Tùy theo nhiệm vụđược giao, sinh viên phải làm việc độc lập hoặc cùng với nhóm để hoànthành; - Sinh viên phải biết cách vận dụng các kiến thức đã tích lũy trong suốt quátrình học đại học
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGKHOA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP NGÀNH CẤP THOÁT NƯỚC –
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Trang 2Bộ môn Cấp thoát nước, Trường ĐHXD, tháng 6/2015
Hướng dẫn thực hiện Đồ án thiết kế tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước, Trường Đại học Xây
kế trong đó sinh viên hệ thống hóa được kiến thức chuyên ngành xuyên suốtchương trình đào tạo, và vận dụng để giải quyết trọn vẹn một nhiệm vụ cụ thể, thídụ: Thiết kế hệ thống cấp nước hay hệ thống thoát nước cho một đô thị, khu côngnghiệp, điểm dân cư nông thôn
Yêu cầu đối với sinh viên:
- Mỗi sinh viên được giao một nhiệm vụ thiết kế riêng Tùy theo nhiệm vụđược giao, sinh viên phải làm việc độc lập hoặc cùng với nhóm để hoànthành;
- Sinh viên phải biết cách vận dụng các kiến thức đã tích lũy trong suốt quátrình học đại học chuyên ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước, để thựchiện đồ án tốt nghiệp, từ phân tích và tổng hợp các dữ liệu cho trước, lựachọn các phương án công nghệ, kỹ thuật hợp lý, các thông số phù hợp phục
vụ cho công tác tính toán, thiết kế, rèn luyện kỹ năng tra cứu, sử dụng cáctiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, tham khảo các tài liệu chuyên ngành, rènluyện kỹ năng tính toán, thiết kế, trình bày thuyết minh và thể hiện bản vẽ kỹthuật, cũng như kỹ năng thuyết trình, bảo vệ đồ án thiết kế của mình trướcHội đồng đánh giá;
- Nghiên cứu sâu một vấn đề chuyên môn để thực hiện Chuyên đề (khuyếnkhích nhưng không bắt buộc);
* Một nhóm sinh viên có thể được giao Nhiệm vụ thiết kế với khối lượng lớn, yêucầu cao về tính toán, thể hiện chi tiết và thực hiện dưới sự hướng dẫn của một hoặcmột nhóm cán bộ hướng dẫn Nhiệm vụ cho từng sinh viên được giao và giám sát cụthể
1.2 SẢN PHẨM YÊU CẦU
Sản phẩm của Đồ án thiết kế tốt nghiệp bao gồm:
1) Thuyết minh: được thể hiện trên giấy cỡ A4, khối lượng 100 – 120 trang,bao gồm cả Chuyên đề nhưng không kể phần Phụ lục Quy cách trình bàyđược nêu trong Phụ lục 1 kèm theo;
2) Các bản vẽ: 10 – 14 bản vẽ khổ A1, thể hiện kết quả của các phần: Thiết kế
sơ bộ (6 – 8 bản), Thiết kế kỹ thuật (4 – 6 bản) và Chuyên đề (1 – 2 bản khổ
Trang 3A1, nếu có thực hiện) Quy cách trình bày được nêu trong Phụ lục 2 kèmtheo;
3) Đĩa CD ghi các file Thuyết minh, các bảng biểu, Phụ lục đi kèm (định dạngWord - doc, docx; Excel - xls, xlsx) và các bản vẽ (định dạng AutoCAD -.dwg)
1.3 CẤU TRÚC THUYẾT MINH ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Trang bìa
Nhiệm vụ thiết kế được giao
Mục lục
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ
Lời cám ơn Lời cám ơn tới thầy cô giáo hướng dẫn và các cán bộ hỗ trợ,
các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất liên quan
LỜI NÓI ĐẦU Giới thiệu chung về chủ đề của đồ án, bối cảnh ra đời, nhu cầu
thực tiễn, lý do chọn đề tài Giới thiệu ngắn gọn toàn bộ côngviệc đã thực hiện bao gồm: nhiệm vụ được giao, phương phápthực hiện, kết quả đạt được và ý nghĩa của đề tài
