NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘ

Một phần của tài liệu 223089 (Trang 119 - 141)

2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘ

1. Nhận thức chung về nhân thân người phạm tội. 1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội.

Trong khoa học nghiên cứu tội phạm, khi phân tích tình trạng tội phạm, những nguyên nhân, điều kiện của nó và nhất là để đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm thì không thể không nghiên cứu về chính những đối tượng đã gây ra tình trạng phạm tội trong xã hội. Những đối tượng đó là những con người cụ thể sống trong xã hội mà chúng ta gọi họ đó là: Người phạm tội.

Người phạm tội, trước hết họ cũng là con người của xã hội, cho dù tội phạm mà họ thực hiện có nghiêm trọng đến đâu. C. Mác viết: “Nhà nước cần phải thấy rằng kẻ vi phạm đó là một con người, một tế bào sống của xã hội, ở con người đó cũng có quả tim đang đập và dòng máu đang chảy, một người lính mà họ cần phải trở thành chiến sĩ bảo vệ đất nước... một thành viên của tập thể thực hiện các chức năng của xã hội, một người chủ gia đình mà sự tồn tại của họ là sự thiêng liêng và cuối cùng điều quan trọng nhất họ là công dân của nhà nước đó”.

Như vậy nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng chính là nghiên cứu con người cụ thể: nhân thân của những người đã thực hiện hành vi phạm tội, là chủ thể của tội phạm.

Nhân thân con người, theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, là một phạm trù xã hội lịch sử. Nó là một sản phẩm của một thời đại nhất định, được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mỗi một thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở thời đại nào thì bản chất của con người luôn luôn là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” như C. Mác đã khẳng định.

Bản chất của con người bao gồm những nội dung về sinh học và xã hội bởi vì con người vừa là thực thể sinh học vừa là thực thể xã hội. Và thực thể sinh vật vì con người là một cơ thể sống, cho nên trước tiên con người mang các đặc tính của sinh vật. Đặc tính sinh vật trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng, quá trình tâm lý của con người. Mặt khác, để tồn tại được đòi hỏi con người phải có quá trình hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu sinh học của mình như ăn, uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt... đồng thời, trong bất kỳ xã hội nào con người không bao giờ sống tách rời riêng lẻ mà luôn luôn có quan hệ với nhau trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình lao động sản xuất. Mối quan hệ này

không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, mà còn là quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với cộng đồng; không chỉ là quan hệ trong cùng một thế hệ mà còn là quan hệ giữa nhiều thế hệ nối tiếp nhau trong quá trình lịch sử xã hội.

Chính từ những mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú đó mà toàn bộ đời sống sinh hoạt cá nhân, cùng những kinh nghiệm sống và phép “đối nhân xử thế” của riêng nó được định hình. Tất cả những đặc điểm tâm, sinh lý cùng những gì biểu hiện các quan hệ xã hội có liên quan đến một con người, thể hiện bản chất riêng của họ, hợp thành nhân thân của con người đó.

Nói cách khác nhân thân con người là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội.

Khi đề cập đến nhân thân người phạm tội là nói đến nhân thân của con người nói chung, còn có những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội và chính những đặc điểm dấu hiệu này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội.

Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội khác với nhân thân con người bình thường trước hết ở chỗ trong nhân thân của họ có đầy đủ các dấu hiệu chủ thể của tội phạm theo quy định của luật hình sự. Có nghĩa rằng tại thời điểm thực hiện tội phạm họ là những con người cụ thể đang sống, có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định, và đặc biệt là họ đã thực hiện hành vi phạm tội.

Gắn liền với sự việc phạm tội của họ là cả một hệ thống các đặc điểm có liên quan đến sự việc phạm tội đó như: mối tương quan giữa bản chất tốt xấu trong nhân thân con người đó, thể hiện ở phẩm chất đạo đức, các trạng thái tâm lý, ý thức pháp luật, thái độ xử sự nói chung cho đến các đặc điểm cụ thể như động cơ mục đích thực hiện hành vi phạm tội, thái độ sửa chữa lỗi lầm... Những đặc điểm đó phần lớn được hình thành trước thời điểm thực

hiện tội phạm trong đó đặc biệt phải chú ý đến các phảm chất tiêu cực của cá nhân. Việc nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng này trong nhân thân người phạm tội cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm đối với những người có phẩm chất cá nhân tiêu cực, có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, ngăn chặn hành vi phạm tội.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định nhân thân người phạm tội như sau:

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người đã thực hiện tội phạm.

1.2.Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm có liên quan.

