chuyên đề ôn thi đại học“ hệ thống bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 ”

46 496 0
chuyên đề ôn thi đại học“ hệ thống bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC Tên chuyên đề: HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN DẪN XUẤT HIDROCACBON HÓA HỌC 11 Bộ môn: Hóa học Tổ bộ môn: Sinh-Hóa-TD-CN-Tin Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh Vĩnh Phúc, năm 2014 1 A- MỞ ĐẦU I. Lý do chọn chuyên đề: Trong ôn thi đại học dạy học đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trong dạy học để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học sinh trong lớp chúng ta luôn đảm bảo nguyên tắc đó là sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá, khi đó tất cả học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng của bản thân gọi là tính vừa sức. Tâm lí học đã chứng minh rằng sự phát triển của mỗi con người ở cùng lứa tuổi là hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy mà khả năng nhận thức của các em cũng hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó hiện nay ở trong nhà trường chúng ta đang tiến hành ôn thi đại học một cách đồng loạt, các em cùng một lứa tuổi cùng ngồi trong một lớp, cùng được thầy giáo truyền đạt một vấn đề và thời gian học cũng như nhau, điều này dẫn đến là cùng một vấn đề mà thầy giáo truyền đạt sẽ dễ đối với học sinh ôn thi thuộc diện khá giỏi, nhưng lại khó với những học sinh ôn thi thuộc diện yếu kém, hậu quả là làm giảm chất lượng ôn thi. Để mang lại hiệu quả ôn thi, tăng sự hứng thú học tập của học sinh thì trong quá trình ôn thi người thầy giáo cần mang cho học sinh của mình những kiến thức phù hợp với năng lực của các em, những vấn đề mà học sinh tiếp thu không quá khó hoặc quá dễ. Nhằm khắc phục một phần những hạn chế của việc ôn thi đại học đồng loạt đồng thời mang lại hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập tôi đã quyết định chọn chuyên đề ôn thi đại học: “ Hệ thống bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 ” II. Mục đích của chuyên đề: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần dần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng ôn thi đại học. 2 III. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống bài tập Hóa học phân hoá và việc tổ chức dạy học phân hoá thông qua hệ thống bài tập đó. IV. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon: ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic - chương 8, chương 9 Hóa học 11 nâng cao và sử dụng trong dạy học phân hoá ôn thi đại học. 3 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: I.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập phân hoá Việc xây dựng Bài hỏi và bài tập phân hoá, trước hết phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung sau: + Quán triệt mục tiêu dạy học: Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần cụ thể hoá bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra. + Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung: Bài tập dùng để mã hoá nội dung dạy học. Tuy nhiên, bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác. + Phát huy tính tích cực của HS: Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS. + Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài đều được trình bày theo một lôgic hệ thống. Vì vậy bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, BT phải được sắp xếp theo một lôgic hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một bài, cho một chương, một phần và cả chương trình môn học. Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Khi nhiều bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống mà ở đó trật tự bài tập có ý nghĩa quan trọng. Bài tập ra trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời Bài hỏi tiếp theo liền kề hoặc không liền kề. Một số trường hợp lời giải đáp cho BT trước có tác dụng làm nảy sinh bài tập tiếp theo. + Đảm bảo tính thực tiễn: Việc thiết kế bài tập cũng phải cố gắng gắn liền với thực tiễn cuộc sống, môi trường. 4 VD: Khi dạy bài “Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng” (Hóa học 11), nên xây dựng bài tập gắn liền với thực tế như: Trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ta đun nước, bình nước đun lâu ngày thường thấy cặn bám ở đáy siêu. Hãy giải thích quá trình gây lắng cặn đó. Làm thế nào để rửa sạch được chiếc siêu đó. Hướng dẫn giải: GV có thể dùng hình ảnh minh họa để HS dễ hình dung Trong nước của chúng ta có chứa một số ion Ca 2+, Mg2+, CO32-... với hàm lượng nhỏ. Khi ta sử dụng siêu lâu ngày đáy bình có sự lắng cặn là do Ca2+ + CO32- → CaCO3 Mg2+ + CO32- → MgCO3 Muốn rửa sạch siêu ta cho một ít giấm ăn vào trong siêu và ngâm một lúc rồi đem đi rửa, siêu sẽ sạch như mới. Do xảy ra phản ứng: CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O. MgCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Mg + CO2↑ + H2O. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình một cách có khoa học. Các em hãy sử dụng cá kiến thức đã được học để ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. + Phù hợp với trình độ, đối tượng HS: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học HH. Bài tập nếu không phù hợp với trình độ và đối tượng HS sẽ dễ gây hiện tượng nhàm chán. Bài tập nếu không phân hóa sẽ không phù hợp với từng đối tượng HS: Có thể được và chán nản…, có thể phù hợp với nhận thức của HS yếu kém thì dễ làm cho HS khá giỏi nhàm chán. Bài tập càng phân hoá mịn càng phù hợp với việc sử dụng cho các đối tượng khác nhau và hiệu quả dạy học càng cao. Tóm lại, việc xây dựng bài tập phân hoá phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đó. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức, tuỳ vào mục đích của từng bài học mà vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt. I.2. Quy trình xây dựng bài tập phân hoá 5 Từ kinh nghiệm của bản thân, tham khảo ý kiến của các GV, các chuyên gia chúng tôi xin giới thiệu quy trình xây dựng BT phân hoá trong DHPH hoá bao gồm các bước như sau: Bước 1: Phân tích nội dung dạy học. Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung chương trình môn học do bộ GD và ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức có thể đưa vào bài học, để xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp. Trong quá trình phân tích nội dung chương trình và SGK, GV nên lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của HS mình dạy để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết trong SGK. GV cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng BT giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, chính xác. Bước 2: Xác định mục tiêu. Từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của môn học, GV xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập. Từ việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK GV có thể phân ra từng phần kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó, tìm những nội dung có thể đặt được Bài hỏi hoặc xây dựng thành bài tập. Bước 4: Diễn đạt các nội dung kiến thức thành bài tập. Đây là một bước quan trọng trong dạy học phân hoá. Để đảm bảo thiết kế tốt bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học, chúng tôi xin đề xuất một số kĩ thuật cơ bản trước khi diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức thành bài tập để tổ chức hoạt động tích cực của HS trong quá trình dạy học như sau: • Kĩ thuật thiết kế Bài hỏi, bài tập phân hóa: Trong DHPH, xây dựng