Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đó là những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiên cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đối tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạt động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã được xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiên cứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Có thể xác nhận rằng việc định ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đó phản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theo
một trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luật hoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tội phạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhân thân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòi biện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm. Cách xác định như trên còn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệ thống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiên cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không cho phép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiên cứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học. Trong lý luận Tội phạm học người ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bản hoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa học tội phạm.
Các đối tượng nghiên cứu và nội dung cơ bản của Tội phạm học bao gồm:
2.1.1 Tình trạng tội phạm.
Tình trạng tội phạm là hệ thống các sự kiện phạm tội cụ thể được diễn ra trong hệ thống quốc gia hoặc khu vực trong một thời gian nhất định. Như vậy có nghĩa là xem xét mhư một hiện tượng xã hội nhằm nắm vững bản chất của nó cũng như các yếu tố cấu thành có tính đặc trưng của hiện tượng xã hội này.
Đối với nhóm đối tượng này cần phải xoay quanh các nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu tình trạng hoạt động của tội phạm, cấu trúc và động thái của Tình trạng tội phạm nói chung cũng như từng loại tội phạm cụ thể trong
phạm vi cả nước và ở mỗi vùng dân cư. Những nội dung này phản ánh số lượng và tính chất hoạt động của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể trong mỗi thời kỳ, mỗi địa phương khác nhau.
- Nghiên cứu các mối quan hệ tác động qua lại giữa Tình trạng tội phạm với các hiện tượng và các quá trình xã hội khác (CT,KT, VH, GD…) hoặc với những hình thức khác nhau của hành vi tiêu cực (lười biếng, suy thoái về đạo đức, tệ nạn xã hội ).
Nghiên cứu làm rõ những nội dung đã chỉ ra trong nhóm đối tượng nghiên cứu trên cho phép chúng ta đánh giá một cách khái quát về Tình trạng tội phạm nói chung trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cụ thể, đồng thời có thể đề ra phương hướng chung, biện pháp tổng hợp trong việc phòng ngừa ngăn chặn tội phạm.
1.2.2. Nguyên nhân nảy sinh tình trạng tội phạm và điều kiện tạo thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội là một trong những nội dung tất yếu của sự phát triển và tồn tại trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp các sự vật hiện tượng tiêu cực xã hội tác động đến con người và là hành vi phạm tội. Vì vậy cần phải xem xét phân loại một cách khoa học các loại nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan, trực tiếp, dán tiếp, chủ yếu thứ yếu, bên trong, bên ngoài…điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức tội phạm và sử dụng biện pháp phòng ngừa chúng.
- Cần thiết phải có quan điểm rõ ràng trong phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện, mối quan hệ tác động giữa nguyên nhân và điều kiện trong quá trình tác động đến hành vi phạm tội.
- Nghiên cứu tìm ra cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện tội phạm đối với hành vi của con người phạm tội (các yếu tố tiêu cực về kinh tế,
tư tưởng, tâm lý, giáo dục…tác động đến con người như thế nào trong quá trình đãn đến việc phạm tội).
Trong điều kiện trình độ lý luận về tội phạm ở nước ta hiện nay chưa được phát triển hoàn hảo, trong việc nghiên cứu và xác định nguyên nhân, điều kiện của Tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể còn nhiều vấn đề cần phải xem xét để đi đến thống nhất quan điểm. Chẳng hạn còn có sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội, giữa nguồn gốc tội phạm và nguyên nhân, điều kiện tội phạm…điều đó dẫn đến việc xem xét đánh giá vấn đề nguyên nhân và điều kiện tội phạm còn có sự khác nhau. Từ đó cho thấy, tính cấp bách của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tội phạm trong khoa học Tội phạm học ở nước ta.
1.2.3. Nhân thân người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Tội phạm học. Có thể hiểu khái niệm nhân thân người phạm tội là “những đặc điểm dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người phạm tội”. Con người có thể có nhiều loại phẩm chất tính cách khác nhau như tính cách sinh vật (giới tính, lứa tuổi, chiều cao , cân nặng, màu tóc, màu da…) bản năng động vất và những phẩm chất tính cách xã hội (quan điểm, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, quan hệ xã hội …)
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo các nội dung sau:
- Nghiên cứu các đặc điểm về xã hội – nhân khẩu học bao gồm giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp….
