Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,81 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN CÔNG HUYNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN CÔNG HUYNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Thanh Sơn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp quan tâm, giúp
đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên, chuyên gia.
Tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Hƣng Nguyên; Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Hƣng Nguyên; UBND xã
Hƣng Yên Nam, UBND xã Hƣng Tân và UBDN xã Hƣng Lợi; bà con nông dân các xã Hƣng
Yên Nam, Hƣng Tân và Hƣng Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và số
liệu phục vụ trong nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ quản lý thuộc Khoa
Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều cũng nhƣ sự tận tình giúp đỡ cho tôi trong
quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Thanh Sơn, ngƣời đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các học viên trong lớp Biến đổi khí hậu K1, bạn bè những ngƣời ít
nhiều đã giúp đỡ động viên tôi thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Công Huynh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liêu, thông tin đăng tải trên các ấn phẩm, tạp
chí và các trang web đều đƣợc trích dẫn, các số liệu sử dụng đều là các số liệu điều tra chính
thống.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày….tháng 3 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Công Huynh
ii
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….
1
2. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài……………….………………..................
1
3. Mục tiêu đề tài……….……………………………………………………...
2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu.................................................................
2
5. Một số dự kiến đóng góp của đề tài……………………………………….
2
6. Kết cấu của luận văn......................................................................................
2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................
4
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu……………………………......................
3
1.1.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu…………………………………
3
1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH……………………….……………………….
4
1.1.3. Một số biểu hiện chính của BĐKH…………………………………….
5
1.1.4. Khái quát về BĐKH ở Việt Nam………………………………...............
5
1.1.5. Chính sách ứng phó với BĐKH ở Việt Nam……………………………
7
1.2. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp……………...………………………
8
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa…………………..………………….
11
1.2.2. Một số yếu tố khí hậu ngoại cảnh tác động đến cây lúa…….................
12
1.2.3. Đặc điểm thực vật học cây lạc………………………………..…………
13
1.2.4. Một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến cây lạc……………………………
15
1.3. Một số nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông
nghiệp………………………………………………………………………
17
CHƢƠNGII: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................
19
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu…………………………………..............
19
2.1.1. Vị trí địa lý – Địa hình...............................................................................
19
2.1.2. Điều kiện khí hậu……………………………………………...................
20
2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn……………………………………………………….
22
2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ……………………………………....................
25
2.1.5. Tình hình Kinh tế - Xã hội……………………………….……...............
26
2.1.6. Đặc điểm các thành phần kinh tế nông nghiệp………………………...
28
2.1.7. Xếp hạng nguồn thu nhập từ trồng cây có hạt tại địa phương...............
30
2.1.8. Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra………………………...............
31
2.2. Phạm vi nghiên cứu.……………………………………………………...
33
2.3. Cách tiếp cập và Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................
36
iii
2.3.1. Cách tiếp cận ....................................……………………….……............
36
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
36
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................
41
3.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại huyện Hƣng
41
Nguyên..........................................................................................................
3.1.1. Tổng quan về xu thế biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm
qua……………………………………………………………………….. 41
3.1.2. Một biểu hiện của khí hậu tại huyện Hưng Nguyên…...……………… 45
3.2. Một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan tới sản xuất nông nghiệp tại địa
54
phƣơng……………………………………………………………………
3.2.1. Đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất
54
lúa…………………………………………………...…………………...
3.2.2. Đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất
61
lạc……………………………………………….……..............................
3.3. Năng lực ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng………………….………….
67
3.3.1. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương…………......
67
3.3.2. Công tác ứng phó với thiên tai tại các hộ nông dân.................................
71
3.4. Kết quả chính và thảo luận……………………………………………...
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……...…………………………………..………...
74
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..………….
76
Phụ lục……………………………………………………………….....................
81
iv
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Viết tắt
BĐKH
FAO
FRL
IDRC
IFAD
KKL
KTTV
NN&PTNT
SXNN
TN&MT
UBND
UNDP
WB
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Nông lƣơng Thế giới của Liên Hợp Quốc
Front lạnh
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
Không khí lạnh
Khí tƣợng thủy văn
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên và Môi trƣờng
Ủy ban hân dân
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Ngân hàng Thế giới
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Nhiệt độ cây lúa phát triển………………………………...........................................
13
Bảng 1.2: Yếu tố khí hậu đối với từng chu kỳ sinh trƣởng của cây lạc...................................
17
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm ở huyện Hƣng Nguyên.....................................
20
Bảng 2.2: Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm...........................................................................
21
Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình tháng...............................................................................................
21
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hƣng Nguyên năm 2009................................................
26
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế nông nghiệp............................................
28
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất của các loại cây trồng hàng năm....................................................
29
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất hàng năm của các loại cây có hạt...........................................................
30
Bảng 2.8: Xếp hạng thu nhập đối với loại cây có hạt ở huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………….
30
Bảng 2.9: Thông tin chung về chủ hộ năm 2013………………………………………………….
31
Bảng 2.10: Xếp hạng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp…………………………………………
32
Bảng 2.11: Thành phần lãnh đạo địa phƣơng đƣợc mời tham gia phỏng
vấn………………………………………………………………………………………………..
38
Bảng 3.1: Tổng lƣợng mƣa qua từng thập kỷ ở Nghệ An ……………….......................................
41
Bảng 3.2: Số ngày có lƣợng mƣa lớn và lƣợng mƣa ngày lớn nhất tại trạm Khí tƣợng Vinh giảm
qua các thập kỷ…………………………………………………………………..........................
42
Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An …………………………..
43
Bảng 3.4: Số đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An……………………………........................................
44
Bảng 3.5: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây……………………….
45
Bảng 3.6: Số cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp từ 1980-2010…………………………………………
45
Bảng 3.7: Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………..
48
Bảng 3.8: Xếp hạng những hiên tƣợng thời tiết cực đoan tại huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………….
49
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa ở
huyện Hƣng Nguyên…………………………………………………………………………….
vi
55
Bảng 3.10: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên lịch mùa vụ sản xuất lúa
tại huyện Hƣng Nguyên......................................
60
Bảng 3.11: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lạc ở
huyện Hƣng Nguyên……………………………
62
Bảng 3.12: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên lịch mùa vụ sản xuất lạc
tại huyện Hƣng Nguyên.......................................
67
Bảng 3.13: Nguồn cung cấp thông tin về thiên tai cho các chủ hộ……….
71
Bảng 3.14: Nguyên nhân gây ra thiên tai ngày càng nhiều………………
71
Bảng 3.15: Giải pháp ứng phó thiên tai trong sản xuất nông nghiệp……..
72
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp…….................................
10
Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa…………………….......................................
12
Hình 1.3: Nhu cầu nƣớc cho các giai đoạn phát triển của cây lúa……………………………
14
Hình 2.1: Hệ thống kênh chính dẫn nƣớc tƣới…………………………….............................
23
Hình 2.2: Hiện trạng thiếu nƣớc tƣới đối với diện tích lúa và lạc màu của huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………………………………
24
Hình 2.3: Hiện trạng ngập lụt đối với diện tích lúa của huyện Hƣng
Nguyên…………………………………………………………………….............................
25
Hình 2.4: Tỷ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp………………………………………………
28
Hình 2.5: Tỷ lệ giá trị sản xuất của các loại cây trồng hàng năm………………………………
29
Hình 2.6: Vị trí không gian các xã nghiên cứu……………………………………………….
33
Hình 3.1: Biến trình tổng chuẩn sai lƣợng mƣa 6 tháng tại trạm Vinh……………………..
42
Hình 3.2: Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại trạm khí tƣợng
Vinh…………………………………………………………………………………………..
43
Hình 3.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1977 –
2007…………………………………………………………………………………………….
46
Hình 3.4: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 giai đoạn 1977 –
2007………………...…………………………………………………………………………..
46
Hình 3.5: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 6 giai đoạn 1977 –
2007……………………………………………………………………..……………………
47
Hình 3.6: Xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa năm giai đoạn 1977 – 2007............................
48
Hình 3.7: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét đậm giai đoạn 20002013…………………….……………………………………………..
51
Hình 3.8: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét hại giai đoạn 20002013…………………….……………………………………………………………………..
51
Hình 3.9: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện tổng các đợt rét đậm và rét hại giai đoạn
2000-2013…………………………………………………………………………………….
52
Hình 3.10: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện tổng các đợt rét đậm và rét hại giai đoạn
2000-2013…………………………………………………………………………………….
52
Hình 3.11: Xu thế diện tích lúa Hè thu bị ngập lụt ở huyện Hƣng
Nguyên………………………………………………………………………………………….
57
Hình 3.12: Xu thế nhiệt độ trung bình tháng 4…..…………………………………………..
64
viii
Hình 3.13: Xu thế lƣợng mƣa tháng 4…………………………………………………………
64
Hình 3.14: Xu thế sản lƣợng lạc trong từ năm 2000 – 2013 tại huyện Hƣng
Nguyên…………….............................................................................................................
65
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang là một hiểm họa nghiêm trọng đối với toàn thể nhân
loại, nhất là những ngƣời nghèo. BĐKH tác động tới môi trƣờng toàn cầu nhƣng
rõ rệt nhất là tới đời sống dân cƣ, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy
thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nƣớc.
Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều ảnh hƣởng nặng nề do con ngƣời gây
ra, bao gồm các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, bão, lũ lụt. Nếu nƣớc
biển dâng lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực
tiếp và có thể mất khoảng 10% GDP. Nếu không ứng phó kịp thời thì Việt Nam
mất đi ít nhất 12% diện tích đất; 45% diện tích đất canh tác nông nghiệp tại
đồng bằng Sông cửu long sẽ bị chìm trong nƣớc biển và nhiễm mặn. [36].
Trong những năm gần đây các biểu hiện dị thƣờng về thời tiết xuất hiện với
tần suất cao đối với khu vực Bắc Trung Bộ nhƣ: Đợt không khí lạnh gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong vụ Đông xuân năm 2008; Hạn hán gay gắt
trong vụ Hè thu 2010 diễn ra trên diện rộng, kéo dài hơn 70 ngày; Rét đậm, rét
hại kéo dài 34 ngày vụ Đông xuân 2011; vụ Đông xuân 2012 có đến 26 đợt gió
mùa, 7 đợt rét đậm, rét hại kéo dài 36 ngày; Vụ Đông xuân 2013, cả vụ ấm,
nhiệt độ bình quân các tháng cao hơn trung bình nhiều năm 3,5 – 3,8oC [47].
Ở huyện Hƣng Nguyên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất lúa và hoa
màu, vụ Hè thu năm 2010 hạn hán gây ra khó khăn xuống giống vào đầu vụ, gặp
lũ lụt vào thời điểm thu hoạch; vụ Đông xuân 2011 rét đậm, rét hại kéo dài; vụ
Hè thu 2011, mƣa lớn làm ngập lúa vào giai đoạn trổ đến phơi mao; vụ Hè thu
2012 đặc biệt là diện tích lúa của một số xã vùng giữa và các xã vùng ngoài,
gieo cấy muộn bị thiệt hại lớn. Hạn hán và nắng nóng gây ra chết và giảm năng
suất lạc trên diện tích lớn vào các năm 2005, 2008, 2010, 2012 [30].
Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến BĐKH ở Việt Nam chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long [1, 8, 19, 25, 35, 39, 40, 42, 43], tuy nhiên hiện nay
cũng nhiều nghiên cứu ở miền Trung đặc biệt là các nghiên cứu về nông nghiệp
1
nông thôn, sinh kế của ngƣời dân có liên quan đến BĐKH nhƣ [4, 10, 11, 16,
20, 21, 26, 34, 38,]. Tại địa bàn nghiên cứu chƣa có một nghiên cứu nào liên
quan đến BĐKH hậu liên quan đến Nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân.
Xuất phát từ thực trạng này, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của
Biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định đặc điểm xu hƣớng thay đổi thời tiết cực đoan thông qua nhiệt độ và
lƣợng mƣa trong 31 năm (1977 – 2007) tại địa bàn nghiên cứu,
- Đề xuất thời điểm xuống giống đối với sản xuất lúa và lạc nhằm giảm thiểu
thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra ở huyện Hƣng Nguyên;
- Đề xuất giải pháp ứng phó với thời tiết cực đoan đối với sản xuất lúa và lạc
nhằm giúp Chính quyền địa phƣơng có phƣơng án chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp.
3.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này: Nông nghiệp huyện Hƣng
Nguyên thông qua trồng trọt trên địa bàn. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thông
qua 2 yếu tố khí tƣợng là nhiệt độ và lƣợng mƣa.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: địa bàn toàn huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian:
+ Giai đoạn từ năm 1977 – 2007: chuổi số liệu nhiệt độ và lƣợng mƣa
+ Giai đoạn từ năm 2000 – 2013: chuỗi số liệu về sản lƣợng và diện tích
đất canh tác.
4.
Một số dự kiến đóng góp của đề tài
Có nhìn nhận về đánh giá tác động và khả năng thích ứng với Biến đổi khí
hậu đến các hoạt động sản xuất lúa và lạc tại địa phƣơng qua đó giúp cho Chính
quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời nông dân xây dựng kế hoạch, biện pháp thích
ứng với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại tối đa trong quá trình xản xuất.
5.
Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2
Chƣơng 2: Địa bàn nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu và phƣơng pháp
nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.4.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển,
băng quyển, sinh quyển, bề mặt đất hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo” [2].
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất
định đƣợc xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,
mƣa, mây…[2].
Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, đƣợc đặc trƣng bởi các giá trị trung
bình thống kê và các cực trị đo đƣợc hoặc qua trắc đƣợc của các yếu tố hoặc
hiện tƣợng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài thƣờng là hàng chục năm
[15].
Tính dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động của BĐKH là mức độ của một hệ
thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH hoặc không có
khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH [5].
Ứng phó với BĐKH là những hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và
giảm nhẹ với BĐKH [5].
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc là môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thƣơng do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tang và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại [5].
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát
thải khí nhà kính [5].
1.4.2. Nguyên nhân của BĐKH
Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tƣợng trái đất ấm lên. Có hai quan
điểm về sự ấm lên của trái đất là các quá trình tự nhiên và dƣới sự tác động của
con ngƣời. Hiện nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao cho rằng trong
4
những thập niên gần đây những hoạt động với mục đích phát triển kinh tế - xã
hội ngày càng cao trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt. Những lĩnh vực này đã tiêu tốn nguồn năng lƣợng khổng lồ
và gia tăng phát thải khí nhà kính (CO2e) vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi hệ
thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu (Al Gore, 2006) [36].
Tóm lại, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức tài
nguyên thiên nhiên đó là các bể hấp thụ khí nhà kính tạo sinh khối nhƣ rừng,
các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
1.4.3. Một số biểu hiện chính của BĐKH
Có nhiều yếu tố để nhận định biểu hiện BĐKH. Tuy nhiên, theo khí tƣợng
thủy văn thì BĐKH đƣợc biểu hiện gồm các yếu tố sau [23]:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thƣờng của thời tiết và khí hậu tăng
lên,
- Lƣợng mƣa thay đổi;
- Mực nƣớc biển tăng lên do sự tan băng ở 2 đầu cực trái đất, ở các đỉnh núi và
sông băng;
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất, độ bất thƣờng và có thể
cả cƣờng độ tăng lên.
1.4.4. Khái quát về BĐKH ở Việt Nam
a. Biểu hiện của BĐKH
Theo số liệu quan trắc, một số nghiên cứu cho rằng biến đổi của các yếu
khí hậu ở Việt Nam có một số nét chính nhƣ sau:
Nhiệt độ đã liên tục tăng lên. Trong quãng thời gian 1900 – 2000, mỗi thập
kỷ nhiệt độ trung bình năm lại tăng lên 0,1oC. Mùa hè đang trở nên nóng hơn so
với nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,1-0,3oC mỗi thập kỷ (UNDP, 2007). Nhiệt
độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn ở niềm Bắc so với niềm Nam; mùa đông thì
nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn và tăng nhiều hơn sơ mùa hè (MONRE,
2009). Số liệu trên cho thấy xu hƣớng ấm nóng lên của Việt Nam. Trong vòng
70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,5 oC [3, 44];
5
Lượng mưa trung bình năm trong mùa mƣa đã tăng lên, và sẽ tiếp tục tăng,
trong khi lƣợng mƣa mùa khô đƣợc dự đoán là sẽ xuống. Những thay đổi về
lƣợng mƣa là rất phức tạp có đặc thù theo mùa và theo khu vực, xu thế biến đổi
của lƣợng mƣa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ
rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai
đoạn giảm xuống [5];
Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 1516 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt
không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt)
cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997,
11/1997) [2, 44];
Hình thái bão: đang thay đổi và bão với cƣờng độ lớn đang xuất hiện nhiều
ở Việt Nam. Số lƣợng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã tăng lên trong
khoảng những năm 1950 và những năm 1980 song lại giảm đáng kể trong
những năm thập niên 90 của thế kỷ trƣớc. Tháng có nhiều bão nhất đã chuyển
dịch từ tháng 8 vào những năm 1950 đến tháng 11 vào những năm 1990. Đƣờng
đi của bão đã dịch dần xuống phía nam và rất nhiều cơn bão có đƣờng đi bất
thƣờng [3, 44];
Mực nước biển: số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt
Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trung bình ở Việt Nam hiện
nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008). Trong khoảng 50 năm qua,
mực nƣớc biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm [2, 5].
b. Tác động của BĐKH đến vùng khí hậu Bắc trung bộ
Nhiệt độ tăng nhiều nhất cả nƣớc, lƣợng mƣa tăng, XTNĐ hoạt động trên
Biển Đông và cả XTNĐ đổ bộ hoặc ảnh hƣởng nhiều hơn về tần số, mạnh hơn
về cƣờng độ.
