1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trình bày các yêu cầu kỹ thuật về trộn, vận chuyển, đầm và san trong bê tông đầm lăn

26 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chính vì vậy mà máy trộn rơi tự do được dùng rộng rãi trong các công trình đập bê tông thường, nó cũng có thể dùng để trộn bê tông đầm lăn.. Theo kinh nghiệm sử dụng của rất nhiều công t

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

(NHÓM 2) I)Trình bày các yêu cầu kỹ thuật về trộn, vận chuyển, đầm và san trong bê tông đầm lăn(BTĐL)?

II)Nêu ví dụ các loại thiết bị thi công sử dụng trong các công trình BTĐL ở Việt Nam như Sơn La,Bản Vẽ,Lai Châu,Đồng Nai 5…

Mục Lục I) Các yêu cầu kỹ thuật về trộn, vận chuyển, đầm và san trong BTĐL:

1)Các yêu cầu kỹ thuật về trộn trong BTĐL:

1.1 Máy trộn rơi tự do và cuỡng bức:

6 Hàm lượng nước của cát:

1.1.2 Máy trộn kiểu cưỡng bức

1.2.Máy trộn liên tục và máy trộn gáo:

Trang 2

2.2.2 Máy rải hỗn hợp bê tông

2.3.Ống chảy chân không nghiêng:

2.3.1 Bê tông đầm lăn chuyển bằng ống chảy chân không nghiêng

2.3.2 Kết cấu của hệ thống ống chảy chân không nghiêng

3)Các yêu cầu kỹ thuật về san và đầm trong BTĐL:

3.1.San bê tông :

2 Đầm rung tự hành có 2 bánh lu nối tiếp:

3 Đầm rung có bánh song song:

4 Đầm rung loại nhẹ:

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầm rung:

3.3.1 Tần số, biên độ rung

3.3.2 Tốc độ di chuyển của máy đầm

3.3.3 Trọng lượng tĩnh của đầm rung

3.3.4 Năng lượng đầm chặt

3.3.5 Sô lần đầm rung:

3.3.6 Lượng nước sử dụng cho 1m 3 bê tông

II)Nêu ví dụ các loại thiết bị thi công sử dụng trong các công trình BTĐL ở Việt Nam như Sơn La , Bản Vẽ , Lai Châu , Đồng Nai 5…

*Đối với Thuỷ điện Sơn La

*Công nghệ thi công bê tông đầm lăn

*Công nghệ thi công BTÐL cho đập

Trang 3

BÀI LÀM:

I) Các yêu cầu kỹ thuật về trộn, vận chuyển, đầm và san trong BTĐL:

1)Các yêu cầu kỹ thuật về trộn trong BTĐL:

1.1 Máy trộn rơi tự do và cuỡng bức:

1.1.1 Máy trộn rơi tự do

Có kết cấu đơn giản, dung lượng lớn, công suất tiêu hao ít, tuổi thọ sử dụng lâu bền, thích ứng với cốt liệu lớn, đó là những ưu điểm của máy trộn rơi tự do Chính vì vậy mà máy trộn rơi tự do được dùng rộng rãi trong các công trình đập bê tông thường, nó cũng có thể dùng để trộn bê tông đầm lăn Theo kinh nghiệm sử dụng của rất nhiều công trình, nếu dùng máy trộn rơi tự do để trộn bê tông đầm lăn thì phải chú ý những vấn đề sau:

1 Trình tự đổ vật liệu:

Khi trộn bê tông thì trình tự đổ các loại vật liệu vào máy trộn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hỗn hợp bê tông

Khi trộn bê tông thường theo các trình tự sau:

- Thứ nhất: đổ nước, chất phụ gia, cát vào máy tiến hành trộn ướt;

- Thứ hai: đổ chất kết dính vào, trộn đều gọi là bao cát;

