1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp doc

24 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 137 KB

Nội dung

Mác cho rằng, lao động hiệp tác là khi nhiều người lao động cùng làm việc với nhau nhằm mục đích chung, trong một quá trình sản xuất, hoặc trong quá trình sản xuất khác nhau, nhưng có qu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Phamthanhquangnam@gmail.com

Chủ nghĩa tư bản ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến, trên cơ sở

sự phân hoá những người sản xuất nhỏ và quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của

tư bản Từ đó đến nay, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trải quamột quá trình phát triển dài hàng bốn, năm thế kỷ

Quá trình phát sinh phát triển của chủ nghĩa tư bản là quá trình côngnghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, tiến từ nền sản xuất nhỏ, lao động thủ công lênnền sản xuất lớn, lao động chủ yếu bằng máy móc; là quá trình ngày càng xãhội hoá lao động và sản xuất Trong quá trình đó lực lượng sản xuất tư bảnchủ nghĩa được phát triển từng bước đi đôi với sự hoàn thiện dần dần quan

hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, dẫn tới sự thống trị tuyệt đối của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế - xã hội của một nước cũng nhưtrên phạm vi thế giới

Mác khái quát quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản trong côngnghiệp thành ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đạicông nghiệp cơ khí Khi phân tích ba giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bảntrong công nghiệp, Mác cho rằng đó là ba giai đoạn phát triển của lực lượngsản xuất, ba giai đoạn tăng năng xuất lao động; đồng thời đó cũng là quátrình phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá trình tăng cườngbóc lột lao động làm thuê

NỘI DUNG

I Hiệp tác giản đơn

1 Quan điểm của Mác về hiệp tác và hiệp tác giản đơn

Khi nghiên cứu và phân tích về quá trình sản xuất giá trị thặng dư

tương đối, Mác đã tìm ra được những phương pháp đặc thù của quá trình sản

Trang 2

xuất ấy Trong đó hiệp tác là một trong những phương pháp mà Mác đã phân

tích và lý giải Mác cho rằng, lao động hiệp tác là khi nhiều người lao động

cùng làm việc với nhau nhằm mục đích chung, trong một quá trình sản xuất,

hoặc trong quá trình sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau Mác

viết: ''Cái hình thái lao động trong đó nhiều người làm việc theo kế hoạchbên cạnh nhau và cùng với nhau, trong cùng một quá trình sản xuất, haytrong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng gắn liền với nhau thì gọi là

hiệp tác'' (C.Mác, PH.Angghen, toàn tập, tập 23 NXB CTQG, Hà Nội –

1993, tr 473) Có hai hình thức hiệp tác: hiệp tác giản đơn và hiệp tác trên

cơ sở phân công Khi nhiều người cùng làm một việc hoặc những công việcgiống nhau, thì đó là hình thức hiệp tác giản đơn nhất Thí dụ: nhiều ngườicùng khiêng một vật nặng, hoặc cùng cày trên một đám ruộng, nhiều thợ nềcùng xây một bức tường…

Hiệp tác giản đơn là khởi điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa.Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra trên cơ sở sản xuất hàng hoánhỏ Nó bắt đầu khi tư liệu sản xuất tập trung vào tay một số ít người, cònngười lao động thì mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải đem bán sức lao độngcủa mình như một thứ hàng hoá Những xưởng thủ công tương đối lớn củanhà tư bản hình thành, trong đó qui mô sản xuất được mở rộng, nhưng chưa

có sự thay đổi gì căn bản về công cụ lao động cũng như phương pháp laođộng Đó là giai đoạn phát triển ban đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, gọi

là hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa

Những xí nghiệp theo kiểu hiệp tác như vậy đầu tiên là do thươngnhân, người cho vay nặng lãi, thợ cả và thợ thủ công phát tài xây dựng trên

cơ sở lao động làm thuê của những người thợ thủ công phá sản, nông dânnghèo…Khi nói về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản Mác viết: ''Nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực tế bắt đầu ở nơi nào mà cũng một tư bản cá

Trang 3

biệt ấy thuê nhiều công nhân trong cùng một lúc, do đó quá trình lao động

mở rộng qui mô của nó và cung cấp sản phẩm với một số lượng lớn Sự hoạtđộng của một số công nhân làm việc trong cùng một thời gian, trên cùng mộtkhông gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điều khiển củacùng một nhà tư bản - đó là điểm xuất phát lịch sử và lô-gích của nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa'' (Tr 468)

