1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH mô HÌNH hệ THỐNG sản SUẤT của TOYOTA và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô tại VIỆT NAM

20 3,4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 265,57 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Đề tài này tổng kết kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hệ thống sản xuất trong kinh doanh của Toyota.. được gọi là t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

- -TIỂU LUẬN

BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

Đề tài

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỆ THỐNG SẢN SUẤT CỦA TOYOTA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ

TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đào Minh Anh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Tân

Nguyễn Thị Thắm Đào Thị Thảo Phạm Thị Thảo Nguyễn Thị Hà Thu

Lớp : K52 – Quản trị du lịch và khách sạn

Trang 2

M c l c ụ ụ

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH 4

1 Khái niệm hệ thống sản xuất trong kinh doanh 4

2 Khái niệm hiệu quả sản xuất trong kinh doanh 4

2.1 Một số khái niệm về hiệu quả sản xuất 4

2.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

2.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp 6

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA TOYOTA 7

1 Giới thiệu hệ thống sản xuất của Toyota 7

2 Hệ thống sản xuất hiệu quả và toàn diện 8

2.1 Sản xuất đúng thời điểm: JIT 9

2.2 Tự kiểm soát lỗi 9

2.3 Nguyên tắc Kaizen 10

2.4 Phương pháp quản trị chất lượng theo mô hình TPS 10

3 Những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống sản xuất của Toyota 11

3.1 Điểm mạnh 11

3.2 Hạn chế 12

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM 13

4 Tổng kết kinh nghiệm của Toyota 13

Trang 3

5 Khái quát chung về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 13

6 Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam 14

KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao thông vận tải chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế phát triển Có thể nói rằng mạng lưới giao thông vận tải là mạch máu của một quốc gia, một quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải phát triển mạng lưới giao thông vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất là ô tô Hiện nay Toyota đang đứng đầu trong ngành sản xuất ô tô

Đối với 1 nước có nền công nghiệp ô tô còn non trẻ như Việt Nam, bài học của Toyota là rất quý giá Với những ý định thay đổi ngành công nghiệp ô tô theo xu hướng hiện đại hóa Chính vì thế chúng tôi chọn làm về đề tài “ phân tích mô hình hệ thống sản xuất của Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài này tổng kết kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hệ thống sản xuất trong kinh doanh của Toyota

3 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống sản xuất của Toyota

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài

Tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Tổng kết kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở việt nam

5 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu qua sách vở, tạp chí, báo mạng

6 Kết cấu

Chương I: Cơ sở lí luận của hệ thống sản xuất trong kinh doanh

Chương II: Phân tích mô hình hệ thống sản xuất của Toyota

Chương III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT TRONG

KINH DOANH

1 Khái niệm hệ thống sản xuất trong kinh doanh

-Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể Từ đó xuất hiện thuộc

tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không

đáng kể

- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

- Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu , nhân

sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất

- Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, tư nhân nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân

Trang 6

2 Khái niệm hiệu quả sản xuất trong kinh doanh

2.1 Một số khái niệm về hiệu quả sản xuất

Khái niệm 1: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế

có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó" Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa

( Theo P Samerelson và W Nordhaus)

Khái niệm 2: Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg ) và lượng các nhân

tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu ) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị

là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí

(Theo hai tác giả Whohe và Doring)

2.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần :

Trang 7

Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là

mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là

so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối

Thứ hai:

- Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả

về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế

2.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doan

Trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm

vụ, các mục tiêu để thực hiện Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh

Trang 8

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA

TOYOTA

1 Giới thiệu hệ thống sản xuất của Toyota

Hệ thống sản xuất của Toyota là hệ thống sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết được mô tả bằng cụm từ “đúng thời điểm” “Hệ thống sản xuất Toyota” (Toyota Production System) là mô hình sản xuất đầu tiên được hai nhà lãnh đạo tiền bối của Tập đoàn Toyota là Eiji Toyoda và Taiichi Ohno đưa ra sau thế chiến lần thứ 2 Mô hình này đã được nhiều công ty và các ngành công nghiệp của Nhât Bản sao chép và áp dụng thành công, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản Nhiều nhà sản xuất trên thế giới cũng đang cố gắng tìm hiểu hệ thống cải tiến này Hiện tại, Toyota là một trong những công ty được “nói tới nhiều nhất trên thế giới” từ trước tới nay Hãng này đang đứng đầu về doanh số bán xe tại Việt Nam, trên thế giới họ đã vượt xa hãng Ford và chỉ đứng sau hãng GM của Mỹ Về mặt lợi nhuận và giá trị trên thị trường chứng khoán, Toyota cũng bỏ xa tất cả các đối thủ của họ Đây cũng là lý do khiến tạp chí Harvard Business Review gần đây quay trở lại vấn đề tại sao rất nhiều công ty muốn “giải mã gien” của Toyota

