Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
276,41 KB
Nội dung
Dạy và học với máy tính (TLC)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, Khổng Tử đã từng nói: "Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ.
Tôi làm, tôi hiểu". Ba câu nói đơn giản này đã nêu ra ích lợi rõ ràng của việc học chủ
động.
Sau này các chuyên gia nghiên cứu về Phương pháp học chủ động đã đưa ra tỉ lệ mức
độ tiếp thu trung bình các phương thức truyền đạt như sau:
Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng nếu người học được trải nghiệm thông qua hoạt động và
có cơ hội được truyền đạt, dạy lại cho các bạn cùng học thì khả năng tiếp thu sẽ đạt ở
mức cao nhất.
Dạy và học với máy tính (TLC) là mô hình học tập tích cực, học sinh được học thông
qua các hoạt động trong một môi trường tích hợp công nghệ thông tin. Đây là mô hình
đã được triển khai từ năm 1998 đến nay tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó
có Hà Nội thông qua dự án Phòng phát triển nghiệp vụ được kí kết giữa Bộ GD&ĐT
và tập đoàn IBM. Tại Hà Nội, có 10 trường phổ thông đã triển khai mô hình học tập
này. Mô hình đã được Viện Khoa học Giáo dục nghiên cứu và khẳng định là mô hình
tích cực của việc sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
1
Bài 1. Giới thiệu về TLC.
MỤC TIÊU: Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ có khả năng:
− Hiểu biết cơ bản tích cực
− Hiểu biết cơ bản về Học tmô hình Dạy và học với máy tính, Nắm được các
đặc điểm của mô hình TLC.
1.
Học tích cực (Active Learning):
Học tích cực là thuật ngữ được dùng nhiều trong từ vựng giáo dục. Trong cuộc đổi mới
về phương pháp dạy học hiện nay, chúng ta đã nói nhiều về phương pháp dạy học lấy
người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực của người học,...Vậy Học
tích cực là gì?
Trước hết, học tích cực không có nghĩa là học sinh tiếp thu kiến thức thông qua những
hoạt động cụ thể, chân tay,...Nếu hiểu như vậy thì phương pháp tích cực là một phương
pháp đòi hỏi vận động,...Thế nhưng, trong thực tế mọi hoạt động chân tay dù tích cực
đến mấy cũng trở thành thụ động nếu không có những hoạt động đó tư duy, sáng kiến
và kinh nghiệm của người thực hiện.
Học tích cực cũng không có nghĩa là hoàn toàn phải trực giác cụ thể như: sử dụng
những đồ vật cảm giác được, cho học sinh nhìn, sờ mó vào đồ vật, đặt học sinh trước
những hiện thực cụ thể,...Trẻ em có thể trông thấy, quan sát thấy, ngửi thấy mà vẫn
không tích cực. Tìm đến tự nhiên nhưng không tự đặt ra câu hỏi, không cố gắng để trả
lời những câu hỏi ấy chưa phải là thái độ tích cực theo đúng nghĩa của nó.
Giữa phương pháp phát vấn và Học tích cực cũng có sự khác nhau căn bản là: trong
phương pháp phát vấn, học sinh có thể trả lời tốt từng câu hỏi riêng lẻ mà vẫn không
nắm được cấu trúc nội tại của những chân lý mà các em phải lĩnh hội vì cấu trúc ấy
được đưa ra thông qua bản chất và trình tự các câu hỏi đặt ra. Trong thực tế, câu hỏi
càng nhiều và càng cụ thể thì học sinh càng kém tích cực.
"Phương pháp tích cực trong thực tế bao hàm một sự hoạt động mà qua đó trẻ em học
được đôi điều bằng cách khám phá ra nó. Tuỳ theo sự phát triển của trẻ, phương pháp
này làm cho trẻ tham gia tích cực vào việc xây dựng những kiến thức, huy động sáng
kiến, sáng tạo của các em thay vì các em thụ động tiếp thu chúng từ thầy giáo hay từ
sách giáo khoa....Phải hiểu phương pháp tích cực theo nghĩa phát huy sáng kiến cá
nhân, sức sáng tạo, sức khám phá của cá nhân" (Guy PalMade - Các phương pháp sư
phạm, T102, T103, NXB Thế Giới).
2
2.
TLC (Teaching and Learning with Computer):
TLC – Dạy và học với máy tính là một cách tiếp cận đưa công nghệ vào lớp học. Trong
lớp học theo mô hình TLC, không phải mọi học sinh đều phải làm việc với máy tính
cùng một lúc, cũng không phải trong tiết học chỉ có một hoạt động làm việc với máy
tính.
TLC được thiết kế linh hoạt. TLC khuyến khích một môi trường học tập, trong đó các
học sinh tham gia tích cực, hợp tác và liên lạc với nhau. TLC giúp giáo viên:
− Khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá.
− Hỗ trợ nhiều góc học tập, nơi học sinh tiếp cận với nội dung học tập một cách tích
cực.
− Giới thiệu các hoạt động khác nhau để đáp ứng nhu cầu học sinh.
− Tạo điều kiện để học sinh có thể học một mình, nhóm hai người, nhóm nhỏ,... hay
cả lớp.
− Cung cấp khả năng truy cập vào máy tính được nối với nhau trong phòng học hay
được nối ra ngoài.
− Đưa công nghệ vào chiến lược giảng dạy.