Để có thể tạo ra khối lượng giá trị thặng dư đủ bảo đảm cho tái sảnxuất mở rộng tư bản chủ nghĩa và nuôi sống nhà tư bản hoàn toàn thoát lylao động sản xuất, thì lao động làm thuê bị bóc lột đó phải đạt đến một sốlượng nhất định So với sản xuất nhỏ cá thể, hiệp tác giản đơn tư bản chủnghĩa khác về qui mô sản xuất và số lượng người lao động, còn về kỹ thuậtthì chưa có gì thay đổi Nhưng chỉ riêng sự khác nhau về qui mô cũng đãlàm cho hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa có những ưu thế to lớn, tạo ramột năng suất lao động cao hơn so với sản xuất nhỏ cá thể

So với sản xuất nhỏ cá thể, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa cónhững ưu thế sau đây:

+ Tạo ra một sức sản xuất mới, sức sản xuất tập thể Do đó có thể dễ

dàng hoàn thành những công việc mà từng cá nhân hay một số ít ngườikhông làm nổi, như khiêng một vật nặng …Mặt khác trong cùng một thờigian, cùng một số người, nhưng làm việc tập thể thì có thể được nhiều việchơn là làm riêng lẻ Mác đã chứng minh như sau: “Trong một ngày tự nhiênthì một người riêng rẽ chỉ có thể rút ra một ngày lao động thôi, ví dụ là 12giờ chẳng hạn nhưng sự hợp tác của 100 người lại có thể mở rộng một ngày

12 giờ thành một ngày lao động 1200 giờ”.(tr 476) Mác viết: '' Trong tất cảnhững trường hợp ấy, lao động của từng người riêng rẽ không thể nào đạt tớikết quả của lao động chung, hoặc chỉ đạt tới sau một thời gian rất lâu, hoặcvới một qui mô rất nhỏ ở đây vấn đề không phải chỉ là nâng cao sức sản

Trang 4

xuất cá nhân bằng sự hiệp tác, mà còn tạo ra một sức sản xuất mà tự nó đã làtập thể rồi '' (tr 473)

+ Tiết kiệm được chi phí sản xuất Do sản xuất tập trung, nên nhiều

công cụ có thể dùng chung, nhà xưởng và kho tàng có thể thu gom, chi phí

về vận chuyển có thể giảm bớt…tất cả những điều đó dẫn đến tiết kiệm đượcchi phí làm cho giá trị hàng hoá giảm xuống

Thí dụ: 12 người thợ dệt, nếu tập trung sản xuất trong một xí nghiệpthì chỉ cần làm một nhà xưởng, một nhà kho, một số dụng cụ do làm chungnên có thể giảm bớt đi những máy quay sợi, nên chi phí sản xuất sẽ thấp hơn

là cũng vẫn 12 người nhưng chia làm hai nhóm mỗi nhóm 6 người

+ Kích thích sự thi đua và khả năng lao động của mỗi người

Mác viết M: ''Chưa nói đến một sức mới, xuất hiện khi nhiều sứchợp nhất lại thành một sức chung, trong phần lớn các công việc sản xuất,ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra sự thi đua, cũng kích thích nguyên khílàm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ'' (tr 474)

+ San đi bù lại những chênh lệch cá nhân về thể lực, kỹ năng … giữanhững người sản xuất, nhờ đó mà hao phí lao động cá biệt của xí nghiệphiệp tác gần sát với hao phí lao động xã hội cần thiết trung bình Đó là cơ sởlàm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của xí nghiệp hiệp tác được ổn định

và vững chắc hơn sản xuất nhỏ riêng lẻ

Mác viết:'' Chúng ta nhấn mạnh rằng nhiều công nhân bổ xung cho nhaucùng làm một việc hoặc một loại công việc như nhau, vì hình thức lao động chunggiản đơn nhất đó cũng có một tác dụng lớn ngay cả trong hình thức hiệp tác pháttriển nhất Nếu quá trình lao động là một quá trình phức tạp thì chỉ việc kết hợpmột khối lượng đông những người lao động làm việc chung với nhau cũng đã chophép phân phối những công việc khác nhau cho những người khác nhau, do đó

Trang 5

tiến hành những công việc ấy cùng một lúc, và nhờ thế mà rút ngắn được thời gianlao động cần thiết để làm ra tổng sản phẩm'' ( Tr 476)