PHẦN 1 CÁC DỮ LIỆU LÀM CƠ SỞ THIẾT KẾ CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP/
THOÁT NƯỚC
Thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vàquy hoạch phát triển không gian, kinh tế - xã hội của khu vực(ghi rõ giai đoạn thiết kế) Số liệu về các nguồn nước trong khuvực, hiện trạng và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp,thoát nước, quản lý chất thải rắn, cấp điện, …) Xác định cácthông số kỹ thuật chủ yếu của khu vực thiết kế, làm dữ liệu đầuvào cho phần Thiết kế sơ bộ (Phần 2)
Phân tích và lựa chọn các phương án tổ chức cấp/thoát nước vàlựa chọn hệ thống cấp/thoát nước thích hợp
PHẦN 2 THIẾT KẾ SƠ BỘ
Vạch tuyến mạng lưới Tính toán thủy lực mạng lưới cấp/thoátnước Tính toán công trình của hệ thống cấp/thoát nước (côngtrình thu, trạm bơm cấp I, trạm bơm cấp II, trạm bơm nước thải,công trình xả nước ra nguồn tiếp nhận, …)
Tính toán thiết kế Trạm xử lý nước/nước thải Thiết kế sơ bộcác hạng mục, các công trình chính
Trang 4Xác định công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản, chế độ làmviệc, lựa chọn các thiết bị chính trong hệ thống cấp/thoát nước,làm cơ sở để khái toán kinh tế.
Khái toán kinh tế, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơbản
PHẦN 3 THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Thiết kế kỹ thuật một số công trình đơn vị chính trong hệ thốngcấp/thoát nước, trong đó cần xác định các kích thước chi tiếtcủa từng công trình; xác định các thông số kỹ thuật chi tiết, chế
độ và điểm làm việc (vẽ đồ thị nếu cần), xác định kích thướclắp đặt của các thiết bị chính trong hệ thống cấp/thoát nước
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
1.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Đồ án tốt nghiệp được đánh giá như sau:
Bước 1: Chấm sơ khảo – Chấm theo thang điểm 10, tiêu chí đánh giá được trình bày
dưới đây Điểm sơ khảo được cho bởi cán bộ chấm sơ khảo và cán bộ
hướng dẫn
Bước 2: Bảo vệ trước Hội đồng gồm 5 thành viên – Chấm theo thang điểm 10, tiêu
chí đánh giá được trình bày dưới đây
Điểm đồ án được tính như sau: Tính trung bình cộng điểm của các cán bộ
chấm sơ khảo, cán bộ hướng dẫn và 5 thành viên của hội đồng (7 điểm số) Kết quả
sau đó được làm tròn tới mức 0,5
4.1 Chấm sơ khảo
Thuyết minh ĐATN (5 điểm)
Mức độ hoàn thiện về nội
dung: các nội dung được thực hiện
đầy đủ và chính xác như nhiệm vụ
thiết kế yêu cầu.
- Cơ sở thiết kế, tổ chức cấp/thoát nước và Thiết kế sơ bộ: (4 điểm), trong đó:
+ Tính toán, phân tích lựa chọn phương
+ Tính toán thiết kế sơ bộ: 2.5 điểm
+ Khái toán kinh tế: 0.5 điểm
5 điểm
Trang 5- Thiết kế chi tiết: 1.0 điểm
Bản vẽ (4 điểm)
1 Mức độ thực hiện về khối
lượng
Số lượng bản vẽ đủ Các bản vẽ thể hiện đầy đủ các nội dung thiết kế đã thực hiện:
Chuyên đề (1 điểm)
Thuyết minh theo đúng yêu cầu của một
1 điểm Bản vẽ: 1 bản vẽ thể hiện được đầy đủ các
nội dung tìm hiểu/nghiên cứu và kết quả đạt được: 0,5 điểm
Điểm thưởng (1 điểm) - Đồ án có tính sáng tạo: Áp dụng công
nghệ, giải pháp kỹ thuật mới, không truyền thống; thuyết minh đi sâu tìm hiểu áp dụng phương pháp tính toán mới (được cán bộ hướng dẫn thông qua).