− Cung cấp khả năng truy cập các phần mềm giáo dục khác nhau, giúp học sinh tiếp
cận các nội dung học tập khác nhau trong cùng một tiết học.
− Khuyến khích học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau trong quá
trình học tập.
− Mở rộng những điều học được ở trường về nhà, lôi cuốn các thành viên gia đình
vào các hoạt động và các bài tập lớn.
Môi trường học tập TLC thường bắt đầu bằng các hoạt động Toàn lớp nhằm giới thiệu
cho học sinh những khái niệm mới, kế hoạch làm việc,... Sau đó, học sinh sẽ phân tán
về các góc học tập.
Hoạt động ở các góc học tập là đặc thù của môi trường học tập TLC. Tại các góc học
tập, học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động với máy tính, với các phương
tiện nghe nhìn, các tài liệu và các công cụ học tập khác,... Những hoạt động này được
thiết kế không chỉ để củng cố, mở rộng các khái niệm mà còn giúp học sinh làm quen
với các hoạt động đa dạng, làm nảy sinh tình huống có vấn đề, làm động lực cho quá
trình nhận thức tiếp theo.
Tại các góc học tập, học sinh có thể làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm. Cách
học đó tạo ra những điều kiện để học sinh trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau cũng như
những cơ hội để giáo viên trao đổi trực tiếp với cá nhân hoặc với nhóm học sinh.
3
Mô tả về hoạt động toàn lớp và một số hình thức hoạt động khác ở các góc học tập.
Góc học tập
Toàn lớp
Làm việc với
máy tính
Hoạt động
Thực hành độc
lập
Đề án
(Bài tập lớn)
Mô tả
Giáo viên giới thiệu các khái niệm mới và hướng dẫn cả lớp thảo luận.
Máy tính được sử dụng như bảng đen điện tử để cả lớp hiểu được các
khái niệm cũng như những mối liên hệ. Thời điểm này có các hoạt
động để học sinh tìm tòi, hỏi và trao đổi.
Học sinh dùng các phần mềm để phát triển khái niệm cũng như kĩ
năng. Học sinh học theo nhóm (2 người một máy tính) để giúp đỡ lẫn
nhau, thảo luận các nội dung thông qua các hoạt động.
Học sinh có thể dùng các chương trình soạn thảo văn bản hay các phần
mềm học tập khác để mở rộng các kiến thức Toán sang lĩnh vực khác.
Học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, dùng các giáo cụ để phát triển các
khái niệm cũng như các cách giải bài tập khác nhau. Học sinh trong
mỗi nhóm giúp đỡ lẫn nhau và thảo luận về công việc của chúng. GV
di chuyển từ góc này sang góc khác để gợi ý học sinh tìm hiểu, đào sâu
suy nghĩ và kích thích trí thông minh.
Học sinh làm việc độc lập để thực hành và phát triển kỹ năng. Giáo
viên dùng SGK hay các giáo trình khác để soạn các bài thực hành độc
lập cho HS
Mỗi chủ đề đều có các gợi ý cho một bài tập lớn. Những bài tập lớn
này được thiết kế để khuyến khích học sinh áp dụng các kỹ năng vừa
thu thập được và mở rộng những điều đã học sang lĩnh vực khác. GV
có thể giao bài tập cho từng học sinh hay cho các nhóm.
Trong mô hình TLC, học sinh giữ vai trò trung tâm lớp học. Học sinh tham gia mọi
hoạt động một cách chủ động, tích cực xây dựng, khám phá kiến thức. Giáo viên theo
đuổi các giá trị câu hỏi của học sinh. Giáo viên là người tổ chức, thúc đẩy quá trình học
tập của học sinh.
Trong một tiết học theo mô hình TLC, học sinh thu nhận kiến thức mới thay vì từ giáo
viên và SGK theo cách truyền thống thì nay do chính các em khám phá nhờ sự tích cực
tham gia các hoạt động tại các góc học tập. Chính vì vậy, một tiết dạy theo mô hình
TLC bao giờ cũng cần một phần lớn thời gian cho học sinh hoạt động xây dựng kiến
thức và tổng kết các kiến thức thu nhận được từ các hoạt động. Và do đó một tiết dạy
theo mô hình TLC bao giờ cũng đòi hỏi nhiều thời gian hơn và sự chuẩn bị công phu
hơn so với cách dạy truyền thống.
3.
Đặc điểm của mô hình TLC
Lớp học theo mô hình TLC là một lớp học có môi trường Học tích cực và giàu công
nghệ. Trong lớp học TLC, ngoài hoạt động làm việc với máy tính còn có nhiều hình
thức hoạt động khác với những đồ dùng và tài liệu học tập phong phú giúp học sinh
chủ động, tích cực xây dựng kiến thức, sáng tạo và khám phá kiến thức. Có thể kể đến
một số đặc trưng của mô hình TLC như sau:
4
3.1 Tính liên môn trong nội dung học tập:
Trong mô hình lớp học TLC, nội dung học tập Tích hợp nhiều môn học. Đặc trưng này
xuất phát từ thực tế trong đời sống hàng ngày các hoạt động thường là những hoạt động
tổng hợp, do vậy con người cần kiến thức của nhiều môn học thay vì chỉ một môn.