- Thứ ba: đổ đá để trộn bao đá cho đến khi đều

Sự xuất hiện của bê tông đầm lăn có trộn tro bay cũng như việc sử dụng cát đá nhân tạo nảy sinh các vấn để mới:

(1) Bê tông đầm lăn trộn nhiều tro nếu trộn bao cát trước thì cánh máy trộn sẽ dính nhiều vữa cát

(2) Vữa cát hàm lượng nước ít khó mà phủ dính lên mặt của cốt liệu thô Bề mặt cốt liệu mà xù xì thì càng tăng thêm độ phức tạp cho việc vữa cát phủ lên bể mặt cốt liệu

Vì vậy mà trình tự đổ vật liệu vào máy trộn của bê tông đầm lăn không thể áp dụng như của bê tông thường được

2 Dung lượng trộn:

Máy trộn tự do dựa vào sự rơi tự do của nguyên liệu để đạt hỗn hợp bê tông Khi trộn

bê tông thường, nguyên liệu rời rạc trộn với nước thì thể tích nhỏ đi, trong thùng có đủ không gian rơi để tiến hành trộn hỗn hợp Khi trộn bê tông đầm lăn, do dùng ít nước, sự biến đổi thể tích trước và sau khi đổ nước không khác nhau nhiều, không gian rơi giảm đi, không đạt đến trạng thái hỗn hợp đều Vì vậy có một số máy trộn rơi tự do phải giảm bớt dung tích trộn để

có bê tông đầm lăn chất lượng tốt Ví dụ máy trộn dùng ở đập Kháng Khẩu, nếu trộn bê tông thường là 1m3, nếu cùng trộn 1m3 bê tông đầm lăn thì trộn không đều, một phần cốt liệu thô thậm chí chưa có dính vữa cát, cốt liệu thô bị phân ly nghiêm trọng; lượng trộn phải giảm xuống còn 0,8m3 thì trộn đều hơn, cốt liệu ít bị phân ly hơn Ở các đập De Mist Krael và

Trang 4

Zaaihock - Nam Phi, dung lượng trộn thấp đi tới 2/3 định mức Máy trộn ở đập Liễu Khê là 6,8m3, vật liệu đổ vào giảm đi chỉ còn 56m3

3 Thời gian trộn:

Nói chung khi trộn bê tông đầm lăn thời gian dài hơn so với bê tông thường Ở đập thủy điện Đồng Giai Tử máy trộn 1,5m3 khi trộn bê tông đầm lăn đã kéo dài thêm thời gian trộn 3060s Ở Thiên Sinh Kiều dùng máy trộn 1,5m3, trộn bê tông thường mất 90s, trộn bê tông đầm lăn thời gian là 150180s

Có những công trình dùng máy trộn rơi tự do thời gian trộn bê tông đầm lăn và bê tông thường không mấy chênh lệch Ví dụ: đập Đại Xuyên - Nhật Bản dùng máy trộn 1,5m3, thì thời gian trộn cũng là 90s như bê tông thường Ở các công trình Sa Kê Khẩu, Nham Than dùng máy trộn 3m3, thời gian trộn ít nhất là 30s, cũng không khác nhau mấy so với bê tông thường

Tóm lại, thời gian trộn còn tùy thuộc vào máy trộn và cấp phối bê tông, vì vậy cần qua thử nghiệm để chọn

6 Hàm lượng nước của cát:

Lượng nước thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến tính năng của bê tông Thông thường cốt liệu thô thoát nước nhanh, hàm lượng nước ít và ổn định Ảnh hưởng đến lượng nước sử dụng phải kể chính là hàm lượng nước trong cát Cát sau khi rửa, sàng phải để đánh đống một thời gian một tuần lễ trở lên thì hàm lượng nước mới tạm ổn định Trạm trộn hiện đại có trang bị máy đo tự động tỷ lệ nước của cát và căn cứ vào tỷ lệ này để diều chỉnh lượng nước

