-Sự phân li của nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử là Aa đã phân li tạo ra 2 loại giao tử là A,a -Sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh ta có sự tổ hợp lại A
Trang 1CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐENBÀI 1:MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Phần câu hỏi in nghiêng:
Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem minhg giống và khác bố mẹ ở những điẻm nào (ví dụ :hình dạng tai ,mắt ,mũi,tóc ,màu mắt ,da )
- Các bạn có thể so sánh về tóc (tóc xoăn, tóc thẳng ); về mắt (mắt đen ,mắt nâu - phổ biên sở Việt nam);mũi (cao hay tẹt ,hay dọc dừa )
Quan sát hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
-Mỗi cặp tính trạng đem lai đều có hai trạng thái tương phản và trái ngược nhau trong cùng 1 loại tính trạng
hoa và quả ở trên thân - hoa và quả ở trên ngọn ; thân cao - thân thấp
Câu hỏi và bài tập
1.Trình bày đối tượng ,nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyên học?
-Đối tượng di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị
-Nội dung:
+Các quy luật và định luật di truyền : quy luật phân li , định luật phân li độc lập , di truyền liên kết ,hoán vị gen v v
+Quy luật của các loại biến dị (đột biến NST , đột biến gen )và nguyên nhân gây ra các
đột biến (tác nhân hóa học ,vật lí v v)
+cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
- Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho Khoa học chọn giống, Y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại(ví dụ :.ngày nay ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô mắt ,những giống lúa cho năng suất cao đặc biệt ta có thể biết tỉ lệ khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng của đúa trẻ trong tương lai)
2.Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden gồm những điểm nào ?
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
-Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
-Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
-Rút ra quy luật di truyền các tính trạng
3.Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm cặp tính trạng tương phản ?
4*.Tại sao menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con (vì các tính trạng tương phản được phan biệt rõ ràng ,khó nhầm lẫn )
BÀI 2:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Câu hỏi in nghiêng:
Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống?
Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của menden ,hãy điền các từ hay cụm từ :đồng tính , 3 trội :1 lặn , vào các chỗ trống trong câu sau ?
1.đồng tính
2.3 trội :1 lặn
Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết :
Tỉ lệ cấc loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?
-Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 : 1A :1a
-Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa
-F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì:F2 có 3 tổ hợp với tỷ lệ như trên Có 2 Aa và 1 AA ,nhưng cả Aa và AA đều thể hiện kiểu hình đỏ => có 3 đỏ và chỉ có 1 tổ hợp aa thể hiẹn kiểu hình trắng => có 1 trắng
Trang 2Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa ?
-Kiểu hình là tổng hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
Ví dụ : hoa đỏ ,hoa trắng, hoa hồng , mắt xanh , mắt đen ,mắt nâu , mũi cai ,mũi thấp ,thân cây cao ,thân cây thấp
2.Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập?
Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ?
-Sự phân li của nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử (là Aa đã phân li tạo ra 2 loại giao tử là A,a)
-Sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh ( ta có sự tổ hợp lại A với A cho AA, A với a cho Aa ; a với a cho aa)
4.Cho 2 giống cá kiêm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào??cho biết màu mắt chỉ do 1 nhân tố di truyền quy định ?-Vì khi lai 2 bố mẹ thuần chủng mà con lại ra 100% cùng 1 kiểu hình thì => kiểu hình biểu hiện ở đời con là kiểu hình trội
=> tính trạng mắt đen trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ
Quy ước gen :
Gen A quy định mắt đen
Gen a quy định mắt đỏ
=>Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
BÀI 3:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
Câu hỏi in nghiêng :
Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :
P : Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)
P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)
Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội ?
-Ta sử dụng phép lai phân tích :
+Nếu F1 có tỷ lệ 100% về 1 kiểu hình trội => Cá thể trội có kiểu gen thuần chủng(đông hợp trội)
+Nếu F1 có tỷ (lệ 1:1)^n - n là số cặp gen dị hợp ở cá thể có kiểu hình trội => cá thể có kiểu hình trội đó có kiểu gen dị hợp
Diền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau ?