Chẳng hạn, qua các hoạt động tìm hiểu chủ đề Kim tự tháp Ai Cập, học sinh có thể học
được về Lịch sử các Pharaon, vị trí Địa lý của các Kim tự tháp, các kiến thức về Toán
học như tam giác, tứ giác, mô hình hình học trong không gian,...Như vậy việc tích hợp
nhiều môn học trong một chủ đề một mặt làm cho những kiến thức các em thu nhận
được tổng hợp, mặt khác việc tích hợp nhiều môn có tác dụng tiết kiệm thời gian và
khắc sâu vì kiến thức nhiều môn được học sinh lĩnh hội song song trong một tình
huống thống nhất.
Tuy nhiên, sách giáo khoa của ta hiện nay chưa tích hợp. Ngoài ra, cũng chưa có sơ sở
nào đào tạo các thầy dạy những chương trình tích hợp như vậy, các tiết học bị buộc
phải bám sát chương trình quy định.
3.2 Ba giai đoạn học:
Trong mô hình lớp học TLC, nội dung học tập đưa đến cho học sinh đi theo con đường
của sự nhận thức biện chứng: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng trở về thực tiễn. Tức là bên cạnh các hoạt động xây dựng kiến thức, sáng tạo
và khám phá kiến thức, học sinh còn được tham gia các hoạt động giải quyết tình
huống thực, áp dụng kiến thức trong các lĩnh vực ứng dụng. Nội dung kiến thức trong
mô hình lớp học TLC thường đưa ra dưới dạng chủ đề hay một chủ điểm công việc.
Để tổ chức hoạt động cho học sinh, mỗi chủ đề được chia thành ba giai đoạn Giới
thiệu, Phát triển và Tiếp tục. Mỗi giai đoạn cung cấp một số hoạt động theo Toàn lớp
và các Góc học tập. Logic tự nhiên của trình tự Giới thiệu, Phát triển, Tiếp tục là rất
quan trọng vì nó đi theo logic của con đường nhận thức biện chứng.
Trong khi phân tích từng giai đoạn, ta sẽ xem xét những hoạt động thí dụ cho từng giai
đoạn của chủ đề Nhân phân số (môn Số học lớp 6).
− Giới thiệu
Các hoạt động giới thiệu giúp cho học sinh phát triển các khái niệm cơ sở. Các hoạt
động luôn cụ thể và thường có giáo cụ. Chúng tăng cường sự khám phá và không tập
trung vào việc phát triển các kỹ năng trừu tượng. Mỗi chủ đề giới thiệu các khái niệm
mới bằng cách đưa ra vấn đề cần giải quyết.
Với chủ đề Nhân phân số, các hoạt động trong phần này giới thiệu nhân phân số với
một số nguyên. Đây là nội dung dễ nhất để hiểu phép toán nhân phân số. Học sinh làm
việc với các que màu biểu diễn phân số để lên sơ đồ giải quyết vấn đề và rút ra qui tắc.
5
− Phát triển
Trong giai đoạn này, học sinh được giới thiệu các tư duy hình thức và phát triển các kỹ
năng trừu tượng. Một số hoạt động trong giai đoạn này có hình thức tinh tế hơn để
nâng cao hiểu biết của học sinh, khuyến khích học sinh liên hệ các khái niệm với các
biểu tượng.
Các hoạt động Phát triển của chủ đề Nhân phân số sẽ giới thiệu Nhân phân số với một
phân số. Có thể sử dụng mô hình hình vuông phân số (giấy kẻ ô) hoặc viết trên giấy.
− Tiếp tục
Các hoạt động trong giai đoạn này đưa ra các ứng dụng thực tế, tổng hợp và mở rộng
các khái niệm cũng như các kỹ năng đã được giới thiệu trong các giai đoạn trước. Các
hoạt động Tiếp tục bao gồm các vấn đề được đưa ra để giải quyết, các tìm tòi ở mức
độ cao hơn, trò chơi hay câu đố trắc nghiệm kiến thức. Các bài tập lớn (đề án dài hơi)
nhằm khuyến khích học sinh sử dụng các kiến thức thu thập được và cung cấp cơ hội
để học sinh áp dụng các kiến thức học được vào các lĩnh vực khác.
Trong chủ đề Nhân phân số, các hoạt động Tiếp tục giới thiệu các tình huống sử dụng
Nhân phân số một cách có ý nghĩa. Chẳng hạn, tình huống tính lãi, lỗ sau một thời gian
đầu tư một khoản tiền vào thị trường chứng khoán hay tình huống giải bài toán thống
kê về tỉ lệ người thất nghiệp trong thành phố,…
3.3 Đa dạng các loại hình hoạt động:
Xuất phát từ nội dung và các giai đoạn học của các chủ đề học tập theo mô hình TLC,
một lớp học theo mô hình này rất đa dạng các loại hình hoạt động. Thông qua các hoạt
động, đi từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng, học sinh biết cách khái quát để từ đó rút ra
quy luật, tìm kiếm lại tri thức nhân loại. Ngoài ra, các hoạt động này còn thúc đẩy các
em suy nghĩ tìm tòi các giải pháp trong những tình huống thực hoặc trong các lĩnh vực
ứng dụng. Điều đó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, sự hiểu biết mà còn
tăng năng lực hành động ở các em.
3.4 Triển khai các mức học theo Bloom:
Sáu mức học của Bloom được nhiều nhà Sư phạm quan tâm và được áp dụng trong hầu
hết các lớp học tích cực có sử dụng máy tính.