Tần số FRL ngày càng ít đi, mùa FRL trở nên ngắn. Gió tây khô nóng
(Lào) ngày càng khốc liệt hơn, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết hợp
với mùa bão thất thƣờng hơn và FRL gián đoạn nhiều hơn tạo nên một mùa hè
6
khắc nghiệt [24];
Nhiệt độ trung bình tăng lên 0,5oC vào năm 2020; 1,5oC vào năm 2050 và
2,8oC vào năm 2100 phù hợp với mức gia tăng hoạt động gió tây khô nóng và
thời gian gián đọa FRL trong mùa hè. Đến cuối thế kỷ 21 mùa lạnh (nhiệt độ
trung bình nhỏ hơn 20oC) không còn tồn tại ít nhất từ Nam Nghệ An trở vào
nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 44-45oC [24];
Lƣợng mƣa mùa thu (IX-XI) tăng lên 1,7% vào năm 2020; 4,5% vào năm
2050 và 8,5% vào năm 2100 và lƣợng mƣa mùa xuân giảm đi 1,9% vào năm
2020; 5,2% vào năm 2050 và 9,9% vào năm 2100 [24].
1.4.5. Chính sách ứng phó với BĐKH ở Việt Nam
Khi vấn đề BĐKH thu hút đƣợc sự quan tâm của các nƣớc ngày càng lớn
trên trƣờng quốc tế, những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển. Nhận thức
đƣợc điều đó, Việt Nam đã tham gia cùng cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thƣ
Kyoto. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách quốc gia đã lồng ghép
BĐKH vào quản lý môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học và các chính sách liên
quan khác nhƣ chính sách giảm nghèo hay vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Mặc dù số lƣợng về các chính sách và chƣơng trình có liên quan đến
BĐKH ở nƣớc ta là khá nhiều song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống văn
bản pháp quy hiện nay về ứng phó với BĐKH còn chƣa đồng bộ để thực hiện
các chƣơng trình. Bên cạnh đó còn thiếu cơ chế phối hợp, điều phối cụ thể, rõ
ràng giữa các Bộ, ngành và các địa phƣơng, cũng nhƣ cơ chế hợp tác giữa các
thành phần, tổ chức trong xã hội để thực thi đầy đủ các chƣơng trình ứng phó
với BĐKH.
- Báo cáo ban đầu của Quốc gia cho UNFCCC năm 2003;
- Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH ban hành năm 2008;
- Kế hoạch thực hiện chiến lƣợc Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020 ban hành năm 2009;
- Kế hoạch Hành động về Giảm thiểu và Ứng phó với BĐKH của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009;
7
- Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đến năm 2010, năm 2003;
- Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững năm 2004;
- Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005;
- Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo năm 2002;
- Chƣơng trình Quốc gia về chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 – 2010 và hƣớng
tới năm 2020, năm 2006;
- Chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý thiên tai, các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng năm 2009;
- Luật Phòng chống thiên tai năm 2013.
1.5. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống ngƣời dân còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. SXNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa
trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chƣa cao. Đây là một
thách thức lớn dƣới tác động của BĐKH [12].
SXNN của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi
thời tiết thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới SXNN, nhất là trồng trọt, làm giảm
năng suất. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó sản xuất
lúa giữ vị trí then chốt.
Việt Nam với 2 vựa lúa lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đƣợc biết đến là nƣớc đứng
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
8
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng [46]:
- Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử
dụng hóa chất diệt sâu bọ, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên
cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng
vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra thị trƣờng hoặc xuất khẩu.
Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm
mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm
đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi…
Quy định SXNN ở cấp xã theo nghĩa rộng bao gồm các tiểu ngành: nông
nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp (theo Bộ
NN&PTNT).
Bên cạnh đó Nông nghiệp còn đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa
rộng nó bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản [28].
BĐKH sẽ có tác động tiêu cực nhiều mặt đến môi trƣờng sống của con
ngƣời và sinh vật. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài
thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt đƣợc nhận định là ngành chịu ảnh hƣởng nặng
nề nhất [33].
- Diện tích gieo trồng bị thu hẹp, đất đồng bằng bị nhiễm mặn;
- BĐKH gây đảo lộn cơ cấu cây trồng;
- Nhu cầu nƣớc tăng cao dẫn đến thiếu hụt nƣớc cho cây trồng;
- Thời tiết thay đổi thất thƣờng dẫn đến hạn hán và làm tăng nguy cơ xuất hiện
9
các loài dịch bệnh;
- Mùa mƣa và lƣợng mƣa thay đổi dẫn nguy cơ ngập lụt làm giảm năng suất và
mất trắng đối với cây trồng;
BĐKH
Khí hậu nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp
Năng suất tiềm năng
Sản lƣợng thực thu
Kinh tế nông nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
(Nguồn: TSKH. Trương Quang Học, năm 2009)
Vai trò của ngành trồng trọt và chăn nuôi không những chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu nông nghiệp mà còn có vai trò đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc
gia.
Sau 28 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho trƣớc
hết là khoảng 70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần
phát triển kinh tế đất nƣớc và ổn định chính trị - xã hội. Ngành Nông nghiệp
cũng đạt đƣợc nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông
thôn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tần suất xuất hiện ngày càng nhiều
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng tạo
nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình nhƣ đồng bằng sông Cửu
Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa
màng; hạn hán thƣờng xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lƣợng bốc hơi lớn hơn
lƣợng mƣa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm
chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô,
10
độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của
đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50
- 60oC vào buổi trƣa hè. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008,
theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có 34.000
ha lúa đã cấy và gieo sạ bị chết [53]. Năm 2010 khô hạn xảy ra nghiêm trọng tại
các tỉnh ở miền núi phía Bắc và các tỉnh bắc Trung bộ ví dụ nhƣ Sơn La là tỉnh
có diện tích ngô lớn nhất, năng suất giảm đến 40%, vụ Hè thu ở các tỉnh bắc
Trung bộ lẽ ra phải cấy trong tháng 6 nhƣng hết tháng 7 vẫn chƣa thể cấy vì
đồng khô hạn, ngay ở các hồ chứa cũng không có nƣớc. Năm 2013, nóng hạn
xảy ra rất nghiêm trọng ở duyên hải nam trung bộ và Tây Nguyên với16 nghìn
héc ta lúa hè thu phải gieo cấy. Trƣớc đây rét chỉ ảnh hƣởng đến các tỉnh Đồng
bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi phía bắc ví dụ năm 2008, 2010 đợt rét làm
hằng nghìn héc ta của Bình Định, Phú Yên cũng bị ảnh hƣởng bị lép vì khi trổ
gặp điều kiện nhiệt độ thấp; Diễn biến mƣa trái mùa, mƣa đá, lốc xoáy bất
thƣờng. Mức độ nhiễm mặn trên 4%o đã lấn sâu vào 30-40 km tại một số nơi ở
đồng bằng sông Cửu Long và cả đồng bằng sông Hồng [52].
1.5.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Năng suất lúa cao là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố từ việc chọn giống
tốt, kỹ thuật canh tác hợp lý, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đến việc bố trí thời
vụ thích hợp để lúa làm đòng, trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và ngậm sữa đƣợc
đầy đủ và thuận lợi [14].
Nhìn chung cây lúa có 03 giai đoạn sinh trƣởng sau:
- Giai đoạn tăng trưởng (Dinh dưỡng): Giai đoạn tăng trƣởng bắt đầu từ khi
hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát
triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi).
- Giai đoạn sinh sản (Sinh dục): Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa
đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27†35 ngày, trung
bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau
nhiều.
11
- Giai đoạn chín: Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai
đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt
đới. Giai đoạn nầy cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
+ Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa)
+ Thời kỳ chín sáp
+ Thời kỳ chín vàng
+ Thời kỳ chín hoàn toàn
Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
1.5.2. Một số yếu tố khí hậu ngoại cảnh tác động đến cây lúa
Theo Giáo trình cây lúa của Nguyễn Ngọc Đệ các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ
nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa… lên quá trình sinh trƣởng của cây lúa thì [9]:
Nhiệt độ: có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dƣới 17oC, cây lúa tăng
trƣởng chậm lại. Dƣới 13oC cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây
lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng đƣợc và nhiệt độ tối
hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trƣởng, thời gian bị ảnh hƣởng là
tình trạng sinh lý của cây lúa.
12
Bảng 1.1. Nhiệt độ cây lúa phát triển
Giai đoạn sinh trƣởng
Tối thấp
Nẩy mầm
Nhiệt độ (oC)
Tối cao
Tối hảo
10
45
20 ÷ 35
12 ÷ 13
45
25 ÷ 30
16
35
25 ÷ 28
Vƣơn lá
7 ÷ 12
45
31
Nở bụi (đẻ nhánh)
9 ÷ 16
33
25 ÷ 31
15
-
-
15 ÷ 20
38
-
22
35
30 ÷ 33
12 ÷ 18
30
20 ÷ 25
Hình thành cây mạ
Ra rễ
Tƣợng khối sơ khởi
Phát triển đòng
Thụ phấn
Chín
Ánh sáng: ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển và phát dục của cây
lúa. Trong điều kiện bình thƣờng, lƣợng bức xạ trung bình từ 250-300
cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trƣởng tốt và trong phạm vi nầy thì lƣợng bức xạ
càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh.
Giai đoạn lúa non: Nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh
nhạt chuyển sang vàng, lúa không nở bụi đƣợc.
Thời kỳ phân hóa đòng: Nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và
hạt nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Thời kỳ lúa trổ: thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số
hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời cây
có khuynh hƣớng vƣơn lóng dễ đổ ngã.
Giai đoạn lúa chín: Nếu ruộng lúa khô nƣớc, nhiệt độ không khí cao, ánh
sáng mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngƣợc lại thời gian chín sẽ kéo
dài.
Nƣớc tƣới: Nếu không cung cấp nƣớc đầy đủ cho giai đoạn tăng trƣởng số
lƣợng chồi và chiều cao cây có thể bị giảm. Nếu có tƣới lại cây lúa có thể phục
hồi nhƣng năng suất có khả năng giảm. Trong giai đoạn phát dục của cây lúa
13
(làm đòng – trổ bông), nếu hạn hán kéo dài, năng suất lúa sẽ giảm rõ rệt. Trong
canh tác lúa có hai thời kỳ quan trọng nhất đó là thời kỳ tƣới ải (chuẩn bị làm
đất) và thời kỳ tƣới dƣỡng.
Hình 1.3: Nhu cầu nước cho các giai đoạn phát triển của cây lúa
Trong điều khí hậu cận nhiệt đới ở Bắc trung bộ nên lúa chỉ trồng đƣợc vào
hai vụ chính trong năm (vụ Đông xuân và vụ Hè thu). Mỗi vụ phải đối mặt với
những loại hình thời tiết khác nhau, vụ Đông xuân đối mặt với rét đậm rét hại
còn vụ Hè thu phải đối mặt với hạn hán và lũ lụt. Chính vì lý do đó lịch mùa vụ
có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa.
Đối với vụ Hè thu ở khu vực Bắc trung bộ phải đối mặt với hạn hán vào đầu
vụ và lũ lụt vào cuối vụ. Vì vậy nƣớc tƣới là yếu tố nhạy cảm nhất đối với canh
tác lúa ở địa phƣơng.
1.5.3. Đặc điểm thực vật học cây lạc
Cây lạc hay còn gọi đậu phộng thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán
ẩm ƣớt, với lƣợng mƣa khoảng 500-1.200mm/năm. Cây đậu phộng ƣa đất nhẹ,
tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là 5,5-6,5 [5, 9,
12, 17].
Hình thái cấu tạo rễ: Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu
sinh trƣởng. Quan sát trong vụ xuân ở nƣớc ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn
sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi
lạc đƣợc 5 lá bộ rễ lạc đã tƣơng đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ
14
con phát triển với rẽ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm. Bộ rễ phát
triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc [9, 17].
Sự phát triển chiều cao thân: Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trƣởng ở ngọn
cây và ngọn cành, thân lạc mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên
thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15-25 đốt [9, 17].
Hình thái cấu tạo lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá
chét, cuống lá dài từ 4-9cm. Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt. (Đất
nhiều nƣớc quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá màu xanh tối) [9, 17].
Cấu tạo hoa: Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc,
đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái[9, 17].
Quả và hạt: Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia
do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của
quả.Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thƣờng dài
không quá 15cm. Tia có tính hƣớng địa dƣơng, mọc đâm thẳng vào đất và quả
phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dƣới mặt đất [9, 17].
1.5.4. Một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến cây lạc
Trong các yếu tố khí hậu nhiệt độ và chế độ nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến sinh
trƣởng phát triển và năng suất của cây lạc. Cũng chính các yếu tố khí hậu là nhân
tố quyết định sự phân bố lạc trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều giống lạc với
thời gian sinh trƣởng khác nhau, tuy nhiên thời gian sinh trƣởng ở vụ Đông xuân
thƣờng dao động từ 120 – 130 ngày [9, 12, 29].
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng
của lạc. Lạc ƣa nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-33oC. Tuy nhiên,
cây lạc có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau. Vì chu
kỳ sinh trƣởng ngắn và nhiều giống có khả năng thích ứng khác nhau. Nhiệt độ
tác động đến tốc độ sinh trƣởng và thời gian các giai đoạn sinh trƣởng. Lạc nẩy
mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 30 – 34oC [9, 12, 29].
Nhiệt độ tối cao cho sự nẩy mầm khoảng 41- 45oC (tùy giống). Hạt mất sức
nẩy mầm khi nhiệt độ 30 năm
Nam
Nữ
Trên 10.000 m²
Từ 5.000 † 10.000 m²
Dƣới 5.000 m²
Trên 1.000 m²
Từ 500 † 1.000 m²
Dƣới 500 m²
Trồng lúa và lạc
Số lƣợng
Tỷ lệ
38
38/45
3
3/45
2
2
2
5
38
40
5
2
30
6
7
12
9
25
2/45
2/45
2/45
5/45
38/45
40/45
5/45
2/45
30/45
6/45
7/45
12/45
9/45
25/45
Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 49,5 tuổi, có đến 38/45 ngƣời sống ở địa
phƣơng trên 30 năm, đây là khoảng thời gian đủ dài để chứng kiến những tác
31
động của thời tiết cực đoan và có kinh nghiệm để phòng tránh, thích ứng với các
biểu hiện thời tiết.
Với 45 phiếu phát ra thì trong đó chủ hộ đứng tên là nam giới 40/45 (chiếm
89%) còn chủ hộ là nữ giới chỉ 5/45 (chiếm 11%). Điều này cho thấy trụ cột của
nam giới trong gia đình là chủ yếu. Họ là ngƣời quyết định các công việc liên
quan đến sản xuất, đầu tƣ và chi tiêu trong gia đình của mình.
Tỷ lệ 38 hộ làm nghề nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên. Trong đó có 30 hộ có 1-2 mẫu trung bộ diện tích đất để cấy lúa và 12 hộ
trồng lạc từ 1-2 sào trung bộ và 25 Hộ có trồng lúa và lạc.
Thông qua hoạt động điều tra cho thấy đƣợc khái quát về đặc điểm chủ hộ từ
nghề nghiệp, thời gian sống, giới tính, trình độ văn hóa, tình trạng sử dụng đất
lúa và lạc. Số năm sinh sống tại địa phƣơng của các chủ hộ có vai trò hết sức
quan trọng, để từ đó cho thấy đƣợc kinh nghiệm, khả năng của họ trong phòng
chống và thích ứng với thiên tai cũng nhƣ cảm nhận của họ về các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH nhƣ hiện nay.