+ Bảo đảm tính liên tục trong lao động, hạn chế thời giờ trống

+ Bảo đảm mở rộng hoặc thu hẹp không gian trên đó lao động tiến hành.Mác viết: “Một mặt sự hợp tác cho phép mở rộng phạm vi khônggian của lao động và vì vậy, đối với một quá trình lao động nhất định, mốiliên hệ về mặt không gian giữa các đối tượng lao động cũng đã đòi hỏi phải

có sự hiệp tác, ví dụ như công trình tiêu nước, đắp đập, đưa nước vào ruộng,đào kênh, đắp đường, làm đường xe lửa, Mặt khác, sự hiệp tác cho phépthu hẹp tương đối, tức là so với qui mô sản xuất, phạm vi không gian của sảnxuất Sự giới hạn phạm vi không gian đó của lao động trong khi đồng thời

mở rộng phạm vi tác động của nó mà kết quả là giảm bớt được hao phí củasản xuất - Sự giới hạn đó nảy sinh từ việc tập trung một khối đông côngnhân, từ việc hợp nhất những quá trình lao động khác nhau và tập trungnhững tư liệu sản xuất lại” (tr 477)

+ Bảo đảm tính thời vụ của công việc Vì hiệp tác cho phép tập trung

lao động một cách kịp thời cho những công việc mang tính thời vụ, thí dụ,thu hoạch mua màng, cắt lông đàn cừu, hộ đê chống lụt…

Để làm rõ vai trò của hiệp tác, Mác đã đưa ra ví dụ về hậu quả củaviệc không hiệp tác, Mác viết: “Chính vì thiếu sự hiệp tác ấy mà ở miền Tâynước Mỹ hàng năm mất một khối lượng lớn lúa mì và ở một số vùng thuộcĐông Ấn, nơi mà nền thống trị của Anh đã thủ tiêu chế độ công xã cũ, hàngnăm cũng mất một khối lượng lớn bông” (tr 477)

Những ưu thế trên đây của hiệp tác giản đơn tạo khả năng tiết kiệmđược lao động quá khứ và lao động sống Do đó, tạo ra một năng suất laođộng cao hơn, một sức sản xuất mới của lao động, giúp cho con người làmđược những việc to lớn mà khi lao động riêng lẻ không thể làm được

Trang 6

2 Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn

Trong xã hội tư bản, dưới quyền lực của tư bản, hiệp tác trở thànhcông cụ để bóc lột, một hình thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Mác cho rằng: ''nếu một mặt, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

là một tất yếu lịch sử để biến quá trình lao động thành một quá trình xã hội,thì mặt khác, hình thức xã hội đó của quá trình lao động lại là một phươngpháp mà tư bản đã dùng để bóc lột quá trình đó một cách có lợi hơn bằngcách nâng cao sức sản xuất của quá trình đó'' (tr 486)

Như đã trình bày ở trên, ưu thế của hiệp tác rõ ràng là do lao độngtập thể quyết định Đứng về ý nghĩa đó, thì ưu thế của hiệp tác không thuộc

về một thời đại lịch sử riêng biệt nào Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, dướiquyền lực của nhà tư bản, hiệp tác giản đơn với những ưu thế của sự tậptrung và xã hội hoá lao động, tạo ra năng suất lao động cao, không nhữngkhông mang lại phúc lợi cho người lao động mà trở thành công cụ để nhà tưbản bóc lột công nhân lao động làm thuê Trong quá trình sản xuất nhà tưbản là người chỉ đạo, kiểm soát đối với quá trình sản xuất Sự chỉ đạo, kiểmsoát của nhà tư bản đối với quá trình sản xuất xuất phát từ hai lý do sau:

Một là, hiệp tác lao động ở bất kỳ chế độ xã hội nào cũng cần có sự

điều khiển chung, một sự chỉ đạo tập trung và thống nhất để điều hoà hoạtđộng sản xuất của các cá nhân cho ăn khớp với hoạt động sản xuất của tậpthể Đó là tính tất yếu khách quan của tổ chức quản lý một nền sản xuất lớn

so với sản xuất nhỏ, cá thể

Mác viết: ''Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉđạo để điều hoà những hoạt động của cá nhân…Một người độc tấu vĩ cầm tựmình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.Các chức năng chỉ đạo, giám sát, điều hoà ấy trở thành những chức năng của

