GV: Trong pascal để khai báo cấu trúc bản ghi của HQTCSDL: a Cung cấp môi trường tạo lập CSDL: Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể
Trang 1Bài: 2- tiết: 4
HS biết:
- Biết chức năng của hệ quản trị CSDL
- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: Người quản trị CSDL, người lập trình ứng dụng, người dùng
1.2 Kỹ năng: Chương này không có yêu cầu về kỹ năng
1.3 Thái độ: Nghe giảng và tích cực tham gia phát biểu
2 Trọng tâm: Biết chức năng của hệ quản trị CSDL
3.1 Giáo viên: Bảng
3.2 Học sinh:
4 Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL?
Câu 2: Nêu ví dụ minh họa về tính an toàn và bảo mật thông tin?
Trả lời:
Câu 1: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL: Tính cấu trúc, tính toàn vẹn, tính nhất quán, tính độc lập, tính không dư thừa, tính an toàn và bảo mật thông tin
Câu 2:
Ví dụ về tính an toàn thông tin: Học sinh có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường, nhưng hệ thống sẽ ngăn chận nếu HS cố tình muốn sửa điểm Hoặc khi điện bị cắt đột ngột, máy tính hoặc phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi phục được CSDL
Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến CSDL 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1
Đặt vấn đề:
GV: Trong chương trình lớp 11 đã học về ngôn
ngữ lập trình Cụ thể đã dùng ngôn ngữ lập trình
Pascal
GV: Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số
nguyên,k là kiểu số thực để dùng trong chương
trình em làm như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi
Var i,j: integer
K: real;
GV: Thực chất đây cũng là khai báo kiểu dữ liệu
GV: Trong pascal để khai báo cấu trúc bản ghi
của HQTCSDL:
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL:
Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL Như vậy, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thực chất là hệ thống các ký hiệu để mô tả các khung nhìn, CSDL khái niệm
và CSDL vật lý
b) Cung cấp môi trường cập nhật và
Trang 2học sinh có các trường như: hoten, ngaysinh,
gioitinh, doanvien, đvan, đtoan, đly, đhoa, ta
phải thực hiện như thế nào?
GV: Từ cấu trúc dữ liệu trên người ta dùng ngôn
ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu
trúc dữ liệu Trong cơ sở dữ liệu người ta dùng
ngôn ngữ thao tác dữ liệu tác động trên các mẩu
tin (bản ghi) bao gồm:
Và bằng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu cho phép
xác lập quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu
HĐ 2:
GV: Em hãy tìm xem có bao nhiêu thành phần
chính của hệ QTCSDL?
HS: Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính:
- Bộ xử lý truy vấn
- Bộ quản lý dữ liệu
GV: Ở đây ta hiểu truy vấn là một khả năng của
hệ QTCSDL bằng cách tạo ra yêu cầu qua các
câu hỏi nhằm khai thác thông tin (tìm học sinh
tên gì?, tìm kiếm công dân có số CMND gì? )
người lập trình giải quyết các tìm kiếm đó bằng
công cụ của hệ QTCSDL từ đó người dùng sẽ
nhận được kết quả đó là thông tin phù hợp với
câu hỏi.
Chú ý: Hệ QTCSDL không quản lí và làm việc
trực tiếp với CSDL mà chỉ quản lí cấu trúc của
các bảng trong CSDL Cách tổ chức này đảm
bảo:
- Hệ QTCSDL trở nên gọn nhẹ;
- Độc lập giữa hệ QTCSL với dữ liệu;
- Độc lập giữa lưu trữ với xử lí
khai thác dữ liệu:
Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu
Thao tác dữ liệu bao gồm:
- Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu
- Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu
Trong thực tế, các ngôn ngữ định nghĩa
và thao tác dữ liệu không phải là hai ngôn ngữ riêng biệt mà là 2 thành phần của 1 ngôn ngữ CSDL duy nhất, chẳng hạn ngôn ngữ có đặc tính trên được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL:
Hệ QTCSDL thực hiện được chức năng này thông qua các bộ chương trình đảm bảo:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu
- Tồ chức và điều khiển các truy cập đồng thời
- Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm
- Quản lý các mô tả dữ liệu
hệ CSDL:
Hệ quản trị CSDL có hai thành phần chính:
+ Bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu cầu).
Có nhiệm vụ tiếp nhận các truy vấn trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng Nếu không có bộ xử lí truy vấn thì các chương trình ứng dụng không thể thực hiện được và các truy vấn không thể móc nối với các dữ liệu trong CSDL
+ Bộ quản lí dữ liệu:
Có nhiệm vụ nhận các yêu cầu truy xuất từ bộ
xử lí truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ truy vấn theo yêu cầu và tương tác với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản lí, điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên các tệp của CSDL;
* Hoạt động của hệ QTCSDL:
Khi có yêu cầu của người dùng thông qua trình ứng dụng chọn các truy vấn đã được lập sẵn, hệ
Trang 3QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến Bộ xử lí truy vấn, có nhiệm vụ thực hiện và thông qua bộ quản lí dữ liệu yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp chứa thông tin cần thiết Các thông tin tìm thấy được trả lại thông qua bộ quản lí dữ liệu và chuyển đến bộ xử lí truy vấn để trả kết quả cho người dùng
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi: Nêu các chức năng của HQTCSDL?
Đáp án: Các chức năng của HQTCSDL:
Cung cấp môi trường tạo lập CSDL, Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL, Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu:
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem trước phần còn lại của bài 2: Hệ quản trị CSDL
5 Rút kinh nghiệm :
Cần rút kinh nghiệm về :