- Nghiên cứu về phẩm chất đạo đức và tâm lý cá nhân kể phạm tội. Ơ đây cần đề cập đến các đặc điểm về thái độ đối xử của kể phạm tội và các tổ chức chính quyền, tổ chức xã hội và những con người xung quanh, đối với các giá trị tinh thần, đạo đức xã hội …cũng như các yếu tố về trí tuệ, tình
cảm…đặc biệt, nghiên cứu các biểu hiện của nhân cách kẻ phạm tội trong quá trình sống; hoạt động lao động, công tác xã hội , vai trò cá nhân trong xã hội , trong đơn vị công tác,trong các nhóm người và với những con người cụ thể khác, các cơ quan, đơn vị khác.
Nghiên cứu các đặc điẻm cá nhân kẻ phạm tội mang tính pháp luật hình sự. Tính chất hành vi tội phạm, mục đích, động cơ phạm tội, hoạt động cá nhân hay tổ chức, vai trò trong các tổ chức phạm tội, các tiền án, tiền sự…
- Phân loại nhân thân người phạm tội phục vụ cho công tác phòng ngừa ngăn chặn hoặc giáo dục người phạm tội.
Tất cả những nội dung trên tạo thành hệ thống các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người phạm tội. Nghiên cứu những vấn đề trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụh thể, con người cụ thể. Mặt khác nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp ta đề ra biện pháp phòng ngừa, giáo dục và nâng cao hiệu quả biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm cụ thể.
1.2.4. Phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hội hướng đến việc xoá br, hạn chế nguyên nhân, diều kiện tội phạm, ngăn ngừa kịp thời những hành vi sai lệch của những người có ý định phạm tội. Ơ nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay phòng ngừa tội phạm đã và đang trở thành một hoạt động thức tế, có sự tham gia đông đảo của cơ quamn nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Hoạt động này cần thiết phải được xem xét nghiên cứu một cách khoa học nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện hơn về mật lý luận và các biện pháp tiến hành cụ thể, nâng cao chất lượng của công tác phòng ngừa tội phạm.
Về mặt lý luận, theo quan điểm hệ thống, phòng ngừa tội phạm được phân tích, xem xét trên các khía cạnh sau:
- Khái niệm, phạm vi phòng ngừa tội phạm.
- Mục đích, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm cụ thể. - Nôi dung phòng ngừa tội phạm.
- Chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm.
- Phương pháp, biện pháp, phương tiện tiến hành hoạt động phòng ngừa tội phạm.
- Những hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm: Dự báo tội phạm, thông tin tội phạm, kế hoạch hoá, yếu tố nạn nhn .
Những bộ phận cấu thành nêu trên tạo nên đối tượng nghiên cứu của khoa học tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Những loại đối tượng nghiên cứu này phản ánh nội dung nghiên cứu tội phạm nói chung, cúng như khi nghiên cứu từng nhóm, từng loại tội phạm cụ thể ở mỗi địa phương và trong mỗi thời gian nhất định.
Nếu xem xét các loại đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong một tổng thể thì có thể nhận thấy rằng: các loại dối tượng nghiên cứu như Tình trạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tội phạm và nhân thân người phạm tội cho phép xác định tính chất, mức độ tội phạm, nguyên nhân điều kiện của nó, các quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của tội phạm. Còn đối tượng nghiên cứu cuói cùng, phòng ngừa tội phạm, là cách thức tác động với tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của nó nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ hiện tượng này kỏi đời sống xã hội, đó cũng là mục đích nghiên cứu của khoa học Tội phạm học.
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm phổ biến được sử dụng trong khoa học. Ý nghĩa tác dụng của nó đối với nghiên cứu là giúp cho chúng ta nghiên cứu và nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống, lôgíc về nội dung và hình thức của vấn đề, qua đó phát hiện, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề trong nội dung nghiên cứu Tội phạm học, giúp chúng ta nhận thức có hệ thống về môn học này.
Hệ thống khoa học tội phạm được xây dựng trên hai cơ sở chính: Theo đối tượng nghiên cứu và heo mức độ tổng quát các thông tin tư liệu khoa học và thực tiễn.
a. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu có thể sắp xếp hệ thống Tội phạm học theo 4 vấn đề chính:
+ Tình trạng tội phạm.
+ Nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể
+ Nhân thân người phạm tội.
+ Phòng ngừa tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể.