1.2.1. Nhân thân người phạm tội và cá nhân người phạm tội.

Nói đến “cá nhân” là nói đến một con người cụ thể với tư cách là một cá thể trong xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội là chủ thể của lao động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định. Trong cá nhân bao hàm cả nét chung và nét riêng biệt của mỗi con người. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất của những đặc điểm riêng biệt của mỗi con người và những bản chất xã hội chung của cả cộng đồng người.

Như vậy, “cá nhân người phạm tội” là khái niệm được dùng để chỉ một cá thể người trong xã hội đã thực hiện tội phạm. Mặc dù trong khái niệm cá nhân người phạm tội có bao hàm cả những nét chung của con người xã hội nói chung cũng như con người phạm tội nói riêng, song đồng thời khái niệm cá nhân người phạm tội lại còn bao hàm tất cả những đặc điểm riêng biệt của mỗi con người phạm tội. Những đặc điểm riêng biệt đó nói lên tính cá biệt của cá nhân người phạm tội. Cho nên, có thể nói rằng, khái niệm

“nhân thân người phạm tội” thuộc phạm trù cái chung, còn khái niệm “cá nhân người phạm tội” chính là cái riêng cái đơn nhất vậy.

1.2.2. Nhân thân người phạm tội và nhân cách người phạm tội.

“Nhân cách” là tư cách làm người, là “tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người’. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “nhân cách”, song phổ biến nhất vẫn là được nhiều nhà khoa học chấp nhận là quan điểm “tâm lý hoá nhân cách”, quy rút nhân cách về cái tâm lý, và coi nhân cách như một cá nhân, là cá thể so với tập thể, nhóm xã hội. “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người đó”.

“ Nhân cách người phạm tội” là một khái niệm được dùng để chỉ tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân đã thực hiện tội phạm, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội tiêu cực của cá nhân đó. “Nhân cách người phạm tội” được hình thành trong quá trình hoạt động phạm tội, quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các cá nhân với môi trường sống đặc biệt là môi trường xã hội tiêu cực. Nhân cách người phạm tội khác với nhân cách khác trong xã hội, là “nhân cách không thích hợp”, không đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, là đặc trưng cho mặt trái của tâm lý con người trong xã hội. Các đặc điểm đặc trưng trong nhân cách người phạm tội thường được nghiên cứu là những đặc trưng của nhu cầu, hứng thú, tính cách, năng lực, thói quen, niềm tin thế giới quan, lý tưởng sống... của người phạm tội. Như vậy “nhân cách người phạm tội’ là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong nghiên cứu “nhân cách người phạm tội’.

1.2.3. Nhân thân người phạm tội và chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm là khái niệm của khoa học pháp lý hình sự, là một trong bốn yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, là điều kiện tất yếu để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Ngoài ra đối với chủ thể đặc biệt của tội phạm còn phải có thêm các dấu hiệu như: giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp, quan hệ gia đình, nghĩa vụ phải thực hiện...

Khái niệm nhân thân người phạm tội bao hàm tất cả các dấu hiệu mà luật hình sự quy định cả về chủ thể thường cũng như chủ thể đặc biệt của tội phạm nhưng trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì những dấu hiệu đó được thể hiện rộng hơn chi tiết hơn. Chẳng hạn, dấu hiẹu độ tuổi của nhân thân người phạm tội không chỉ là yếu tố xác định năng lực hành vi của con người (tuổi chịu trách nhiệm hình sự- Điều 12 BLHS) mà còn được xem là một đặc điểm có liên quan tới những biến đổi về tâm, sinh lý, kinh nghiệm sống và các vai trò, vị thế xã hội khác nhau. Đặc điểm tâm lý ( dấu hiệu bên trong) của nhân thân người phạm tội là cả đời sống tam lý, sự hình thành và phát triển nhân cách của họ với tất cả những xúc cảm, tình cảm, ý chí, xu hướng, tính cách, thói quen nhu cầu, ước vọng, những quan điểm đạo đức và động cơ ứng xử... còn trong chủ thể của tội phạm chủ yếu chỉ xem xét các dấu hiệu lý trí và ý chí biều hiện ở khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi làm cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi của một người khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội...

Ngoài ra khái niệm nhân thân người phạm tội còn có cả những đặc điểm dấu hiệu mà trong khái niệm chủ thể của tội phạm không có hoặc không cần thiết phải quy định về mặt pháp lý. Chẳng hạn những dấu hiệu về trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, quan hệ xã hội và những dấu hiệu khác thể hiện vị trí vai trò xã hội của người phạm tội, thái độ của họ đối với các giá trị xã hội và với chính bản thân mình...