TKHT : mang kiểu hình trung gian giữa 2 P
TNMD: mang kiểu hình trội
2.1 trội : 2 trung gian :1 lặn
Câu hỏi và bài tập:
1.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Trang 3-Thực hiện phép lai phân tích :
Lấy cá thẻ mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn
2.Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiến sản xuất ?
Các gen trội thường quy định các tính trạng tốt (ví dụ :năng suất nhiều ,khả năng chống chịu cao ,ít bị bệnh hay sâu bệnh tấn công (ở thực vật ) Vì vậy người ta cần xác định các tính trạng mong muốn và tập rung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao
3.Điền nội dung phù hợp vào những ô trống wor bảng 3:
4.Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
vì Cây cà chua đỏ đem lai phân tích => đỏ là tính trạng trội
Quy ước :Gen A quy định đỏ
Gen a quy định quả vàng
=> đỏ thuàn chủng => có kiểu gen :AA
Câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 4 và điền nội dung phù hợp vào bảng 4?
Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau :
-Tích các tỷ lệ
Câu hỏi và bài tập
1.Căn cứ vào đâu mà menden lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
-Vì tỷ lệ của mỗi cặp tính trạng (cặp xanh vàng ,cặp vàng nhăn) đều có tí lệ là 3:1 (giống như khi lai 1 cặp tính trạng)
2.Biến dị tổ hợp là gì ?Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
-Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời cha mẹ và làm nên một tính trạng mới ở đời con (Ví dụ trên : đời bố mẹ có kiểu hình là vàng trnơ,xanh nhăn => mà đời con lại xuất hiện kiểu hình mới khác bố mẹ là vàng ,nhăn ; xanh ,trơn )
-BDTH xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính (có sự thụ tinh giữa 2 giới hoặc 2 cá thể )
3.Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có :
a)Tỉ lệ phân li mỗi cặp tính trạng là 3trội : 1 lặn
b)Tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích các tỉ lệ của tính trạng hợp thành nó
c)4 kiểu hình khác nhau
d)các biến dị tổ hợp-đáp án b
BÀI 5:LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP THEO)
Câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 5 và:
Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp
Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.
Trang 4-Vì F1 có kiểu gen AaBb => khi lai F1 x F1 thì 1 bên cho 4 giao tử đực(AB,ab,Ab,aB),và 1 bên cho 4 giao tử cái (Ab,AB,ab,aB)
=> mỗi bên cho 4 giao tử => 4x4 = 16 tổ hợp
Câu hỏi và bài tập:
1.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng cảu mình như thế nào ?
-Phân li độc lập của các cặp gen(phát sinh giao tử)
-Tổ hợp tự do của các cặp gen (thụ tinh)
2.Nêu nội dung quy luật phân li độc lập ?
-Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
3.Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?Tại sao ở các loài sinh sản giao phối ,biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
-Cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống
-Vì khi có sự giao phối = có sự thụ tinh giữa 2 cá thể có kiểu gen khác nhau thì sẽ cho những giao tử khác nhau và sẽ có xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp hơn
-ở những loài sinh sản vô tính thì con sinh ra giống hệt kiểu gen của mẹ
4.Ở người ,gen A quy định tóc xoăn , gen a quy định tóc thẳng ,Gen B quy đình mắt đen ,gen b quy định mắt xanh các ge này phân li độc lập với nhau
Bó có tóc thẳng mắt xanh chọn mẹ có kiểu gen phù hợp để con sinh ra 100% mắt đen tóc xoăn
Bó có tóc thẳng mắt xanh=> kiểu gen aabb
=> mẹ không được cho giao tử a hay b vì nếu mẹ có giao tử a hay b thì sẽ có ng` con có kiểu hình tóc thẳng ,mắt xanh
=> mẹ có kiểu gen AABB(cách nhanh nhất đấy )
BÀI 7:BÀI TẬP CHƯƠNG I
bài 1:Lông ngắn trội hoàn toàn lông dài
Quy định :gen A quy định lông ngắn
gen a quy định lông dài
lông ngắn thuần chủng có kiểu gen :AA
lông dài thuần chủng có kiểu gen aa
Thân đỏ thẫm x thân xanh lục=> 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục => tỷ lệ 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục
=> tỷ lệ trội hoàn toàn
=> có 4 tổ hợp => mỗi cái cho 2 giao tử ( 2x 2 = 4) => cả 2 đều dị hợp 1cặp gen
Trang 5đọc câu d ta cũng biết đỏ trội ko hoàn toàn trắng và còn biết thêm tính trạng trung gian là hồng
bài 4:
=> kiểu gen AA và Aa quy định mắt đen
kiểu gen aa quy định mắt xanh
con có 1 đen : 1 xanh
=> có 2 tổ hợp
=> bỗ (mẹ ) cho 2 giao tử mẹ ( bố ) ch0 giao tử ( 2x 1= 2)
=> bố ( mẹ ) dị hợp 1 cặp gen mẹ ( bố) thuần chủng nhưng 1 đứa có kiểu hình xanh
=> mỗi P cho 1 giao tử a
=> F1 có kiểu gen AaBb ( đỏ ,tròn)
F1 có 1 tổ hợp => mỗi P cho 1 giảo tử (1x1 =1)
Câu hỏi in nghiêng:
Nghiên cứu bảng 8 và cho biết :số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ?
- Số lượng NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài
Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.
- 2n = 8 gồm 4 cặp: 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp NST giới tính khác nhau giữa con đực và con cái Ở con đực, cặp NST giới tính gồm 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc (XY), ở con cái gồm 2 chiếc hình que giống nhau (XX)
Quan sát hình 8.5 và cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
2 tâm động
1.2 nhiễm sắc tử chị em (2 cromatit )
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.Phân biệt bộ NSt lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?
-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
Trang 62.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ?Mô tả cấu trúc ?
-Kì giữa của quá trình phân bào
-Mô tả:
+Gồm 2 nhiễm săc tử chị em (2 cromatit) được tạo ra từ sự tự nhân đôi của NST (bản chất là sự nhân đôi ADN)
+1 cromatit = 1 phân tử ADn + protein histon
+2 NS tử chị em này đính lại với nhau ở tâm động
+tâm động là nơi gắn với sợi tơ vô sắc để phân chia đều về 2cực của tế bào
BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng ,duỗi xoắn nhiều hay ít :
Dựa vào những thông tin nói trên ,hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2:
Câu hỏi và bài tập:
1.Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào ?Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
-Ở 2 kì là Kì giữa và kì trung gian :
+kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
+kì trung gian thì NSt duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh
-Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:
Trang 7Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào
2.Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?
3.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân :
4.Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?
a)Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b)Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c)Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
d)Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
BÀI 10 :GIẢM PHÂN
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền nội dung phù hợp vào bảng 10:
Tham khảo ở câu 1 phần "Câu hỏi và bài tập"
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu những diễn biến cơ bản qua các kì của giảm phân ?
