1. Trang chủ
  2. » Tất cả

223089

197 1.1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, nền kinh tế nước ta từng bước ổn định và không ngừng phát triển. Các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội . đã từng bước được cải cách, đổi mới, đời sống xã hội không ngừng được cải thiện, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường càng ngày càng bộc lộ và tác động không nhỏ tới đời sống xã hội làm cho tình hình an ninh trật tự có những diễn biến phức tạp. Tình hình tội phạm theo đó cũng diễn biến phức tạp, đang trở thành vấn đề xã hội đáng quan tâm, lo ngại. Do đó, ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm. Nghị quyết số 09/1998/NQ- CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã nhận định: “ Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi, đối tượng phạm tội là người lao động chiến 70%, trong đó 30% không có việc làm; số thanh niên phạm tội chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt là tình trạng phạm tội có tổ chức như tham nhũng, buôn lậu, mua bán phụ nữ, xâm hại trẻ em . phạm tội có bạo lực, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn; gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây lo lắng cho toàn xã hội.” Cùng với sự phức tạp của tội phạm trong cả nước, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều biến động. Qua khảo sát tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay cho thấy: tuy hoạt động tội phạm hình sự diễn ra không nóng bỏng như một số tỉnh thành trong cả nước nhưng tính chất, mức độ, hậu quả tác hại gây ra cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là loại tội phạm TT, VC, MB TPCMT. Đã xuất hiện và tồn tại nhiều tụ điểm về loại tội phạm này như Châu Xuyên- phường Lê Lợi - thành phố Bắc Giang; các xã Ngọc Vân, Việt Ngọc- huyện Tân Yên; Lương Phong, thị trấn Thắng- huyện Hiệp Hoà .Trong thời gian qua lực lượng Công tỉnh Bắc Giang nói chung lực LLCSĐTTPMT nói riêng mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong đấu tranh chống loại tội phạm này nhưng tỷ lệ điều tra khám phá chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều vụ án ma tuý chưa được làm rõ, bọn tội phạm vẫn nhởn nhơ tiếp tục hoạt động ngoài xã hội đã làm cho một bộ phận dân chúng hoài nghi về sự công minh của pháp luật, không tin tưởng vào LLCSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang. Từ đó họ có những hành động tiêu cực như không tố giác tội phạm, không giúp đỡ các cơ quan thực thi pháp luật .gây mất ổn định an ninh trật tự ở một số địa bàn. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới là làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa và điều tra khám phá, huy động mọi lực lượng tham gia đấu tranh tập trung giải quyết nhằm làm giảm loại tội phạm này. Trong những năm qua, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, nhân thân bị can đã đạt được một số kết quả đáng kể. Vấn đề này được đề cập không chỉ trong các giáo trình chuyên ngành luật hình sự, tội phạm học, tâm lý học nghiệp vụ của Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân . mà còn được nghiên cứu, khảo sát trong Luận án tiến sỹ Luật học: “ Nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động ĐTHS ” của tác giả Bùi Kiên Điện, “ Phát hiện và điều tra các tội phạm TT, VC, MBTPCMT của lực lượng Cảnh sát nhân dân” của tác giả Trần Văn Luyện. Các công trình nêu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nhân thân người phạm tội, nhân thân bị can. Từ thực tế này có thể nhận thấy, từ trước tới nay ở Việt 2 Nam nói chung ở Bắc Giang nói riêng các nhà khoa học mới chỉ tập trung nghiên cứu nhân thân người phạm tội, nhân thân bị can nói chung chưa có một công trình độc lập nghiên cứu ĐĐNTBC phạm tội TT, VC, MBTPCMT phục vụ hoạt động điều tra. Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm nói trên tại Bắc Giang là do LLCSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang và các ĐTV chưa khai thác sử dụng một cách đầy đủ những tri thức của khoa học ĐTHS, tội phạm học, luật hình sự trong đó có lý luận về đặc điểm nhân thân bị can của tội phạm vào hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá các vụ án phạm tội TT, VC, MB TPCMT. ở phương diện thực tiễn, tuy hoạt động nghiên cứu và sử dụng ĐĐNTBC trong quá trình điều tra các vụ án về ma tuý đã được phần lớn các ĐTV quan tâm và thu được những kết quả đáng khích lệ nhưng hoạt động trên còn có những hạn chế nhất định. Không ít ĐTV, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, chưa dành sự quan tâm thoả đáng đến hoạt động có ý nghĩa quan trọng này. Để nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về ĐĐNTBC phạm tội TT, VC, MB TPCMT cũng như để phục vụ tốt công tác đấu tranh chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nên tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ĐĐNTBC phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trong hoạt động điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang " làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, làm rõ những ĐĐNTBC phạm tội TT, VC, MBTPCMT xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu ĐĐNTBC phạm tội TT, VC, MBTPCMT góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, luận văn phải giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau: 3 - Làm rõ các vấn đề lý luận chung về ĐĐNTBC; - Nghiên cứu hồ sơ các vụ án phạm tội TC, VC, MBTPCMT điển hình xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng đến việc hình thành ĐĐNTBC phạm tội TC, VC, MBTPCMT từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2005; - Nghiên cứu, khảo sát làm rõ ĐĐNTBC đối tượng phạm tội TC, VC, MBTPCMT bị bắt từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2005 tại tỉnh Bắc Giang; - Đề xuất giải pháp cần áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu và sử dụng ĐĐNTBC trong hoạt động điều tra của phòng CSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐĐNTBC phạm tội TC,VC, MBTPCM trong quá trình điều tra vụ án của phòng CSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang. Về địa bàn và thời gian khảo sát: luận văn sẽ khảo sát và phân tích từ tình hình thực tiễn hoạt động điều tra vụ án của phòng CSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 đến sáu tháng đầu năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong luận văn, một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây được sử dụng: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận của hoạt động sử dụng ĐĐNTBC phạm tội TC, VC, MBTPCM trong hoạt động ĐTHS và thực trạng tình hình của hoạt động này trong thực tiễn điều tra của LL CSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang những năm qua. 4 - Phương pháp khảo sát thực tế, trao đổi, tọa đàm: được sử dụng để tham khảo ý kiến của các ĐTV thực tiễn sử dụng ĐĐNTBC phạm tội TC, VC, MBTPCMT trong hoạt động điều tra vụ án. 6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Xét về mặt khoa học, hầu hết các vấn đề được trình bày, phân tích trong luận văn là những vấn đề mới được nghiên cứu. Việc nghiên cứu thành công các vấn đề đó có thể coi là một đóng góp đáng ghi nhận, làm phong phú thêm kho tàng tri thức lý luận của khoa học điều tra tội phạm. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu, sử dụng ĐĐNTBC phạm tội TC, VC, MBTPCM trong hoạt động điều tra một cách khoa học có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở làm rõ bản chất của nhân thân bị can, vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động điều tra và nhất là phương pháp thu thập, nghiên cứu và sử dụng ĐĐNTBC trong hoạt động điều tra, luận văn cung cấp cho các ĐTV những tri thức cần thiết để tiến hành công việc trên một cách khoa học, đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất. 7. Những điểm mới của luận văn: Có thể nói, đây là một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề nghiên cứu ĐĐNTBC phạm tội TC, VC, MBTPCM trong hoạt động điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang. Công trình đã có những đóng góp mới cho khoa học, cụ thể như: + Đưa ra một số khái niệm cơ bản, vai trò của việc nghiên cứu, sử dụng ĐĐNTBC trong hoạt động điều tra; + Luận văn chỉ ra một cách cụ thể những đặc điểm về nhân thân bị can, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động điều tra vụ án; + Đề xuất những giải pháp cần áp dụng trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu, sử dụng ĐĐNTBC phạm tội 5 TC,VC, MBTPCM trong hoạt động điều tra của phòng CSĐTTPMT Công an tỉnh Bắc Giang . 8. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm: phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; phần phụ lục. Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, 6 mục 25 tiểu mục và được trình bày trong 122 trang. chương 1 Nhận thức chung về nghiên cứu đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra vụ án hình sự 1.1. Nhận thức về nhân thân bị can, đặc điểm nhân thân bị can trong điều tra vụ án hình sự. 1.1.1. Khái niệm nhân thân bị can. Nhân thân là một khái niệm đặc trưng chỉ được sử dụng khi nói về bản chất của một thực thể tự nhiên, xã hội đặc biệt: đó là con người. Không thể sử dụng nó như một danh từ đứng cùng với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác của thế giới khách quan.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, việc nghiên cứu nhân thân con người cần tiếp cận từ góc độ xã hội lịch sử. Theo đó, nhân thân con người được hiểu như là sản phẩm của một thời đại nhất định, được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Sự hình thành nhân thân của một người chịu sự tác động của chính sự tồn tại cá nhân của người đó, những kinh nghiệm sống của họ được quy định bởi nội dung của những quan hệ hình thành trong gia đình, môi trường bạn bè và những người quen biết, trong tập thể lao động, học tập. Như vậy, nhân thân của một người cụ thể chính là “ .tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu 6 thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội” [15, tr.133]. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm Mác xít khi nói về bản chất con người: "Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người thực tế là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội" [9, tr.257]. Bản chất của con người bao gồm những nội dung về xã hội và sinh học. Khái niệm nhân thân con người là khái niệm bao trùm: “Tất cả những đặc điểm tâm lý, sinh lý cùng những gì biểu hiện các quan hệ xã hội có liên quan đến một con người, thể hiện bản chất riêng của họ” [15, tr.133]. Trong đó, các đặc điểm xã hội giữ vai trò quyết định đối với quá trình hình thành nhân thân của con người, còn tính sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của nhân thân người đó. Mặt sinh vật trong con người không tồn tại song song với mặt xã hội. Nó tồn tại trong phạm vi của chính mặt xã hội. Về mối quan hệ giữa cái tự nhiên sinh vật và cái xã hội trong con người, C.Mác viết: "Bản chất của cá nhân không phải là cái râu, không phải là tóc, không phải tính chất vật lý trừu tượng của cá nhân đó, mà là bản chất xã hội của cá nhân đó" [8, tr.242]. Mặc dù không công nhận tính sinh học trong nhân thân con người nhưng cần khẳng định rằng các đặc điểm sinh học, các quan hệ tâm, sinh lý có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân con người, sức khoẻ, cá tính, năng khiếu . của con người và cần được nghiên cứu để có thể hiểu rõ về quá trình hình thành con người cũng như cách xử sự của họ trong thực tế cuộc sống. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cần nắm vững khi nghiên cứu nhân thân của những người có sự biến dạng ở mức độ nhất định thể hiện qua việc phạm tội của họ để có phương pháp tiếp cận phù hợp, phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhân thân với tư cách là tổng thể thống nhất các thuộc tính, tính cách và phẩm chất của người tham gia và thể hiện những quan hệ xã hội bao gồm 7 ba tiểu hệ thống sau: Thứ nhất, vị thế xã hội của cá nhân. Tiểu hệ thống này của nhân thân cho biết cá nhân đó thuộc về giai cấp hoặc tầng lớp nào trong xã hội, các đặc điểm xã hội - nhân khẩu học của cá nhân (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình .). Thứ hai, chức năng (vai trò) xã hội của cá nhân. Tiểu hệ thống này gồm tổng thể các dạng hoạt động của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội với tư cách là một công dân, một thành viên của tập thể lao động, gia đình . Thứ ba, các đặc điểm đạo đức - tâm lý của cá nhân. Tiểu hệ thống này phản ánh mối quan hệ của cá nhân đối với các giá trị xã hội, các chức năng xã hội của mình (mối quan hệ với Nhà nước, xã hội, tập thể, trách nhiệm công dân, với những người xung quanh, với chính bản thân mình .). Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một người chỉ có thể bị CQĐT ra quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định họ đã thực hiện tội phạm [2, Đ13]. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bị can chính là người đã bị khởi tố về hình sự [2, Đ49]. Đối với loại người tham gia tố tụng đặc biệt này, trước khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT có thể đã áp dụng biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ. Sau khi đã bị khởi tố về hình sự, người đó có thể bị CQĐT áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh . và phải tham gia vào một số biện pháp điều tra do CQĐT tiến hành khi cần thiết như hỏi cung bị can, khám xét, đối chất, nhận dạng . Mặc dù những quyền hạn tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 39 BLTTHS sẽ được CQĐT tôn trọng và bảo đảm nhưng rõ ràng nếu so sánh với các công dân khác thì có thể dễ nhận thấy một thực tế là nhiều quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận của bị can sẽ bị hạn chế, nếu điều đó phù hợp với quy định của pháp luật và xuất phát từ yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án. Như vậy, xét từ góc độ thực tế bị can được hiểu là người mà hành vi có dấu hiệu phạm tội, bị khởi tố về hình sự, có 8 thể bị CQĐT áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn do BLTTHS quy định để tiến hành làm rõ tội phạm [21, tr.125]. Do đó, nói tới nhân thân bị can chính là nói tới các thuộc tính, tính cách và phẩm chất của một người có một số đặc điểm đặc trưng, khác biệt so với những người khác gồm: - Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 BLHS Việt Nam năm 1999; - Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, đó không phải là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình [1, Đ13]; - Hành vi mà người đó thực hiện có dấu hiệu của một hoặc một số tội phạm được quy định trong BLHS hiện hành; - Người đó phải tham gia tố tụng hình sự với tư cách là bị can theo quyết định khởi tố bị can của CQĐT hoặc của Viện kiểm sát; - Người đó có thể đang bị giam giữ hoặc được tại ngoại nhưng luôn có trách nhiệm phải có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải hoặc bị truy nã [2, Đ49]. Trong điều tra vụ án hình sự, bị can được coi là đối tượng đấu tranh trực tiếp, chủ yếu của các CQĐT. Thực tiễn cho thấy, hiệu quả của hoạt động điều tra làm rõ vụ án, trong nhiều trường hợp, phụ thuộc không nhỏ vào thái độ cộng tác của bị can với CQĐT trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Vì vậy, những thông tin về nhân thân bị can luôn được các CQĐT đánh giá là một yếu tố quan trọng cần được thu thập đầy đủ, nghiên cứu nghiêm túc để có thể dựng lại bức chân dung của đối tượng cần đấu tranh một cách chi tiết với tất cả các đặc điểm vốn có của nó, phục vụ hiệu quả cho hoạt động điều tra vụ án nói chung, đấu tranh với bị can nói riêng. 9 Trên cơ sở của những nội dung đã được phân tích, có thể khẳng định: Nhân thân bị can là tổng hợp toàn bộ các đặc điểm, các phẩm chất của bị can, phản ánh bản chất xã hội của bị can, có ý nghĩa đối với hoạt động ĐTHS, được CQĐT nghiên cứu, sử dụng phục vụ cho hoạt động điều tra làm rõ vụ án. Những dấu hiệu đặc trưng đã nêu của bị can là căn cứ để xác định nội dung, phạm vi nghiên cứu các khái niệm kề cận nhau, dễ nhầm lẫn như nhân thân người phạm tội, chủ thể tội phạm, nhân cách bị can. Những khái niệm này có nội dung tương đối giống nhau nhưng không phải là đồng nhất. Sự tương đồng và khác biệt của các khái niệm này có thể khái quát như sau: - Nhân thân bị can và nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là một trong những đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và được hiểu là “tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người đã thực hiện tội phạm” [15, tr.134]. Theo lý luận của khoa học luật hình sự, khi một người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS thì quan hệ pháp luật hình sự giữa họ và Nhà nước sẽ xuất hiện. Khi ấy, họ trở thành người phạm tội và tư cách đặc biệt này của họ chỉ mất đi khi họ đã thi hành xong bản án do toà án nhân danh Nhà nước tuyên và đã được xoá án. Khi hành vi phạm tội của họ bị phát hiện, họ phải tham gia vào quá trình tố tụng hình sự - quá trình giải quyết các vụ án hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện (CQĐT, Viện kiểm sát, Toà án) và ở mỗi giai đoạn của quá trình đó họ tham gia tố tụng với các tên gọi khác nhau, có quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau, (bị can ở giai đoạn điều tra, bị cáo ở giai đoạn xét xử, người bị kết án ở giai đoạn thi hành án). Như vậy, khái niệm "bị can" là một khái niệm pháp lý tố tụng hình sự được sử dụng để chỉ người phạm tội đang tham gia tố tụng hình sự ở giai đoạn điều tra. Nói cách khác, nếu khái niệm người phạm tội chỉ người 10

Ngày đăng: 22/04/2013, 08:49

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

w