1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quá trình đẳng nhiệt

6 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT Hoạt động 2 10 phút: Tìm hiểu các thông số xác định trạng thái và khái niệm quá trình đẳng nhiệt.?. - Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Trạng th

Trang 1

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

GVHD: Huỳnh Thế Nhật

GSTT: Nguyễn Văn Hân

Tên bài: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

Tiết : 49

Chương trình: Cơ bản

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

+ Nhận biết được “trạng thái” và “quá trình” Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt

+ Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

+ Nhận biết dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (P,V)

2 Kỹ năng:

+ Vận dụng được phương pháp xử lý số liệu thu được bằng thí nghiệm xác định được mối liên hệ P và V

+ Vận dụng được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự

3 Thái độ:

+ Nghiêm túc học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài

+ Trung thực với thực nghiệm, cẩn thận, chính xác trong quá trình thí nghiệm Thảo luận xử lý kết quả tìm hiểu kiến thức

II CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên:

+ Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 SGK Bản vẽ khung kết quả, làm thử thí nghiệm hình 29.2

2 Học sinh:

Trang 2

+ Chuẩn bị 1 tờ giấy ôli để vẽ đường đẳng nhiệt.

III PHƯƠNG PHÁP:

Sử dụng phối kết hợp các phương pháp:

+ Phương pháp thuyết trình

+ Phương pháp đàm thoại

+ Phương pháp hoạt động nhóm

+ Phương pháp thực nghiệm

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số lớp học.

2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút):

Câu 1: So sánh lực tương tác giữa các phân tử ở các thể rắn, lỏng, khí; nêu sự khác nhau giữa các tính chất của chúng?

Câu 2: Nêu nội dung thuyết động học phân tử chất khí? Định nghĩa khí lý tưởng?

3 Hoạt động dạy học

Hoạt động 1 (3 phút): Đặt vấn đề: làm thí nghiệm 29.1 ta thấy khi thể tích giảm thì áp suất tăng nhưng giữa chúng có mối

quan hệ như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó ta bước vào bài mới: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ –

MA-RI-ỐT

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu các thông số xác định trạng thái và khái niệm quá trình đẳng nhiệt

Trang 3

- Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu

hỏi:

+ Trạng thái của 1 lượng khí xác định

được xác định bởi các thông số nào?

+ Các thông số đó gọi là thông số trạng

thái

- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm

nhiệt độ tuyệt đối? mối liên hệ giữa nhiệt

độ tuyệt đối với nhiệt độ Celsius (thang

bách phân)

- Khi 1 thông số thay đổi thì các thông số

còn lại như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?

- Quá trình là gì?

- Đẳng quá trình là gì?

- Người ta có thể nén chậm khí hoặc giản

chậm khí trong xi lanh để nhiệt độ của khí

không đổi Quá trình đó gọi là quá trình

đẳng nhiệt

- Lắng nghe suy nghĩ để trả lời câu hỏi

+ Được xác định vởi các đại lượng áp suất P, thể tích V, và nhiệt độ tuyệt đối T

+ Ghi nhận thông tin

+ Là nhiệt độ theo nhiệt giai Ken-vin, có đơn

vị là Ken-vin, ký hiệu là K

+ T = t + 273 T: nhiệt độ của thang tuyệt đối (kí hiệu là K) t: nhiệt độ của thang bách phân (kí hiệu là 0C

- Các thông số còn lại cũng thay đổi

Ví dụ: khi nhiệt độ tăng thì khí nở, thể tích tăng và áp suất tăng

- Các thông số thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác người ta gọi là quá trình biến đổi trạng thái mà gọi tắt là quá trình

- Là quá trình trong đó hai thông số thay đổi còn một thông số không đổi

- Ghi nhận thông tin

I TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI.