Để tối ưu hoá hệ thống sản xuất, Tập đoàn ô tô Toyota đã kết nối các lợi ích của hình thức sản xuất thủ công và sản xuất hàng loạt Phương thức này giúp tổ chức vừa tránh được chi phí cao của phương thức sản xuất trước đây, vừa khắc phục được sự cứng nhắc của phương thức sản xuất hiện thời Thêm vào đó, họ tuyển dụng một đội ngũ nhân viên đa kỹ năng tại mọi cấp độ của tổ chức và sử dụng những máy móc có

độ linh hoạt cao và tự động để sản xuất ra một lượng lớn các sản phẩm đa chủng loại

Hệ thống Toyota được định nghĩa là phương pháp sản xuất tiết kiệm (lean production), bởi nó sử dụng ít hơn tất cả các nguồn lực so với phương thức sản xuất hàng loạt hiện thời như chỉ sử dụng một nửa số lượng nhân lực, một nửa không gian sản xuất, một nửa vốn đầu tư vào các công cụ, một nửa thời gian kỹ thuật để phát triển một sản phẩm mới và việc sản xuất chỉ tốn một nửa thời gian so với phương pháp sản xuất hàng loạt Các nhà sản xuất hàng loạt chỉ đặt ra một mục tiêu giới hạn vừa đủ, như đưa ra một số

Trang 9

lượng hàng sai lỗi có thể chấp nhận được, một mức độ tối đa lượng hàng tồn kho, và một phạm vi hẹp các sản phẩm tiêu chuẩn hoá

Linh hồn hệ thống sản xuất Toyota là nguyên tắc Kaizen Kaizen được hiểu như

"sự đổi mới liên tục" Điểm cốt yếu của nó nằm ở chỗ mọi kỹ sư, nhà quản trị, công nhân trong dây chuyền cộng tác với nhau không ngừng nghỉ để tự động hóa dây chuyền sản xuất và xác định các thay đổi thiết yếu giúp công việc diễn tiến suôn sẻ Toyota cố gắng duy trì hàng tồn kho càng ít càng tốt, để không chỉ giảm chi phí mà còn để truy cứu sai sót ngay lúc xảy ra Dây chuyền sản xuất của Toyota được chạy với công suất tối đa Dù vậy, mỗi công nhân đều có quyền ngưng dây chuyền và yêu cầu hỗ trợ cấp tốc nếu phát hiện có sai sót Một ví dụ tiêu biểu cho thành tựu của việc thực hiện nguyên tắc này là nhà máy Tsutsumi với sản lượng năm trăm ngàn xe hơi mỗi năm, tám kiểu khác nhau với tốc độ một chiếc một phút Dây chuyền sản xuất Tsutsumi là một vũ điệu ba-lê với độ chính xác đáng khâm phục, tạo nên từ những cải tiến nhỏ trong nhà máy Chẳng hạn, các công nhân lắp ráp bảng đồng hồ ngồi trên các ghế cơ giới hóa cho phép họ di chuyển ra vào phần bên trong xe mà không cần ngồi xổm hay cúi xuống Hoặc sáng kiến sử dụng đồng kim loại và nam châm để chọn đinh vít từ thùng chứa theo kích cỡ và thứ tự định sẵn Kaizen được coi là hệ thống "nhiễm sắc thể" đặc trưng của cơ thể Toyota Mỗi gen đều có thể được nhân bản trong thế giới hiện đại ngày nay, tương tự như hệ thống dây chuyền sản xuất Toyota Nhờ nguyên tắc kaizen, các nhà lãnh đạo Toyota hy vọng đối thủ cạnh tranh sẽ không bao giờ đuổi kịp Toyota trong lĩnh vực cải tiến và hoàn thiện hệ thống sản xuất

2 Hệ thống sản xuất hiệu quả và toàn diện

Những năm 1957, hai ông trùm ô tô Ford và Chevy đang thống trị thị trường Nhưng chỉ 50 năm sau khi Toyota xuất hiện, Toyota đã trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới Toyota lần đầu tiên gây sự chú ý với thế giới vào những năm 1980 khi người tiêu dùng bắt đầu biết rằng những chiếc xe hơi của Toyota bền hơn và ít phải sửa chữa hơn những chiếc xe hơi từ Mỹ

Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất xe hơi có lợi nhuận cao nhất, liên tục sản xuất những chiếc xe chất lượng cao, sử dụng ít giờ nhân công và ít kho bãi Toyota liên tục nâng tầm sản xuất, và phát triển sản phẩm và sự hoàn hảo trong quy trình Điều gì làm

Trang 10

nên thành công của hãng xe nổi tiếng này? Đó là một hệ thống sản xuất toàn diện, hiệu quả, thực tế và đầy tiềm năng mà công ty đã áp dụng

2.1 Sản xuất đúng thời điểm: JIT

Hệ thống sản xuất Toyota là một công nghệ quản lý sản xuất toàn diện của người Nhật Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là duy trì một dòng chảy liên tục các sản phẩm trong nhà máy và thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu.Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết được mô tả bằng cụm từ “đúng thời điểm”

Lấy ví dụ, trong một quá trình lắp ráp xe, cần phải có những phụ kiện cần thiết của quá trình trước tại thời điểm cần thiết với số lượng cần thiết Nếu khái niệm này được nhận thức trong toàn nhà máy, thì lượng tồn kho không cần thiết sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, do vậy nhà máy sẽ không cần đến việc tạo ra các nhà kho và giảm bớt được chi phí lưu kho