Chi tiết về các mức học này như sau:
Mức học
Kiến thức (Knowledge)
Nhận thức
(Comprehension)
Diễn giải
Sự tái hiện hoặc nhận ra một vài điều đã gặp trước đó mà
không nhất thiết phải hiểu, sử dụng hoặc thay đổi chúng.
Khả năng diễn giải, hiểu tài liệu đang nghiên cứu mà không cần
thiết phải liên hệ nó với bất kể cái nào khác.
6
ứng dụng (Application)
Phân tích (Analysis)
Tổng hợp (Synthesis)
Đánh giá (Evaluation)
Sử dụng khái niệm chung để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Khả năng thâm nhập tài liệu theo từng phần từ đó cấu trúc lại,
tổ chức lại để có thể hiểu vấn đề.
Phát hiện cái mới bằng cách kết hợp các ý kiến khác nhau.
đánh giá giá trị của tài liệu hoặc các hình thức mà chúng được
áp dụng trong những tình huống cụ thể.
Thông qua các hoạt động, học sinh sẽ được rèn luyện 6 mức tư duy trên. Lẽ dĩ nhiên,
không phải bất kỳ hoạt động nào cũng đi theo thứ tự các mức học và không phải hoạt
động nào cũng rèn luyện cho học sinh đầy đủ cả 6 mức học. Nhưng khi kết thúc một
chủ đề, các năng lực tư duy của các em sẽ được nâng lên.
3.5 Học theo nhóm
Có thể nói học theo nhóm là yếu tố bắt buộc của mô hình TLC. Việc hình thành các
góc học tập như được nói tới ở trên cho phép giáo viên triển khai nhiều hoạt động trong
lớp học.
Tuy nhiên, trong mô hình TLC, không phải lúc nào các cá nhân cũng làm việc theo
nhóm. Cũng có lúc các cá nhân phải thực hành độc lập hoặc hoạt động toàn lớp tuỳ
thuộc từng nội dung triển khai trong mỗi chủ đề.
3.6 Sử dụng máy tính:
Có nhiều mức độ sử dụng máy tính trong lớp học theo mô hình TLC tuỳ theo số lượng
máy trong phòng học và tuỳ theo hoạt động mà giáo viên triển khai.
Lớp học có thể chỉ được trang bị một máy tính, cũng có thể có từ 5 đến 10 máy tính (đủ
cho một góc học tập) và cũng có thể là một phòng máy tính. Con số phù hợp là mỗi lớp
có từ 5 dến 10 máy tính.
Máy tính có thể được sử dụng để trình bày một vấn đề trước toàn lớp. Khi đó máy tính
đóng vai trò như bảng đen điện tử. Máy tính cũng có thể dược sử dụng để mỗi các
nhân, mỗi nhóm xem là công cụ tìm tòi kiến thức trong quá trình tương tác với máy.
Máy tính còn được sử dụng để giao lưu, trao đổi giữa các cá nhân trong lớp học.
3.7 Kiểm tra, đánh giá
Khác với mô hình truyền thống tách việc kiểm tra đánh giá thành một hoạt động riêng
thông qua bài kiểm tra chuẩn, hoạt động đánh giá học sinh trong mô hình TLC xen kẽ
với quá trình nhận thức.
Trong mô hình TLC, để có thể đánh giá học sinh một cách toàn diện và khách quan,
ngoài sự đánh giá của giáo viên, học sinh còn có cơ hội để tự đánh giá mình và đánh
7
giá bạn bè. Tuy nhiên, người giáo viên vẫn phải cầm trịch trong việc hướng dẫn học
sinh các tiêu chuẩn đánh giá.
Có thể dùng một số kỹ thuật đánh giá như sau:
− Quan sát học sinh khi các em làm việc.
− Đánh giá thông qua các hoạt động: thảo luận chuyên đề, kiểm tra, câu đố,...
− Đánh giá nhờ các hồ sơ: giấy kiểm tra, hồ sơ cá nhân,...
− Cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
− Hỏi và lắng nghe ý kiến của học sinh.
Có ba mức độ kiểm tra, đánh giá học sinh trong một tiết học: 1. với mỗi hoạt động đơn
giản, giáo viên có thể sử dụng ba mức đánh giá (Tốt, Trung bình, Kém) để động viên
học sinh làm việc, 2. Với những hoạt động phức hợp (thường là hoạt động chung cả
nhóm) mà kết quả là những sản phẩm được giới thiệu, cần phải xây dựng các bảng
đánh giá với những tiêu chuẩn được cả lớp thống nhất và cùng chấm điểm theo sự
hướng dẫn của giáo viên, và 3. Trắc nghiệm khách quan từng học sinh sau mỗi buổi
học. Phần trắc nghiệm này có thể đánh giá được khả năng học sinh tiếp thu bài. Dù
vậy, kết quả trắc nghiệm này mới chỉ đánh giá được một phần của kiến thức học sinh
mà chưa đánh giá được những năng lực khác như khả năng phân tích, khả năng tổng
hợp, khả năng làm việc tập thể,...