một hệ thống Bài hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng HS cần phải được biên soạn một cách công phu, khoa học. BT nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và phù hợp với mức độ khác nhau của HS như: Biết, hiểu, vận dụng… 6 Theo Tôn Thân (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9/1992), quy trình soạn bài tập phân hoá tác động đến 3 đối tượng học sinh theo sơ đồ sau: Kiến thức cơ bản (hoặc bài tập trong SGK) - Vận dụng trực tiếp. - Tương tự. Bài tập nguyên mẫu - Qua 1, 2 bước trung gian. - Đặc biệt hoá. Bài tập “quan hệ gần” Tác động HS yếu kém Tác động HS trung bình - Qua nhiều bước trung Với quy trình xây gian.dựng bài tập trên, GV có thể sáng tạo được những bài tập nhằm Tác động Tổng quát hoá. khắc sâuBài kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy cho tập “quan hệ xa” HS các khá đối giỏi tượng HS của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, GV có thể soạn được nhiều BT “nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (quan hệ về nội dung hoặc quan hệ về PP) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của từng đối tượng HS. Ví dụ : Khi dạy luyện tập về ancol GV có thể soạn các bài tập phân hóa sau: + Bài tập dành cho học sinh yếu kém: Đây là bài tập nguyên mẫu Cho 18,8g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 5,6l khí H2 (đktc). Công thứ của 2 ancol là: A. CH3OH và C2H5OH C. C2H5OH và C3H7OH B. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH Hướng dẫn: nH2= 0,25 mol Đặt công thức trung bình của 2 ancol no đơn chức là: CnH2n+1OH PTPƯ CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + ½ H2↑ 1mol 0,5mol ½ mol ← 0,25mol 7 M = 18.8/ 0,5= 37,6 →2ancol đó là CH3OH và C2H5OH Đáp án A. CH3OH và C2H5OH Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: Cho m (gam) hỗn hợp X gồm 2ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na thu được 0,448l H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m (gam) X thu được 2,24l CO2(đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là: A. CH3OH và C2H5OH D. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH E. C4H9OH và C5H11OH Hướng dẫn: nH 2 = 0, 02mol Đặt công thức trung bình của 2 ancol no đơn chức là: Cn H 2 n +1OH Cn H 2 n +1OH + Na → Cn H 2 n +1ONa + ½ H2↑ PTPƯ 1mol 0,04mol ½ mol ← 0,02mol Cn H 2 n +1OH + 3n + 1 O2 → n CO2 + n + 1 H2O 2 1mol 0.04 mol → n mol 0,04 n mol → 0,04 n = 0,1 → n = 2,5 Vậy 2 ancol cần tìm là: C2H5OH và C3H7OH Đáp án C. C2H5OH và C3H7OH Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau, thu được 0,3mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác , cho 0,25 mol M tác dụng với Na dư thu được chưa đến 0,15 mol H2. Tìm công thức phân tử cuả X,Y. A. C2H6O2 và C3H8O2 C. C3H6O và C4H8O B. C2H6O và CH4O D. C2H6O và C3H8O Hướng dẫn: Vì nCO < nH O → hỗn hợp ancol trên thuộc dãy đồng đẳng no. 2 2 Cho 0,25 mol M tác dụng với Na dư thu được chưa đến 0,15 mol H2 → ancol đơn chức 8 Đặt công thức chung là Cn H 2 n +1OH Cn H 2 n +1OH + 3n + 1 O2 → n CO2 + (n + 1) H2O 2 n mol (n + 1) mol 0,3 mol 0,425 mol → 0,425 n = 0,3 ( n +1) → n = 2,4 Vậy 2 ancol là: D. C2H6O và C3H8O Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi (Trích đề thi tuyển sinh Đại học- A - 2009) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol no, mạch hở cần vừa đủ 17,92l khí O2(đktc). Mặt khác nếu cho 0,1mol X tác dụng vừa đủ với m (gam) Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên của X. A. 9,8g và propan -1,2- điol C. 4,9g và propan -1,2- điol B. 4,9g và propan -1,3- điol D. 4,9g và glixerol Hướng dẫn: Công thức của ancol là CnH2n+2Ox 3n + 1 − x 2 PTPƯ: CnH2n+2Ox + 1 mol 0,2 mol O2 → n CO2 + (n+1) H2O 3n + 1 − x 2 0,8 mol → 0,2. (3n+1-x)/2 = 0,8 → 3n= 7+x → x=2; n=3. 