- Đồ án có sử dụng các số liệu khảo sát, ứng dụng các kết quả nghiên cứu thực
tế có sự tham gia của chính sinh viên;
- Chất lượng đồ án tốt: trình bày đồ án đẹp, cẩn thận, có đầu tư nhiều công sức;
văn phong thuyết minh không ảnh hưởng từ các đồ án khác; đổi mới trong cách trình bày: có sơ đồ tính toán, hình vẽ
1 điểm
4.2 Bảo vệ trước hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp
- Sinh viên được Bộ môn cho phép ra bảo vệ trước Hội đồng: tối thiểu được 5đ.
- Trả lời đúng ≤ 3/4 số câu hỏi: Điểm bảo vệ ≤ Điểm sơ khảo.
- Trả lời đúng > 3/4 số câu hỏi: Điểm bảo vệ ≈ Điểm sơ khảo.
- Trả lời tốt, thuyết phục: Điểm bảo vệ ≥ Điểm sơ khảo.
- Số câu hỏi cho mỗi sinh viên: 1 – 2 câu hỏi của cán bộ chấm sơ khảo, các câu hỏi khác
do Hội đồng quyết định.
Trang 6PHẦN 2 CÁC HƯỚNG DẪN RIÊNG ĐỐI VỚI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
2.1 Các dạng đồ án thiết kế tốt nghiệp “Cấp nước”
2.1.1 Dạng ĐATN truyền thống: Thiết kế Hệ thống cấp nước (mới) cho một đô thị
hay khu dân cư
- Thiết kế/Thiết kế cải tạo, mở rộng HTCN, thực hiện cho 2 giai đoạn pháttriển của đô thị hay khu dân cư
Yêu cầu: Thuyết minh và các bản vẽ phải thể hiện được kết quả tính toán thiết
kế HTCN cho 2 giai đoạn phù hợp với hiện trạng HTCN và quy hoạch phát triểnxây dựng, dân số của đô thị
- Thiết kế/Thiết kế cải tạo, mở rộng HTCN, thực hiện với 2 phương án mạnglưới cấp nước
Yêu cầu: Thuyết minh và các bản vẽ phải thể hiện được kết quả tính toán thiết
kế sơ bộ HTCN với 2 phương án MLCN (hoặc nguồn cấp nước và MLCN), thiết kếcủa phương án được lựa chọn
2.1.2 Dạng ĐATN kết hợp: Thiết kế hệ thống cấp thoát nước một đô thị hay khu
dân cư
Dạng đồ án này được giao cho sinh viên khi thiết kế các đô thị nhỏ để khốilượng công việc vừa với thời gian thực hiện đồ án Khối lượng chính của đồ án làthiết kế HTCN như ĐATN truyên thống và thêm phần thiết kế HTTN
Gợi ý phân bổ khối lượng: HTCN – 60%, HTTN – 30% và Chuyên đề 10%.Yêu cầu: Thuyết minh và các bản vẽ phải thể hiện được kết quả sau:
− Thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật của HTCN cho 1 hoặc 2 giai đoạn;
− Thiết kế sơ bộ của HTTN Phạm vi, khối lượng tính toán được cán bộ hướngdẫn chỉ định Các số liệu thiết kế phải được căn cứ trên các số liệu thiết kế,kết quả tính toán từ HTCN
2.1.3 Dạng Đồ án lớn được thực hiện theo nhóm
Với dạng đồ án này, cán bộ hướng dẫn cần phân công nhiệm vụ cụ thể chotừng sinh viên để đảm bảo mỗi người có cơ hội hệ thống hóa kiến thức chuyênngành và đủ khối lượng công việc
Yêu cầu cho từng sinh viên trong nhóm:
Thuyết minh và các bản vẽ phải thể hiện được kết quả sau:
− Thông tin tổng thể về đồ án lớn;
Trang 7− Phạm vi công việc được giao cho SV;
− Sự liên kết của nội dung đã thực hiện với các Nhiệm vụ còn lại của Đồ án lớn
− Thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật của các hạng mục được giao;
2.1.4 Dạng khác do cán bộ hướng dẫn giao nhiệm vụ
Với dạng đồ án này, cán bộ hướng dẫn cần giao nhiệm vụ với điều kiện ít nhấtđảm bảo các yêu cầu nêu ở Mục 2.2 dưới đây
2.2 Thuyết minh ĐATN
2.2.1 Yêu cầu chung đối với Thuyết minh ĐATN