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông

số trạng thái: áp suất P, thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T Các thông số thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác người ta gọi là quá trình biến đổi trạng thái mà gọi tắt là quá trình

Có 3 đẳng quá trình:

+ Quá trình đẳng nhiệt

+ Quá trình đẳng áp

+ Quá trình đẳng tích

II.QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT:

Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi

Trang 4

- Vậy quá trình đẳng nhiệt là gì?

- Tương tự ta có thêm các đẳng quá trình

nào nữa?

- Nêu định nghĩa quá trình đẳng nhiệt

- Quá trình đẳng áp, đẳng tích

Hoạt động 3 (12 phút): thí nghiệm, tìm hiểu định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

- Trong thí nghiệm hình 29.1 nhiệt độ của

khí thế nào?

+ Áp suất tăng liệu có tỉ lệ nghịch với thể

tích không?!

→ Ta cần làm gì để xác định điều đó?

- Làm thí nghiệm hình 29.2

+ Chia lớp thành 6 nhóm nhằm thảo luận

và cùng quan sát thí nghiệm

+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tác

dụng của từng dụng cụ

+ Tiến hành thí nghiệm

+ Yêu cầu học sinh quan sát, ghi các số

liệu P và V tương ứng?

+ Yêu cầu học sinh tính tích P.V?

+ Có nhận xét gì về tích P.V?

- Nhiệt độ của khí không đổi.

- Làm thí nghiệm đo P theo V

- Thảo luận theo nhóm

- Quan sát thí nghiệm đọc và ghi các giá trị của P tương ứng với V

- Tính tích P.V bằng các số liệu thu được

- Nhận thấy P.V= hằng số

III ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT:

1 Thí nghiệm:

+ Dụng cụ:

+ Tiến hành thí nghiệm:

+ Kết quả thí nghiệm:

+ Nhận xét:

P tỉ lệ nghịc với V

2 Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của 1 lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích

Trang 5

→ P tỉ lệ thế nào với V khi nhiệt độ khối

khí không đổi?

- 2 nhà bác học Bôi-lơ và Ma-ri-ốt đã tiến

hành nhiều thí nghiệm độc lập nhau trên

nhiều loại khí đã rút ra được đinh luật

mang tên 2 ông

- Yêu cầu học sinh phát biểu định luật?

- Gọi P1 và V1 là áp suất và thể tích ở

trạng thái 1 P2 và V2 là áp suất và thể tích

ở trạng thái 2 Viết hệ thức định luật cho

2 trạng thái trên?

→ P tỉ lệ nghịch với V.

- Ghi nhận thông tin

- Phát biểu định luật

- Từ định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt ta có:

P1V1 =P2V2

Biểu thức:

Hoạt đông 4: (10 phút) : Tìm hiểu đường đẳng nhiệt:

- Phát giấy ôli cho các 6 nhóm

-Yêu cầu học sinh từ các số liệu của thí

nghiệm hãy vẽ đường biểu diễn P theo V

trên hệ tọa độ (P,V)?

- Từ đó yêu cầu học sinh nhận xét dạng

đường đẳng nhiệt?

- Đường biểu diễn đó gọi là đường đẳng

nhiệt và đó là một đường Hypebol

- Các nhóm vẽ hình vào giấy và cử đại diện dán lên bảng

- Đồ thị có dạng là 1 đường cong

- Ghi nhận kiến thức

IV- ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT:

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi

Trong hệ (P,V) nó là đường hypebol

P.V = hằng số

⇒ P1V1 =P2V2

Trang 6

O T1

T2

- Dựa vào hình vẽ 29.3 yêu cầu học sinh

trả lời vì sao T2 > T1? - Trả lời câu hỏi

Hoạt động 4 : (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà:

+ Tóm tắt những kiến thức cơ bản

+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK

+ Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5,6,7,8,9 trang

159 SGK

+ Hệ thống lại kiến thức đã học

+ Trả lời các câu hỏi tại lớp

+ Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà

V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Huỳnh Thế Nhật Nguyễn Văn Hân V

T2 > T1

Ngày đăng: 10/11/2015, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w