Bảng 2.10: Xếp hạng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
TT
Xếp hạng theo các thời kỳ
Nguồn thu nhập
Trước 2000
1
2
3
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
1
3
2
4
Kinh doanh dịch vụ
4
2000-2004
1
2
3
4
2005-2009
2010-2013
2
1
3
1
2
4
4
3
Trong đó:
1: Mức đóng góp lớn nhất;
2: Mức đóng góp lớn thứ hai;
4: Mức đóng góp lớn thứ tư;
3: Mức đóng góp lớn thứ ba.
Từ bảng 2.10 cho thấy rằng mức đóng góp vào tổng thu nhập của các hộ
không có sự thay đổi lớn, từ những năm 2000 cho đến năm 2013 trồng trọt và
chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng nhất. Trƣớc năm 2000 cây lúa vẫn có vai trò là
nguồn thực phẩm chính của địa phƣơng chăn nuôi tự cung tự cấp và lấy làm sức
32
kéo. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 với xu thế phát triển của đất
nƣớc và hội nhập với thế giới thì nông nhiệp hƣớng sản xuất theo hàng hóa,
trồng trọt là nguồn thu nhập chính chiếm phần lớn các hộ gia đình làm nông
nghiệp.
2.5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu:
Hƣng Nguyên có 3 vùng kinh tế rất rõ rệt trong: vùng đất đồi, đất lúa và đất
bãi. [52].
Căn cứ vào mức độ bị hạn hán, ngập lụt hàng năm, điều kiện phát triển các
loại cây nông nghiệp. Vì vậy 03 xã Hƣng Yên Nam, Hƣng Tân, Hƣng Lợi, huyện
Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đại diện cho 3 vùng của huyện có đặc điểm cụ thể
nhƣ sau:
- Vùng bán sơn địa (vùng đất đồi): là các xã phía Bắc huyện Hƣng Nguyên,
các xã này thuộc vào loại khó khăn trong huyện, đất đai cằn cỗi, diện tích trồng
lúa thuộc vào loại lớn của huyện tuy nhiên rất manh mún, có diện tích khô hạn
hàng năm thuộc vào loại nhất huyện. Xã Hƣng Yên Nam là xã thuộc vùng này
với diện tích khô hạn đƣợc xếp vào nhất vùng.
- Vùng trong (vùng trũng): là các xã thuộc vùng giữa của huyện, là vùng đồng
bằng địa hình khá bằng phẳng, điều kiện thổ nhƣỡng tốt chủ yếu là đất thịt rất
phù hợp cho việc trồng lúa nƣớc. Tuy nhiên vì vùng trũng cho nên diện tích bị
ngập lụt hàng năm là rất lớn. Xã Hƣng Tân là xã có diện tích bị ngập lụt hàng
năm lớn nhất vùng. Thời gian lụt thƣờng kéo dài nhất huyện.
- Vùng ngoài (vùng đất bãi): là các xã thuộc vùng đất đai màu mỡ rất phù hợp
cho việc canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên đây là vùng dễ bị ảnh hƣởng bởi nƣớc
sông Lam vào mùa mƣ lũ, nhƣng hạn hán xẩy ra ở đây cũng thuộc vào lại lớn
nhất huyện. Xã Hƣng Lợi là xã có diện tích bị ảnh hƣởng bởi lũ lụt và hạn hán
thuộc vào loại nhất vùng. Phụ thuộc rất lớn vào chế độ nƣớc của sông Lam.
33
Hình 2.6: Vị trí không gian các xã nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2000 – 2013 đối với
sản xuất Nông nghiệp, là vì:
Sau Nghị quyết số 10 (gọi tắt là khoán 10) năm 1988 các hộ nông dân đƣợc coi
là đơn vị sản xuất tự chủ, sản xuất nông nghiệp, phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần và đẩy mạnh hội nhập quốc tế phát triển công nghiệp, xây dựng
và giao thông. Sau 28 năm đổi mới, từ chỗ năm 1986 mình thiếu lƣơng thực thì đến
năm 2012 mình sản xuất đƣợc 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu 7,6 triệu tấn gạo, thu
khoảng 3,8 tỉ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2012 hơn 27 tỉ USD.
Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề phát triển bền vững và ứng
phó với những thách thức của BĐKH. Việt Nam tham gia vào nỗ lực chung toàn
cầu nhằm ngăn chặn tình trạng BĐKH thông qua thúc đẩy chính sách giảm thiểu
34
quan trọng, đặc biệt là kể từ Hội các bên lần thứ 13 (COP 13) của Công ƣớc khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) tổ chức tại Bali năm 2007, quá trình
triển khai Lộ trình Bali và các thỏa thuận tại hội nghị Copenhagen và Cancun. Việt
Nam tham gia tích cực vào các hội nghị quốc tế về khí hậu. Ở cấp quốc gia, Việt
Nam đ. có nhiều chính sách cụ thể nhƣ Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó
với BĐKH.
Tốc độ phát thải CO2e của Việt Nam ta tăng rất nhanh, năm 1990 phát thải
21,4 triệu tấn CO2e, năm 2004 phát thải 92,6 triệu tấn CO2e, bình quân đầu ngƣời
1,2 tấn CO2e/năm (thế giới 4,5 tấn/năm). Tuy nhiên, so với thế giới và khu vực vẫn
đang còn ở mức thấp.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn này đƣợc thực hiện từ tháng
7/2013 đến tháng 9/2014.
Trong những năm gần đây, trồng lúa và lạc trở nên ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống nhân dân, là nguồn thu nhập chính và ổn định kinh tế của các
hộ gia đình.
Phạm vi nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp huyện
Hƣng Nguyên tập trung vào các nội dung sau:
- Nhận biết đặc điểm và xu hƣớng của một số hiện tƣợng thời tiết do biến đổi
khí hậu gây ra;
- Thiệt hại lúa và lạc do biến đổi khí hậu gây ra từ năm 2000 đến năm 2013 tại
địa điểm nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong bối cảnh
BĐKH tại địa bàn nghiên cứu.
Sản xuất lúa và chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của ngƣời
dân nơi đây, thu nhập của bà con nông dân chủ yếu phụ thuộc vào hạt lúa củ
khoai, con lợn con gà với qui mô chăn nuôi tự cung tự cấp, nhƣng thời gian gần
đây trồng lúa và lạc trở nên ngày càng phát triển đóng góp tỷ lệ lớn trong sản
xuất nông nghiệp của địa phƣơng.
35
2.6. Cách tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.1. Cách tiếp cận
Mục đích của luận văn này là đánh giá tác động của BĐKH đến những cây
lƣơng thực có giá trị kinh tế cao để từ đó đƣa ra các biện pháp thích ứng nhƣ
thay đổi mùa vụ, cơ cấu lại giống cây trồng phù hợp để mạng lại nguồn thu nhập
cho ngƣời dân địa phƣơng.
Đánh giá tác động của BĐKH là việc xác định các ảnh hƣởng bất lợi và có
lợi do BĐKH. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của
BĐKH. Ví dụ nhƣ theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH thì có 3 cách: Tiếp cận
tác động, tiếp cận tƣơng tác và tiếp cận tƣơng tác [25].
Dựa theo vùng địa lý, hiện trạng đất lúa và lạc đƣợc bố trí sản xuất của địa
bàn huyện Hƣng Nguyên.
Dựa vào sự tham gia của các bên liên quan ở địa phƣơng. Cộng đồng đóng
vai trò chính trong đánh giá tác động của BDKH ở thời điểm hiện tại.
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm hai phần: Nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu
thực địa.
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng
pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và phần mền Quantum
GIS để đánh giá.
a. Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu từ các tài liệu, dữ liệu cơ bản về
thiên tai, sinh kế, SXNN, sản xuất lúa tại địa phƣơng từ năm 2000 đến 2013, để
khái quát đƣợc tình hình các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu. Để sử dụng
phƣơng pháp thống kê cần thu thập các loại số liệu sau:
Số liệu quan trắc: Số liệu về nhiệt độ độ trung bình năm, nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, lƣợng mƣa năm,
lƣợng mƣa mùa mƣa, lƣợng mƣa mùa khô từ năm 1977 đến năm 2007; số liệu về
36
các ngày mƣa lớn, ngày nắng nóng, ngày rét đậm rét hại từ năm 2000 đến 2013.
Bộ số liệu này đƣợc thu thập từ trạm quan trắc khí tƣợng tại thành phố Vinh. Sử
dụng các phƣơng pháp thống kê khí tƣợng để xem xét xu hƣớng của BĐKH tại
địa phƣơng thông qua một số đặc trƣng nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Thu thập số liệu của lũ lụt, hạn hán, rét
hại, nắng nóng,.. từ các Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của UBND 3 xã: Hƣng Yên Nam, Hƣng Tân và Hƣng Lợi. Ban
Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Hƣng Nguyên; Phòng NN&PTNT huyện
Hƣng Nguyên từ năm năm 2000 đến năm 2013; website của các tổ chức liên
quan.
b. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Khái niệm PRA.
PRA là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh (Participatory Rural Appraisal),
nghĩa là phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân. PRA
bao gồm một loạt cách tiếp cận và phƣơng pháp khuyến khích, lôi cuốn ngƣời
dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích những hiểu biết của họ về đời
sống và điều kiện sản xuất và kinh tế nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện
[32].
PRA có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển nông
thôn nhƣ: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, kinh doanh nông nghiệp, y tế,
giáo dục, giới, an toàn lƣơng thực, tín dụng, kế hoạch hoá gia đình...
Ở Việt Nam, từ cuối những năm 1980, ngày càng nhiều nhiều tổ chức quốc
tế (nhƣ: WB, UNDP, FAO, IFAD, IDRC, ...), các cơ quan nghiên cứu, phát triển
trong nƣớc đã sử dụng PRA để xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, đề án ở
nhiều qui mô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông
nghiệp và nông thôn [6, 32].
Quy trình thực hiện PRA
Thực hiện nội dung nghiên cứu này, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo các xã
về việc thực hiện đề tài này trên phạm vi địa bàn xã. Tại mỗi xã, chúng tôi đã
37
mời thêm 1 ngƣời đại diện, là những ngƣời có kinh nghiệm trong trồng lúa và
lạc, có uy tín trong cộng đồng để thành lập nhóm PRA; các thành viên mới trong
nhóm đƣợc hƣớng dẫn và phân công công việc cụ thể. Nhóm PRA tổ chức điều
tra, phỏng vấn và thảo luận các vấn đề trong nghiên cứu tại thực địa.
Dựa vào danh sách hộ dân trong xã, chúng tôi chọn mỗi xã 15 hộ dân theo
cách ngẫu nhiên để lấy ý kiến, và đảm bảo trong 15 hộ đó thì có 5 hộ khá giả, 5
hộ trung bình, 5 hộ nghèo (tiêu chí nghèo đƣợc xác định Nghị định số
09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/11/2011), còn 5 hộ khá giả thuộc các hộ giàu theo
tiêu chí của địa phƣơng, các hộ này là các hộ sản xuất luá và lạc ba xã tổng cộng
lấy 45 hộ để lấy ý kiến thông qua mẫu phiếu điều tra có sẵn (phụ lục 1).
Phỏng vấn bán cấu trúc [32] đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi và thu
thập thông tin mang tính đại diện. Các câu hỏi đƣợc hƣớng theo ý muốn để
ngƣời đƣợc phỏng vấn kể các câu chuyện về biểu hiện thiên tai và thiên tai đã tác
động nhƣ thế nào đến sản xuất lúa và lạc.., cũng nhƣ công tác ứng phó với thời
tiết cực đoan của bà con ở địa phƣơng. Việc thực hiện việc phỏng vấn đƣợc
nhắm vào các hộ dân làm nghề nông nghiệp và lãnh đạo chính quyền địa phƣơng
- Phỏng vấn các hộ dân: 18 hộ dân đƣợc mời tham gia thảo luận, và phỏng vấn
đƣợc thực hiện sau buổi thảo luận.
- Phỏng vấn chính quyền địa phương: Để thu thập thông tin chung về tình hình
phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển cũng nhƣ các hiểu biết với các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra.
- Thành phần tham gia phỏng vấn: Trƣởng phòng NN&PTNT (Phó Trƣởng ban
phòng chống lụt bão huyện), các thành viên cụ thể ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Thành phần lãnh đạo địa phương được mời tham gia phỏng vấn
TT Ngƣời đƣợc phỏng vấn
1
2
3
4
5
Đại diện lãnh đạo UBND xã
Cán bộ khuyến nông
Đại diện Hội nông dân
Đại diện Hội phụ nữ
Đại diện Đoàn Thanh niên
Hƣng Yên
Nam
01
01
0
0
0
Hƣng Tân
Hƣng Lợi
01
01
01
01
01
01
01
0
0
0
(Nguồn: Tác giả, 2013)
38
- Thực hiện phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
Tổ chức thảo luận: Vì điều kiện về thời gian cũng nhƣ khả năng về tài
chính hạn chế để thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chúng tôi đã thành lập nhóm và
tiến hành tổ chức 01 buổi thảo luận tại Hội trƣờng UBND xã Hƣng Tân để thực
hiện việc xác định, phân tích biểu hiện của thời tiết cực đoan, sự tác động của
thời tiết cực đoan đến trồng trọt và các khả năng hiện có của cộng đồng trong
ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, với thành phần 31 ngƣời gồm: 04
thành viên nhóm PRA, tại 3 xã điều tra Hƣng Yên Nam, Hƣng Tân và Hƣng Lợi,
mỗi xã chọn 06 hộ dân, thành phần đƣợc phân đều theo tiêu chí có đủ hộ khá,
trung bình, nghèo; Đại diện lãnh đạo UBND xã, cán bộ khuyến nông 03 xã Hƣng
Yên Nam, Hƣng Tân và Hƣng Lợi; Đại diện Hội Nông dân, Đại diện Hội Phụ
nữ, Đại diện Đoàn Thanh niên của xã Hƣng Tân làm đại diện.
Một số công cụ được sử dụng: Để tiến hành đánh giá, chúng tôi đã sử dụng
bộ công cụ thuộc phƣơng pháp PRA để thực hiện những nội dung nghiên cứu
nhƣ sau:
- Xu hƣớng thời tiết: Hiểu đƣợc xu hƣớng diễn biến của thời tiết cực đoan; xu
hƣớng tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa và lạc;
- Lịch mùa vụ: Để đối chiếu đƣợc thời gian sinh trƣởng của cây lúa và cây lạc
với thời gian xuất hiện các loại thời tiết cực đoan;
- Bảng đánh giá theo ma trận: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa và lạc;
- Bảng xếp hạng: Xếp hạng đƣợc thứ tự xuất hiện của thời tiết cực đoan tại địa
phƣơng; thứ tự tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa
và lạc;
- Lịch sử thiên tai: Phân loại đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng loại thời tiết
cực đoan đến SXNN.
39
Cách làm ở đây là dựa vào bảng có sẵn, cộng đồng thảo luận, mỗi ngƣời
đƣợc hỏi tự cho điểm, tính tổng điểm. Vị trí ƣu tiên sẽ đƣợc quyết định theo tổng
điểm. Đối tƣợng tham gia và thành phần là 31 ngƣời thuộc thành phần thảo luận.
Số liệu trong nghiên cứu này đƣợc sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và
phần mềm Quantum GIS.
40
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại huyện Hƣng
Nguyên
3.5.1. Tổng quan về biểu hiện BĐKH ở Nghệ An trong những năm qua
Theo “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020” [32] đã đƣợc ban hành cho thấy
rằng:
So sánh lƣợng mƣa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa
các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lƣợng mƣa năm cũng nhƣ của lƣợng mƣa
tháng. Lƣợng mƣa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là
giảm dần (bảng 3.1). Tại trạm khí tƣợng Vinh và Quỳnh Lƣu, ở vùng ven biển,
lƣợng mƣa trung bình năm ở thập kỷ 70 lần lƣợt là 1.669mm và 2.026mm nhƣng
đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn 1.540mm và 1.866mm.
Bảng 3.1: Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Đơn vị tính: mm
Tthập kỷ
Trạm
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Tƣơng Dƣơng
Quỳnh Lƣu
Con Cuông
Đô Lƣơng
Vinh
R71-80
1.806
1.712
1.676
1.315
1.669
1.818
1.939
2.026
Xu thế
Giảm
Giảm
Giảm
Giảm
Giảm
Tăng
Giảm
Tăng
R81-90
1.614
1.664
1.583
1.225
1.493
1.924
1.851
2.435
41
Xu thế
Giảm
Giảm
Giảm
Giảm
Tăng
Giảm
Giảm
Giảm
R91-2000
1.522
1.536
1.500
1.155
1.540
1.478
1.625
1.866
Xu thế
Giảm
Giảm
Giảm
Giảm
Tăng
Giảm
Giảm
Giảm
R2001-2010
1.346
1.624
1.570
1.920
Biến thiên lƣợng mƣa trong 48 năm (1961-2009) trong 6 tháng (V-X) đều
có xu thế giảm tại trạm khí tƣợng Vinh (Hình 3.1)
Chuẩn sai
Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 6 tháng (V-X) tại Vinh
1500
1400
1300
1200
1100
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
-100
-200
-300
-400
-500
-600
-700
-800
-900
-1000
-1100
2009
2007
2005
2003
2001
1999
1997
1995
1993
1991
1989
1987
1985
1983
1981
1979
1977
1975
1973
1971
1969
1967
1965
1963
1961
1959
1957
Năm
Hình 3.1: Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 6 tháng tại trạm Vinh
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011)
Số ngày có lƣợng mƣa lớn hơn 100mm và lƣợng mƣa ngày lớn nhất cũng
giảm dần qua các thập kỷ gần đây:
Bảng 3.2: Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại
trạm Khí tượng Vinh giảm qua các thập kỷ
Thập kỷ
1980-1989
1990-1999
2000-2010
Số ngày
46
42
33
Rmax (mm)
202,6-596,7
107-321,1
125,7-390,2
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Diễn biến và xu thế nhiệt độ
Đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm
trong các thập kỷ gần đây. Nói chung, nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ
gần đây (1961†2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trƣớc
đó. Trong các mùa, xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn nhƣ nhau.
Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 34 thập kỷ gần đây. Nhiệt độ mùa
đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ (1991†2000). Giữa các vùng cũng
có sự khác nhau về xu thế biến đổi thể hiện qua tƣơng quan so sánh giữa nhiệt độ
thập kỷ 1991†2000 với thập kỷ 1981†1990. Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức
độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07†0,15
42
o
C/thập kỷ. Tại Nghệ An, biến đổi nhiệt độ tƣơng đối lớn, về mùa đông chênh
lệch trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2†3oC. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ
trung bình nhỏ hơn, khoảng 1†2oC
Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Tthập kỷ
∆T61-70
Trạm
T61-70
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Tƣơng Dƣơng
Quỳnh Lƣu
Con Cuông
Đô Lƣơng
Vinh
T71-
∆T71-80
và 71 - 80
80
và 81 - 90
-0,2
+0,2
+0,2
+0,3
+0,1
0,0
+0,2
0,0
23,1
23,3
23,2
23,6
23,7
23,5
23,6
23,7
+0,2
+0,2
+0,3
+0,3
+0,0
+0,2
+0,1
+0,7
23,3
23,1
23,0
23,3
23,3
23,5
23,4
23,7
∆T81-90
T81-90
và 91 -
+0,3
+0,3
+0,3
+0,1
+0,2
+0,4
+0,4
-0,2
T 2001-
và 2001-
2000
2000
23,3
23,5
23,5
23,9
23,7
23,7
23,7
24,4
∆T91-00
T91-
2010
2010
23,6
23,8
23,8
24,0
23,9
24,1
24,1
24,2
+0,2
+0,2
+0,2
0,0
+0,5
+0,1
+0,3
+0,4
23,8
24,0
24,0
24,0
24,4
24,2
24,4
24,6
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Tại trạm khí tƣợng Vinh cho thấy nhiệt độ tăng dần từ 23,7 oC (T61÷70) lên
đến 24,6 oC (trung bình 7 năm 2001†2010) tại trạm Vinh. ∆T cũng gia tăng qua
các thập kỷ tại trạm Vinh với ∆T61†70 là 0.0 nhƣng ∆T91†00 và 2001÷2010
tăng lên là +0,4.
Biế n trình tổng chuẩn sai nhiệ t độ 6 tháng (V-X) tại Vinh
7
6
5
4
3
Chuẩn sai
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6
-7
2009
2007
2005
2003
2001
1999
1997
1995
1993
1991
1989
1987
1985
1983
1981
1979
1977
1975
1973
1971
1969
1967
1965
1963
1961
1959
1957
Năm
Hình 3.2: Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại
Trạm khí tượng Vinh
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011)
43
Biến đổi và xu thế biến đổi gió mùa và gió Phơn tây nam
Các đợt không khí lạnh mạnh thƣờng gây nên những đợt rét đậm (nhiệt độ
không khí trung bình ngày ≤ 15 oC) hoặc ngày rét hại (nhiệt độ không khí trung
bình ngày ≤ 13 oC). Nếu kéo dài liên tục 3 ngày trở lên thì đƣợc gọi là một đợt
rét đậm hay một đợt rét hại.
Ở Nghệ An, trong những năm gần đây, số đợt rét đậm và rét hại có xu thế
tăng lên. Năm 2005 và năm 2007, tổng số đợt rét đậm và rét hại lên tới 7 và 6
đợt. Đặc biệt số đợt rét hại tăng lên trong những năm gần đây ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Số đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An
(Đơn vị tính: Đợt)
Năm
Đợt rét đậm
Đợt rét hại
Tổng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
3
2
3
3
3
5
3
3
2
1
2
2
0
1
0
0
2
0
3
2
3
3
5
2
4
3
3
7
3
6
4
4
5
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013
Ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều
hơn so với những năm trƣớc đây. Trong năm 2003, 2010 diễn ra đợt nắng nóng
nhiều nhất với 11 đợt và có xu hƣớng tăng lên qua các năm ở bảng 3.5.
44
Bảng 3.5: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Đợt nắng nóng (đợt)
6
7
7
11
8
8
9
6
8
10
11
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013
Số lƣợng cơn bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An giảm dần trong những thập
kỷ gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010
Thập kỷ
1980-1989
1990-1999
2000-2010
Ảnh hƣởng đến Bắc Trung
bộ
14
18
20
Vào bờ biển Nghệ An
12
8
2
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Gió Phơn tây nam tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Theo
nghiên cứu gần đây cho thấy xu thế ngày bắt đầu gió Phơn tây nam trong năm
tăng, hay nói cách khác ngày bắt đầu gió Phơn tây nam càng ngày càng dịch về
cuối năm, với mức trung bình khoảng hơn 11 ngày trong 50 năm [21].
3.5.2. Một biểu hiện của khí hậu tại huyện Hưng Nguyên
Để xem xét BĐKH tại huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An, hai yếu tố khí
hậu đƣợc quan tâm đến yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa, đây là các yếu tố khí
tƣợng quan trọng quy định tính chất khí hậu của vùng. Hiện nay, tại địa điểm
nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tƣợng do đó sử dụng số liệu trạm khí
tƣợng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tƣơng đồng.
Trạm Khí tƣợng Vinh là phù hợp vì trạm khí tƣợng này gần với địa điểm nghiên
cứu nhất (khoảng 7 km về phía Đông), đặc biệt là có sự tƣơng đồng về đặc điểm
45
khí hậu. Chính vì vậy sử dụng số liệu quan trắc tại trạm quan trắc khí tƣợng của
trạm Vinh là phù hợp nhất, do khả năng chỉ thu thập đƣợc số liệu gần đây nhất là
năm 2007, trong luận văn dùng chuỗi số liệu giai đoan từ năm 1977 đến 2007 để
xem xét mức độ BĐKH thông qua các đại lƣợng nhiệt độ và lƣợng mƣa.
Nhiệt độ
Hình 3.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1977 - 2007
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
Hình 3.4: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 giai đoạn 1977 - 2007
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
46
Hình 3.5: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 6 giai đoạn 1977 - 2007
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
Theo Hình 3.3, thấy xu thế y = 0,032x + 23,67 với hệ số tƣơng quan thấp
R2 = 0,313, nhƣng cũng cho thấy nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,32°C/10
năm. Hình 3.4 và hình 3.5 thấy xu thế nhiệt độ trung bình tháng 1 là tháng bắt
đầu gieo sạ của vụ Đông xuân và tháng 6 là tháng bắt đầu gieo sạ của vụ Hè thu,
thì xu thế nhiệt độ trung bình của 2 tháng này là tƣơng đƣơng nhau lần lƣợt là
0,38°C/10 năm và khoảng 0,4°C/10 năm. Với hệ số tƣơng quan yếu nhƣng cũng
cho ta nhận thấy nhiệt độ đã tăng trong 31 năm, tăng cả 2 tháng. Nhiệt độ tăng,
đồng nghĩa với sự xuất hiện của hạn hán và các đợt nắng nóng ngày nhiều hơn.
Lượng mưa
Lƣợng mƣa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan nhƣ hạn hán, mƣa lũ trong năm.
Kết quả lƣợng mƣa từ năm 1977 đến 2007 đã giảm 18,5 mm/10 năm và
đƣợc thể hiện qua các đồ thị sau:
47
Hình 3.6: Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1977 - 2007
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
Kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra hộ dân cho thấy rằng các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan liên quan đến khí tƣợng, thủy văn đã và đang xuất hiện tại xã
Hƣng Yên Nam, xã Hƣng Tân và Hƣng Lợi ngày càng gia tăng; biểu hiện ở tần
suất và cƣờng độ ngày càng tăng trong thời gian gần đây, cụ thể tại bảng 3.7.
Bảng 3.7: Các hiện tượng thời thiết cực đoan xảy ra tại huyện Hưng Nguyên
TT
Các hiện tiện thời
tiết cực đoan
Biểu hiện
Tỷ lệ ngƣời có
cùng ý kiến
1
Hạn hán
Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn
45/45
2
Lũ lụt
Đến sớm, mức độ mạnh hơn
44/45
3
Nắng nóng
4
Rét đậm rét hại
5
Bão, lốc
6
Mƣa đá
Đợt nắng nóng kéo dài và ngày có nắng nóng
nhiều hơn
Các đợt KKL ít đi, nhƣng số ngày lạnh dài
hơn và lạnh hơn
Số lƣợng cơn bão nhiều hơn và mùa mƣa
bão kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn
Xuất hiện mƣa đá
42/45
30/45
22/45
0/45
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
Từ bảng điều tra trên, tỷ lệ ý kiến ngƣời dân cho thấy rằng hạn hán chiếm
45/45 (100%), lũ lụt 44/45 (98%) và nắng nóng 42/45 (93%). Chứng tỏ các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan đã và đang xả ra tại địa phƣơng và 2 loại thời tiết cực
48
đoan là hạn hán và lũ lụt ảnh hƣởng nhiều nhất đến trồng trọt. Tiêu chí để ngƣời
dân xếp hạng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: tần suất, cƣờng độ của thời tiết
cực đoan, mức độ tác động đến sản xuất và khả năng phục hồi và thích ứng của
ngƣời dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. Theo
tiêu chí đó, kết quả thảo luận tại cộng đồng về thứ tự xếp hạng các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan đƣợc thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại huyện Hưng Nguyên
Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
Hạn hán
Lũ lụt
Nắng nóng
Rét đậm rét hại
Bão, lốc
Mƣa đá
Mức độ xuất hiện
1
2
3
4
5
6
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
Trong đó:
1: Mức độ xuất hiện nhiều nhất;
2: Mức độ xuất hiện nhiều thứ hai;
3: Mức độ xuất hiện nhiều thứ ba;
4: Mức độ xuất hiện nhiều thứ tư;
5: Mức độ xuất hiện nhiều thứ năm;
6: Mức độ xuất hiện nhiều thứ sáu.
Qua bảng điều tra trên nhận thấy rằng hạn hán và lũ lụt là hai hiện tƣợng
thời tiết cực đoan xẩy ra nhiều nhất. Đối chiếu với báo cáo gần đây cũng cho
thấy rằng:
Với lƣợng mƣa từ 150 – 180mm, nhiều vùng trên địa bàn huyện Hƣng
Nguyên nhƣ Hƣng Đạo, Hƣng Nhân, Thị trấn, Hƣng Trung, Hƣng Tân đã bắt
đầu ngập. Thậm chí, ngập úng vẫn thƣờng xuyên xảy ra ngay cả khi trên địa bàn
không mƣa, chỉ cần có mƣa ở các huyện miền núi làm nƣớc từ thƣợng nguồn đổ
về, theo các cửa cống ngoài sông vào hoặc tràn qua các khu vực không có bờ
bao, gây ngập úng nhiều cánh đồng. Tại Hƣng Nguyên, rất nhiều xã đƣợc coi là
“trọng điểm ngập úng” nhƣ các xã vùng ngoài Hƣng Trung khoảng 250 ha, tiếp
đến là vùng trũng Hƣng Yên Nam, Hƣng Tây hơn 350 ha. Ở vùng giữa diện tích
sâu trũng cũng lên đến trên 450 ha, tập trung ở các xã Hƣng Đạo, Thị trấn Hƣng
49
Nguyên, Hƣng Thịnh, Hƣng Phúc, Hƣng Thông, Hƣng Tân. Vùng úng ven sông
Lam xấp xỉ 400 ha thuộc các xã Hƣng Nhân, Hƣng Lợi, Hƣng Châu, Hƣng Lam
thƣờng ngập úng do triều cƣờng kết hợp nƣớc thƣợng nguồn đổ về, hệ thống tiêu
không đảm bảo, nƣớc thoát không kịp. Mùa mƣa là vậy, còn mùa hè, nguồn nƣớc
phục vụ sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nƣớc chảy qua Ba ra Nam Đàn,
khi mực nƣớc bắt đầu thấp thua so với thiết kế 0,7 – 0,9 m, thì hầu hết vùng cuối
kênh cuối nguồn thƣờng bị hạn nặng, không đủ nƣớc để sản xuất, nhƣ Hƣng
Châu, Hƣng Lợi, Hƣng Phúc, Hƣng Tiến, ở vùng ngoài có Hƣng Yên Nam,
Hƣng Yên Bắc, Hƣng Trung [47].
Tại 3 xã tiến hành điều tra, mỗi xã mang đặc trƣng riêng cho vùng đó là địa
hình nhạy cảm với các dạng thiên tai, nhất là hạn hán, lũ lụt, nắng nóng, và rét
đậm rét hại.
Về mùa mƣa, nƣớc từ thƣợng nguồn chảy dồn về hạ nguồn sông Lam mực
nƣớc sông dâng lên rất cao và đột ngột. Đồng thời, trên địa bàn xã thƣờng xuyên
xảy ra mƣa lớn, nƣớc mƣa đƣợc chảy dồn về các vùng trũng thấp, gây ra ngập lụt
nặng nề cho vùng giữa và vùng ngoài, xã Hƣng Tân là vùng trũng do nƣớc kênh
Thấp bắt nguồn từ sông Lam không thoát đƣợc, xã Hƣng Lợi là vùng giáp sông
Lam và cuối nguồn của các con kên chính đổ về cống Bến Thủy cho nên về mùa
mƣa lũ vùng bị ngập úng nặng nề. Về mùa khô, lƣợng mƣa ngày một giảm kết
hợp với nhiệt độ ngày càng cao làm lƣợng bốc hơi ngày một nhanh hơn, gây hiện
tƣợng hạn hán ngày càng nhanh hơn. Cả hạn hán và lũ lụt đều ảnh hƣởng rất lớn
đến sản xuất lúa.
Tổng hợp các ý kiến của ngƣời dân tham gia phỏng vấn cho thấy rằng lũ lụt,
hạn hán, rét đậm rét hại với cƣờng độ và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng và
không theo quy luật trung bình hàng năm, ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống của
ngƣời dân địa phƣơng.
Theo số liệu thống kê từ các báo cáo của địa phƣơng, cho thấy từ năm 2000
đến 2013, trên địa bàn chủ yếu xảy ra hiện tƣợng hạn hán, lũ lụt, và rét đậm rét
hại, còn các hiện tƣợng thời tiết khác ít đƣợc nhắc đến trong các báo cáo thiệt hại
do thiên tai hàng năm của UBND huyện Hƣng Nguyên.
50
Hình 3.7: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét đậm giai đoạn
2000-2013
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013)
Hình 3.8: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt rét hại giai đoạn 20002013
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013)
51
Hình 3.9: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện tổng các đợt rét đậm và rét hại
giai đoạn 2000-201
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013)
Hình 3.10: Xu thế biến đổi tần suất xuất xuất hiện các đợt nắng nóng giai đoạn
2000-2013
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2013)
Hình 3.8, Hình 3.9 cho thấy giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, rét đậm và
rét hại có xu thế trái ngƣợc nhau còn ở Hình 2.14 cho thấy xu thế tổng rét đậm và
rét hại lại có xu thế tăng lên vì xu thế rét hại tăng lên mạnh với mức độ 32
đợt/100 năm, đây là yếu tố gây ra lúa và lạc chậm sinh trƣởng hoặc chết lúc còn
non. Hình 3.10 những đợt nắng nóng xuất hiện nằm vào thời điểm hạn hán trong
52
năm đây là yếu tố giảm năng suất trên lạc, thiếu nƣớc để làm đất lúa đối với vụ
Hè thu.