đổ vào trộn

1.1.2 Máy trộn kiểu cưỡng bức

Máy trộn cưỡng bức là lợi dụng sức quay của cánh lắp trên trục nằm ngang, hai trục này lắp cánh quay và chuyển động tương đối trong thùng trộn, chuyển động theo vòng tròn và chuyển động trượt theo hướng trục Các cánh quay có tác dụng khuấy mạnh đảo đều hỗn hợp vật liệu, thời gian trộn giảm (thường là 30s), chất lượng hỗn hợp trộn tốt Dùng cửa mở đáy

xả vữa bê tông, quá trình xả vữa bê tông gần như không phân ly Máy trộn cưỡng bức cho

Trang 5

phép đường kính của cốt liệu to nhất đến 100mm Nhưng máy trộn cưỡng bức bị mài mòn cánh trộn và đệm lót rất nhanh, cần phải thay luôn Máy trộn cưỡng bức đòi hỏi công suất lớn cho nên dung tích trộn có phần hạn chế

Máy trộn cưỡng bức được dùng phổ biến trong các công trình bê tông đầm lăn ở Nhật, Nhật Bản đã dùng loại máy trộn cưỡng bức có dung tích trộn đến 4,6m3

1.2.Máy trộn liên tục và máy trộn gáo:

1.2.1 Máy trộn liên tục

Máy trộn liên tục chia làm 2 loại: máy rơi tự do và máy cưỡng bức Loại máy rơi tự do

là một thùng tròn xoay nghiêng, trong vách phía trong thùng có các lá gân, vật liệu được cân liên tục rồi đổ vào cửa thùng trộn, trộn theo kiểu rơi tự do cho đến khi đều, sau đó qua cửa ra cho vữa bê tông liên tục, năng suất đạt 200250m3/h Kiểu máy trộn cưỡng bức có 2 trục nằm ngang, các cánh tay gân quay làm cho vật liệu trộn đều rồi từ máng chữ U theo hướng cửa đổ vữa bê tông mà đẩy ra ngoài, năng suất đạt 300m3/h trở lên

1.2.2 Máy trộn gáo

Máy trộn kiểu này mới được nghiên cứu gần đây Máy được tạo thành bởi hai thùng nửa hình cầu gắn trên trục quay nằm ngang, một bán cầu gắn cứng lên một đầu trục, còn nửa cầu khác thì quay quanh trục Cho phép lấy vữa bê tông ở vị trí giữa hai gáo quay, một đầu gáo có đường phễu cho vật liệu vào Khi máy hoạt động có hai chức năng như rơi tự do và cưỡng chế, có thể trộn cốt liệu có kích thước lớn (200250mm), không bị mòn nhiều, thời gian trộn ngắn (5080s), vữa bê tông ra nhanh (810s), có lợi cho việc tránh cốt liệu phân ly Hãng SGME (Bỉ) sản suất loại máy trộn gáo có dung tích ra vữa bê tông từ (0,61,6m3)

và đã được áp dụng cho nhiều công trình đập bê tông đầm lăn trên thế giới

2)Các yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển trong BTĐL:

Bê tông đầm lăn là một loại bê tông siêu khô cứng, phạm vi tuyển chọn các loại phương tiện vận chuyển cũng rộng hơn so với bê tông thường Một số công trình đập bê tông đầm lăn, đã sử dụng các phương tiện vận chuyển như: máy xúc, máy ủi, cần cẩu và máy xúc lật v.v… nhưng do tốc độ thi công bê tông đầm lăn rất nhanh, những công cụ này không đáp ứng được cường độ vận chuyển Máy xúc, máy ủi, và máy xúc lật còn bị hạn chế bởi khoảng cách vận chuyển mà chỉ phù hợp với công việc vận chuyển đường ngắn

