển rừng ngập mặn.

b) Đối với ngành chế biến muối.

- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến muối với bảo vệ môi trường.

- Đối với các cơ sở chế biến cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Các thiết bị cơ khí đảm bảo độ ồn cho phép.

- Khuyến khích áp dụng các công cụ BVMT như sản xuất sạch hơn, khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ở các doanh nghiệp.

3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

- Đối với sản xuất muối: Đánh giá ĐTM cần chú ý tới tác động của khu vực sản xuất muối tới môi trường nước biển ven bờ, môi trường nước ngầm, tác động tới hệ sinh thái ven bờ..

- Đối với các nhà máy, cơ sở chế biến muối: cần chú trọng tới tác động môi trường về vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải, và các tác động từ môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh.

Khi quy hoạch này được thực hiện đòi hỏi các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư phải chú trọng thực hiện đầy đủ tất cả các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường đã được đề ra trong báo cáo ĐMC, bao gồm cả việc lập và thẩm định nghiêm túc báo cáo ĐTM cho từng dự án phát triển cụ thể theo đúng Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan..

Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý theo chức năng, cụ thể là phải tăng cường lực lượng cán bộ có trình độ và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn và giám sát môi trường.

Việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép (Quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) đã chỉ ra những tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch như môi trường đất, nước, không khí, lao động,…trên cơ sở đó đã đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực đến môi trường nhằm phát triển ngành muối ổn định, hiệu quả.

Phần V

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

- Với lợi thế có bờ biển dài từ Bắc tới Nam, nguồn nước biển dồi dào, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nồng độ nước biển khá cao (2,5 - 3,5o Be’), sản xuất muối là nghề truyền thống đã có từ lâu đời và diêm dân cần cù, chịu khó và có nghiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, đây là những lợi thế của nước ta để phát triển nghề muối theo hướng công nghiệp với năng suất, chất lượng cao phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước, cho công nghiệp chế biến và tăng dần lượng xuất khẩu.

- Sản xuất muối của diêm dân chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công, nên năng suất, chất lượng thấp, đời sống của người làm muối còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích muối công nghiệp (chiếm 23,75% tổng diện tích muối), muối sạch còn chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất do vốn đầu tư lớn.

- Công nghệ sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền trải bạt đã làm tăng năng suất (từ 20-30%), chất lượng sản phẩm và giá bán cao hơn muối thường từ 10 - 20%, góp phần mở ra một hướng đi mới cho bà con diêm dân trong việc ứng dụng TBKT vào sản xuất.

- Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa có lợi thế về điều kiện tự nhiên để xây dựng các đồng muối công nghiệp có năng suất, chất lượng cao.

- Dự kiến đến năm 2015 diện tích muối có 14.500 ha, sản lượng đạt 1,05 triệu tấn. Trong đó diện tích muối công nghiệp có 5.023 ha, sản lượng đạt 0,53 triệu tấn tập trung chính ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

- Dự kiến đến năm 2020 diện tích muối có 14.500 ha, sản lượng đạt 1,35 triệu tấn. Trong đó diện tích muối công nghiệp có 5.442 ha, sản lượng đạt 0,8 triệu tấn tập trung chính ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

II. KIẾN NGHỊ

- Nhà nước cần ưu tiên đầu tư vốn xây dựng và cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, sản xuất theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối.

- Chính phủ cần ban hành chính sách ổn định giá thu mua tạm trữ theo hướng diêm dân sản xuất muối có lãi như nông dân trồng lúa (từ 30% trở lên), tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ muối của diêm dân.

- Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho diêm dân vay vốn khi mở rộng diện tích sản xuất muối, hỗ trợ khi mất mùa, giảm giá…; đồng thời tăng cường đầu tư về kết cấu hạ tầng đồng muối.

- Sớm thành lập Hiệp hội Muối để giải quyết tốt lợi ích giữa các doanh nghiệp, các hộ dân trong quá trình sản xuất muối, thúc đẩy ngành muối phát triển mạnh, bền vững.

- Các hộ diêm dân nghèo được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức lãi suất thấp và không cần bảo đảm bằng tài sản.

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành chủ quản chỉ đạo các Tổng công ty, Tập đoàn nhà nước đang sử dụng muối làm nguyên liệu cho sản xuất ưu tiên sử dụng muối sản xuất trong nước để tiêu thụ muối cho diêm dân.