3.8 Không gian lớp học mô hình TLC
Sơ đồ không gian lớp học theo mô hình TLC
8
Gã c m ¸y
tÝn h
M¸y in
Gã c h o ¹ t ® é n g
M¸y
tÝn h
Gi¸o
viª n
ViÕt/Ho ¹ t ® é n g /Th ù c h µ n h ® é c
lËp
Th viÖn tµ i liÖu
Gã c h o ¹ t ® é n g
Trong mô hình TLC, giáo viên có thể tận dụng mọi góc cạnh của không gian lớp học
phục vụ cho việc giảng dạy. Chẳng hạn, dùng các không gian ẩn như tường, sườn tủ,
dây treo, nam châm,... để bày bài làm của học sinh. Việc bày các bài làm của học sinh
như hình vẽ, bài viết,...trong không gian lớp học có tác dụng rất lớn. Các em luôn nhìn
thấy sản phẩm của mình và của các bạn mình. Điều đó giúp các em có thể học hỏi
nhiều hơn và hơn thế nữa, tạo cho các em lòng tự trọng, sự tự tin để học tập.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là học tích cực?
2. TLC là gì??
3. Những đặc điểm của mô hình TLC là gì?
4. Kiểm tra đánh giá trong mô hình TLC khác gì so với mô hình dạy
học hiện nay tại trường của bạn?
9
5. Không gian lớp học TLC khác gì so với lớp học hiện nay tai trường
bạn?
10
Bài 2. Học theo nhóm
MỤC TIÊU: Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ có khả năng:
− Hiểu biết cơ bản về hình thức học tập theo nhóm.
− Kỹ năng hoạt động nhóm.
− Giải quyết được các tình huống sư phạm phát sinh khi tổ chức cho học sinh
học tập theo nhóm
1.
Mục đích học theo nhóm
Có thể nói học theo nhóm là yếu tố bắt buộc của mô hình TLC. Học theo nhóm học
sinh có nhiều cơ hội thể hiện cá nhân hơn là học toàn lớp. Đồng thời, hoạt động theo
nhóm cũng rèn luyện cho học sinh năng lực hoạt động tập thể với những mục tiêu
chung, khả năng nghe, khả năng trình bày, thuyết phục, làm việc có kế hoạch,...
2.
Thực hành hoạt động nhóm
2.1 Hoạt động 1:
Mục tiêu: bước đầu hình thành nhóm học tập, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa
các thành viên để từ đó xây dựng tinh thần tự tôn của nhóm.
Cách thức: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5 thành viên.
Nội dung: Mỗi nhóm làm các việc sau
− Thảo luận và tìm ra 3 điểm đặc thù của nhóm mình.
− Đặt tên và tìm biểu trưng cho nhóm.
− Thể hiện ba điểm đặc thù của nhóm trên giấy khổ rộng (hình ảnh, từ, kí hiệu, ...).
− Chia sẻ cùng cả lớp.
2.2 Hoạt động 2:
Mục tiêu: bắt đầu thực hành hoạt động cộng tác để rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Cách thức: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5 thành viên.
Nội dung: Trong thời gian 45 phút, các nhóm sử dụng ống nhựa và ghim để xây dựng
một toà tháp với vật liệu (ống nhựa) ít nhất và chiều cao cao nhất.
Thảo luận sau khi kết thúc hoạt động nhóm:
11
− Bạn giao tiếp với những người khác như thế nào?
− Có ai nổi lên giữ vai trò lãnh đạo không?
− Người lãnh đạo cho bạn biết phải làm gì, làm thế nào?
− Những vai trò khác mà bạn quan sát được
− Bạn học được gì về làm việc theo nhóm?
− Giáo viên có thể đưa vào lớp cách làm việc theo nhóm như thế nào?
2.3 Hoạt động 3: Giải quyết một số tình huống sư phạm khi hoạt động nhóm
Bạn và nhóm của bạn thảo luận để đưa ra những tình huống sư phạm phát sinh trong
quá trình tổ chức cho học sinh học theo nhóm và nêu những cách giải quyết cho những
tình huống sư phạm đó.
3.
Các thành tố cơ bản của hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm là hoạt động cộng tác và có các thành tố cơ bản sau đây:
− Sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm: Sự nỗ lực của
từng thành viên đóng góp vào thành công chung của nhóm
− Tương tác trực tiếp (Face-to-Face Interaction): Trình bày bằng lời cách thức giải
quyết vấn đề của mình, truyền đạt cho người khác những hiểu biết của mình, kiểm
tra hiểu biết lẫn nhau, liên kết những điều đang học với những điều đã học
− Đề cao trách nhiệm của từng cá nhân trong hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm:
Nhóm càng ít thành viên, tính trách nhiệm của từng cá nhân càng cao, cần có phân
công trách nhiệm rõ ràng và kiểm tra chéo lẫn nhau
− Các kỹ năng làm việc nhóm: Nghe nhau một cách tích cực, Đồng ý / không đồng ý
một cách hoà nhã, Hiểu và thể hiện được vai trò của mình trong nhóm, Đóng góp
cho mục tiêu chung của nhóm, Chia sẻ quyền lãnh đạo,…
4.
Xây dựng tiêu chí đánh giá cho hoạt động nhóm
Lớp học tích cực là nơi có sử dụng công nghệ và các hình thức hợp tác. Vì vậy, đánh
giá công việc của học sinh thường mang tính chủ quan. Giải pháp là giáo viên phải tạo
ta một chuẩn để giảm bớt tính chủ quan trong đánh giá. Có thể. Sử dụng thang điểm và
dấu mức để kết quả đánh giá là thống nhất và đáng tin cậy.
Một thí dụ về tiêu chuẩn đánh giá
0
NỘI
1
2
KẾT
QUẢ
12
DUNG
Kiến thức
Sai
Chưa chính xác hoặc Đúng và đầy đủ
chưa đủ
Kỹ năng
Không làm theo
Làm theo hướng dẫn Làm đúng theo
hướng dẫn. Không ra nhưng lỗi thao tác hướng dẫn hoặc làm
kết quả.
cách khác ra kết quả.
