1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề 1 . Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG II (1945 2000)

9 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Tài liệu hay, update những thông tin mới, các câu hỏi có đáp án phục vụ ôn thi ĐH. Trình bày logic giáo viên biên soạn. Xác định cho học sinh những nội dung cơ bản và nâng cao phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015 2016

Trang 1

Chuyên đề 1 Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới II.

Câu 1 Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ

hai mang tên Trật tự hai cực Ianta ? Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.

Hướng dẫn làm bài

1 Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên “Trật tự hai cực Ianta” ?

a Hoàn cảnh lịch sử :

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và

cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng

- Từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế

ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới

- Thành phần tham dự : bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh)

b Nội dung của hội nghị :

- Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ

nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh Liên Xô sẽ tham chiến

chống Nhật ở châu Á

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

- Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á

+ Ở châu Âu : Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức,Tây Âu

+ Ở châu Á :

Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin;

Vùng ảnh hưởng của Mỹ và các nước tư bản phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á …

c Ý nghĩa : Những quyết định của hội nghị Ianta về cơ bản đã trở thành

khuôn khổ của trậttự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

Vì vậy, tên của Hội nghị còn được

Trang 2

dùng để chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai –

“Trật tự hai cực Ianta”

2 Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.

- Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác trước (không còn hoàn toàn bị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu

là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…)

- Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường

Mĩ và Liên Xô

- Thế giới phân thành hai cực, hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa hiện tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô

và cácnước xã hội chủ nghĩa…

- Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu vàLiên Xô những năm 1989 - 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta” và một trật tự thế giới mới đang hình thành

* Bổ sung kiến thức :

Vấn đề 1 Hãy nêu và nhận xét về mối quan hệ của các nước phương Đông (trước hết là châu Á) đối với Trật tự hai cực Ianta.

Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mĩ – tư bản chủ nghĩa Tuynhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế , nó đã bị

“vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe :

a) Trung Quốc :

- Theo thoả thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có

sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập

- Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 - 1945) Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 - 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ

-Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường

b) Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á :

- Ba cường quốc cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây vẫn chấp nhận nền thống trị vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân phương Tây

Trang 3

- Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào như một phản ứng vẫn chấp nhận nền thống trị dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang Nam

Á, Tây Á, tới châu Phi

- Sau đó các dân tộc Đông Nam Á đã kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược các nước đế quốc phương Tây cuối vẫn chấp nhận nền thống trị cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc lập cho các dân tộc

- Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á và Nam Á đã giành lại được độc lập chủ quyền dân tộc

c) Kết luận :

- Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực

- Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây - một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân

tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta

- Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch sử đã diễn ra : trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự thế giới hai cực Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu Thậm chí là chiến trường của Chiến tranh lạnh trong nhiều thập niên

* Vấn đề 2 Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) như thế nào ?

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra

đời, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ, đế quốc Mĩ đứng đầu thế giới tư bản )

- Nội dung trật tự hai cực Ianta : Theo nội dung Sách khoa khoa Lịch sử 12, Nâng cao, song chú ý nhấn mạnh : Đối đầu hai cực và Chiến tranh lạnh

- Trong khi làm bài, học sinh có thể dự báo về tình hình thế giới :

+ Xu thế hòa hoãn

+ Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô và tan vỡ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và

Mĩ muốn vươn lên làm báo chủ toàn cầu thiết lập trật tự đơn cực, nhưng thiết lập trật tự đơn cực, nhưng tình hình thế giới có thể là : Xu thế đa cực

+ Hướng phát triển của thế giới về cơ bản không thể thay đổi, chủ nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp mà loài người phải vươn tới, cho dù lâu dài, đấu tranh trường kì, gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi

Trang 4

Câu 2 Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử thế giới được phân chia làm mấy thời kỳ ? Hãy cho biết đặc điểm nổi bật của từng thời kỳ Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

Hướng dẫn làm bài

1 Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử thế giới được phân chia làm 2 thời kỳ :

- Thời kì trong “Chiến tranh lạnh” (1945 – 1989) : là thời kì trên thế giới đã hình thành “trật tự hai cực Ianta” và từ 1947 là thời kỳ Chiến tranh lạnh do

Mĩ phát động làm cho tình hình thế giới ở trong tình trạng căng thẳng, gay gắt, phức tạp với các cuộc đấutranh dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa hai 2 cực đối lập Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây

- Thời kì sau “Chiến tranh lạnh” (từ sau năm 1989) : là thời kì một trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực, nhiều trung tâm Từ xu thế đối đầu chuyển sang xu thế đối thoại

+ Từ cuối năm 1989 đến năm 1991 : Cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm đã chấm dứt (cuối năm 1989), trong quan hệ quốc tế từ xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hoà bình Tình hình thế giới trở nên dịu hơn, các cuộc tranh chấp và xung đột khu vực đã và đang dần dần được giải quyết (vụ xung đột ở Nam Phi có liên quan đến Namibia và cuộc nội chiến kéo dài ở Ăngôla, vấn đề Ápganitxtan, vấn đề Campuchia, vấn đề Nicaragoa ở Trung Mĩ, vấn đề hoà bình và ổn định ở Trung Cận Đông

+ Từ năm 1991 đến nay : “Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ, Mĩ ra sức vươn lên “thế một cực” trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy trì “thế đa cực”, trong đó, Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành hai cực nữa trong thế giới “đa cực” này

- Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới, đang dần dần hình thành và

đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển Xu thế đối thoại hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế; 5 nước lớn là uỷ viên thường trực hội đồng bảo an