Trang 7

tư bản, khi lao động phụ thuộc vào tư bản đó trở thành lao động hiệp tác Làmột chức năng đặc biệt của tư bản” (tr 480)

Hai là, nhà tư bản có chức năng tổ chức điều khiển sự hiệp tác lao

động đó Bởi vì, nhà tư bản là người nắm giữ tư liệu sản xuất nên họ phải làngười tổ chức quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất Sự chỉ đạo, kiểm soátquá trình sản xuất trở thành quyền lực của nhà tư bản đối với công nhân vàtất yếu mang tính cưỡng bức và chuyên chế của đối kháng giai cấp nhằmbóp nặng giá trị thặng dư

Như vậy, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là một tất yếu đối với sựhình thành và phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Hiệp tác laođộng ở trình độ giản đơn cũng như ở trình độ phát triển cao đều phải lấy tậptrung tư liệu sản xuất làm tiền đề vật chất Tập trung tư liệu sản xuất tất yếudẫn đến hiệp tác lao động; đồng thời hiệp tác lao động phải dựa trên cơ sởtập trung tư liệu sản xuất

Mác cho rằng: “Nói chung công nhân không thể trực tiếp cùng làmvới nhau khi họ không được tập hợp lại ở một chỗ, vì vậy, việc tập hợp nhaulại tại một địa diểm nhất định là điều kiện của sự hiệp tác của họ; nhữngngười công nhân làm thuê không thể hiệp tác được với nhau nếu như cũngmột tư bản ấy, không sử dụng họ cùng một lúc, tức là không mua sức laođộng của họ cùng một lúc sự tích tụ một khối lượng lớn tư liệu sản xuấtvào trong tay những nhà tư bản riêng rẽ là điều kiện vật chất cho sự hiệp táccủa những người công nhân làm thuê, và qui mô hiệp tác hoặc qui mô sảnxuất phụ thuộc vào qui mô của sự tích tụ đó” (tr 479)

Từ nghiên cứu vấn đề này cho thấy, hiệp tác giản đơn là một hìnhthức xã hội hoá lao động, là một hình thức tổ chức lao động tất yếu của sảnxuất qui mô lớn, tập trung Nó phù hợp với mọi hình thái kinh tế - xã hội từsản xuất nhỏ lên sản xuất lớn

Trang 8

Hiệp tác tuy có những ưu thế so với sản xuất cá thể, nhưng để tiếptục phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động tất yếu hiệp tác phải pháttriển lên phân công lao động và công trường thủ công.

II Phân công lao động và công trường thủ công

1 Nguồn gốc và đặc điểm của công trường thủ công

Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức hiệp tác tư bảnchủ nghĩa xây dựng trên cơ sở phân công trong nội bộ xí nghiệp và trên cơ

sở kỹ thuật thủ công Nó tồn tại từ khoảng nửa cuối thế kỷ XVI đến cuối thế

kỷ XVII, và sinh ra từ hai nguồn gốc sau đây:

Một là, từ sự tập hợp những nghề thủ công khác nhau vào trong

xưởng tư bản chủ nghĩa dưới sự chỉ huy chung của một nhà tư bản Trongcác công trường thủ công này, những người thợ thủ công làm nghề khácnhau đó không còn sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh nữa, mà làm những

bộ phận khác nhau của sản phẩm tập thể Mác đã ra ví dụ: “một chiếc xengựa đầu tiên là sản phẩm tập thể của lao động của một số lớn những ngườithợ thủ công độc lập như thợ làm hòm xe, thợ đóng yên, thợ may, thợ nguội,thợ làm đồ đồng, thợ tiện, thợ rèn, thợ kính, thợ sơn, thợ đánh vác ni, thợ mạvàng Công trường thủ công đóng xe ngựa tập hợp tất cả những người thợthủ công khác nhau đó vào trong một xưởng, ở đó họ làm việc trong cùngmột lúc và hiệp đồng với nhau”.(tr 488)

Hai là, sự hiệp tác của những người thợ cùng nghề Do có sự phân

công mà công việc sản xuất sản phẩm trước kia do một người làm, nay đượcchia làm nhiều bộ phận, mỗi công nhân hoặc nhóm công nhân chỉ sản xuấttừng bộ phận thôi Sản phẩm hoàn chỉnh là do những sản phẩm bộ phận đóhợp lại Mác viết: “ Những công trường thủ công cũng có thể phát sinh mộtcách hoàn toàn ngược lại Nhiều người thợ thủ công cùng làm một việc nhưnhau hay một loại công việc giống nhau, ví dụ như làm giấy, đúc chữ in, làm