3 8 2 2 Công thức của ancol X là C H O . Vì X hòa tan Cu(OH) tạo dung dịch màu xanh nên X phải có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau → X là propan- 1,2- điol. nCu (OH )2 = 1 nX = 0, 05mol → m = 4,9 g 2 9 Đáp án. C. 4,9g và propan- 1,2- điol Việc soạn bài tập phân hóa cần được đặc biệt quan tâm trong các giờ ôn tập, giờ luyện tập bởi các giờ học đó HS phải được thực hành giải nhiều bài tập với những kiến thức đã được trang bị trong các giờ học trước đó. Để tổ chức tốt giờ học ôn tập, GV có thể thiết kế theo phương án hoạt động hoá người học thông qua việc bài tập hoá những kiến thức cơ bản. Giờ học nên thiết kế theo chùm 3 loại bài tập tương ứng với 3 loại đối tượng học sinh: yếu kém - trung bình - khá giỏi. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau: Đối tượng HS yếu kém HS trung bình HS khá giỏi Mức độ 1 Bài 1.1 Bài 2.1 Bài 3.1 Mức độ Mức độ 2 Mức độ 3 Bài 1. 2 Bài 1.3 Bài 2. 2 Bài 2.3 Bài 3. 2 Bài 3.3 Ghi chú Mức độ 4 Bài 1.4 Bài 2.4 Bài 3.4 Ở đây, mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa). Trong đó, bài 1.4 tương đương bài 2.1, bài 2.4 tương đương bài 3.1.... Bước 5: Sắp xếp các BT thành hệ thống BT sau khi thiết kế nên sắp xếp theo một hệ thống tương ứng với lôgic nội dung hoặc theo chức năng dạy học, để sao cho khi HS trả lời lần lượt được các Bài hỏi, bài tập thì sẽ lĩnh hội được toàn bộ kiến thức của bài theo tiến trình bài học. Tóm lại, quy trình thiết kế BT phân hoá có thể được tóm tắt như sau: Phân tích nội dung dạy học Xác định mục tiêu Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành BT Diễn đạt các nội dung kiến thức thành BT 10 Sắp xếp BT thành hệ thống I.3.Tác dụng của bài tập phân hóa Bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của HS, nó không chỉ là thước đo khả năng nhận thức, củng cố kiến thức của HS mà còn là phương tiện để rèn cho HS các kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên để phát huy tác dụng của bài tập thì chúng ta phải biết sử dụng BT như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng HS nếu bài tập quá khó hoặc quá dễ sẽ trở nên phản tác dụng của BT, làm cho HS mất hứng thú học tập, để tránh tình trạng này chúng ta nên sử dụng bài tập phân hóa trong quá trình giảng dạy nhằm phát huy tốt vai trò của bài tập đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS. Khi dạy bài “Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”, đối với học sinh học lực còn yếu thì bài tập phân hóa có khả năng lấp các lỗ hổng về kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo, kích thích hứng thú học tập. Bài 1: (Bài 1 – SGK trang 256) Viết phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa: a, Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit. b, Axit axetic là một axit yếu, nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic; còn phenol là một axit yếu hơn axit cacbonic. Để hoàn thành bài tập này học sinh chỉ cần vận dụng kiến thức ở mức độ tái hiện, đều đã có trong SGK. Mục đích của bài nhấn mạnh lại để HS nhớ kiến thức. Bài 2: Chọn đáp án đúng cho các Bài sau: 11 A. Giấm ăn làm đổi màu quỳ tím. B. Tính axit tăng dần C6H5OH < CO2< CH3COOH< C2H5OH C. Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hòa. D. Nước ép từ quả chanh không hòa tan được CaCO3. Từ kết quả bài làm của học sinh giáo viên biết được chỗ hỏng kiến thức cần bù đắp hoặc sai lầm cần chỉnh sửa. Nếu chọn đáp án A học sinh biết được tính chất chung của axit. Nếu chọn đáp án B học sinh chưa nắm được tính axit của các hợp chất cụ thể. Nếu chọn đáp án C học sinh chưa nắm được phản ứng este hóa. Nếu chọn đáp án D học sinh chưa nắm được thành phần trong nước chanh là axit hữu cơ nên hòa tan được muối CaCO3. Bài 3: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau, xác định các chất A, B, C, ….. a. C2H5OH + A → HCOOC2H5 + B. b. 2C → (CH3CO)2O + H2O. c. CH3CH2COOH + Cl2 P → D + E. d. HCOOH + F → CO2+ H2O. e. CH3OH + G → CH3COOH. f. CH2= CH – COOH + H2→ H. g. HCOOH + CaCO3→ I + K + B. h. C+ CuO → (CH3COO)2Cu + B. t → M + H + Ag + B. i. A + AgNO3 + NH3  j. CH3COOH + Y → CH3COONa + H2O. Hướng dẫn: a. C2H5OH + HCOOH → HCOOC2H5 + H2O. b. 2CH3COOH → (CH3CO)2O + H2O. c. CH3CH2COOH + Cl2 P → CH3CHClCOOH + HCl. d. HCOOH + O2 → CO2+ H2O. 12 e. CH3OH + CO t xt,  →CH3COOH. f. CH2= CH – COOH + H2→ CH3CH2 – COOH. g. HCOOH + CaCO3→ (HCOO)2Ca + CO2↑ + H2O. h. CH3COOH+ CuO → (CH3COO)2Cu + H2O. t → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓. i. HCOOH + 2AgNO3 +4NH3 + H2O  j. CH3COOH + NaOH→ CH3COONa + H2O. Trong bài tập này mục tiêu là khắc sâu tính chất hoá học của axit cacboxxylic và vận dụng cụ thể khi viết và cân bằng các phản ứng. Bài 4: (Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012) Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O 2 thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là: A. HCOOH và C2H5COOH B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH C. CH3COOH và C2H5COOH D. CH3COOH và CH2=CHCOOH HƯỚNG DẪN GIẢI Bảo toàn oxi có: nCO2 = (0,1.2 + 0,24.2 - 0,2) : 2 = 0,24 mol => nCO2 > nH2O Nên loại B và D Mặt khác Ctb = 0,24 : 0,1 = 2,4 => loại A. Chọn C. Từ những bài tập cơ bản bài 1,2,3,4 ở trên có thể rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo đáp ứng được chuẩn kiến thức kĩ năng để có thể giải được các bài tập trong đề thi tốt nghiệp và đại học nhu bài 4,5. Đồng thời khuyến khích các em làm các bài tập nâng cao giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau như ví dụ sau: Bài 5: Cho 0,7 mol hỗn hợp gồm 2 axit hữu cơ (mỗi axit không chứa quá 2 nhóm – COOH) phản ứng vừa đủ dung dịch Na2CO3 thu được muối hữu cơ nhiều hơn khối lượng axit là 26,4g. Công thức của 2 axit là: A. CH2(COOH)2 và C6H5COOH C. CH3COOH và CH2=CH- COOH B. (COOH)2 và CH2(COOH)2 D. HCOOH và CH3COOH Lời giải : 13 Đặt công thức của hai axit là R(COOH) n và R’(COOH)m ( 1 ≤ n, m ≤ 2 ), số mol của hai axit là x và y 2R(COOH)n + nNa2CO3 → 2R(COONa)2 + x nCO2 ↑ + nH2O nCO2 ↑ + nH2O x 2R(COOH)n + nNa2CO3 → 2R(COONa)2 + y y Theo bài ra ta có :  x( R + 67n) + y ( R '+ 67 m) − x( R + 45n) − y ( R '+ 45n) = 26, 4   x + y = 0, 7 → mx + ny = 1.2   x + y = 0, 7 (1) + Nếu cả hai axit đều có 1 nhóm –COOH (n = m =1) thì hệ phương trình (1) vô nghiệm. + Nếu cả hai axit đều có 2 nhóm –COOH (n = m = 2) thì hệ phương trình (1) cũng vô nghiệm. → một axit có 1 nhóm –COOH và 1 axit có 2 nhóm –COOH hay n = 1 và m = 2  x + 2 y = 1.2   x + y = 0, 7 Khi n = 1, m = 2 thì hệ 1 có dạng : → x = 0,2 và y = 0,5 (hợp lí) → chọn A Phương pháp tính có nhóm –COOH trung bình kết hợp với phương pháp tăng giảm khối lượng Axit cacboxilic + Na2CO3 → Muối natri của axit cacboxilic + CO2 ↑ + H2O Cứ 1 mol -COOH kém 1 mol -COONa là 22 g x mol -COOH kém x mol -COONa là 26.4 g →x= 26.4 = 1.2(mol ) 22 0.7 mol hỗn hợp axit có chứa 1,2 mol nhóm –COOH → số nhóm –COOH trung bình trong mỗi phân tử hai axit là 1,2 = 1, 7 0,7 Do đó mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH nên một axit có 1 nhóm –COOH và 1 axit có 2 nhóm –COOH → chọn A. Bài 6 : Chia hỗn hợp X gồm 2 anđêhit no mạch hở, đơn chức thành 2 phần bằng nhau: 14 + Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và 0,54g H2O. + Phần 2: Cho tác dụng hết với H 2 dư (Ni, t 0 ) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được V (l) CO2 (đktc ), V có giá trị là: A. 0,112 B. 1,68 C. 0,672 D. 7,2 Lời giải : n H2O = 0, = 0, 54 :18 = 0,03(mol) - Phương pháp tính