Liên hợp quốc tiến hành thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới; tất cả các quốc gia dân tộc đều đang đứng trước những thử thách những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại

2 Sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai bởi vì :

Trang 5

- Tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới… Từ ngày 25

-4 đến 26 - 6 - 19-45, Hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô để thông qua Hiến chương và thành lập Tổ chức Liên hợp quốc

- Ngày 24 - 10 - 1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập (ngày Hiến chương Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực) Trụ sở đặt tại Niu Oóc (Mĩ)

- Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc

+ Với tư cách là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, Liên Hiệp Quốc đã tạo diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết các vụ tranh chấp

và xu đột ở nhiều khu vực, duy trì hoà bình, an ninh thế giới, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt ; giải quyết những tranh chấp xung đột (thành công ở Namibia, Môdămbích, Campuchia, Đông Timo,…)

+ Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc : Năm 1960

ra “Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa”; Năm 1963 ra “Tuyên ngôn về việc thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc”

+ Thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các quốc gia, dân tộc đang phát triển về kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, nhân đạo với phương châm “Giúp người để người tự cứu lấy mình” thông qua hàng loạt các chương trình khá hiệu quả của các tổ chức của Liên hợp quốc xây dựng

và triển khai như các chương trình của Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Tổ chức Y

tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục (UNESCO)

* Dạng câu hỏi tương tự : Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ

hai đến nay trải qua những thời kỳ nào ? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ

Câu 3 Hãy hoàn thiện nội dung bảng kê dưới đây về tổ chức Liên Hợp Quốc:

Hoàn cảnh ra đời

Mục đích hoạt động

Nguyên tắc hoạt động

Trang 6

Vai trò

Anh (chị) có những hiểu biết gì về vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ?

Hướng dẫn làm bài

Hoàn cảnh

ra đời

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước Đồng minh và nhân dân các nước trên thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình

và ngăn chặn chiến tranh Tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô, Mĩ, Anh

nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế

để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự

thế giới

- Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô để thông qua Hiến chương và thành lập Tổ chức Liên

hợp quốc

- Ngày 24 - 10 - 1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập (ngày Hiến chương Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực) Trụ sở đặt tại Niu Oóc (Mỹ)

Mục đích

hoạt động

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền

tự quyết của các dân tộc

Nguyên

tắc hoạt

động

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

Trang 7

- Không can thiệp vào nội bộ các nước

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh,

Pháp, Trung Quốc

hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước

- Hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc

đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột

ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ

hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…

- Hạn chế : Chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông Đặc biệt là trong sự việc Ixraen tấn công Li Băng

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc :

+ Vai trò : Hội đồng bảo an là cơ quan của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất

trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới…

+ Thành phần : gồm 15 nước, trong đó có :

5 Uỷ viên thường trực (không phải bầu lại), gồm 5 nước Liên Xô (nay là Liên bang Nga kế thừa), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc

10 Uỷ viên không thường trực (lúc đầu có 6 nước, từ năm 1965 tăng lên 10 nước) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra, nhiệm kì 2 năm

+ Nguyên tắc bỏ phiếu : Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15phiếu trong đó có sự nhất trí của năm nước Uỷ viên thường trực thông qua và có giá trị

* Dạng câu hỏi tương tự :

Trang 8

1 Mục đích và những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là gì? Cho biết và dẫn chứng về vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên

2 Phân tích vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế Cơ quan nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới ? Tại sao ?

* Bổ sung kiến thức :

Hãy cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc

- Từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc ủng hộ Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc ở Xan Phranxixcô Để chống việc Pháp tái xâm lược, Bác Hồ gửi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng không được chấp nhận

- Năm 1975, Việt Nam xin gia nhập nhưng Mỹ dùng quyền phủ quyết chống lại

- Năm 1977, Mĩ rút lại phủ quyết và muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam –Ngoại trưởng Mĩ tuyên bố : “sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam”, chấp nhận Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là thành viên thứ 149 của tổ chức này Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam :

UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

UNESCO (Tổ chức Văn hoá – Khoa học – Giáo dục Liên hợp quốc)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

WHO (Tổ chức Y tế thế giới)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

FAO (Tổ chức Lương – Nông) IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)  UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

ILO (Tổ chức Lao động quốc tế)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

ICAO (Tổ chức Hàng không quốc tế)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế)

 UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

- Ngày 16 - 10 - 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 - 2009

Câu 4 Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu

Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Hướng dẫn làm bài a) Về chính trị :

- Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :

+ Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp

gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc, Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc

+ Tại Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã khẳng định : nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình,

Trang 9

dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ; thỏa thuận về việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh

+ Nhưng đến tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai vùng chiếm đóng của mình

+ Tháng 9 - 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức

+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 10 - 1949

+ Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau

- Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

+ Trong những năm 1944 – 1945 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời…

+ Trong những năm 1945 – 1947 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xây dựng bộ máy nhà nước, cải cách ruộng đất

+ Đồng thời, giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết nhiều Hiệp ước

về kinh tế Qua sự hợp tác về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, bước đầu hình thành hệ thống

xã hội chủ nghĩa

- Như thế, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi một nước và hình thành một hệ thống trên thế giới

b) Về kinh tế :

- Ở Tây Âu, sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các nước đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề Giữa lúc đó, Mĩ đề ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (kế hoạch Mácsan) nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng …

- Năm 1949, tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập Đây

là tổ chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế giữa Liên

Xô và Đông Âu

- Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa, Đông Âu xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 11/11/2015, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w