Trang 8-Lần phân bào II:
+Các NST trong NST kép tách nhau ra ở tâm động
+Tâm động gắn vào thôi vô sắc và các NST đơn trượt trên thoi vô sắc phân li đều (về số lượng NST) về 2 cực của tế bào
Nhìn vào hình trên hoặc có thể xem rõ hơn ở sgk sinh học 9 trang 31 ta thấy:
-thử nhất là ở kì sau của GP1, thì ta thấy các cặp NST kép được xếp song song nhau đều có 2 màu khác nhau (xanh ,đỏ) do chúngkhác nhau từ nguồn gốc ngay từ đầu (vì trong 1 cặp tương đồng thì 1 cái được lấy từ bố và 1 được lấy từ mẹ => sự khác nhau về nguồn gốc của các cặp tương đồng )
-thứ 2 là khi phân li thì ta thấy chúng được xếp so le với nhau (tính theo chiều thẳng đứng) là cái trên đỏ thì dưới xanh hoặc trên xạnh thì dưới đỏ Tức là những NST cùng nguồn gốc đc xáo trộn chứ không đc phân li về cùng 1 phía.Vì vậy khi hoàn thành xong GP1 thì 2 tế bào kia sẽ mang bộ NST đơn bội kép (n kéo) khác nhau về nguồn gốc
-thứ 3 , 2 điều trên đã dẫn đến hệ quả là kết thúc hoàn toàn giảm phân thì các NST cũng nguồn gốc đã bị xáo trộn khá là lung tung ( ) nên là các tế bào con đc tạo ra có sự khác nhau về nguồn gốc NST Hình Minh Họa :"> Mong nó dễ hiểu (cây nhà lá vườn :">)
NẾU HÌNH BÉ BẠN THỬ VÀO ĐÂY TẢI ẢNH GỐC NHÉ
http://www.upanh.com/hinh_zing_chat_ ire2q8cbwy.htm
3.Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
-Giống :
+Đều là các quá trình phân bào (tế bào phân chia)
+Các NST có hiện tượng tự nhân đôi
+NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực
+Hình thái NST có sự thay đổi giữa các kì
+Tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
+Đều là sự phân bào có thoi phân bào
+Có các kì tương tự nhau :KĐ<KG<KS<KC
-Khác:
NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN
+1 lần phân bào 2 lần phân bào
+ko có sự tiếp hợp NST tương đồng và trao đổi chéo ở kì đầu có
+Ở kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo các NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng song song trên mpxd ở kì giữa 1
+Ở kì sau , 2 cromatit chị em tách nhau ở tâm động và phân li đều về 2 cực xd không có sự tách nhau ở tâm động,mà là sự phân li của các cặp NST kép tương đồng ở kì sau 1
+1 tb mẹ np 1 lần cho 2 tbcon 1 tế bào mẹ gp 1 làn cho 4 tế bào con
+tế bào con có bộ NST 2n giiongs nhau và giống mẹ tế bào con có bộ NST n khác nhau về nguồn gốc (giải thích trên)4.Ruồi giấm có 2n=8 Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các TH sau :
Trang 9BÀI 11:PHAT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
Câu hỏi in nghiêng :
Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
-Theo như câu 2 -phần câu hỏi và bài tập - bài 10 :giảm phân thì các giao tử được tạo ra trong giảm phân có sự khác nhau về
nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST)
=>Vậy các giao tử ở trong cùng 1 cá thể đực hoặc cái đã có sự khác nhau về nguồn gốc (1)
-Mà các giao tử cái từ mẹ chắc chắn là có sự khác nhau về nguồn gốc ở NSt với các giao tử đực của bố rồi (có vặn vẹo thế nào nó cũng không cùng nguồn gốc đc ,trừ khi 1 cơ thể có thể tạo đc cả trứng và tinh trùng :"> )
=>Vậy các giao tử ở trong 2 cá thể khác nhau sẽ có nguồn gốc khác nhau (2)
Từ 1 và 2 ta có :
-Sự kết hợp ngẫu nhiên các thứ ko có cùng nguồn gốc NST thì sẽ ra các hợp tử (tổ hợp) NST khác nhau về nguồn gốc (hiểu đơn giản là chả có cái nào cùng nguồn gốc với cái nào nên là cái hợp chung của cả 2 cũng chả cùng đc)
Câu hỏi và bài tập:
1.Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
-Giao tử đực (tinh trùng)
+1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào
+Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thàn tinh bào bậc 1
+Mỗi tinh bào bậc 1 trai qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2
+Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng
-Giao tử cái (trứng)
+1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào
+noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1
+Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1
+Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2
+Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2
+Các thể cực sẽ bị tiêu biến
2.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?-Bộ NST của các loài đều có số lượng là 2n NST ( số lượng này có sự khác nhau ở mỗi loài)
-Qua giảm phân thì mỗi cá thể của mỗi loài sẽ cho bộ NST đơn bội là n NST (só lượng này cũng khác nhau ở môi loài)
-Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp 2 bộ NST sắc thể đơn bội của 2 cá thể khác nhau nhưng cùng loài (tức có cùng số lượng 2n vàn)
=> 2 cá thể ,mỗi cá thể cho 1 giao tử là n (có số lượng NST giống nhau tuy khác nguồn gốc do nó cùng loài ) => n+n = 2n (bộ NST ban đầu và đặc trưng của loài )
3.Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ?