Do cường độ vận chuyển lớn mà băng tải và xe ben trở thành phương thức vận chuyển phổ biến nhất Gần đây xuất hiện loại ống chảy chân không dùng ở các địa hình dốc, đã cho thấy rõ tính ưu việt của nó Trong chương này giới thiệu về các phương tiện vận chuyển thường dùng

2.1.Xe ben tự đổ:

Xe ben là một loại phương tiện vận chuyển thường hay dùng nhất, có các đặc tính như

Trang 6

sức chuyển tải lớn, linh hoạt, cơ động và thông dụng Khi sử dụng xe ben để vận chuyển bê tông đầm lăn cần chú ý những vần đề sau:

2.1.1 Loại xe

Thường sử dụng xe ben loại đổ phía sau, sức chứa của thùng xe phải phối hợp chặt chẽ với máy trộn, diện tích mặt đập và cường độ thi công Theo kinh nghiệm đã dùng thì trong các loại xe ben đổ phía sau, loại xe có thùng vẩy cao đuôi sau khi đổ mức độ phân ly ít hơn loại đuôi thùng phẳng Ở các công trình trong và ngoài nước thường dùng loại xe ben tải trọng 20T, 15T, 10T và 8T, cũng có công trình dùng xe ben loại lớn 32T và 45T

Xe ben đổ đáy ít sinh ra cốt liệu phân ly, nhưng tính cơ động kém cho nên cũng ít dùng Nếu mặt đập hẹp mà xe đi vào từ một hướng và ra hướng kía thì sử dụng xe ben đổ nắp sau là phù hợp

2.1.2 Bố trí đường đi

Vận chuyển bằng xe ben cần phải bố trí đường đi theo cao trình Con đường từ trạm trộn đến mặt đập được bố trí theo hai loại đường chính và đường nhánh Từ đường chính chia làm nhiều nhánh lên đập bố trí theo từng tầng đổ bê tông Mỗi đường nhánh bố trí độ cao 57m để tránh cho đường lên đập phải đắp cao tạm thời quá nhiều Mặt đường rộng tuỳ thuộc mật độ xe ben

Cửa đường vào tùy thuộc kết cấu của mặt đập Khi mặt đập được xây bằng các tấm bê tông đúc sẵn thì có thể nối liền trực tiếp đường đi với mặt đập Khi mặt đập sử dụng hình thức khác hoặc phải đổ bê tông tầng chống thấm thì giữa đầu đường và mặt đập phải có khoảng cách vừa đủ để thỏa mãn yêu cầu thi công tầng chống thấm

Có nhiều hình thức nối đường với thân đập Tại đập Long Môn Than nối bằng cầu Belei, là một đoạn xà dài 40m một đầu xà ghếch lên đầu đường còn đầu xà kia ghếch lên mặt đập, mặt đập cao thì đầu xà này cũng cao dần lên, cao nhất là 5m Kiểu nối tiếp này ít ảnh hưởng đến tính liên tục khi thi công nâng cao mặt đập

Trang 7

Hình 2-1: Cầu cơ động và đường vận chuyển ở đập Long Môn

a) Cầu cơ động; b) Đường vận chuyển

Đập Long Môn của Nhật cao 99,5m, dùng xe ben 15T để chuyên chở, nối bằng cầu cơ động từ mặt đường đến thân đập như hình 4-1 Cầu nặng 200T, độ cao khống chế là 12m Do cầu quá nặng nên không thể ghếch lên mặt đập mà phải gác lên trụ thép Trụ thép xây trên mặt đá móng nằm ở phía thượng lưu ngoài mặt đập

2 Bể rửa:

Bể rửa bố trí trên đường vào đập, chiều dài và chiều sâu bể tùy thuộc vào loại xe Tại đập Kháng Khẩu dùng xe tải tự đổ 8T thì bể có chiều dài là 10m, sâu 60mm Bể có cửa xả nước bẩn Khi xe tải đi qua, nước rửa sạch lốp xe Dùng kiểu này tiết kiệm nước, nhưng chất bẩn dễ tích tụ ở đáy bể vì vậy, còn thường xuyên thay nước rửa bể đảm bảo hiệu quả làm sạch