Hộp 2: Phỏng vấn hộ dân
Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này đã được gần 70 năm rồi, trước đây
tuy khổ cái ăn cái mặc còn thiếu không được như bây giờ mô, trước đây mùa rét
vẫn chịu được nhưng bây giờ tui thấy rét ít hơn, nhưng mà đã có đợt nào thì rét
đậm đợt đó, cũng có thể là do tuổi cao sức yếu. Ông lại nói tiếp, anh ạ trước đây
lúa cấy cũng ít khi chết lắm, nhưng bây giờ tui thấy lạ là chục năm gần đây ăn
tết không ngon vì nơm nớp lúa lại chết thì đói. Còn về mùa hè thì cảm thấy nóng
lắm, nhà tôi có mấy sào ruộng vùng chân núi không cày bừa chi được, ruộng
nương khô nứt nẻ…
Ông Phan Xuân Trọng – Xóm 4 xã Hưng Yên Nam, Hưng Nguyên, Nghệ An
Từ năm 2000 đến 2013, trên địa bàn xã Hƣng Yên Nam, xã Hƣng Tân và xã
Hƣng Lợi liên tục xảy ra lũ lụt, hạn hán, làm giảm năng suất lúa và diện tích đất
trồng lúa bị ảnh hƣởng rất lớn.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên thì những biến
đổi thất thƣờng của thời tiết trong những năm qua đã gây thiệt hại lớn cho sản
xuất nông nghiệp. Đơn cử một vài con số: Hạn hán hè thu 2010 làm hơn 3.500
ha lúa bị giảm năng suất trên 50%; Cuối vụ hè thu 2010 mƣa lớn kết hợp triều
cƣờng gây ngập úng hơn 800 ha gieo cấy muộn do hạn hán; Vụ xuân 2011 rét
đậm, rét hại kéo dài làm hơn 1.050 ha lúa bị chết rét; Vụ hè thu 2011, mƣa lớn từ
ngày 9 -12 làm ngập hơn 1.400 ha lúa trong đó 847 ha đang giai đoạn trổ đến
phơi mao; Từ ngày 4 - 6/9 /2012 mƣa lớn đến sớm gây ngập úng hơn 1.800 ha
lúa vụ Hè thu, trong đó hơn 1.000 ha bị thiệt hại nặng…đặc biệt là diện tích lúa
của một số xã vùng giữa và các xã vùng ngoài, gieo cấy muộn bị thiệt hại khá
lớn.
Theo dõi các năm gần đây cho thấy vụ Hè thu của Hƣng Nguyên nhìn chung
thu hoạch chậm hơn so với các huyện đồng bằng của Nghệ An khoảng 10 - 15
ngày. Diện tích thu hoạch sau ngày 5/9 chiếm gần 70% tổng diện tích gieo cấy,
53
phần lớn diện tích thu hoạch muộn, thƣờng gặp mƣa, lũ thiệt hại nghiêm trọng.
Bên cạnh đó thu hoạch Vụ hè thu muộn làm gia tăng áp lực về thời vụ sản xuất
vụ đông. Việc tổ chức sản xuất Vụ đông muộn, hiệu quả không cao. Thậm chí
nếu quá muộn nhiều địa phƣơng không tổ chức sản xuất vụ Đông đƣợc.
Hộp 3: Phỏng vấn hộ dân
Tôi năm nay 65 tuổi, tôi sống và làm nông ở đây được 40 năm, cách đây
khoảng vài chục năm, ít khi bị mất mùa do lụt lội gây ra, nhưng thời gian gần
đây mưa lụt đến sớm, hơn 3 sào lúa nhà tôi ở các bàu thấp thường xuyên bị ngập
lụt, lúa bị thối không thể ăn hoặc bán mà chỉ xay bột cho lợn hoặc gà ăn...
Ông Nguyễn Văn Tri – Xóm 5, xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An
3.6. Một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan tới sản xuất nông nghiệp tại địa
phƣơng
Nhìn chung, cây lƣơng thực hàng năm ở Hƣng Nguyên mang lại giá trị thu
nhập cao là lúa và lạc và đâyloại cây có chu kỳ sinh trƣởng ngắn. Là loại có đặc
điểm sinh lý là rất dễ mẫn cảm với thời tiết, vì vậy cần phải chọn một khoảng
thời gian và không gian phù hợp để cây sinh trƣởng và phát triển. [9, 12]
3.6.1. Đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản
xuất lúa
a. Tác động lên sản xuất lúa
Sản xuất lúa không những phụ thuộc vào điều kiện thỗ nhƣỡng mà bên cạnh
đó thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, theo đặc tính sinh trƣởng của cây lúa thì
khoảng thời gian từ lúc cây lúa phân hóa đòng đến hết thời kỳ chín sữa quyết
định đến năng suất lúa. Để năng suất cao, ngƣời dân không những có hiểu biết
đƣợc đặc điểm khí hậu địa phƣơng, chọn thời điểm gieo trồng phù hợp sao cho
cây lúa nhận đƣợc tối ƣu các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng nƣớc tƣới trong
suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển. Thời kỳ chín là khâu cuối cùng của quá
trình sinh trƣởng cũng nhƣ khâu sản xuất lúa, tuy nhiên vào thời điểm này nếu
nhƣ bị ngập lụt thì kết quả sản xuất lúa sẽ bị thiệt hại hoặc mất trắng.
54
Sau khi thảo luận kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các hộ, cán bộ khuyến
nông về mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết tới hoạt động sản xuất lúa,
kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.9 nhƣ sau:
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến
sản xuất lúa ở huyện Hưng Nguyên
Các hiện
tƣợng thời tiết
Lũ lụt
Tính cực đoan
Tác động cụ thể
- Làm mất trắng;
- Giảm diện tích gieo trồng;
- Làm giảm năng suất lúa.
- Lũ lụt đến sớm
- Đến sớm và kéo theo
Bão
Hạn hán
Nắng nóng
Rét đậm rét hại
Mức độ tác
động
mƣa lớn, diễn biến bất
thƣờng
- Đến sớm, kéo dài và
khắc nghiệt hơn
- Nhiệt độ cao hơn và
kéo dài hơn
- Số đợt rét hại tăng lên
- Lúa đổ gãy làm giảm năng
suất;
- Giảm diện tích gieo trồng;
- Giảm năng suất;
- Giảm năng suất;
- Lúa mới cấy và gieo sạ
chết;
+++
+
+++
+
++
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
Tại cuộc thảo luận chúng tôi đã nêu ra đƣợc các tiêu chí đánh giá tác động
của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trên địa bàn nghiên cứu, các thành phần
tham gia thống nhất 31/31 (100%) về các tiêu chí và mức đánh giá tác động của
các loại thời tiết cực đoan gây ra, nhƣ sau:
+++: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại trên 3 sào/năm/hộ ở mức
cao,
++: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại từ 1 đến 3 sào/năm/hộ ở mức
trung bình;
+: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại dƣới 1 sào/năm/hộ ở mức
thấp.
Nhận xét:
- Lũ lụt và hạn hán là 2 yếu tố tác động lớn đến sản xuất lúa,
- Rét đậm, rét hại là yếu tố tác động vừa đến sản xuất lúa;
- Còn Bão là yếu tố rất ít tác động hoặc không tác động đến sản xuất lúa.
55
Thời vụ gieo cấy tại 3 xã đƣợc điều tra đều có chung thời vụ của huyện mỗi
năm chỉ trồng đƣợc 02 vụ lúa: Vụ Đông xuân là khoảng thời gian từ cuối tháng
1 đến tháng cuối tháng 6 hàng năm, vụ Hè thu là khoảng thời gian từ tháng 6 đến
cuối tháng 9 hàng năm.
Đây là khoảng thời gian phù hợp cho cây lúa phát triển tốt nhất cũng nhƣ
tránh đƣợc lũ lụt xảy ra hàng năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đối với vụ
Hè thu thƣờng bị thiệt hại nặng nề do thiên thời tiết xấu, có hai loại thời tiết gây
ra đó là:
- Thời điểm bắt đầu vào gieo sạ vào trung tuần tháng 6 hàng năm đây khoảng
thời gian bị hạn rất nặng nề trong năm.
- Thời điểm thu hoạch bắt đầu trung tuần tháng 9 hàng năm đây là khoảng thời
gian rất hay có mƣa lớn xuất hiện và gây ra lũ lụt.
Theo ý kiến của các thành viên tham gia tại buổi thảo luận, kết hợp với ý
kiến tại phiếu điều tra, tất cả số ngƣời đƣợc hỏi nhất trí về thiệt hại do các hiện
tƣợng thời tiết gây ra đối với sản xuất lúa ngày càng nhiều hơn, về giá trị nhƣ
sau:
- Hạn hán gây ra giảm ít nhất 50% năng suất lúa trên diện tích bị hạn hán, so với
điều kiện bình thƣờng;
- Lũ lụt gây ra giảm ít nhất 70% năng suất lúa trên diện tích bị ngập lụt so với
điều kiện bình thƣờng;
Theo báo cáo của Đoàn quy hoạch thủy lợi huyện Hƣng Nguyên giai đoạn
2010 – 2020 thì diện tích đất trồng lúa không có khả năng tƣới tiêu cho nên chỉ
phụ thuộc vào thời tiết là 747,887 ha không có khả năng tƣới, và 1.480,5 ha chịu
ngập lụt hàng năm [31].
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2013, theo báo cáo của Phòng NN&PTNT
huyện Hƣng Nguyên diện tích bị ngập lụt do hạn ở đầu vụ không có nƣớc cấy
dẫn đến bị ngập lụt vào thời điểm thu hoạch .
56
Hình 3.11: Xu thế diện tích lúa Hè thu bị ngập lụt ở huyện Hưng Nguyên
Từ hình 3.11 có thể nhận xét rằng, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan bất
thƣờng xảy ra dẫn đến chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân không thể
dự tính trƣớc đƣợc để bố trí mùa vụ cũng nhƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp. Xu thế diện tích bị ngập lụt ngày càng gia tăng nhƣ hiện nay, kéo theo tâm
lý ngƣời dân vốn dĩ làm ruộng cho thu nhập thấp và vất vả thì những diện tích bỏ
hoang ngày càng gia tăng, bà con nông dân sẽ quay mặt với ruộng đồng.
Điều này có nghĩa hàng năm huyện Hƣng Nguyên mất đi hàng trăm tấn lúa
mỗi năm. Nếu tính chỉ riêng những diện tích bị ảnh hƣởng với sự thống nhất
trong buổi thảo luận là lũ lụt gây ra giảm là 70% thì tổng thiệt hại từ năm 2000 –
2013 tƣơng đƣơng khoảng 133 tỷ đồng đồng. (chƣa tính đến công chăm sóc, tiền
đầu tƣ bỏ ra).
Sản lƣợng lúa giảm có thể do các nguyên nhân chính sau đây:
Hạn hán kéo dài không có nƣớc để gieo sạ và đủ nƣớc cho cây lúa sinh
trƣởng dẫn đến kéo dài thời gian sinh trƣởng của cây lúa dẫn đến thu hoạch
muộn;
Lũ lụt thƣờng xuyên gây ngập úng trên các những vùng trũng và khó tiêu
nƣớc gây ra ngập úng cục bộ.
Trong đợt mƣa lũ đầu tháng 9 năm 2012, hơn 2.000ha lúa và hoa màu của
Hƣng Nguyên bị ngập và hƣ hỏng. Trong đó, các xã Hƣng Trung, Hƣng Yên
57
Bắc, Hƣng Yên Nam, Hƣng Tây gieo cấy muộn bị thiệt hại nặng, nhiều nơi lúa
vừa trổ bị mất trắng; xã Hƣng Nhân lúa chín bị ngâm trong nƣớc nhiều ngày bị
nảy mầm hƣ hỏng. Thiệt hại do mƣa lũ làm cho 1 số hộ nông dân bị thiếu đói
[51].
Mƣa lớn cuối vụ hè thu 2010, kết hợp triều cƣờng gây chết và ngập hàng
ngàn ha gieo cấy muộn do hạn hán; vụ xuân 2011 rét đậm, rét hại kéo dài làm
hơn 1.050 ha lúa bị chết rét; vụ hè thu 2011, 2012 mƣa lớn đến sớm gây ngập
úng trên diện rộng [47].
Tháng 7 năm 2010 Nắng hạn, gió lào hun đốt. Ruộng đồng thiếu nƣớc, nứt
nẻ chân chim, cây mạ cây lúa chƣa kịp ngậm đòng đã hóa thành rơm rạ. Mực
nƣớc sông Lam xuống thấp, gần 1.000 ha lúa úa vàng, quắt queo lá không thể
phục hồi [47].
Hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về cƣờng độ, tần suất và có
xu hƣớng xuất hiện sớm, là tác động kép đến năng suất và diện tích lúa Hè thu.
Từ ngày 23 – 27/9 năm 2009 có lƣợng mƣa phổ biến từ 200 – 300 mm đã
gây thiệt hại trên 30% năng suất lúa với tổng diện tích là 150 ha.
Tháng 9/2012, Mƣa lũ gây ra trên 1800 ha lúa của toàn huyện bị ngập. Lũ
đã qua nhiều ngày, nhƣng hầu khắp các ruộng lúa thẳng cánh cò bay, vùng có thể
thu hoạch đƣợc thì chỉ gặt hái đƣợc 30 – 40% sản lƣợng, còn lại là lúa sống
sƣợng, bị úng lâu ngày nên không thể chín thêm đƣợc nữa. Công sức bỏ ra cho
vụ hè thu tốn kém, kết quả không có, nên rất nhiều bà con nông dân Hƣng
Nguyên không muốn ra đồng thu hoạch.
58
Hộp 4: Phỏng vấn Lãnh đạo UBND xã
Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật nếu trời cho mưa thuận gió hòa
thì sản xuất nông nghiệp ở xã tôi vẫn có lãi. Tuy nhiên thời gian gần đây nạn
chặt phá rừng kết hợp với biến đổi khí hậu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho bà
con làm nông đặc biệt là những hộ thuần nông. Ví dụ như: lũ lụt đến sớm và
cường độ mạnh hơn, hạn hán kéo dài, sâu bệnh, chuột bọ làm thiệt hại rất lớn về
sản lượng. Sản xuất lúa đối với chúng tôi là thế mạnh, nhưng thực tế mỗi năm
tổng số diện tích lúa bị chuyển đổi sang các loại cây trồng khác vào khoảng
1,5% và có những năm tệ hơn là phải nhờ vào gạo cứu đói của Chính phủ.
Lãnh đạo UBND xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An
(Nguồn: Tác giả, năm 2013)
b. Tác động đến lịch mùa vụ
Tại buổi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất với bà con nông dân tham gia về
các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện tƣợng thiên tai đến lịch thời vụ trồng
lúa với 30/30 (100%) số ngƣời tham gia buổi thảo luận đồng ý các mức cụ thể
nhƣ sau:
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan làm dịch chuyển thời điểm gieo trồng trên
15 ngày: ở mức cao;
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan làm dịch chuyển thời gian gieo trồng từ 10 –
15 ngày: ở mức trung bình;
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan làm dịch chuyển thời gian gieo trồng dƣới
10 ngày: ở mức thấp.
59
Bảng 3.10: Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan lên lịch mùa
vụ sản xuất lúa tại huyện Hưng Nguyên.
Thời tiết
cực đoan
Rét hại
Các tác động cụ thể
Mức độ tác động
- Gây khó khăn trong việc gieo cấy lúa
Trung bình
bị chậm lại hoặc phải gieo cấy lại.
Không tác động
Nắng nóng
- Lùi thời điểm gieo cấy để tránh lũ lụt
Lũ lụt
sớm;
- Thu hoạch lúa chạy lụt.
Cao
Bão, lốc
- Phải thu hoạch khi lúa chƣa chín
hoàn toàn.
Thấp
Mƣa đá
- Trên địa bàn chƣa xuất hiện
Thấp
Hạn hán
- Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại;
- Kéo dài thời điểm thu hoạch.
Cao
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
Theo kết quả tổng hợp từ bảng điều tra trên cho thấy rằng:
- Hạn hán: gây ra thiếu nƣớc để gieo cấy cũng nhƣ nhu cầu nƣớc để cho cây lúa
sinh trƣởng và phát triển đặc biệt khó khăn trong vụ Hè thu;
- Lũ lụt: gây ra ngập vào thời điểm thu hoạch do đầu vụ Hè thu thiếu nƣớc để
gieo sạ đã đẩy thời gian chín của lúa rơi vào thời điểm ngập lụt.
Kết hợp với ý kiến của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các bà con nông
dân sản xuất lúa chúng tôi thấy rằng:
- Lũ lụt buộc phải thu hoạch trƣớc thời điểm thu hoạch (xanh nhà hơn già
đồng); dịch tiến thời điểm (sớm hơn) gieo trồng vụ Hè thu. Trong quá trình
sinh trƣởng, cây lúa gặp ngập úng, làm chậm quá trình phát triển và kéo dài
thời điểm thu hoạch;
- Hạn hán dẫn đến thiếu nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc cho cây lúa,
làm chậm quá trình trình sinh trƣởng và phát triển và kéo dài thời điểm thu
hoạch;
Sau khi xem xét số liệu từ các báo cáo của UBND huyện Hƣng Nguyên, kết
60
hợp với các ý kiến tại buổi thảo luận với các đại diện hộ dân tham gia tất cả
30/30 (100%) ý kiến cho rằng hạn hán và lũ lụt ngày càng làm thay đổi nhiều
đến lịch mùa vụ sản xuất lúa, nhƣ: gieo cấy muộn, thu hoạch sớm. Sự dịch
chuyển mùa vụ là rất bất lợi cho cây trồng đặc biệt là cây lúa, nó làm giảm năng
suất, gia tăng sâu bệnh. Ảnh hƣởng đến đời sống của các hộ thuần nông.