Trình bày
Không trình bày
được.
Trình bày không rõ Trình bày rõ ràng,
ràng
đầy đủ, có cấu trúc
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những kỹ năng cần thiết để hoạt động nhóm hiệu quả là gì?
2. Kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm khác gì so với đánh giá hoạt động
độc lập của học sinh?
3. Theo bạn số lượng thành viên của mỗi nhóm học tập nên là bao
nhiêu? Vì sao?
4. Nếu lớp học của bạn có số học sinh quá đông, học theo nhóm có thể
dẫn đến các tình huống sư phạm nào?
5. Giải pháp của bạn để giải quyết những tình huống sư phạm của câu 4
là gì?
13
Bài 3. Soạn bài TLC
MỤC TIÊU: Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ có khả năng:
− Nắm được qui trình soạn bài cho mô hình học tập TLC.
− Trên cơ sở hiểu mô hình, bạn có thể đánh giá giáo án tham khảo và tự xây
dựng giáo án TLC cho môn học mình giảng dạy.
1.
Các bước soạn giáo án TLC
Để xây dựng bài giảng theo mô hình TLC, các giáo viên có thể tiến hành theo một số
bước sau đây.
− Tìm hiểu nội dung bài dạy trong SGK.
− Tìm hiểu các tư liệu tham khảo.
− Thiết kế các hoạt động tích cực cho học sinh, làm các công cụ dạy học kèm theo.
− Tìm hiểu phần mềm, xây dựng các hoạt động cho góc máy tính.
− Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá.
− Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm.
− Soạn giáo án hoàn chỉnh
2.
Giáo án tham khảo
Mô hình TLC là Học tích cực trong một môi trường lớp học giàu công nghệ. Tuy
nhiên, yếu tố công nghệ có thể đưa vào dần đần tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất của
từng trường, từng địa phương. Như vậy có thể nói mô hình TLC là một mô hình học
tập đáp ứng đúng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Sau đây là một
giáo án TLC tham khảo cho môn Toán.
14
SỐ HỌC 6
TIẾT 114 : TỈ SỐ CỦA HAI SỐ. TỈ SỐ PHẦN TRĂM. TỈ XÍCH SỐ
CÁC HOẠT ĐỘNG
TRONG LỚP HỌC
Hoạt động 1:
Tìm tỉ số diện tích
của các khu đất xây
dựng trường học.
Biết diện tích một
khu đất, tính diện
tích các khu khác
MỨC HỌC
BLOOM/
Knowledge,
Comprehension
and, Application.
KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG
Hình thành
khái niệm tỉ
số của hai số,
cách tính tỉ số
của hai số.
Hoạt động 2
Đo đạc trên bản đồ
và tính khoảng cách
trên thực tế
Knowledge,
Comprehension,
Application
Hoạt động 3:
Tính toán tỉ số % về
học lực của học sinh
trong lớp và cho
nhận xét
Knowledge,
Comprehension,
Application,
Analysis, Synthesis
and Evaluation
Hoạt động 4:
Tìm hiểu Tỉ số vàng
trong kiến trúc.
Knowledge,
Comprehension,
Application,
Analysis ,Synthesis
and Evaluation
Hình thành
khái niệm tỉ
xích số. Rèn
kỹ năng đo
đạc
Hiểu và vận
dụng để giải
bài toán thực
tế.
Hình thành
khái niệm tỉ
số %.
Thông qua bài
toán thực tế
rèn kỹ năng
viết, kỹ năng
nói, kỹ năng
trình bày cho
HS.
Vận dụng
kiến thức để
giải bài toán
thực tế.
Tìm hiểu ý
nghĩa của các
tỉ số trong
cuộc sống.
Chú ý về tính
cùng loại,
cùng đơn vị
của hai đại
Hoạt động 5:
Đố vui Chuột nặng
hơn voi
Knowledge,
Comprehension,
Application,
Analysis, Synthesis
TÀI LIỆU,
CÔNG CỤ
Học sinh trong Mô hình khu
nhóm đánh giá đất xây dựng
lẫn nhau về các trường.
mặt: Kiến thức Sách giáo
toán, khả năng khoa.
vận dụng, sự
tích cực tham
gia các hoạt
động nhóm
Bản đồ với
các tỉ lệ xích
khác nhau
Các dụng cụ
đo đạc.
-ntĐÁNH GIÁ
Bản số liệu
về học lực
của học sinh
trong lớp
-nt-
Hình ảnh các
công trình
kiến trúc.
-nt-
Học sinh trong
nhóm đánh giá
lẫn nhau về các
mặt: Kiến thức
Hình ảnh ngộ
nghĩnh của
chiếc cân
thăng bằng,
15
Hoạt động 6:
Kiểm tra trắc nghiệm
and Evaluation
lượng khi lập
tỉ số.
Vận dụng
kiến thức ở
mức độ cao
hơn.
Knowledge,
Comprehension,
Evaluation
Tổng hợp
kiến thức cả
ba nội dung.
toán, khả năng
vận dụng, sự
tích cực tham
gia các hoạt
động nhóm.
Giáo viên đánh
giá
Đánh giá kiến
thức của từng
học sinh
một bên có 1
con chuột,
một bên có 6
con voi.