Bất kể dùng hình thức rửa nào thì đều có một đoạn đường đủ để nước thoát khỏi bánh

Trang 8

xe, để không đem nước vào mặt đập Mặt đoạn đường từ chỗ rửa đến mặt đập được rải một lớp đá răm sạch hoặc cát khô Sỏi và cát có tác dụng thấm nước đồng thời lại có tác dụng cọ xát để tránh tình trạng nước trong bánh xe thoát ra lại lảm bẩn lốp xe

2.1.4 Cách đổ bê tông vào thùng xe và đổ bê tông từ thùng xe xuống mặt đập

Để giảm bớt việc phân ly trong khi bốc và rỡ bê tông khỏi xe có thể áp dụng kiểu xếp (rỡ) hai lần Cách xếp hai lần là từ phễu máy trộn, trước tiên đổ 1/2 xe, sau đó cho xe dịch lên một đoạn lại đổ nốt nửa còn lại, cách rỡ hai lần là xe chở bê tông đổ làm hai lần, đổ nửa sau thành đống cách đống đổ trước 1/2 mặt dốc để cho đống sau và đống trước liền kể nhau (hình

Để đảm bảo năng suất và chất lượng của bê tông đầm lăn cần lưu ý một số điểm sau:

(1) Dùng băng chuyền lòng máng, góc nghiêng của trục lăn đẩu tiên tăng đến 450, có tác dụng rõ rệt đến việc nâng cao năng suất vận chuyển và chống phân ly của cốt liệu;

(2) Tăng thêm các trục lăn đỡ, đầu nối băng tải dùng keo dính làm băng chuyền chuyển vận êm hơn tránh cốt liệu phân ly;

(3) Ở mỗi đầu băng chuyền có đặt hai máy quét dọn tránh hao vữa cát;

(4) Tăng dung tích phễu rót để đảm bảo băng chuyền vận hành liên tục, giảm bớt phân ly;

(5) Tốc độ băng chuyền là 1,6 m/s, giảm sự biến đổi VC của bê tông đầm lăn;

(6) Ở đầu mỗi băng nơi xả bê tông chuyền treo tấm chắn rèm mềm để giảm phân ly; (7) Tăng chiều dày lớp bê tông trên băng chuyền, liên tục cấp bê tông… đều có tác dụng tốt là thỏa mãn cường độ vận tải, giảm bớt phân ly, giảm bớt sự thay đổi VC

2.2.1 Phễu đổ vữa bê tông vào băng chuyền

Yêu cầu cơ bản của phễu cấp vữa phải đều và liên tục Ngoài ra còn lợi dụng phễu rót

để trộn bê tông lần 2, cần lưu ý vận tốc vữa rót phải đồng bộ với vận tốc của băng tải, tránh tình trạng chuyển đổ vật liệu vào quá nhanh gây ra rơi vãi vật liệu và làm hỏng băng tải

Trang 9

Có nhiều loại phễu cấp vật liệu, chủ yếu là phễu cấp vật liệu kiểu băng, cấp vật liệu xoắn và xe trộn lật nghiêng nhanh

Phễu cấp vật liệu kiểu băng là băng tải dùng phễu cửa cong khống chế lượng vật liệu cấp Do con người điều khiển nên vật liệu cấp khó đều chỉ dùng cho bê tông cốt liệu nhỏ Phễu cấp vật liệu xoắn có lắp cánh xoắn trong phễu rót, vừa có tác dụng cưỡng bức cấp vật liệu vừa cưỡng bức trộn khiến bê tông được trộn hai lần, vật liệu ra đều hơn; cánh xoắn

do động cơ thông qua cơ cấu thủy lực Miệng phễu tập trung có lắp một băng tải ngắn để cho

ra bê tông

Xe trộn lật là một loại xe tự lật nghiêng có máng chuyển dạng băng dung lượng lớn Tài

xế ngồi trong buồng lái điều khiển tốc độ băng tải, mở cửa cong, góc lật và tốc độ quay của cánh xoắn