Nội dung Thuyết minh phải thể hiện được tính hệ thống trong thiết kế thông qua
sự liên kết thống nhất, chặt chẽ về số liệu giữa các chương, tính logic trong việcphân tích, lựa chọn phương án thiết kế
Sinh viên phải đặc biệt chú trọng việc phân tích số liệu của Nhiệm vụ thiết kế(thông tin về quy hoạch; số liệu về lưu lượng, chất lượng của các nguồn cấpnước/tiếp nhận nước thải sau xử lý; thông tin về hiện trạng HTCN, HTTN …), lựachọn các thông số tính toán (tiêu chuẩn, chế độ dùng nước, áp lực yêu cầu; tiêuchuẩn, chế độ thải nước, điều kiện xả thải …) phù hợp với các tiêu chuẩn, quychuẩn hiện hành và kinh nghiệm thực tế để có thể đưa ra phương án cấp/thoát nướchợp lý nhất
Tất cả các phương án đề xuất, thông số được lựa chọn đều phải được đưa ra dựatrên các cơ sở rõ ràng
Đính kèm đầy đủ thông số kỹ thuật của các thiết bị chính được chọn lựa
C
h ú ý: Tham khảo các Hướng dẫn thực hiện đồ án: ĐA CTT-TB, ĐA MLCN, ĐAMLTN, ĐA XLNTN, ĐA XLNT để thực hiện các bước tính toán, thiết kế các hạngmục của HTCN, HTTN
2.2.2 Dạng ĐATN truyền thống: Thiết kế Hệ thống cấp nước cho một đô thị hay
khu dân cư
Sinh viên phải sử dụng các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn hiện hành là cơ sở tínhtoán, thiết kế Ngoài ra, sinh viên cần tham khảo các Hướng dẫn thực hiện đồ ánmôn học Công trình thu – Trạm bơm, Mạng lưới cấp nước, Xử lý nước cấp để thựchiện các bước tính toán, thiết kế các hạng mục của đồ án tốt nghiệp
Nội dung của Thuyết minh ĐATN truyền thống gồm các phần như sau:
Phần 1: Cơ sở dữ liệu để thiết kế HTCN Lựa chọn phương án cấp nước
− Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực, trong đó nêu rõ thông tin về quy hoạch phát triển xây dựng, dân số;
Trang 8− Số liệu về các nguồn nước trong khu vực, hiện trạng hệ thống cấp nước, quy hoạch cấp nước;
− Tính toán số liệu phục vụ cho Phần 2 – Thiết kế sơ bộ;
− Kết quả yêu cầu của Phần 1:
+ Xác định được quy mô công suất của HTCN;
+ Đề xuất một số phương án cấp nước hoặc cấp thoát nước tùy theodạng đồ án Mỗi phương án đều phải được mô tả rõ ràng về: cácnguồn cấp nước (và tiếp nhận nước thải nếu có), phạm vi phục vụ, vịtrí của các thành phần chính của hệ thống, phân đợt xây dựng;
+ Phân tích, lựa chọn và mô tả tóm tắt phương án chọn
+ Xác định chế độ dùng nước Lập các bảng tổng hợp lưu lượng, biểu
đồ dùng nước Xác định lưu lượng trong giờ dùng nước lớn nhất;+ Xác định số lượng đám cháy đồng thời, lưu lượng nước chữa cháy,lưu lượng nước khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất;+ Lựa chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp 2, số máy bơm trongtrạm
Phần 2: Thiết kế sơ bộ các hạng mục, các công trình chính trong HTCN
− Đề xuất phương án vạch tuyến MLCN cho 2 giai đoạn hoặc 2 phương ánMLCN cho 1 giai đoạn tùy theo dạng ĐA Xác định áp lực tự do yêu cầu;
− Lập sơ đồ tính toán thủy lực, tính toán thủy lực MLCN theo các giai đoạn, phương án đã đề xuất
Kết quả yêu cầu khi tính toán thủy lực:
+ Lưu lượng đầu vào phục vụ tính toán MLCN phải khớp với số liệu vềlưu lượng trong giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước lớn nhất cócháy xảy ra;