Theo dõi biểu hiện và xu thế thời tiết các năm gần đây cho thấy vụ Hè thu
của Hƣng Nguyên nhìn chung thu hoạch chậm hơn so với các huyện đồng bằng
của Nghệ An khoảng 15 ngày. Diện tích thu hoạch sau ngày 5/9 chiếm gần 70%
tổng diện tích gieo cấy, phần lớn diện tích thu hoạch muộn, thƣờng gặp mƣa, lũ
thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó thu hoạch vụ hè thu muộn làm gia tăng áp
lực về thời vụ sản xuất vụ đông. Việc tổ chức sản xuất vụ đông muộn, hiệu quả
không cao. Thậm chí nếu quá muộn nhiều địa phƣơng không tổ chức sản xuất vụ
Đông đƣợc.
Kết hợp các kết quả thống kê và điều tra, trao đổi thảo luận nhóm phần lớn
cho rằng, để giảm thiểu diện tích lúa Hè thu bị ngập lụt sau ngày 5/9 hàng năm
cần phải dịch lịch thời vụ sớm hơn 15 ngày so với các năm trƣớc đây.
3.6.2. Đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản
xuất lạc
a. Tác động đến sản xuất lạc
Theo ngƣời dân địa phƣơng, trƣớc đây quy luật con nƣớc của dòng sông lên
xuống thƣờng trùng với chu kỳ hàng năm. Mƣa lũ chủ yếu tập trung vào hạ tuần
tháng 9 và đầu tuần tháng 10, mùa hè hạn hán ít xảy ra, dựa vào quy luật thời tiết
khá ổn định ngƣời dân có thể chủ động canh tác 2 đến 3 vụ trên năm. Tuy nhiên
những năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và tác động của nạn khai
thác cát trái phép, đã làm thay đổi dòng chảy, nhiều diện tích bị sạt lở, một số
diện tích bị cát hóa không còn khả năng canh tác. Bên cạnh đó hệ thống thủy lợi
chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng, nguồn nƣớc cung cấp cho cây trồng chủ yếu phụ
thuộc vào lƣợng mƣa. Một số diện tích có tỷ lệ cát pha lớn, vụ Đông xuân mực
nƣớc sông Lam có lúc xuống thấp dẫn đến thiếu nƣớc và gặp nắng nóng tháng tƣ
61
đã gây hạn nghiêm trọng ở giai đoạn cây lạc đang ra hoa gây thiệt hại về năng
suất và sản lƣợng lạc.
Thảo luận kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các hộ, cán bộ khuyến nông về
mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết tới hoạt động sản xuất lạc, kết quả
đƣợc thể hiện ở bảng 31.2.
Bảng 3.11: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết đến sản xuất
lạc ở huyện Hưng Nguyên
Các hiện tƣợng
thời tiết
Lũ lụt
Tính cực đoan
- Lũ lụt đến sớm
- Đến sớm và kéo
Bão
Hạn hán
-
Nắng nóng
-
Rét đậm rét hại
-
Mƣa
-
theo mƣa lớn, diễn
biến bất thƣờng.
Đến sớm, kéo dài và
khắc nghiệt hơn
Nhiệt độ cao hơn và
kéo dài hơn
Số đợt rét hại tăng
lên
Mƣa bất thƣờng
Tác động cụ thể
Mức độ tác
động
- Làm mất trắng;
- Giảm diện tích gieo trồng.
- Lạc đổ gãy làm giảm năng
suất;
+
+
- Giảm diện tích gieo trồng;
- Giảm năng suất;
+++
- Giảm năng suất;
++
- Giảm sức nảy mần.
++
- Giảm năng suất lạc
+
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
+++: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại trên 800 m2/năm/hộ: ở mức
cao;
++: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại từ 400 – 800 m2 sào/năm/hộ:
ở mức trung bình;
+: Tác động của thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại dƣới 400 m2/năm/hộ ở mức
thấp.
Nhận xét:
- Hạn hán là yếu tố tác động lớn đến sản xuất lạc;
- Rét đậm, rét hại và nắng nóng là yếu tố tác động vừa đến sản xuất lạc;
- Còn mƣa và bão là yếu tố rất ít tác động hoặc không tác động đến sản xuất lạc.
Thời vụ trồng lạc tại 3 xã đƣợc điều tra đều có chung thời vụ của huyện
mỗi năm chỉ trồng đƣợc 02 vụ lạc: Vụ Đông xuân khoảng thời gian bắt đầu gieo
62
trồng 20/1 – 25/2 hàng năm là vụ chính trong năm, vụ Hè thu khoảng thời gian
bắt đầu gieo trồng 1/6 – 15/6 hàng năm nhƣng chỉ một số ít diện tích canh tác
đƣợc nguyên nhân do lũ lụt.
Đây là khoảng thời gian phù hợp cho cây lạc phát triển tốt nhất cũng nhƣ
tránh đƣợc lũ lụt xảy ra hàng năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đối với vụ
Đông xuân thƣờng bị thiệt hại nặng nề do thiên thời tiết xấu, có hai loại thời tiết
gây ra cụ thể nhƣ sau:
- Thời điểm bắt đầu vào gieo trồng vào 20/1 – 25/2 hàng năm đây khoảng thời
gian rét nhất rất hay xuất hiện sƣơng muối trong năm mầm lạc phát triển kém.
- Thời điểm ra hoa kết quả thƣờng vào hạ tuần tháng 4 đây là khoảng thời gian
gặp hạn hán và nắng nóng.
- Thời điểm thu hoạch hạ tuần tháng 5 hàng năm đây là khoảng thời gian rất hay
có mƣa lớn xuất hiện.
Theo ý kiến của các thành viên tham gia tại buổi thảo luận, kết hợp với ý
kiến tại phiếu điều tra, với 30/30 số ngƣời đƣợc hỏi nhất trí về thiệt hại do các
hiện tƣợng thời tiết gây ra đối với sản xuất lạc ngày càng nhiều hơn, về giá trị
nhƣ sau:
- Hạn hán gây ra giảm ít nhất 45% năng suất lạc, so với điều kiện bình thƣờng;
Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch thủy lợi huyện Hƣng Nguyên giai đoạn
2010 – 2020 năm 2011 thì toàn huyện có 817,29 ha đất trồng hoa màu, với hệ
thống tƣới tiêu trên toàn huyện chỉ tƣới đƣợc 67% điện tích này.
Với khoảng 560 ha đất trồng lạc phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Trong
những năm qua với xu thế thời tiết xấu, hạn hán xảy ra thƣờng xuyên ở địa
phƣơng. Với xu hƣớng thị trƣờng cũng nhƣ đối phó với thời tiết cực đoan nhiều
diện tích trồng lạc luôn có xu hƣớng biến động.
Trái với cây lúa, cây lạc là loại cây chịu hạn và đƣợc canh tác trên những
vùng đất pha cát nhẹ vàm cao.
Mùa vụ đối với sản xuất lạc ở huyện Hƣng Nguyên bắt đầu trỉa vào 15 –
25/2 hàng năm. Thời gian lạc bắt đầu vào chắc thƣờng rơi vào trung tuần tháng 4
hàng năm. Thời điểm này có vai trò quyết định đến năng suất cũng nhƣ chất
63
lƣợng quả lạc nếu nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Thời gian gần đây xu hƣớng tăng
nhiệt vào tháng tƣ (hình 3.12) và lƣợng mƣa tháng tƣ cũng đã giảm đi (hình
3.13) chính vì lý do trên mà sản lƣợng lạc bị suy giảm hàng năm (hình 3.14).
Hình 3.12: Xu thế nhiệt độ trung bình tháng 4
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
Hình 3.13: Xu thế lượng mưa tháng 4
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Vinh)
64
Hình 3.14: Xu thế sản lượng lạc trong từ năm 2000 – 2013
(nguồn: Báo cáo Phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên)
Qua hình 3.13 và hình 3.14 tuy hệ số tƣơng quan hồi quy thấp nhƣng một
phần nào đó cũng cho thấy rằng: Xu thế lƣợng mƣa tháng 4 và sản lƣợng lạc
hàng năm tƣơng đồng. Điều này có nghĩa lƣợng mƣa tháng 4 có tác dụng rất lớn
đến thời điểm hạt lạc vào chắc.
Năm 2012 toàn huyện có 560 ha lạc thì hiện 450 ha lạc vùng bãi đều bị hạn.
Nắng nóng gay gắt, nƣớc sông xuống thấp, trong khi các xã vùng bãi lại có hàm
lƣợng cát trong đất khá cao, thoát hơi nƣớc lớn, cây ngô và lạc không đủ nƣớc
nên bị héo, đến lúc gặp nắng nóng đã nhanh chóng bị táp cháy. Dù đã chỉ đạo
gieo trồng sớm hơn ở vùng đất bãi để tránh nắng cuối vụ,thế nhƣng đến lúc gặp
nắng hạn, lại gặp lúc ngô bắt đầu vào chắc, lạc đang giai đoạn củ non, vẫn đang
ở giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất. Đến thời điểm đó, ƣớc tính
Hƣng Nguyên đã mất 40% - 50% năng suất và sản lƣợng lạc, cây ngô đỡ hơn vì
trồng ở triền thấp hơn và rễ sâu hơn, nhƣng khả năng cũng sẽ giảm 30% - 40%
năng suất và sản lƣợng.
65
Hộp 5: Phỏng vấn Lãnh đạo UBND xã
Ngày trước bà con nông dân trồng lạc chỉ với mục đích cải thiện bữa ăn.
Trong thời gian gần đây cây lạc có giá cho nên bà con trồng rất nhiều,với hy
vọng tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, nhưng cũng rất bấp bênh do thời
tiết hạn hán xẩy ra thiếu nước lạc trồng được không những kém chất lượng mà
còn năng suất giảm cho nên bà con cũng chẳng được là bao. Hiện nay đã có
một số diện tích chuyển đổi sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Lãnh đạo UBND xã Hưng Hợi, Hưng Nguyên, Nghệ An
(Nguồn: Tác giả, năm 2013)
Hạn hán và nắng nóng ngày càng gia tăng về cƣờng độ, đến sớm sớm điều
đó đã ảnh hƣởng đến năng suất lạc thiệt hại từ 15% cho đến 50%.
b. Tác động đến lịch mùa vụ sản xuất lạc
Đánh giá tác động của thời tiết cực đoan đến lịch thời vụ sản xuất lạc Đông
xuân tại địa phƣơng, trong buổi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất với các đại
diện hộ dân tham gia về các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện tƣợng t thời
tiết cực đoan đến lịch thời vụ trồng lạc với 30/30 (100%) số ngƣời đồng ý, cụ thể
nhƣ sau:
- Hạn hán làm dịch chuyển thời điểm gieo trồng trên 15 ngày: ở mức cao;
- Hạn hán làm dịch chuyển thời gian gieo trồng từ 10 – 15 ngày: ở mức trung
bình;
- Hạn hán làm dịch chuyển thời gian gieo trồng dƣới 10 ngày: ở mức thấp.
66
Bảng 3.12: Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan lên lịch mùa
vụ sản xuất lạc tại huyện Hưng Nguyên.
Thời tiết
cực đoan
Rét hại
Các tác động cụ thể
- Gây chậm lại hoặc phải trỉa lại.
Nắng nóng
Lũ lụt
Bão, lốc
Mức độ tác động
Trung bình
Thấp
- Phải thu hoạch khi lạc còn non.
- Phải thu hoạch khi lạc còn non.
Mƣa đá
- Trên địa bàn chƣa xuất hiện
Hạn hán
- Gây ra chậm quá trình sinh trƣởng
của cây lạc;
- Kéo dài thời điểm thu hoạch.
Trung bình
Thấp
Thấp
Cao
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
- Hạn hán dẫn đến thiếu nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc cho cây lạc,
làm chậm quá trình trình sinh trƣởng và phát triển và kéo dài thời điểm thu
hoạch;
- Nắng nóng gây cháy lá giảm khả năng quang hợp. Trong quá trình sinh
trƣởng, cây lúa gặp nắng nóng, làm chậm quá trình phát triển và giảm năng
suất.
Sau khi xem xét số liệu từ các báo cáo của UBND huyện Hƣng Nguyên, kết
hợp với các ý kiến tại buổi thảo luận với các đại diện hộ dân dân tham gia tất cả
30/30 ý kiến cho rằng hạn hán ngày càng làm thay đổi nhiều đến lịch mùa vụ
sản xuất lạc, nhƣ: gieo lịch gieo trồng sớm hơn so với lịch trƣớc đây từ 15 – 20
ngày (20/1 – 5/2) nhằm trách thời điểm lạc ra hoa vào chắc gặp nắng và hạn hán
xuất hiện vào tháng 4. Sự dịch chuyển này cũng gặp bất lợi cho cây lạc, nó làm
giảm khả năng sức nảy mầm lúc mới trỉa vì gặp rét tháng 1 và 2 hàng năm.
3.7. Năng lực ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng
3.7.1. Kế hoạch hành động ứng phó với thời tiết cực đoan của địa phương
67
a) Ở cấp tỉnh
Nghệ An là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, là nơi lụt bão thƣờng xuyên xảy ra.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đƣợc thành lập ở các cấp từ tỉnh cho đến
huyện, xã với nhiệm vụ quản lý và giám sát việc thực hiện chiến lƣợc quốc gia
về phòng chống thiên tai ở cộng đồng.
Ngay sau khi Chƣơng chình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH đƣợc ban hành
thì Nghệ An triển khai ngay xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Mục tiêu chính là huy động cao nhất các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả
công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản, hạn chế các
thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, các công trình hạ tầng, các di sản
văn hóa, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển bền vững của
tỉnh theo phƣơng châm “chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển”.
b) Ở cấp huyện
Nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết
cực đoan, huyện Hƣng Nguyên đã triển khai đồng bộ các giải pháp:
- Dự báo, cảnh báo ảnh hƣởng của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đối
với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên quan theo từng giai đoạn: nông-lâmngƣ, thủy lợi, nông thôn… Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp ứng phó theo
điều kiện của từng xã.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế có kế hoạch khai thác hơp lý
và bền vững các điều kiện tự nhiên, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, góp
phần hạn chế tiến trình cũng nhƣ ảnh hƣởng của BĐKH trên địa bàn huyện nói
riêng cũng nhƣ cả tỉnh nói chung.
- Chuyển đổi mô hình sản xuất; cải thiện, xây dựng hệ thống đê kè, phát triển
rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần giảm nhẹ thiên tai.
- Rà soát quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt là
hệ thống thủy lợi; nghiên cứu biến động tài nguyên nƣớc, nâng cao khả năng tích
trữ nƣớc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái
68
của từng khu vực cụ thể theo hƣớng nông nghiệp bền vững, đảm bảo năng suất,
sản lƣợng cây trồng vật nuôi.
- Trƣớc mắt xây dựng các mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH để đƣa vào sản
xuất đại trà.
- Xây dựng chiến lƣợc giảm thiểu và thích ứng thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết
cực đoan, trong đó thích ứng là ƣu tiên hơn.
- Biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cân đối điều kiện sinh lý cũng nhƣ đặc
điểm sinh trƣởng của cây trồng với điều kiện khí hậu và thỗ nhƣỡng phù phợp để
từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và có thể hình thành các tổ hợp cây trồng nhƣ:
+ Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo mùa;
+ Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo địa hình;
+ Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo chế độ luân canh, trồng xen trồng gối.
Trên cơ sở phân chia các nhóm cây trồng, ngoài việc lựa chọn những cây
trồng có khả năng chống chịu với hán hán, rét đậm rét hại, chịu nhiệt, biên độ
sinh thái rộng thì còn cần phải quan tâm đến thời gian sinh trƣởng phù hợp với
khoảng thời tiết trong năm.
- Thay đổi quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết giữa các ngành, mang
tính khả thi cao.
- Cần có cơ chế ƣu đãi về tài chính, kế hoạch điều tiết từ quỹ đất, tập trung đầu
tƣ trọng điểm có hiệu quả. Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng, nhất
là về giao thông, thủy lợi nội đồng, đảm bảo cho việc khai thác tốt hơn tiềm năng
đất đai.