- Bố trí đủ vốn để xây dựng hệ thống kho chứa, tăng khối lượng thu mua muối cho diêm dân khi giá muối xuống thấp, đảm bảo thu nhập cho diêm dân./.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...3

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH...3

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN...4

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN...5

1. Đối tượng nghiên cứu...5

2. Phạm vi nghiên cứu...6

3. Thời gian thực hiện...6

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...6

1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp...6

2. Phương pháp khảo sát thực địa...6

3. Phương pháp chuyên gia...6

4. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê...6

Phần I...9

ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VÙNG SẢN XUẤT MUỐI...9

I. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...9

1. Vị trí địa lý...9

2. Điều kiện khí hậu, thời tiết...9

3. Địa hình...11

4. Nhiệt độ, độ mặn nước biển...11

5. Đánh giá chất lượng nước biển ...12

6. Mùa vụ sản xuất muối...12

II. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI ...12

1. Đánh giá về tình hình lao động sản xuất muối; trình độ lao động...12

2. Đánh giá chung về đời sống và thu nhập của diêm dân...14

3. Vị trí, vai trò ngành muối trong nền kinh tế của địa phương có sản xuất muối.15 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI...16

1. Thuận lợi...16

2. Khó khăn...16

Phần II...17

2. Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi người sản xuất muối của một số nước trên thế

giới đang áp dụng...19

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MUỐI Ở VIỆT NAM...24

1. Quy mô sản xuất...24

2. Thực trạng phương pháp sản xuất muối...39

* Phương pháp sản xuất muối phơi nước tập trung...39

3. Đánh giá tình hình sản xuất muối công nghiệp...41

4. Đánh giá tình hình sản xuất muối thủ công...47

5. Đánh giá hệ thống chế biến muối...49

6. Đánh giá tình hình tiêu thụ muối...53

III. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT MUỐI...55

1. Hệ thống thủy lợi...55

2. Hệ thống giao thông ...58

3. Hệ thống điện...58

4. Hệ thống kho bảo quản muối...58

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ CÁC ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA TRONG SẢN XUẤT MUỐI...59

1. Tình hình đầu tư...59

2. Các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật...60

2.3. Tổng hợp đầu tư cho khoa học công nghệ...61

V. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MUỐI, NƯỚC BIỂN...63

VI. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MUỐI TOÀN QUỐC...64

1. Hệ thống các chính sách của Chính phủ, Bộ, Ngành...64

2. Hệ thống các chính sách của các địa phương...65

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH MUỐI VIỆT NAM...69

1. Những thành tựu đạt được...70

2. Nguyên nhân, tồn tại, hạn chế...70

Phần III...72

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MUỐI ĐẾN NĂM 2020 ...72

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...72

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ...72

1. Quan điểm...72

2. Mục tiêu...72

II. MỘT SỐ DỰ BÁO...73

1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ muối...73

2. Dự báo lao động, nguồn nhân lực nghề muối...75

3. Dự báo về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và một số yếu tố liên quan khác...75

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MUỐI ...78

1. Quy mô phát triển sản xuất muối...78

* Phương pháp sản xuất muối phơi cát ...89

* Phương pháp sản xuất muối phơi nước tập trung...90

2. Quy hoạch chế biến muối ...90

3. Tiêu thụ muối...92

4. Cơ sở hạ tầng phát triển ngành muối...92

5. Đề xuất các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư ...97

5.4. Chương trình hỗ trợ đầu tư nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất muối sạch ...99

6. Nhu cầu vốn đầu tư...100

IV. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH...102

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH...103

1. Giải pháp về đất đai...103

2. Giải pháp nguồn nhân lực...104

3. Giải pháp về khoa học công nghệ và công tác khuyến diêm...104

4. Giải pháp bảo vệ môi trường...107

5. Giải pháp về vốn và huy động vốn đầu tư...108

a) Dự kiến nguồn vốn đầu tư...108

6. Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm ...110

7. Giải pháp cơ chế, chính sách...110

8. Giải pháp về bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...113

9. Giải pháp về công trình và phi công trình thích ứng với kịch bản nước biển dâng ... 114

Phần IV...118

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC)...118

I. Mục tiêu nghiên cứu...119

II. Tổ chức thực hiện ĐMC...119

III. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch...120

1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC...120

2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch...120

IV. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch với các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường...124

V. Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính trong việc thực hiện quy hoạch...128

VI. Tổ chức tham vấn và kết quả tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC...129

VII. Những nội dung của quy hoạch được điều chỉnh...129

Phần V...132

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...132

I. KẾT LUẬN...132

II. KIẾN NGHỊ...133

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ

CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CN Công nghiệp

CT Chương trình

CP Cổ phần

CGCN Cấp giấy chứng nhận

HTX Hợp tác xã

N - L - TS Nông - lâm - thuỷ sản

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

SX Sản xuất

TBKT Tiến bộ kỹ thuật

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) thành phố Hải Phòng.

2. Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Thái Bình.

3. Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Nam Định.

4. Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Thanh Hóa.

5. Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Nghệ An.

6. Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Hà Tĩnh.

7. Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Quảng Bình.

8. Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Quảng Nam.

9. Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Quảng Ngãi.

10.Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Bình Định.

11.Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 23/5/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Phú Yên.

12.Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Khánh Hòa.

13.Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Ninh Thuận.

14.Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Bình Thuận.

15.Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

16.Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh thành phố Hồ Chí Minh.

17.Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Bến Tre.

18.Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Trà Vinh.

19.Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Sóc Trăng.

20.Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Bạc Liêu.

22.Quyết định số 1894/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty lương thực miền bắc giai đoạn 2012-2015.

23.Công văn số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012 V/v phân bổ chi tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia của Chính phủ.

24.Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Tuy Phong.

Một phần của tài liệu tổng quan ngành muối thế giới (Trang 129 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w