1.3. Mối quan hệ giữa yếu tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội.

Trong lịch sử tội phạm học, xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa yểu tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội có nhiều quan điểm khác nhau.

1.3.1. Quan điểm của tội phạm học tư sản.

Vốn không có một phương pháp luận thống nhất trong nghiên cứu tội phạm học, các nhà tội phạm học tư sản có những quan niệm rất khác nhau về vai trò của yếu tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội.

Các học thuyết sinh vật học coi yếu tố sinh học là cái quyết định sự hình thành phát triển nhân cách, hệ thống nhu cầu, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng sử của con người. Bằng hàng loạt các kiến thức sinh vật học, nhân chủng học, di truyền học, tâm thần học... các nhà tội phạm học tư sản theo khuynh hướng này đã quy các nguyên nhân của tội phạm về các đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội. Họ đã tuyệt đối hoá vai trò của sinh học trong nhân thân con người, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của con người.

Trái với các học thuyết sinh vật học tội phạm, các nhà tội phạm học tư sản theo thuyết xã hội học tội phạm đã hạ thấp và trên thực tế gần như phủ nhận vai trò các yếu tố sinh học trong nhân thân con người, coi con người thuần tuý là sản phẩm của văn hoá, xã hội và kinh tế. E.Saterlend (Mỹ) coi tội phạm là kết quả của quá trình “giáo dục” đối với các cá nhân ở các tiểu nhóm, ở gia đình, trên đường phố... Ong cho rằng nhân tố “bắt chước làm theo” đòng vai trò cơ bản trong việc hình thành nên tác phong hành động phạm tội của cá nhân. Durkheim (Pháp) và những người theo thuyết chức năng coi con người dường như chỉ là những thực thể thụ động là những cái máy vận hành theo những vai trò mà xã hội đã định trước nhằm đảm bảo hài hoà có trật tự của xã

hội. Theo họ, xã hội sẽ hoạt động một cách bình thường trong “sự cố kết xã hội” và được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội, mà trước hết là các quy phạm pháp luật. Do vậy, chính trình trạng thiếu quy phạm hoặc quy phạm không rõ ràng, không được thông tin đầy đủ sẽ làm cho con người mất phương hướng, gây rối loạn chức năng xã hội (mất đi sự cố kết xã hội). Các học thuyết khác như thuyết đô thị hoá, công nghiệp hoá, xung đột văn hoá... đều coi yếu xã hội là cơ bản trong nhân thân người phạm tội, là nguyên nhân chính gây ra tội phạm trong xã hội.

Ngoài ra, trong tội phạm học tư sản còn tồn tại các học thuyết nào thì các nhà Tội phạm học tư sản vẫn chưa khám phá bản chất thực sự của con người phạm tội, chưa chỉ ra được nguyên nhân đích thực dẫn đến hành vi phạm tội của con người. Các quan điểm đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, suy cho cùng điều nhằm các mục đích: che dấu sự bất bình đẳng giữa con người trong xã hội tư bản, phủ nhận nguồn gốc, bản chất giai cấp của tội phạm; khẳng định tội phạm và nguyên nhân của nó có trong ở mọi xã hội, xã hôị chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ được tội phạm ra khỏi đời sống xã hội của mình.

1.3.2 Quan điểm của tội phạm học xã hội chũ nghĩa

Tội phạm học xã hội chủ nghĩa đánh giá vai trò của các yếu tố xã hội và sinh học trong nhân thân người phạm tội xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất và quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Trong lịch sử của nền văn minh nhân loại, con người vừa là chủ thể của xã hội lại vùa là chủ thể sinh học có mối quan hệ rất mật thiết và phức tạp, trong đó sự tiến hoá sinh học tạo tiền đề cho tiến hoá xã hội, sự tiến hoá xã hội quy định bản chất của con người. Trong mổi con người cụ thể luôn luôn có sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố xã hội và sinh học. Yếu tố

xã hội quyết định, còn yếu tố sinh học alf điều kiện vâtỵ chất, tiền đề cho sự hình thành, phát triển bản chất xã hội và nhân cách con người.

Như vậy giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm không chỉ thuần tuý dựa vào yếu tố sinh học hay yếu tố xã hội trong nhân thân người phạm tội, nhưng cũng không nên kết hợp 1 cách chiết trung cả 2 yếu tố đó. “yếu tố sh và yếu tố xã hội không phải là song song tồn tại trong con người mà là môi giới cho nhau, thân nhạp vào nhau và in dấu ấn lên toàn bộ hoạt

Một phần của tài liệu 223089 (Trang 119 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w