+ Đảm bảo chiều dòng chảy trên MLCN hợp lý;
+ Đảm bảo tính thống nhất về các thông số hình học, thủy lực củaMLCN trong các trường hợp tính toán của 1 giai đoạn và phát triểnhợp lý qua các giai đoạn;
+ Sử dụng phần mềm EPANET hoặc tương tự để tính toán thủy lực;+ Nên kết hợp điều chỉnh thông số của các máy bơm và đường ống saocho các bơm chữa cháy và bơm sinh hoạt là cùng loại;
+ Đảm bảo áp lực tự do yêu cầu trên toàn mạng lưới, áp lực tự do hợp lý
ở khu vực đầu mạng lưới;
Trang 9+ Đảm bảo tổn thất áp lực đơn vị trên các đoạn ống nằm trong phạm vihợp lý (giá trị tham khảo: i = 4 – 8 m/km trong giờ dùng nước lớnnhất và i ≤ 15 m/km khi có cháy) hoặc đảm bảo vận tốc trên các đoạnống nằm trong khoảng vận tốc kinh tế;
+ Số máy bơm cấp 2 trong mô hình tính toán thủy lực phải khớp với sốmáy bơm đã lựa chọn từ Phần 1;
+ Tổng hợp kết quả tính toán thủy lực vào các bảng, bao gồm các thôngsố: D, L, Q, V, i, h trên các đoạn ống; cốt mặt đất, cốt đo áp, áp lực tự
Kết quả yêu cầu khi thiết kế sơ bộ HTCN:
+ Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước nguồn, đề xuất tối thiểu 2phương án DCCN xử lý nước Phân tích, lựa chọn phương án DCCNvới đầy đủ cơ sở;
+ Xác định được các kích thước chính của các công trình, khối nhàtrong nhà máy nước;
+ Phân tích, lựa chọn kiểu loại, vị trí đặt CTT hợp lý (CTT thu nước venbờ/xa bờ/kết hợp, giải pháp công trình kết hợp/phân ly; tầng chứanước ngầm được khai thác, kiểu loại ống lọc) Lựa chọn các thông sốtính toán hợp lý;
+ Xác định được loại, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bịđược lựa chọn: các máy khuấy trộn, thiết bị làm thoáng, các máy bơmcủa TB1, TB2, bơm rửa lọc, máy thổi khí, bơm chân không, bơm địnhlượng hóa chất, các van khóa, đường ống …;
+ Số lượng, kích thước các đường ống đẩy của TB1, TB2 phải phù hợpvới các giai đoạn phát triển và khớp với mặt bằng quy hoạch Chọncác máy bơm của TB1, TB2 hợp lý;
+ Phương pháp, thông số tính toán tuân thủ các Tiêu chuẩn thiết kếđược áp dụng;
− Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản;
Kết quả yêu cầu:
+ Ước tính được điện năng, lượng hóa chất tiêu thụ cho 1m3 nước thànhphẩm;
Trang 10+ Xác định được giá thành sản xuất 1m3 nước cho các giai đoạn xâydựng
+ Xác định được giá thành sản xuất 1m3 nước theo 2 phương án MLCN(nếu thiết kế sơ bộ với 2 phương án MLCN cho 1 giai đoạn) Lựachọn phương án để thiết kế kỹ thuật
Phần 3: Thiết kế kỹ thuật một số công trình chính trong HTCN
− Xác định các kích thước chi tiết của từng công trình;
− Xác định chế độ, điểm làm việc, cao trình trục bơm của các máy bơm trongTB1, TB2;
− Xác định các kích thước lắp đặt của các thiết bị, kích thước chi tiết của cácTB1, TB2;
Lưu ý khi thiết kế kỹ thuật:
+ Số lượng, thông số kỹ thuật của các máy bơm trong TB2 phải khớpvới kết quả tính toán thủy lực từ Phần 1
Chuyên đề: Nghiên cứu sâu của sinh viên về một vấn đề thuộc chuyên ngành
Tài liệu tham khảo
Phụ lục: Các kết quả tính toán thủy lực, các số liệu, thông tin minh họa được đua vào phần này
2.2.3 Dạng ĐATN kết hợp: Thiết kế Hệ thống cấp thoát nước cho một đô thị hay
khu dân cư