Trong hệ thống Toyota, người công nhân làm việc tại quá trình sau sẽ phải đi đến quá trình trước đó để lấy những phụ kiện cần thiết với một số lượng cần thiết tại thời điểm cần thiết Sau đó, công việc mà quá trình trước cần làm là chỉ sản xuất đủ số lượng đơn vị sản phẩm để thay thế những cái đã bị lấy đi

2.2 Tự kiểm soát lỗi

Để thực hiện quá trình sản xuất đúng thời điểm, 100% hàng hoá có chất lượng tốt phải chạy vào dây chuyền ưu tiên, và dây chuyền này phải hoạt động nhịp nhàng

mà không bị gián đoạn Do vậy, công tác quản lý chất lượng là rất quan trọng và đồng

thời phải tồn tại với hoạt động sản xuất Tự kiểm soát lỗi có nghĩa là xây dựng một cơ chế trong đó có phương tiện để hạn chế việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm sai lỗi trong máy móc và dây chuyền sản phẩm Tự kiểm soát lỗi là sự tự động kiểm tra

những điểm không bình thường trong quá trình Bộ máy kiểm soát lỗi là một bộ máy

có cài đặt một thiết bị tự động dừng Tại các nhà máy Toyota, hầu hết máy móc đều tự động, do vậy có thể ngăn cản được việc sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm sai lỗi và

việc hỏng hóc máy móc sẽ được tự động kiểm tra Ý tưởng tự kiểm soát lỗi cũng được

mở rộng ra các dây chuyền thủ công Nếu có điểm gì không bình thường xảy ra trong dây chuyền sản phẩm, người công nhân sẽ bấm vào nút dừng và toàn bộ dây chuyền

Trang 11

đó dừng lại Nhằm mục đích phát hiện ra lỗi tại các quá trình, tại các phân xưởng đều

treo một bảng điện tử (được gọi là Andon) dùng để chỉ điểm dừng của dây chuyền để mọi người có thể trông thấy Bảng điện tử Andon trong hệ thống Toyota đóng một vai trò quan trọng giúp cho việc kiểm soát lỗi tự động, đồng thời cũng là một ví dụ điển hình của “Hệ thống kiểm soát trực quan Toyota”

2.3 Nguyên tắc Kaizen

Linh hồn hệ thống sản xuất Toyota là nguyên tắc Kaizen Kaizen được hiểu như

"sự đổi mới liên tục" Điểm cốt yếu của nó nằm ở chỗ mọi kỹ sư, nhà quản trị, công nhân trong dây chuyền cộng tác với nhau không ngừng nghỉ để tự động hóa dây chuyền sản xuất và xác định các thay đổi thiết yếu giúp công việc diễn tiến suôn sẻ Toyota cố gắng duy trì hàng tồn kho càng ít càng tốt, để không chỉ giảm chi phí mà còn để truy cứu sai sót ngay lúc xảy ra Dây chuyền sản xuất của Toyota được chạy với công suất tối đa Dù vậy, mỗi công nhân đều có quyền ngưng dây chuyền và yêu cầu hỗ trợ cấp tốc nếu phát hiện có sai sót Một ví dụ tiêu biểu cho thành tựu của việc thực hiện nguyên tắc này là nhà máy Tsutsumi với sản lượng năm trăm ngàn xe hơi

mỗi năm, tám kiểu khác nhau với tốc độ một chiếc một phút Dây chuyền sản xuất

Tsutsumi là một vũ điệu ba-lê với độ chính xác đáng khâm phục, tạo nên từ những cải tiến nhỏ trong nhà máy Chẳng hạn, các công nhân lắp ráp bảng đồng hồ ngồi trên các ghế cơ giới hóa cho phép họ di chuyển ra vào phần bên trong xe mà không cần ngồi xổm hay cúi xuống Hoặc sáng kiến sử dụng đồng kim loại và nam châm để chọn đinh vít từ thùng chứa theo kích cỡ và thứ tự định sẵn Nhờ nguyên tắc Kaizen, các nhà lãnh đạo Toyota hy vọng đối thủ cạnh tranh sẽ không bao giờ đuổi kịp Toyota trong lĩnh vực cải tiến và hoàn thiện hệ thống sản xuất

2.4 Phương pháp quản trị chất lượng theo mô hình TPS

Hệ thống sản xuất Toyota TPS là bí quyết thành công nổi tiếng nhất của thương hiệu này, được Toyota áp dụng rộng rãi ở tất cả các công xưởng và chi nhánh trên khắp thế giới TPS đã vay mượn một vài ý tưởng từ Mỹ Ý tưởng cốt lõi của Hệ thống Just in Time (JIT) đến từ khái niệm “hệ thống kéo”, được truyền cảm hứng bởi các siêu thị ở Mỹ Trong hệ thống kéo, những sản phẩm riêng biệt được bổ sung khi sản phẩm đó bắt đầu bán được

Ngày đăng: 11/11/2015, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w