Tổng hợp các kiến thức về các mặt nói trên tạo thành môn khoa học hoàn chỉnh – Tội phạm học.
b. Theo mức độ tổng hợp các thông tin, tài liệu đã được nghiên cứu thu thập, tích luỹ trong quá trình nghiên cứu, người ta chia toàn bộ môn khoa học thành 2 phần: Phương pháp lý luận chung (phần chung) và phần lý luận về các loại tội phạm cụ thể (phần cụ thể).
- Trong phần chung được trình bày các quan điểm, quan niệm, khái niệm và các vấn đề có liên quan đến Tội phạm học. Ở phần này bao gồn có các nội dung sau:
+ Phương pháp luận trong nghiên cứu Tội phạm học và nhiệm vụ của nó.
+ Mối quan hệ giữa Tội phạm học và các ngành khoa học khác.
+ Tình hình nghiên cứu và phát triển của Tội phạm học ở Việt nam và trên thế giới.
+ sự khác nhau giữa Tội phạm học XHCN và Tội phạm học tư sản. + Lý luận chung về tình trạng, cấu trúc, động thái tội phạm.
+ Lý luận chung về nhân thân người phạm tội.
+ Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của Tình trạng tội phạm và tội phạm cụ thể.
+ Vấn đề phòng ngừa tội phạm. + Dự báo tội phạm.
+ Thông tin Tội phạm học.
Những vấn đề trên dược trình bày một cách khái quát đi sâu về mặt lý luận cơ bản có tính hướng dẫn cho việc nghiên cứu cụ thể. Điều đó giúp chúnh ta nhận thức một cách tổng quát về toàn bộ nội dung môn học trong đó có các quan điểm, khái niệm cơ bản về các sự vật hiện tượng và quá trình xã hội liên quan đến Tội phạm học.
Trong phần cụ thể đượch đi sâu nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng ngừa từng loại tội phạm cụ thể. Việc phân chia ra các loại tội phạm cụ thể để đi sâu nghiên cứu là cần thiết, tuy nhiên các loại tội phạm cụ thể rất đa dạng. Nếu phân tích chúng để nghiên cứu trong các tài liệu Tội phạm học thì rất rộng và phức tạp, mặt khác có thể dẫn đến trùng lặp các nội dung nghiên cứu như đặc điểm tính chất và biện pháp phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, cần thiết phải tập hợp các loại tội phạm theo từng nhóm có tính chất, mức độ, hành vi, chủ thể hoặc khách thể xâm hại tương tự giống nhau để nghiên cứu và soạn thảo biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Việc phân chia các nhóm tội phạm để nghiên cứu trong Tội phạm học có nhiều cách khác nhau.
+ Theo mục tiêu cuộc đấu tranh chống tội phạm đã được đề cập trong các văn bản tài liệu ở Việt nam, có thể phân chia các nhóm tội phạm: tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý…
+ Theo mức độ về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có: tội phạm cố ý và tội phạm vô ý.
+ Theo tính chất phạm tội có nhóm phạm tội lần đầu và tái phạm. + Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người phạm tội chia ra: tội phạm thanh niên, tội phạm phụ nữ, tội phạm vị thành niên, tội phạm chức vụ…
+ Căn cứ vào khách thể xâm hại, đối tượng bị tội phạm tấn côngcó thể chia ra các nhóm sau:
Tội phạm xâm phạm sở hữu (tài sản XHCN, tài sản riêng công dân); tội phạm xâm phạm tính mạng sớc khoả, nhân phẩm, danh dự con người; tội phạm xâm phạm trật tự công cộng….
Như vậy, có nhiều cách chia nhóm các loại tội phạm để nghiên cứu còn phụ thuộc các nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, từng thời gian, từng địa phương, quá trình đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa ngăn chặn chúng. Đối với lực lượng cảnh sát nhân dân, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh chống tội phạm hình sự, thì cần thiết phải đi sâu nghiên cứu theo các nhóm tội phạm sau đây:
1. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và danh dự, nhân phảm của con người.
2. Các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. 3 Các tội phạm xâm phạm sở hữu.
5 Các tội phạm về ma tuý.
6 Các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng. 7. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
8 Các tội phạm về chức vụ.
Ngoài ra, trong tình hình hiện nay đòi hỏi tập ttrung nghiên cứu vào một số loạ tội phạm nổi lên như: Tội phạm do người chưa thành niên gây ra, tội phạm bạo lực, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế…
Trong mỗi loại, nhóm tội phạm đặt ra nghiên cứu cần thiết phải đề cập