Với dạng này sinh viên phải thực hiện phần thiết kế HTCN với khối lượng chiếm khoảng 60% khối lượng chung Các yêu cầu về nội dung như nêu tại mục 4.1.Phần thiết kế HTTN có khối lượng khoảng 30%, các yêu cầu về nội dung tuân thủ theo các đồ án thiết kế HTTN
Phần chuyên đề: 10% khối lượng chung
2.2.4 Dạng Đồ án lớn được thực hiện theo nhóm và các dạng khác
Cần đảm bảo đáp ứng các mục đích của môn học này và khối lượng công việc tương đương với dạng đồ án truyền thống
2.3 Phần bản vẽ trong đồ án thiết kế tốt nghiệp “Cấp nước”
Nội dung của bản vẽ phải thể hiện đầy đủ và thống nhất các kết quả đã tính toán trong thuyết minh
Các bản vẽ thiết kế sơ bộ:
Số lượng: ít nhất 6 bản vẽ A1
Trang 11Bộ môn Cấp thoát nước, Trường ĐHXD, tháng 6/2015
Nội dung: Thể hiện được quy hoạch hệ thống cấp nước, các kết quả tính toánthủy lực MLCN và MLTN (nếu có), mặt bằng và sơ đồ cao trình NM XLN
Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật:
Số lượng: ít nhất 4 bản vẽ A1
Nội dung: Thể hiện được thiết kế kỹ thuật của các khối công trình: cụm tiếpnhận – trộn – phản ứng – lắng; bể lọc; công trình thu – trạm bơm cấp 1; trạm bơmcấp 2
Các bản vẽ thể hiện chuyên đề:
Số lượng: ít nhất 1 bản vẽ A1 nếu trong Thuyết minh có Phần chuyên đề.Nội dung: Thể hiện tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ chuyên đề đã thực hiện
Trang 12PHẦN 3 CÁC HƯỚNG DẪN RIÊNG ĐỐI VỚI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
3.1 Thuyết minh thiết kế HTTN
3.1.1.Các yêu cầu chung
Nội dung Thuyết minh phải thể hiện được tính hệ thống trong thiết kế thôngqua sự liên kết thống nhất, chặt chẽ về số liệu giữa các chương, tính logic trong việcphân tích, lựa chọn phương án thiết kế
Sinh viên phải đặc biệt chú trọng việc phân tích số liệu của Nhiệm vụ thiết
kế (thông tin về quy hoạch; số liệu về lưu lượng, chất lượng của các nguồn cấp nước/tiếp nhận nước thải sau xử lý; thông tin về hiện trạng HTCN, HTTN …), lựa chọncác thông số tính toán (tiêu chuẩn, chế độ dùng nước, áp lực yêu cầu; tiêuchuẩn, chế độ thải nước, điều kiện xả thải …) phù hợp với các tiêu chuẩn, quychuẩn hiện hành và kinh nghiệm thực tế để có thể đưa ra phương án cấp/thoát nướchợp lý nhất
Tất cả các phương án đề xuất, thông số được lựa chọn đều phải được đưa radựa trên các cơ sở rõ ràng
Đính kèm đầy đủ thông số kỹ thuật của các thiết bị chính được chọn lựa.C
h ú ý: Tham khảo các Hướng dẫn thực hiện đồ án: ĐA CTT-TB, ĐA MLCN, ĐAMLTN, ĐA XLNTN, ĐA XLNT để thực hiện các bước tính toán, thiết kế các hạngmục của HTCN, HTTN
3.1.2 Cấu trúc thuyết minh đồ án thiết kế tốt nghiệp “Thoát nước”
• PHẦN MỞ ĐẦU (Xem hướng dẫn chung)
• PHẦN 1 CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC
Chương 1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển và lựa chọn phương án tổ chức thoát nước của khu vực
• PHẦN 2 THIẾT KẾ SƠ BỘ
Chương 2 Thiết kế mạng lưới thoát nước thải
Chương 3: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa
Chương 4: Thiết kế trạm xử lý nước thải
• PHẦN 3 THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Chương 5 Thiết kế trạm bơm nước thải
Chương 6 Thiết kế chi tiết một số công trình đơn vị