Hộp 6: Phỏng vấn Trưởng phòng NN&PTNT
Ông Phan Văn Trƣờng cho biết: để chủ động hạn chế, khắc phục tình trạng
thiên tai khắc nghiệt nhƣ hiện nay thì cần phải triển khai tốt những việc làm thiết
thực, chủ động nắm bắt nguy cơ xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết cực đoan để có
các hành động ứng phó thích hợp. Có thể học hỏi kinh nghiệm, các biện pháp
tổng hợp, liên kết với nhau, cần đƣợc xây dựng dựa trên điều kiện tự nhiên, trình
độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và tình hình thiên tai, các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan hàng năm ở các địa phƣơng khác.
69
c) Ở cấp xã
Ở cấp xã, có Ban Phòng chống lụt bão bao gồm đại diện lãnh đạo của ủy
ban nhân dân xã, các trƣởng thôn, đại diện lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã
hội nhƣ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
v.v… Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc
phòng tránh trƣớc khi thiên tai, tổ chức ứng phó khi thiên tai xảy ra, khắc phục
sự cố sau thiên tai gây ra. Ban phòng chống lụt bão hoạt động theo phƣơng châm
4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại
chỗ để phát huy sức mạnh toàn dân phòng chống lụt bão bảo đảm việc ứng phó:
Trƣớc, trong, sau lũ lụt kịp thời, hiệu quả.
Một số công tác trong phòng chống thiên tại tại địa phƣơng:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về phòng
chống thiên tai;
- Từ các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn xóm luôn đoàn kết trong khắc phục
hậu quả thiên tai;
- Cập nhập, thông tin đến nhân dân về tình hình thời tiết, sản xuất;
- Hỗ trợ nguồn tài chính cũng nhƣ vật tƣ cho các hộ ảnh hƣởng nặng nề bởi
thiên tai sớm ổn định sản xuất;
- Công tác ứng phó thiên tai ở xã hiện nay chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc cảnh
báo bão lốc, lũ lụt và sẵn sàng ứng cứu cho ngƣời và di chuyển tài sản trong
bão, lũ lụt cũng nhƣ khắc phục hậu quả sau bão lũ.
- Các xã chƣa có các giải pháp cụ thể nào đáng kể nào để hƣớng dẫn các hộ nông
dân thích ứng với lũ lụt, hạn hán trong lĩnh vực SXNN tại địa phƣơng, để nâng
cao sinh kế, tạo thu nhập của các hộ dân.
70
3.7.2. Công tác ứng phó với thiên tai tại các hộ nông dân
Bảng 3.13: Nguồn cung cấp chủ yếu thông tin về thời tiết cực đoan cho các chủ
hộ
Nguồn cung cấp thông tin
Vô tuyến (Tivi)
Đài (Radio)
Xã hội
Báo chí
Chính quyền địa phƣơng
Internet
Pa nô, áp phích
Tổng cộng
Kết quả
13
9
1
2
15
4
1
45
Tỷ lệ
13/45
9/45
1/45
2/45
15/45
4/45
1/45
Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013
Kết quả nguồn cung cấp thông tin về thời tiết ngày nay có sự cải thiện hơn
trƣớc vì phát triển đa dạng trong truyền thông nhƣ hiện nay. Vô tuyến, đài là 2
kênh truyền thông của Chính phủ đƣợc ngƣời nông dân theo dõi nhiều nhất với
tỷ lệ lần lƣợt là 13/45, 9/45. Tuy nhiên hệ thống phát thanh qua loa truyền thông
từ cấp xã đến thôn xóm của Chính quyền địa phƣơng vẫn có vai trò quan trọng
trong đời sống của nhân dân với tỷ lệ 15/45, có thể thấy rằng công tác thông tin
và hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh rất quan trọng trong đời sống nhân
dân, ngƣời dân tin tƣởng chính quyền địa phƣơng trong phòng chống và ứng phó
với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và bất thƣờng nhƣ hiện nay (bảng 3.15).
Bảng 3.14: Nguyên nhân gây ra lũ lụt và hạn hán ngày càng nhiều
Nguyên nhân
Số lƣợng ngƣời
có ý kiến
Tỷ lệ
Khai thác rừng đầu nguồn quá mức
8
8/45
Do bản chất khí hậu của địa phƣơng
5
5/45
Dân số tăng
7
7/45
Do ấm lên toàn cầu
5
5/45
Công trình thủy điện đầu nguồn
4
8/9
Không biết
16
16/45
Tổng cộng
45
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
71
Qua điều tra, khảo sát điều tra tình hình hiểu biết của ngƣời dân về nguyên
nhân gây của thời tiết cực đoan thì ý kiến không biết của ngƣời dân là 16/45
chiếm tỷ lớn, các ý kiến chặt phá rừng đầu nguồn và dân số tăng nhanh chiếm tỷ
lệ ở tầm trung, còn ý kiến quan trọng nhất là do ấm lên toàn cầu lại chiếm tỷ lệ
thấp chứng tỏ tỷ lệ ngƣời dân có kiến thức về khoa học còn thấp (bảng 3.15).
Việc hiểu biết về quy luật, đặc điểm và nguyên nhân sinh ra thời tiết cực
đoan, các tác động của thiên tai, để từ đó đƣa ra các biện pháp ứng phó và thích
nghi phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của thời tiết cực đoan đến đời sống và
sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân địa phƣơng. Tại 3 xã nghiên cứu, cộng đồng
sử dụng các biện pháp ứng phó với thực tiết cực đoan đƣợc thể hiện ở bảng 3.16:
Bảng 3.15: Giải pháp ứng phó thiên tai trong sản xuất nông nghiệp
TT
1
2
3
4
5
6
Nhóm các giải pháp ứng phó với thời tiết
cực đoan
Thay đổi thời vụ sản xuất
Chấp nhận tổn thất
Cơ cấu cây trồng
Giảm tổn thất đến mức thấp nhất
Áp dụng khoa học và công nghệ mới
Các giải pháp khác
Tổng
Tần suất
Tỷ lệ
7
16
7/45
10/45
5/45
16/45
2/45
5/45
5
10
2
5
45
(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)
Trong 6 nhóm thích ứng thì nhóm thứ 2 có tỷ lệ cao nhất với 16/45, đã cho
thấy rằng bà con nông dân thích ứng với thời tiết cực đoan đó là nhờ kinh
nghiệm truyền lại của cha ông kết hợp trình độ bản thân học hỏi và nắm bắt
thông tin; nhóm thứ 5 tỷ lệ thấp nhất với 2/45, nguyên nhân phần ít bà con nông
dân có đủ kiến thức với nhận định của mình để tìm cách thích nghi với điều kiện
mới, khó khăn mới trong điều kiện biến đổi khí hậu; nhóm 4 đứng thứ hai với tỷ
lệ 10/45 nhóm này cho rằng cần phải cố gắng thu hoạch sớm nhằm giảm tối đa
thiệt hại vớt vát đƣợc những gì có thể; các nhóm còn lại ba và sáu có tỷ lệ không
cao với tỷ lệ 5/45, nhóm này cho thấy rằng các hộ dân đang cố gắng tìm ra giải
pháp và phó mặc cho trời đất. Trong khi chính quyền địa phƣơng cũng đang trăn
trở tìm ra các biện pháp cũng nhƣ tuyên truyền kiến thức về thời tiết cực đoan
cho bà con nông dân.
72
3.8. Kết quả chính và thảo luận
Huyện Hƣng Nguyên có đặc điểm khí hậu đặc trƣng của vùng đồng bằng
Bắc Trung bộ. Từ năm 2000 đến năm 2013, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng
0,32 °C/10 năm, nhiệt độ trung bình tháng I có xu hƣớng tăng khoảng 0,38°C/10
năm, nhiệt độ trung bình tháng VI có xu thế tăng khoảng 0,4°C/10 năm. Xu thế
này phù hợp với xu thế của nghiên cứu với xu thế biến động nhiệt độ trung bình
năm của 90 năm (1990 -2001) tại vùng Bắc Trung bộ của Nguyễn Đức Ngữ
(2008) [13].
Lƣợng mƣa năm có xu hƣớng giảm hơn 18 mm/năm. Có xu thế chung với
toàn tỉnh. Tuy nhiên lƣợng mƣa lớn tập trung vào trung tuần tháng 9 gây ra ngập
lụt đối với vụ Hè thu chƣa nghiên đƣợc.
Thay đổi lịch thời vụ sản xuất lúa đối với vụ Hè thu: thời điểm gieo cấy sớm
hơn trên 15 ngày so với trƣớc đây.
Thay đổi lịch thời vụ sản xuất lạc đối với vụ Đông xuân: thời điểm trỉa sớm
hơn 15 ngày so với trƣớc đây.
Trong nghiên cứu này sự thay đổi lịch thời vụ đối với lúa và lạc có điểm
tƣơng đồng với lịch thời vụ các mô hình trồng lúa và mô hình trồng lạc trong
cuốn Sổ tay các mô hình sinh kế thích ứng với Biến đổi khí hậu tại huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
Đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp một lĩnh bao hàm rất nhiều
ngành. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp,
trƣớc hết là do ý thức của con ngƣời, trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện cơ sở
hạ tầng, khả năng tài chính.v.v…
Với lĩnh vực bao hàm rộng, những đánh giá ban đầu cũng chỉ tập trung vào
đánh giá hai loại cây lƣơng thực có giá trị kinh tế cao là nguồn thu nhập của đại
đa số ngƣời nông dân sống tại địa phƣơng.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu;
- Hạn hán và lũ lụt là 2 hiện tƣợng thời tiết cực đoan tác động đến Nông nghiệp
huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An;
- Xu hƣớng dịch chuyển lịch thời vụ: (i) thời điểm gieo cấy lúa vụ Hè thu sớm
15 ngày so với trƣớc đây; (ii) thời điểm trỉa lạc vụ Xuân sớm 15 ngày so với
trƣớc đây.
Khuyến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, thời gian dài hơn, lĩnh vực
nhiều hơn, số hộ dân đƣợc hỏi tăng hơn về khả năng tác động của các hiện tƣợng
thiên tai trong BĐKH đến địa phƣơng.
Đối với cấp chính quyền địa phương:
- Cần nâng cao kiến thức cho cán bộ khuyến nông cấp xã thông qua các cuộc
tập huấn về ứng phó với lũ lụt, hạn hán đối với trong sản xuất nông nghiệp;
- Xây dựng lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng phù hợp cũng nhƣ quy hoạch đất
canh tác phù hợp với điều kiện mới;
- Xây dựng các mô hình canh tác thích ứng với các điều kiện thời tiết cực đoan
có đặc tính ngắn ngày và chịu hạn tốt;
- Nghiên cứu hƣớng dẫn các hộ dân thực hiện cái giải pháp ứng phó với thiên
tai;
- Cần có kế hoạch ứng phó với lũ lụt, hạn hán đối với trong sản xuất nông
nghiệp cụ thể và hiệu quả;
- Nâng cao chất lƣợng hệ thống thủy lợi để đảm bảo tƣới tiêu về mùa khô, thoát
nƣớc về mùa mƣa lũ, kênh mƣơng đã xuống cấp, các trạm bơm có công suất
không phù hợp cần phải sớm nâng cấp.
Đối với các hộ dân:
- Tham gia tập huấn và tự nâng cao nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật canh
tác phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt;
74
- Thƣờng xuyên theo dõi, đúc rút kinh nghiệp trong sản xuất;
- Hỗ trợ chính quyền, cùng chính quyền xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống
đƣờng giao thông; sử dụng đồng thời bảo vệ công trình;
- Đa dạng hóa cơ cấu, cây trồng đặ biệt là đối với cây lúa và lạc cần sử dụng
loại giống có thời gian sinh trƣởng ngắn để thích ứng hoàn cảnh và giảm nhẹ
thiệt hại;
- Cơ giới hóa nông nghiệp, rút ngắn thời giam thu hoạch để bắt kịp với thời tiết.
75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục các tài liệu tiếng Việt:
1. Asian Disaster Preparedness Center, (2010). Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép
giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các
ngành tại tỉnh An Giang;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, (2003). Vietnam Initial National
Communication Under The UNFCCC, Hanoi, Vietnam;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng - Dự án đói nghèo và môi trƣờng, (2010). Xây
dựng khả năng phục hồi các chiến lược thích ứng cho chiến lược sinh kế ven
biển;
5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam;
6. Dự án Enable, (2009). Cẩm nang tập huấn về phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn có sự tham gia (PRA);
7. Chi cục Thống kê huyện Hƣng Nguyên, (2012). Niên giám thống kê;
8. Lê Anh Tuấn, (2009). Tổng quan về nghiên cứu Biến đổi khí hậu và các hoạt
động thích ứng ở Miền nam Việt Nam;
9. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, (1979), Giáo trình cây lạc. NXB Nông
Nghiệp;
10.Lê Văn Thăng, Nguyễn Đình Huy, Hồ Ngọc Anh Tuấn, Nghiên cứu tác động
của Biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh
Thừa Thiên Huế;
11.Huỳnh Thị Lang Hƣơng, Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu
đến ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi;
12.Nguyễn Bá Lộc, (1997). Quang hợp, NXB Giáo dục;
13.Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), (2008). Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội;
76
14.Nguyễn Ngọc Đệ, (2008). Giáo trình cây lúa. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh;
15. Phan Văn Tân, (2011). Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu;
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, (2013). Sổ tay các mô
hình thí điểm sinh kế thích ứng với BĐKH;
17. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, (2012). Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng
lạc;
18. Tạp chí Khoa học và Phát triển, (2014) tập 12, số 5: 734-743. Nguyên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu tới việc bố trí hệ thống cây trồng tại
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
19. Tạp chí Khoa học 2012:22b 221-230. Đánh giá tổn thương và khả năng thích
nghi ở hộ gia đình trước thiên tai và Biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc
quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ;
20. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S
(2012) 115-122, (2012). Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị
tổn thương lũ lụt ở miền Trung Việt Nam;
21. Trần Quang Đức, Trịnh Lan Phƣơng, (2013). Sự biến đổi phơn và nắng nóng
ở Hà Tĩnh – Miền Trung Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội
22. Trƣơng Quang Học (chủ biên), (2011). Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến
đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật;
23. Trƣơng Quang Học (chủ biên), (2012). Việt Nam thiên nhiên, Môi trường và
Phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật;
24. Viện khoa học khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, (2010). Biến đổi khí hậu
và tác động ở Việt Nam;
25. Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng, (2011). Báo cáo tổng kết
Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu và Đề xuất các giải pháp thích ứng
ở Đồng bằng sông Cửu Long – Phần A;
77
26. Viện Tài nguyên, Môi trƣờng và Công nghệ sinh học, Đại học Huế, (2011).
Báo cáo tổng kết dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng và
chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
27. Viện khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi rƣờng, (2011). Tài liệu hướng dẫn
Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.
Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam;
28. Vũ Đình Thắng, (2005). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. NXB Hà Nội;
29. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, (1999). Sinh lý học thực vật,
NXB Giáo dục;
30. UBND tỉnh Gia Lai, (2011). Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh –
tế xã hội theo định hướng thị trường có sự tham gia của cộng đồng;
31. UBND huyện Hƣng Nguyên, (2011). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch thủy lợi
huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2010 – 2020;
32. UBND tỉnh Nghệ An, (2012). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020;
33. UNDP, Báo cáo phát triển con ngƣời 2007/2008. Cuộc chiến chống biến đổi
khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách. UNDP, Hà Nội.
II. Danh mục các tài liệu tiếng Anh:
34. A Report by Oxfam GB, drawing upon the findings of the Joint Oxfam GB,
UNICEF, World Vision Assessment of the Impact of Drought in Ninh Thuan
Province, 29th March to 3rd April 2005;
35. Asian Disaster Preparedness Center (ADPC), Bangkok (2003), Climate
Change and Development in Vietnam: Agriculture and Adaptation for the
Mekong Delta Region;
36. Al Gore, (2006). An Convenient Truth: The planetary emergency of global
warming and what we can do about it. Rodale;
37. Chaudhry, P. and Greet Ruysschaert, (2007). Climate Change and Human
Development in Viet Nam: A Case Satudy. Paper proceduced to UDNP
Human Development Report 2007/2008 Fighting climate change: Human
solidarity in a divided world;
78
38. Evaluation report, (2009). Typhoon Ketsana Emergency Response Project in
Kon Tum Province - RVNA7;
39. Focus group discussions and stakeholder workshop, (2009). Perception of
climate change impacts and adaptation of catfish farming in theMekong
delta, Vietnam;
40. HCVA in Can Tho, (2009). Hazard, Capacity & Vulnerability Assessment in
relation to Climate Change;
41. Ministry of Agriculture and Rural Development, (2012). Strengthening
Capacities to Enhance Coordinated and Integrated Disaster Risk Reduction
Actions and Adaptation to Climate Change in Agriculture in the Northern
Mountain Regions of Viet Nam;
42. Mohammed Mainuddin, Chu Thai Hoanh, Kittipong Jirayoot, Ashley S.
Halls, Mac Kirby, Guillaume Lacombe, and Vithet Srinetr, (2010).