Trang 9

kim khâu, được một nhà tư bản tập hợp lại cùng một lúc trong cùng mộtcông xưởng” Mác còn phân tích: “Ví dụ một số lượng hàng hoá thành phẩmlớn hơn phải được giao trong một thời hạn nhất định Vì vậy lao động bịphân chia ra Đáng lẽ giao cho một người thợ thủ công làm lần lượt hết cáccông việc khác nhau, thì người ta tách những công việc đó ra, cô lập chúng xếpchúng bên cạnh nhau trong không gian rồi giao mỗi công việc ấy cho từngngười thợ thủ công cá biệt, và tất cả những công việc ấy được những người laođộng hiệp tác tiến hành trong cùng một lúc Trong khi người thợ phường hộilàm kim có thể làm lần lượt đến 20 công việc thì ở đây chẳng bao lâu 20 thợthủ công cùng làm bên cạnh nhau, mỗi người chỉ làm một công việc trong số

20 công việc đó” (tr 490- 491) Từ những phân tích đó, Mác đi đến kết luận,công trường thủ công tư bản chủ nghĩa được hình thành theo hai cách

Một mặt, công trường thủ công phát sinh từ sự kết hợp những nghề

thủ công độc lập khác nhau, những nghề này đã mất tính chất độc lập củachúng và đã trở thành phiến diện đến mức chỉ còn là những công việc bộ

phận bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất ra cùng một hàng hoá Mặt khác, phát sinh từ sự hiệp tác của những người thợ thủ công cùng nghề, nó

phân giải nghề thủ công cá biệt đó thành những công việc đặc thù khácnhau, cô lập và tách riêng những công việc ấy đến mức mỗi công việc ấy trởthành một chức năng riêng của một người công nhân đặc thù

Tuy xuất phát từ hai nguồn gốc khác nhau, nhưng công trường thủ

công có chung những đặc điểm sau đây:

Một là, là một cơ cấu sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, tức

là dựa trên sức lực, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn và sự chuẩn xác của bàn taycon người khi họ sử dụng công cụ thủ công của họ để làm việc

Mác chỉ rõ: “Để hiểu đúng sự phân công lao động trong công trườngthủ công thì điều căn bản là phải chú ý đến các đặc điểm sau đây Trước

Trang 10

hết, việc thực hiện những công việc đó vẫn mang tính chất thủ công, và vìvậy nó phụ thuộc vào sức lực, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn và sự chuẩn xáccủa người công nhân riêng lẻ trong việc sử dụng công cụ của họ Nghề thủcông vẫn là cơ sở” (tr 491)

Hai là, người thợ thủ công hoàn chỉnh trước kia bị chia ra thành

người lao động bộ phận Đi đôi với việc phân chia người lao động bộ phận,công cụ của họ cũng được phân chia, chuyên môn hoá

Mác chỉ rõ: “Một người công nhân suốt đời chỉ làm có mỗi một côngviệc đơn giản thôi, sẽ biến toàn bộ thân thể của anh ta thành một khí quan tựđộng mang tính chất phiến diện của cái công việc đơn giản ấy Đặc điểmcủa công trường thủ công là sự phân hoá các dụng cụ lao động, nhờ đó mànhững dụng cụ cùng loại có được những hình thái cố định, đặc thù cho mỗihình thái sử dụng đặc thù” (tr 492, 495)

Ba là, về mặt kinh tế - xã hội, công trường thủ công là khâu trung

gian giữa tiểu sản xuất hàng hoá và đại công nghiệp cơ khí Nó gần với thủcông nghiệp, vì kỹ thuật thủ công là cơ sở của công trường thủ công Nó gầnvới công xưởng về mặt qui mô lớn của sản xuất, do có sự hình thành thịtrường rộng lớn, xưởng lớn dùng công nhân làm thuê, một tư bản lớn chiphối hoàn toàn quần chúng công nhân vô sản

Như vậy, công trường thủ công là loại công trường tập trung nhữngngười có ngành nghề khác nhau trong xí nghiệp tư bản để sản xuất ra mộtloại sản phẩm nào đó, sản phẩm cuối cùng được nắp ráp bởi nhiều bộ phậnkhác nhau Và ở đó có nhiều người thợ thủ công cùng làm một nghề trongmột xí nghiệp tư bản