Là một loại xe vận tải trộn đều trong quá trình vận chuyển để tránh phân ly, dựa vào góc nghiêng lật và chuyển động của cánh xoắn để đổ vật liệu ra, có thể cung cấp vật liệu đều cho băng chuyền vận chuyển

2.2.2 Máy rải hỗn hợp bê tông

Dùng băng tải đổ bê tông thì yêu cầu phải luôn thay đổi điểm rỡ, cho nên mặt bãi bố trí băng tải có thể quay vòng, có thể co giãn Để giảm cốt liệu phân ly khi rót bê tông thì ở miệng phễu rót còn lắp một ống vòi voi mỏng làm bằng cao su đường kính 300400mm Bê tông chứa đầy trong ống bị vách ống cản trở mà giảm bớt lưu tốc từ đó bớt phân ly

2.3.Ống chảy chân không nghiêng:

Ống chảy chân không nghiêng là ống chảy nửa cứng nửa mềm lắp trên mặt dốc Do lực

ma sát và độ chân không trong ống đã khống chế bê tông trượt dốc ở một phạm vi nhất định, không bắn văng ra, không tắc ống cũng không phân ly, đạt yêu cầu kỹ thuật vận chuyển bê tông

2.3.1 Bê tông đầm lăn chuyển bằng ống chảy chân không nghiêng

Trang 10

P

4

v

Hình 2-3: Lực tác dụng của ống chảy

chân không nghiêng

Xem xét bê tông đầm lăn chảy trong ống chân không nghiêng có tốc độ V, lấy một đoạn ống chảy có chiều dài L để phân tích các lực tác dụng như hình 2-3

Trong hình: W là trọng lượng của bê tông trong ống;  là góc nghiêng giữa đường ống và mặt đất (độ); F1 là lực ma sát do khối lượng W trượt trong ống; F2 là lực kết dính giữa bê tông đầm lăn và vách ống; Pv là áp lực chân không (Pa); F3 là lực ma sát trượt giữa bê tông với vật liệu A của ống dưới tác dụng của Pv; F4 là lực ma sát trượt giữa bê tông đầm lăn với vật liệu ống B dưới tác dụng của Pv

Trang 11

Trong đó:

R: dung trọng của bê tông đầm lăn (kg/m3);

S: diện tích mặt cắt ngang trung bình trong ống của bê tông đầm lăn (m2);

G: gia tốc trọng trường (m/s2);

f1: hệ số ma sát trượt giữa bê tông và A;

f2: hệ số ma sát trượt giữa bê tông và B;

S1, S2: diện tích tiếp xúc giữa A, B với bê tông (m2)

Theo quy luật động lực học cơ học ta có:

V = V0 +

L S

F F F F T

R

4 3 2 1

f S F S

R

2 2 1 1

Từ công thức (4-7) cho thấy nếu tốc độ ban đầu của bê tông đầm lăn V0 = 0, thì (C - D.Pv) > 0, khi đó bê tông đầm lăn mới trượt xuống, cũng có nghĩa là  phải thỏa mãn điều kiện sau:

(sin -f1.cos).g >  

L S

P f S F S

R

v 2 2 1 1

f

P f a P a f

900

1

1

1

1 2 2 2 1

f S F S

R

2 2 1 1

Vì S1, S2, f1 , f2, R, S, L và g đều là hằng số, cho nên Pv trở thành nhân tố duy nhất khống chế trượt xuống của bê tông Chọn Pv hợp lý để điều khiển tốc độ trượt xuống của bê

Trang 12

tông đầm lăn là yêu cầu kỹ thuật mấu chốt của công tác thiết kế ống chảy chân không nghiêng