Adaptation Options to Reduce the Vulnerability of Mekong Water Resources,
Food Security and the Environment to Impacts of Development and Climate
Change;
43. Oxfam in Viet Nam and Graduate School of Global Environmental Studies of
Kyoto University, Japan. Drought-Management Considerations for ClimateChange Adaptation: Focus on the Mekong Region;
44. UNDP, (2007). Human Development Report 2007/2008. Fighting climate
change: Human solidarity in a divided world;
45. WB, (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Cuonties: A
Comparative Analysis, Worl Bank Policy Research Working Paper, February
2007;
III. Danh sách các website các tổ chức:
46. Bách khoa toàn thƣ mở: http://vi.wikipedia.org;
47. Báo điện tử Hƣng Nguyên: http://www.hungnguyen.nghean.gov.vn/;
48. Báo điện tử Nghệ An: http://baonghean.vn/;
49. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh:http://www2.hcmuaf.edu.vn/;
50. Liên hiệp các hội Khoa học và kỷ thuật tỉnh Bắc Giang: http://www.busta.vn/;
79
51. Sở khoa học và công nghệ Nghệ An: http://www.ngheandost.gov.vn/;
52. Thông tấn xã Việt Nam: http://www.vietnamplus.vn/;
53. Trung tâm Khuyến nông Nghệ An: http://khuyennongnghean.com.vn/;
54. Viện Khoa học kỷ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: http://wasi.org.vn/.
80
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu số:
Họ và tên ngƣời phỏng vấn:……………………….
Ngày phỏng vấn:…………………………………..
Địa điểm phỏng vấn:
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên ngƣời trả lời:…………………………………………………………
2. Giới tính:…………
3. Tuổi:…………….
Trình độ học vấn:…………….
4. Số nhân khẩu trong gia đình:…………………
5. Số lao động chính:……………………………
6. Thời gian ông/bà sống tại địa phƣơng (năm):………………………
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Độ tuổi của ông/bà…….; Đánh dấu X vào ô lựa chọn
Đặc điểm hộ điều trra
Có hay
không
Tuổi…………..
Khu vực nông nghiệp
Nghề nghiệp
Khu vực công nghiệp - xây
dựng
Khu vực dịch vụ
Khác
< 20 năm
20-30 năm
> 30 năm
Thời gian sống tại địa
phƣơng
Giới tính chủ hộ
Tình trạng sử dụng diện
tích đất trồng lúa
Tình trạng sử dụng diện
tích đất trồng lạc
Nam
Nữ
Trên 10.000 m²
Từ 5.000 † 10.000 m²
Dƣới 5.000 m²
Trên 1.000 m²
Từ 500 † 1.000 m²
Dƣới 500 m²
Trồng lúa và lạc
81
Tỷ lệ (%)
2. Nguồn thu nhập chính của gia đình ông/bà trong các giai đoạn?
TT Nguồn thu nhập
1
2
3
4
Trước 2000
Xếp hạng theo các thời kỳ
2000-2004 2005-2009 2010-2013
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Kinh doanh dịch vụ
3. Ở địa phƣơng thƣờng xảy ra các loại hiện tƣợng thời tiết cực đoan nào?
Các hiện
tiện thời
TT
Tính chất và mức độ xuất hiện
Ghi chú
tiết cực
đoan
1
Hạn hán
Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn
2
Lũ lụt
Đến sớm, mức độ mạnh hơn
3
Nắng nóng
4
5
6
Đợt nắng nóng kéo dài và ngày có nắng
nóng nhiều hơn
Rét đậm rét Các đợt KKL ít đi, nhƣng số ngày lạnh dài
hại
hơn và lạnh hơn
Số lƣợng cơn bão nhiều hơn và mùa mƣa
Bão, lốc
bão kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn
Mƣa đá
Xuất hiện mƣa đá
4. Theo ông/bà thứ tự xếp hạng các loại thời tiết cực đoan nào xảy ra địa
phƣơng?
Hiện tƣợng thiên tai
Xếp hạng
Trong đó:
1: Mức độ xuất hiện nhiều nhất;
2: Mức độ xuất hiện nhiều thứ hai;
4: Mức độ xuất hiện nhiều thứ tư;
5: Mức độ xuất hiện nhiều thứ năm;
3: Mức độ xuất hiện nhiều thứ ba;
6: Mức độ xuất hiện nhiều thứ sáu.
82
5. Ông/bà hãy sắp xếp thứ tự thu nhập đối với gia đình ông bà?
Loại cây trồng có hạt
Xếp hạng
Trồng lúa
Ngô
Lạc
Đậu nành
Vừng
Kê
Trong đó:
1: quan trọng nhất;
4: quan trọng thứ tư;
2: quan trọng thứ hai;
5: quan trọng thứ năm;
3: quan trọng thứ ba;
6: quan trọng thứ sáu.
6. Thiên tai tác dụng nhƣ thế nào đến sản xuất lúa của gia đình ông bà?
Các hiện
Tính cực đoan
tƣợng thời
tiết cực đoan
Lũ lụt
- Lũ lụt đến sớm
Đến sớm và kéo theo mƣa
Bão
lớn, diễn biến bất thƣởng
- Đến sớm, kéo dài và khắc
Hạn hán
nghiệt hơn
- Nhiệt độ cao hơn và kéo dài
Nắng nóng
hơn
Rét đậm rét hại - Số đợt rét hại tăng lên
Ghi chú:
+++:
Tác động cao
++:
Tác động trung bình
+:
Tác động thấp
-:
Không tác động
83
Tác động cụ
thể
Mức độ tác
động
7. Thiên tai tác dụng nhƣ thế nào đến sản xuất lạc của gia đình ông bà?
Các hiện tƣợng
Tính cực đoan
Tác động cụ
Mức độ tác
thời tiết
thể
động
Lũ lụt
- Lũ lụt đến sớm
Đến sớm và kéo theo
Bão
mƣa lớn, diễn biến bất
thƣởng
- Đến sớm, kéo dài và
Hạn hán
khắc nghiệt hơn
- Nhiệt độ cao hơn và kéo
Nắng nóng
dài hơn
Rét đậm rét hại - Số đợt rét hại tăng lên
Mƣa
- Mƣa bất thƣờng
Ghi chú:
+++: Tác động cao
++:
Tác động trung bình
+:
Tác động thấp
-:
Không tác động
8. Theo ông/bà nguyên nhân của thời tiết cực đoan là do đâu?
Lựa chọn bằng cách
đánh dấu X
Nguyên nhân
Chặt phá rừng đầu nguồn
Do khí hậu của Hƣng Nguyên
Dân số tăng
BĐKH
Thủy điện đầu nguồn
Không biết
84
9. Ông/bà biết thông tin về thời tiết cực đoan, BĐKH từ đâu?
Nguồn cung cấp thông tin
Đánh X vào lựa chọn
Vô tuyến
Đài (Radio)
Xã hội
Báo chí
Chính quyền địa phƣơng
Internet
10.Ông/ bà có đƣợc cảnh báo trƣớc về các loại hiện tƣợng thời tiết cực đoan có
khả năng xảy ra trên địa bàn không?
- Có
- Không
Nếu có thì từ đâu?............................................................................................
11.Ông/ bà có kinh nghiệm gì trong việc nhận biết các loại hiện tƣợng thời tiết
cực đoan sắp đến không? (dựa vào các dấu hiệu nào?)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
12.Ông/bà làm gì để thích nghi và ứng phó với thời tiết cực đoan?
TT
Nhóm các giải pháp ứng phó thiên tai
1
Thay đổi thời vụ sản xuất
2
Chấp nhận tổn thất
3
Cơ cấu cây trồng
4
Giảm tổn thất đến mức thấp nhất
5
Áp dụng khoa học và công nghệ mới
6
Các giải pháp khác
Tần suất
Tỷ lệ
13.Ông/bà có kinh nghiệm gì để thích nghi hiện tƣợng thời tiết cực đoan?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
14. Ông/bà sử dụng các kinh nghiệm đó nhƣ thế nào?
- Phổ biến cho mọi ngƣời cùng áp dụng
- Chỉ dùng cho nội bộ gia đình mình
- Biết nhƣng không thể áp dụng cụ thể vào hoàn cảnh cụ thể của gia đình
85
15.Ông/bà có thể cho biết lợi ích của những kinh nghiệm mà ông/bà đã nêu trên
đối với gia đình ông/bà?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
16.Trong quá trình thời tiết cực đoan xảy ra, chính quyền có những biện pháp
gì để hỗ trợ ngƣời dân?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
17.Sau khi thiên tai xảy ra chính quyền có những biện pháp gì để hỗ trợ, khắc
phục hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra cho ngƣời dân?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
18. Chính quyền có những biện pháp gì để chủ động thích nghi và ứng phó với
thời tiết cực đoan lâu dài?
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
19.Có điều gì mà ông/bà không bằng lòng hoặc băn khoăn với các biện pháp
của chính quyền trong việc phòng tránh và khắc phục hậu quả của thời tiết
cực đoan hay không?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
20. Bằng những kinh nghiệm, hiểu biết của mình, Ông/bà có đề xuất gì để việc
thích nghi và ứng phó với thời tiết cực đoan có hiệu quả hơn không?
- Có
- Không
Nếu có thì cụ thể:
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
86
Phụ lục 2
DIỆN TÍCH LÚA TƢỚI TIÊU HÀNG NĂM
TT
Tên xã
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Hƣng Tây
Hƣng Yên Nam
Hƣng Yên Bắc
Hƣng Trung
Thị Trấn
Hƣng Mỹ
Hƣng Thịnh
Hƣng Tân
Hƣng Phúc
Hƣng Lợi
Hƣng Lam
Hƣng Xuân
Hƣng Long
Hƣng Xá
Hƣng Thông
Hƣng Tiến
Hƣng Thắng
Hƣng Phú
Hƣng Khánh
Hƣng Châu
Hƣng Nhân
Hƣng Lĩnh
Hƣng Đạo
số
Diện
trạm tích lúa
bơm
(ha)
9
3
2
8
8
9
5
8
6
4
3
3
2
2
3
5
7
2
2
2
4
1
15
686
510
298.9
506.29
336.74
304.96
183.99
277.29
291.74
167.03
91.28
129.21
179.48
94.31
294.52
187.54
262.19
135.06
68.91
222.89
136.51
244.18
551.92
Diện tích
hạn
không có
khả năng
tƣới (ha)
109.76
196.35
77.71
70.88
37.04
3.05
0
74.87
0
38.42
3.65
0
3.59
1.89
11.78
13.13
0
0
6.89
2.23
4.1
9.77
82.79
87
Tỷ lệ
hạn
0.16
0.39
0.26
0.14
0.11
0.01
0
0.27
0
0.23
0.04
0
0.02
0.02
0.04
0.07
0
0
0.1
0.01
0.03
0.04
0.15
Diện
tích
ngập
(ha)
60
64
100
137
97
32
74
161
76
125
26
61
45
14
75
34
30
25
10
25
32
32.5
145
Tỷ lệ
ngập
0.09
0.13
0.33
0.27
0.29
0.1
0.4
0.58
0.26
0.75
0.28
0.47
0.25
0.15
0.25
0.18
0.11
0.19
0.15
0.11
0.23
0.13
0.26
Phụ lục 3
DIỆN TÍCH LẠC ĐƢỢC TƢỚI HÀNG NĂM
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
số trạm
bơm
Tên xã
Hƣng Tây
Hƣng Yên Nam
Hƣng Yên Bắc
Hƣng Trung
Thị Trấn
Hƣng Mỹ
Hƣng Thịnh
Hƣng Tân
Hƣng Phúc
Hƣng Lợi
Hƣng Lam
Hƣng Xuân
Hƣng Long
Hƣng Xá
Hƣng Thông
Hƣng Tiến
Hƣng Thắng
Hƣng Phú
Hƣng Khánh
Hƣng Châu
Diện tích
lạc (ha)
Tỷ lệ tƣới
Diện tích hạn
không có khả
năng tƣới (ha)
9
3
2
8
8
9
5
8
6
4
3
3
2
2
3
5
7
2
2
2
9
37
5
5
10
6
37
2
4.59
40
120
12.5
62
65.57
25
13.5
8
17.71
43.04
34.94
0.25
0.615
0.74
0.37
1
0.22
0.92
0
0.9
0.77
0
1
0.91
0.27
0.5
0.51
1
0.68
0.05
0.57
6.7
14.2
1.3
3.2
0
4.7
2.9
2
0.5
9.2
120
0
5.6
47.1
12.5
6.6
0
5.1
40.1
15.0
21 Hƣng Nhân
4
145
0
145
22 Hƣng Lĩnh
23 Hƣng Đạo
1
15
94.64
19.8
0
0.53
94.6
9.3
Phụ lục 4
DIỆN TÍCH LÚA HÈ THU BỊ NGẬP LỤT Ở HƢNG NGUYÊN
Năm
DT ngập
lụt (ha)
„00
„01
„02
„03
„04
„05
„06
„07
„08
„09
„10
„11
„12
„13
(nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện Hưng Nguyên)
88
[...]... các nghiên cứu về nông nghiệp 1 nông thôn, sinh kế của ngƣời dân có liên quan đến BĐKH nhƣ [4, 10, 11, 16, 20, 21, 26, 34, 38,] Tại địa bàn nghiên cứu chƣa có một nghiên cứu nào liên quan đến BĐKH hậu liên quan đến Nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân Xuất phát từ thực trạng này, tôi nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An 2 Mục tiêu... dẫn đến thiếu hụt nƣớc cho cây trồng; - Thời tiết thay đổi thất thƣờng dẫn đến hạn hán và làm tăng nguy cơ xuất hiện 9 các loài dịch bệnh; - Mùa mƣa và lƣợng mƣa thay đổi dẫn nguy cơ ngập lụt làm giảm năng suất và mất trắng đối với cây trồng; BĐKH Khí hậu nông nghiệp Kỹ thuật nông nghiệp Năng suất tiềm năng Sản lƣợng thực thu Kinh tế nông nghiệp Hình 1.1: Sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông. .. với biến đổi khí hậu Đó là mô hình trồng rau trên giàn cho vụ ngập lụt; mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến; và mô hình nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng bão lũ và nƣớc biển dâng Những mô hình này đã mang lại ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế và có nơi trú ẩn an toàn khi mùa mƣa bão đến [6] Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí. .. cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố khí hậu tới việc bố trí của một số loại cây trồng tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: (i) Điều kiện thời tiết giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến 2010 có diễn biến phức tạp nhiệt độ và lƣợng mƣa đã ảnh hƣởng đến diện tích, năng suất của các loại cây trồng trên địa bàn huyện. .. án chỉ đạo sản xuất nông nghiệp 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này: Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên thông qua trồng trọt trên địa bàn Biểu hiện của biến đổi khí hậu thông qua 2 yếu tố khí tƣợng là nhiệt độ và lƣợng mƣa b) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: địa bàn toàn huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An - Phạm vi về thời gian: + Giai đoạn từ năm 1977... tích đất canh tác 4 Một số dự kiến đóng góp của đề tài Có nhìn nhận về đánh giá tác động và khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu đến các hoạt động sản xuất lúa và lạc tại địa phƣơng qua đó giúp cho Chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời nông dân xây dựng kế hoạch, biện pháp thích ứng với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại tối đa trong quá trình xản xuất 5 Kết cấu của luận văn Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên... cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.4 Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.4.1 Một số khái niệm về biến đổi khí hậu BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, băng quyển, sinh quyển, bề mặt đất hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo” [2] Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất... vực công nghiệp, giao thông, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Những lĩnh vực này đã tiêu tốn nguồn năng lƣợng khổng lồ và gia tăng phát thải khí nhà kính (CO2e) vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu (Al Gore, 2006) [36] Tóm lại, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai... đƣợc biết đến là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo 8 Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng [46]: - Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh... Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải khí nhà kính [5] 1.4.2 Nguyên nhân của BĐKH Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tƣợng trái đất ấm lên Có hai quan điểm về sự ấm lên của trái đất là các quá trình tự nhiên và dƣới sự tác động của con ngƣời Hiện nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao cho rằng trong 4 những thập niên gần đây những hoạt động với mục đích phát triển ... SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN CÔNG HUYNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo... nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động Biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An Mục tiêu đề tài - Xác định đặc điểm xu hƣớng thay đổi thời tiết cực đoan thông qua nhiệt... 3.1 Biến đổi khí hậu tƣợng thời tiết cực đoan huyện Hƣng 41 Nguyên 3.1.1 Tổng quan xu biến đổi khí hậu Nghệ An năm qua……………………………………………………………………… 41 3.1.2 Một biểu khí hậu huyện Hưng