-Trong quá trình tạo giao tử có sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST
-Trong quá trình thụ tinh có sự tổ hợp tự do ,ngẫu nhiên của các giao tử không cùng nguồn gốc
-Hiện tượng trao đổi chéo ở NST kép tương đồng ở giảm phân 1
4.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
a)Sự kết hợp theo nguyên tắc : một giao tử đực với 1 giao tử cái
b)Sự kết hợp nhân của 2 giảo tử đơn bội
c)Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
d)Sự tạo thành hợp tử
Đáp án : c
Trang 105)Khi giảm phân và thụ tinh ,trong tế bào của 1 loài giao phối,2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử ?
Giao tử : AB , ab, Ab , aB
Hợp tử : trang 17
BÀI 12:CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 12.2 và trả lời các câu hỏi sau :
-Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân
+Có 2 loại tinh trùng :tinh trùng chứa NST giới tính X ,và tinh trùng chưa NST giối tính Y
+có 1 loại trứng là trứng chứa NST giới tính X
-Sự thụ tình giữ các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái ?
+để phát triển thành con gái thì loại tinh trùng chứa NST giới tính X + trứng
+ trai Y + trứng
-Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1
-Ta có bố cho 2 loại giao tử(X,Y) ,mẹ cho 1 loại giao tử (X)=> Hợp tử XX và hợp tử XY chiếm số % ngang nhau là 50%-Hai hợp tử trên có sức sống ngang nhau
Câu hỏi và bài tập :
1.Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NSt thường ?
G/P: (22A + X) , (22A+Y) ; (22A + X)
F1: 44A + XX (con gái) ; 44A + XY (con trai)
-Là sai
vì mẹ chỉ cho 1 giao tử mang NST giới tính X ,còn việc sinh con trai hay con gái là phụ thuộc vào giao tử của người bố sẽ kết hợp với giao tử của mẹ là giao tử nào ,Nếu là giao tử mang NST giới tính Y thì là con trai ,còn nếu là giao tử mang NST giới tính
X thì sẽ là con gái
3.Tại sao trong cấu trúc dân số ,tỷ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1?
Tham khảo phần câu hỏi in nghiêng
4.Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ dực ,cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
-Ở động vật ,giói tính không chỉ đc quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môitrường và bên trong cơ thể
Ví dụ :NHiệt độ ,hoocmoon ,ánh sáng ,môi trường sống có thể làm thay đổi giới tính các loài sinh vật
Ví dụ : trong 1 bể cá vàng ,ngăn bể làm 2 :1 nửa để cá cái ,1 nửa để cá đực Che 2 nửa để chúng không nhìn thấy nhau 1 thời gian sau ,ben bể toàn cá cái xuất hiện vài con cá đực và bên bể cá đực xuất hiện vài con cá cái @.@
Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật
-Ý nghĩa:
+điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất
5.Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỷ lệ đực cái xấp xỉ 1:1?
a)số giao tử đực bằng số giao tử cái
b)Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đường
c)Số cá thể dực = số cá thể cái trong loài