Trong ống chảy chân không nghiêng

kín, không khí chảy cùng bê tông đầm lăn

phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng

của khí động học Như hình 4-4, trong ống

chảy chân không mặt cắt cửa vào là A-A,

mặt cắt bất kỳ là 1-1, bê tông đầm lăn trượt

xuống trong ống chân không làm cho không

khí xung quanh cùng chuyển động Để đơn

giản có thể coi chuyển động của không khí

trong ống như là chuyển động của chất lỏng

Hình 4-4: Phân tích ống trượt chân không

Theo phương trình định luật bảo toàn năng lượng:

A A 2

A 2

P 1 r

r 2

V P 1 r

r 2

PA, P: áp lực không khí ở mặt cắt A-A, 1-1 (Pa);

VA, V: lưu tốc không khí ở mặt cắt A-A, 1-1 (m/s);

A, : mật độ không khí ở mặt A-A, 1-1 (kg/m3);

r: chỉ số nhiệt độ tuyệt đối của chất khí, với chất khí lý tưởng thì r = 1,4

Lấy VA = 0, thì (4-9) đơn giản được:

A A 2

P 1 r

r P 1 r

r 2

P

.V2 ( 4-12)

Trang 13

0, theo quán tính lại tăng lên, khiến (C-D.Pv) > 0 Khi đó quá trình tăng tốc đến giảm tốc lại lặp lại trong ống chày chân không Vì thế mà bê tông đầm lăn chảy trong ống chân không theo dạng sóng

Tổng hợp như trên, V và Pv là nhân quả của nhau, kìm hãm lẫn nhau Chỉ cần mức độ kín của ống chảy phù hợp, kích thước cấu tạo thỏa mãn yêu cầu cường độ đổ bê tông thì có thể khống chế được tốc độ bê tông đầm lăn chảy trong ống giao động trong một phạm vi nhất định, từ đó mà đảm bảo được chất lượng của bê tông đầm lăn

2.3.2 Kết cấu của hệ thống ống chảy chân không nghiêng

Kết cấu ống chân không nghiêng vận chuyển bê tông vào khoảng đổ vào khoảng đổ chủ yếu gồm ba bộ phận: phễu lấy bê tông, ống chảy chân không và kết cấu giá đỡ Kết cấu của phễu thường bằng thép Cửa hình cong, có xi lanh điều khiển quay về phía ống chảy để cấp bê tông

Mặt cắt của ống chảy chân không chia làm hai bộ phận, phần dưới làm bằng thép tấm chịu mòn, phần trên làm bằng bố cao su vừa chịu mòn vừa mềm dẻo Để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và tháo dỡ (thân đập tăng lên thì ống càng ngắn đi), thì ống phải chia thành nhiều khúc, các khúc nối với nhau bằng mặt bắt bu lông

Kết cấu giá đỡ thường làm bằng thép được hàn với cọc neo trên dốc Chiều rộng của giá đỡ tùy thuộc vào giao thông, sửa chữa và tháo lắp

Độ kín của ống chảy chân không nghiêng là nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành, khi thiết kế và thi công phải được coi trọng Ở các chỗ như chu vi cửa cong phễu rót, và giữa các mặt bích nối ghép lót gioăng bịt kín Trong quá trình vận hành nếu

có chỗ bị rách vải bố cao su hoặc vách ống và gioăng thì phải thay ngay

Độ chân không trong ống là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ trượt xuống của bê tông Có hai cách tạo ra chân không, một cách là tự nhiên tạo thành như ở phần trên đã phân tích tức là tốc độ bê tông tăng tạo nên chân không, hai là dùng bơm chân không để hút trước, khi rót bê tông hút chân không một lần, trong quá trình rót bê tông lại rút chân không theo kiểu giãn cách để điều khiển tốc độ trượt xuống của bê tông Hình 2-5 là hình bố trí ống trượt chân không

Ngày đăng: 08/11/2015, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w