Bài kiển tra
trắc nghiệm
SỐ HỌC 6
TIẾT 114 : TỈ SỐ CỦA HAI SỐ.
TỈ SỐ PHẦN TRĂM. TỈ XÍCH SỐ
1.
Yêu cầu trọng tâm:
1.1 Kiến thức:
− Nắm chắc các khái niệm Tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ xích số.
− Nắm chắc các qui tắc tìm Tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ xích số và biết vận
dụng những qui tắc này để giải các bài toán gặp trong thực tế.
1.2 Cơ sở vật chất :
− Giấy, bút màu, giấy màu kẻ ô.
− Cơ sở vật chất cho các nhóm
1.3 Tiến trình tiết dạy :
Thời
gian
Nội dung
công việc
Hoạt động của giáo viên
3’
Ổn định tổ Chia lớp thành 3 nhóm
chức
20’
Thực
các
động
hiện Quan sát học sinh hoạt động
hoạt
Hoạt động của học sinh
Các nhóm làm bài tập
theo hướng dẫn.
Trao đổi để đưa ra nhận
xét.
16
15’
Các nhóm Nghe các nhóm trình bày.
trình bày
Yêu cầu học sinh đánh giá .
Trình bày hoạt động theo
thứ tự :
Nhóm máy tính.
Nhóm hoạt động 1.
Nhóm hoạt động 2.
3’
Củng cố
Cách tìm giá trị phân số của Làm việc toàn lớp
một số
4’
Kiểm
tra Làm bài tập toàn lớp.
trắc nghiệm
TÓM TẮT BÀI HỌC
TỈ SỐ CỦA HAI SỐ
Tỉ số của hai số dùng để chỉ thương của hai đại lượng cùng loại.
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
Qui tắc tìm Tỉ số phần trăm của hai số:
− Tìm thương của hai số đó dưới dạng số thập phân
− Đưa dấu phẩy sang bên phải hai chữ số rồi viết thêm kí hiệu % vào
bên phải số vừa tạo thành
Cách 2: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta nhân a với 100 rồi
a ×100
chia cho b và viết ký hiệu % vào TỈ
kết XÍCH
quả: bSỐ%
Muốn tìm tỉ lệ xích của một bản vẽ hoặc một bản đồ ta tìm tỉ số khoảng cách giữa
hai điểm trên bản vẽ hoặc bản đồ và khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên
thực tế.
kho¶ng c¸ch trª n b¶ n vÏ
kho¶ng c¸ch trª n thùc tÕ
⇒ kho¶ng c¸ch trª n b¶ n vÏ = kho¶ng c¸ch trª n thùc tÕ× tØxÝchs è
kho¶ng c¸ch trª n b¶ n vÏ
⇒ kho¶ng c¸ch trª n thùc tÕ =
tØxÝchs è
tØxÝchs è =
17
NHÓM MÁY TÍNH (I)
Họ và tên học sinh:
1.
2.
− Tổ chức: 2 học sinh một máy .
− Cơ sở vật chất: tệp T114L6_Tiso.GSP thiết kế trên SketchPad
Hoạt động:
Thời gian
Nội dung
Hướng dẫn hoạt động
20’
Trả lời câu hỏi
5’
Trình bày
5’
Làm bài kiểm tra
trắc nghiệm
Cử một đại diện trả lời câu hỏi.
TiÕt 1 1 4 : TØ s è c ñ a h a i s è - TØ s è p h Çn tr¨m - TØ xÝc h s è
Lý th uy Õt
Bµi tËp
TØ s è c ñ a h a i s è
Tr¾ c n g h iÖm
TØ s è ph Çn tr¨m
TØ xÝc h s è
18
NHÓM HOẠT ĐỘNG 2
Họ và tên học sinh:
1.
2.
3.
4.
− 1. Tổ chức: 4 đến 5 học sinh một nhóm nhỏ.
− 2. Cơ sở vật chất: bìa, bút dạ.
Hoạt động:
Công việc
Thời gian
Làm các hoạt động
20’
Trình bày
5’
Hoạt động 1:
A
B
C
Khu đất xây dựng trường có dạng như hình A. Người ta dự kiến xây lớp học trên diện
tích như hình B và các phòng ban khác trên diện tích như hình C:
a. Diện tích dùng xây lớp học bằng mấy phần khu đất
b. Diện tích cả khu đất gấp mấy lần diện tích dùng xây phòng ban.
c. Người ta đã sử dụng bao nhiêu phần khu đất để xây lớp học và phòng ban?
diện tích đó chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích khu đất?
Hoạt động 2: Tỉ số vàng
19
Người cổ Hi Lạp và người cổ Ai Cập đã ý thức được những tỉ số ‘đẹp’ trong các công
trình xây dựng. Họ cho rằng hình chữ nhật đẹp là hình chữ nhật có tỉ số giữa chiều dài
và chiều rộng là 1:0,618. Vì thế, tỉ số này được gọi là ‘tỉ số vàng’ (theo cách gọi của
nhà danh hoạ và nhà khoa học nổi tiếng người Ý Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi).
a. Đo các cạnh của hình chữ nhật biểu diễn khu đất xây dựng trường ở trên.
b. Khu đất này có đạt ‘Tỉ số vàng’ không ? Giữ nguyên chiều dài, để khu đất đạt
‘Tỉ số vàng’ phải thay đổi chiều rộng như thế nào ?
c. Trên thực tế, khu đất có kích thước bao nhiêu (theo đơn vị km) biết bản vẽ kĩ
thuật có tỉ xích số 1:1000?
