doTrường hận ca của Bạch Cư DịĐa Tình Tự Cổ Không Dư Hận, Thử Hận Miên Miên Vô Tuyệt Kỳ Đa tình tự cổ không dư hận, Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ 多情自古空餘恨 此恨綿綿無絕期 Câu trên là Đa tình tự c
Trang 1doTrường hận ca của Bạch Cư Dị
Đa Tình Tự Cổ Không Dư Hận, Thử Hận Miên Miên Vô Tuyệt Kỳ
Đa tình tự cổ không dư hận, Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ
多情自古空餘恨 此恨綿綿無絕期
Câu trên là Đa tình tự cổ không dư hận
Chữ không có nghĩa là chỉ (only) chứ không phải không (not) Vì thế câu đó hiểu
là "kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận"
Câu sau là Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ, xuất xứ từ "Trường hận ca" của Bạch
Cư Dị, đại ý là "nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi"
Hai câu này vốn dĩ không liên quan gì tới nhau, câu trên là một câu phương ngôn thường xuất hiện trong văn học cổ Trung Quốc, nếu tra xuất xứ của nó thì rất khó, cũng tương tự như câu "Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu" trong Hoài Nam tử vậy, người ta dùng qua nhiều thế hệ, nhưng cũng chẳng biết nó từ đâu ra
Sở dĩ họ ghép hai câu đó với nhau vì nó tương đồng và nối tiếp về mặt nghĩa! Đây cũng là 2 câu mà Trư Bát Giới ngâm nga khi bị thất tình trong Tây Du Ký