Công trường thủ công có những ưu thế sau: từ sự phân tích ở trên

chúng ta có thể thấy rằng công trường thủ công tạo ra năng suất lao động caohơn so với hiệp tác giản đơn Bởi vì, lao động được chuyên môn hoá nên

Trang 11

người lao động tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nâng cao nhanh chóngtrình độ thành thạo và dễ dàng cải tiến phương pháp lao động, vì vậy có thểtiêu hao ít sức lực mà đạt hiệu quả sản xuất cao hơn Hơn nữa do chuyênmôn hoá, nên giảm nhiều thời gian trong sản xuất như thời gian ngừng việc

để đổi nhiệm vụ, đổi chỗ, đổi dụng cụ…kết quả là giảm bớt được thời gian

chế tạo ra một đơn vị sản phẩm So với hiệp tác giản đơn, phân công trong

công trường thủ công làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có cơ sở kinh tếvững chắc hơn Bởi vì, cơ cấu sản xuất của công trường thủ công là lao độngtập thể gồm nhiều người lao động bộ phận chuyên môn hoá, nên trong ít thờigian hơn mà công trường thủ công cung cấp được nhiều sản phẩm hơn, nóicách khác là sức sản xuất của lao động đã tăng lên

2 Phân công lao động trong công trường thủ công và phân công lao động trong xã hội

Trước khi đi vào phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa phâncông lao động trong công trường thủ công và phân công lao động trong xãhội Chúng ta cần đi vào phân biệt các loại phân công lao động Theo Mác,nếu chỉ xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nềnsản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp là sựphân công lao động chung và sự phân chia những ngành ấy thành loại và thứ

là sự phân công lao động đặc thù; sự phân công lao động trong công xưởngthợ là sự phân công lao động cá biệt Còn phân công lao động xã hội là sựphân chia nền sản xuất xã hội thành nhiều ngành nghề khác nhau để sản xuất

ra các loại giá trị sử dụng khác nhau

Ngày nay, ở mức độ phân công lao động chung nhất, nền sản xuất xãhội của hầu hết các quốc gia được phân chia thành ba ngành lớn: côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Đồng thời phân công lao động đặc thù vàphân công lao động cá biệt cũng hết sức sâu sắc Phân công lao động trong

Trang 12

công trường thủ công là sự chuyên môn hoá và hiệp tác hoá lao động trongphạm vi từng công trường thủ công, tức là trong nội bộ xí nghiệp, chủ yếu

do kỹ thuật và tổ chức quá trình sản xuất quyết định

Phân công lao động trong xã hội và trong công trường thủ công cónhững điểm giống và khác nhau là:

- Giống nhau:

Cả hai loại phân công đều biểu hiện sự chuyên môn hoá và hiệp táchoá lao động, đánh dấu sự phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sựphát triển đó Hai loại phân công đều có nguồn gốc tương tự: Phân công laođộng xã hội ra đời trên cơ sở hợp nhất nhiều công xã khác nhau trong cùngmột hệ thống kinh tế, hoặc làm tan rã các công xã, biến các thành viên công

xã thành những người sản xuất và trao đổi hàng hoá độc lập; phân côngtrong công trường thủ công cũng ra đời trên cơ sở hợp nhất hoặc chia sẻ cácnghề thủ công trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản Tiền đề vật chất củaphân công trong công trường thủ công là phải có nhiều công nhân được dùngcùng một lúc trong xí nghiệp Tiền đề của phân công lao động xã hội là một

số lượng nhân khẩu và mật độ dân số lớn đến mức độ nào đó

Phân công trong công trường thủ công chỉ có thể thực hiện ở nơi nào

mà phân công lao động xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định Mặtkhác, sự phát triển của phân công trong công trường thủ công lại làm cho sựphân công xã hội phát triển hơn nữa

Mác viết: “Vì sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá là tiền đềchung của phương thức sản xuất TBCN, cho nên sự phân công lao độngtrong công trường thủ công đòi hỏi phải có một sự phân công lao động đãphát triển đến một trình độ nào đó trong xã hội Trái lại, bằng cách tác độngngược trở lại, sự phân công lao động trong công trường thủ công lại pháttriển và nhân sự phân công lao động trong xã hội lên Cùng với sự phân hoá

Ngày đăng: 07/11/2015, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w