Hoạt động 3: Chuột nặng hơn voi !
Một con chuột nặng 30g còn một con voi nặng 5 tấn. Tỉ số giữa khối lượng của con
chuột và con voi là
30
= 6 , nghĩa là 1 con chuột nặng bằng 6 con voi! Em có tin vậy
5
không ? Sai lầm ở chỗ nào?
20
NHÓM HOẠT ĐỘNG 3
Họ và tên học sinh:
1.
2.
3.
4.
− 1. Chuẩn bị: 3 - 4 học sinh một nhóm nhỏ.
− 2. Cơ sở vật chất cho mỗi nhóm nhỏ: giấy A0, bút, các bản đồ.
Công việc
Thời gian
Làm các hoạt động
20’
Trình bày
5’
Hoạt động 1:
Dùng bản đồ tính khoảng cách thực tế giữa Hà nội và các thành phố của Bắc Bộ Việt
Nam (thành phố A, B, C) và điền vào bảng sau :
Hà nội - A
Hà nội – B
Hà nội – C
Khoảng cách trên bản đồ
Khoảng cách trên thực tế
Hoạt động 2:
Lấy số liệu về học lực của các học sinh trong lớp và điền vào bảng sau :
HS cả lớp :
HS giỏi
HS khá
HS TB
HS yếu, kém
Số lượng HS theo học lực
Chiếm bao
số HS cả lớp
nhiêu
phần
Tỉ số phần trăm
Hoạt động 3: Chuột nặng hơn voi !
21
Một con chuột nặng 30g còn một con voi nặng 5 tấn. Tỉ số giữa khối lượng của con
chuột và con voi là
30
= 6 , nghĩa là 1 con chuột nặng bằng 6 con voi! Em có tin vậy
5
không ? Sai lầm ở chỗ nào?
22
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Điền đúng (Đ), sai (S) cho các phép toán sau:
1.
TØs è c ñ a 7 5 c m v µ
2.
TØs è c ñ a
2
2
3 21 5
m lµ 7 5 : = 7 5 × =
3
3
2
2
3
3
9
h v µ 2 0 p h ó tlµ
×3 =
10
10
10
3.
Trong 40 kg nước biển có 2 kg muối. Tỉ số phần trăm của muối
trong nước biển là 5%
4.
Quãng đường từ Hà nội đến Thái Nguyên trên thực tế là 80 km
còn trên bản đồ là 4 cm. Tỉ lệ xích của bản đồ là: 1: 40000
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn đánh giá các nhóm.
Nội dung
Các kỹ năng Không đo được
đo đạc, tính các khoảng cách,
toán
không biết tính
các khoảng cách
và diện tích.
Đo được các khoảng Đo được các khoảng
cách, tính các khoảng cách, tính các khoảng
cách và diện tích nhưng cách và diện tích.
còn có chỗ chưa đúng
Kiến thức
Không làm được Làm được các bài tập. Làm đúng các yêu cầu.
các yêu cầu và Kết luận còn thiếu
Kết luận đúng, chính xác
không đưa ra
được kết luận
Trình bày
Không trình bày Trình bày được nhưng Trình bày rõ ràng ,mạch
được kết quả chưa rõ ràng ,mạch lạc
lạc
hoạt động
23
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bạn hãy liệt kê các bước soạn giáo án theo mô hình TLC.
2. Bạn hãy đánh giá giáo án tham khảo dựa trên những đặc điểm của mô
hình TLC?
3. Bạn có đề xuất một qui trình khác cho các bước soạn giáo án TLC
không? Nếu có, hãy mô tả qui trình đó.
4. Theo bạn khó khăn lớn nhất của người giáo viên hiện nay khi giảng
dạy theo mô hình TLC là gì? Vì sao?
5. Bạn hãy đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn đặt ra ở câu 3.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin,
Lâm Quang Thiệp, Giáo dục học Đại học, ĐHQGHN, 2000.
[2] Lớp học cho thế kỷ 21 - Công nghệ và giảng dạy. TS Dennis Berg. Viện ĐH Bang
California, Fullerton, 2006
[3] Các phương pháp sư phạm. Guy PalMade. NXB Thế giới, 2003
[4] Nền sư phạm đại học. Pol Dupont và Marcelo Ossandon. NXB Thế giới, 2003.
[5] Dạy và học với máy tính. Hướng dẫn môn Toán. Tài liệu dự án Phòng phát triển
nghiệp vụ của IBM, 1998.
[6] Mô hình trường học thế kỷ 21, Tài liệu chương trình Partners in Learning,
Microsoft, 2005
[7] Bloom, B.S., (Ed.). 1956. Phân loại tư duy cho các mục tiêu giáo dục: Phân loại các
mục tiêu giáo dục: Quyển I, nhận thức về lĩnh vực. New York: Longman.
[8] Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Nguyễn Kỳ, Trường Cán
Bộ Quản lý GD&ĐT Hà Nội, 1996
[9] Sách giáo khoa Toán 6.
25
... Khụng gian lp hc mụ hỡnh TLC S khụng gian lp hc theo mụ hỡnh TLC Gó c m áy tín h Máy in Gó c h o t đ ộ n g Máy tín h Giáo viê n Viết/Ho t đ ộ n g /Th ự c h n h đ ộ c lập Th viện tà i liệu Gó c h