theo phương trình hóa học Đặt công thức hóa học chung của hai anddeehit no, mạch hở , đơn chức là C nH2nO, số mol là a. CnH2nO + 3n-1 O2 2 a CnH2nO + H2 a CnH2n+2O + → nCO2 + nH2O an → CnH2n+2O a 3n O2 2 → nCO2 + a an = 0,03 (n+1) H2O an VCO2 = 0, 03.22, 4 = 0,672(l) → chọn C. - Phương pháp tính theo phương trình hóa học kết hợp với bảo toàn khối lượng chất Đặt công thức hóa học chung của hai anddeehit no, mạch hở, đơn chức là C nH2nO. CnH2nO + 3n-1 O2 2 → nCO2 + nH2O Theo phương trính hóa học ta có n CO2 = n H2O = 0,03mol Ta có theo sơ đồ chuyển hóa ta có số mol cacbon không thay đổi nên số mol CO 2 tạo ra khi đốt cháy hỗn hợp Y bằng số mol tạo ra khi đốt cháy hỗn hợp ban đầu bằng 0,03 mol. VCO2 = 0, 03.22, 4 = 0,672(l) Trong quá trình giảng dạy với mỗi đối tượng học sinh giáo viên nên giao cho các em những loại bài tập vừa sức để trong khi giải bài tập cảm thấy thích thú ngoài ra còn kích thích trí tò mò của các em để khi học sinh giải xong bài tập này lại muốn giải 15 những bài tập khác ở mức độ cao hơn. Khi sử dụng bài tập phân hóa có thể phát huy tác dụng của bài tập trong dạy học hóa học. II. Hệ thống bài tập phân hoá phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 THPT II.1. Cơ sở sắp xếp hệ thống bài tập phân hoá phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 Để thuận tiện cho mục đích của đề tài và việc sử dụng, hệ thống bài tập hóa học đã được tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp theo cấu trúc sau: Theo cấu trúc chương trình chia thành các dạng bài Chương VIII: Ancol phenol; Chương IX: Anđehit - xeton - axit cacboxylic và bài tập tổng hợp dẫn xuất hiđrocacbon Trong mỗi chương chúng tôi sắp xếp theo: - Mức độ nhận thức và tư duy của thang Bloom: Trên cơ sở sắp xếp bài tập theo các mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng sáng tạo phù hợp với trình độ học lực của học sinh. - Theo yêu cầu học sinh làm việc độc lập và bài tập có sự trợ giúp học sinh ở các mức độ khác nhau. II.2.HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA II.2.1. Chương VIII: Ancol - phenol Dạng 1: Bài hỏi lí thuyết Phần dành cho HS yếu – kém (Kiến thức ở mức độ biết - hiểu) Bài 1: Số đồng phân ứng của ancol ứng với công thức phân tử C4H10O là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Bài 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 ancol thu được n CO2 < n H 2O trong cùng điều kiện ancol đó là: A. Ancol no, đơn chức C. Ancol không no, đơn chức hoặc đa chức. D. Ancol không no, đa chức B. Ancol no đơn chức hoặc đa chức. Bài 3: Cho các ancol sau: CH3OH (1); C2H5OH (2); C3H7OH(3) Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: A. (1) < (2) < (3) B. 16 (1) < (3) < (2) C. (3)< (2)< (1) D. (2)< (3) X --> C2H5OH Có bao nhiêu chất X thoả mãn trong các chất sau? C2H5ONa; C2H4; C2H5OC2H5 ; CH3CHO; CH3COOH; C2H5Cl; CH3COOC2H5 A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 Bài 7: (ĐH - A- 2010): Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là: A. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) D. (1), (2), (4) Bài 8: (ĐH B- 2010): Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen. B. Đun ancol etylic ở 14o0C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete. C. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng. D. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải. Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: Đun hỗn hợp gồm CH3OH, n – C3H7OH và iso – C3H7OH với H2SO4 đặc thì số anken và ete thu được lần lượt là? A. 3 và 4 B. 2 và 6 17 C. 1 và 6 D. 3 và 3 Bài 2: có thể phân biệt hai chất lỏng: rượu etylic và benzen bằng chất nào? A. Na C. dung dịch Br2 B. dung dịch CO2 D.Tất cả đều đúng Bài 3: Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng? A. Ancol isoamylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH B. Ancol secbutylic: (CH3)2CH – CH2OH C. Axit picric: 0,m,p – Br3 – C6H2OH D. p –crezol : CH3- C6H5OH Bài 4: Rượu nào khó bị oxi hoá nhất? A. Rượu sec – butylic C. rượu tert – butylic B. Rượu isobutylic D. Rượu n – butylic Bài 5: Các hợp chất rượu (CH3)2CHOH; CH3CH2OH; (CH3)3COH có bậc lần lượt là? A. 2,1,3 B. 2,3,1 C. 1,2,3 D. 1,3,2 Bài 6: (ĐH B-2008): Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là: A. anilin. C. axit acrylic B. phenol. D. metyl axetat Bài 7: (ĐH - A - 2007): Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. (CH3 )3COH. B. CH3OCH2CH2CH3. C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH. Bài 8: So sánh tính axít (tính linh động của H trong nhóm OH) của H2O, CH3OH , CH3-CHOH-CH3. Sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần: A. H2O < CH3OH < CH3-CHOH-CH3 B. H2O < CH3-CHOH-CH3 < CH3OH C. CH3-CHOH-CH < CH3OH < H2O 18 D. CH3OH < CH3-CHOH-CH3 < H2O Bài tập dành cho học sinh khá giỏi. Bài 1: (ĐH - A - 2007): Cho sơ đồ + Cl 2 (1:1) + NaOH, du + HCl C6 H 6  → X  → Y  → Z Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là: Fe, t o t o cao,P cao A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. C. C6H5OH, C6H5Cl. D. C6H5ONa, C6H5OH. Bài 2: (ĐH - A - 2009): Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 0 0 + Br2 (1:1mol),Fe,t + NaOH( ®Æc ),t ,p + HCl( ®Æc ) Toluen   → X     → Y   → Z Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm: A. o-bromtoluen và p-bromtoluen. B. benzyl bromua và o-bromtoluen. C. m-metylphenol và o-metylphenol. D. o-metylphenol và p-metylphenol. Bài 3: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH2-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH. (f) CH 3-O-CH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là: A. (a), (c), (d). C. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). D. (c), (d), (e). Bài 4: (ĐH - B - 2009): Cho sơ đồ chuyển hoá: H 2SO 4 ®Æc + HBr + Mg, etekhan Butan - 2 - ol  → X(anken)  → Y  →Z to Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là A. (CH3 )2CH-CH2-MgBr. B. CH3 -CH(MgBr)-CH2-CH3. C. (CH3)3C-MgBr. D. CH3-CH2-CH2-CH2-MgBr Bài 5: (ĐH - B - 2010): Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol. Các chất thuộc loại phenol là: A. (1), (3), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5). B. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6). 19 Bài 6: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p- HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau? (a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. (b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Bài 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau). Z là. A. C6H5Cl. C. C6H5NO2. B. C6H5NH2. D. C6H5ONa Bài 8: Anken X có công thức phân tử là C5H10. X không có đồng phân hình học. Khi cho X tác dụng với KMnO4 ở nhiệt độ thấp thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C 5H12O2. Oxi hóa nhẹ Y bằng CuO dư thu được chất hữu cơ Z. Z không có phản ứng tráng gương. Vậy X là A. 2-met yl buten2. C. 2-metyl but-1-en. B. But-1-en. D. But-2-en Dạng 2: Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản ứng giữa ancol với kim loại kiềm và phản ứng cháy. + Bài tập dành cho học sinh yếu – kém Bài 1: Lấy 1 lượng Na kim loại tác dụng vừa đủ với 9,2g ancol, đơn chức thì thu được 2,24l H2(đktc). Xác định công thức cấu tạo của ancol là: A. CH3OH C. C3H7OH B. C2H5OH D. C4H9OH Hướng dẫn 9,2 nH = 2, 24; 22, 4 = 0,1(mol ) → n = 0, 2(mol ) → M = = 46 2 ancol 0,2 Vậy ancol đó là C2H5OH → Đáp án B Bài 2: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy 20 thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là. A. 2,4 gam. B. 1,9 gam. C. 2,85 gam. D. 3,8 gam. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO 2 và 5,4 gam H2O. Xác định X A. C4H7OH. B. C2H5OH. C. C3H5OH. D. tất cả đều sai. Bài 4: X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công thức là. A. C3H5(OH)3. B. C3H6(OH)2. C. C2H4(OH)2. D. C4H8(OH)2. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4, thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng đk). X là. A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C3H4O. Bài 6: a. Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là. A. 18,4 gam. B. 16,8 gam. C. 16,4 gam. D. 17,4 gam. b. Nếu hiệu suất phản ứng lên men là 80% thì khối lượng glucozơ đã dùng là bao nhiêu gam ? A. 45 gam. B. 90 gam. C. 36 gam. D. 40 gam. + Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H 2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là. A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3. Bài 2: Có hai thí nghiệm sau : TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2. TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là. A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H7OH. Bài 3: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là. A. CH3OH. B. C2H4 (OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H7OH. Bài 4: Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch 21 NaOH 0,05M được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Công thức cấu tạo của2 anken là. A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3. C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3. D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2. Bài 5: Ba ancol X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol n CO : n H O = 3 : 4. Vậy CTPT ba ancol là A. C2H6O ; C3H8O ; C4H10O. B. C3H8O ; C3H8O2 ; C3H8O3. C. C3H8O ; C4H10O ; C5H10O. D. C3H6O ; C3H6O2 ; C3H6O3. Bài 6: Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức A bằng O2 vừa đủ nhận thấy : nCO2 : nO2 : nH2O = 6: 7: 8. A có đặc điểm là. A. Tác dụng với Na dư cho nH2 = 1,5nA B. Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức. 2 2 C. Tách nước tạo thành một anken duy nhất. D. Không có khả năng hòa tan Cu(OH)2. + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1: Cho 30,4g hỗn hợp gồm glixêrin và một rượu no, đơn chức phản ứng với Na (dư) thoát ra 8,96l khí (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên chỉ hoà tan được 9,8g Cu(OH) 2. Công thức phân tử của rượu chưa biết là: A. CH3OH C. C4H9OH B. C3H7OH D.C2H5OH Bài 2: Một chất hữu cơ x chứa C, H, O. Khi đốt cháy 1 mol X cần vừa đủ 3 mol O 2. Tìm công thức cấu tạo của X, biết khi oxi hoá một lượng X bằng O 2 (có xúc tác, tOC) thì thu được hổn hợp Y có khả năng phản ứng với Na, dd AgNO 3/NH3 và Na2CO3. A. CH3OH B. CH2=CH-COOH C. CH3CH2OH D. CH3-O-CH3 Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH. C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. Bài 4: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là V A. m = 2a − 22, 4 . B. m = 2a − V 11,2 . C. m =a+ 22 V . 5,6 D. m =a− V 5,6 . Bài 5: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4 H9OH. D. CH3OH và C2H5OH Dạng 3: Xác định công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản ứng tách nước + Bài tập dành cho học sinh yếu – kém Bài 1: Khi đun ancol X với H2SO4 đặc thu được anken Y duy nhất mạch không nhánh. Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,321. Tên gọi của X và Y là. A. propan–1–ol và propen. B. butan–1–ol và but–1–en. C. butan–2–ol và but–2–en. D. 2–metylpropan–2–ol và isobutilen. Bài 2: Đun ancol no đơn chức X trong H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với X bằng 1,4375. Công thức của X và Y là: A. C2H6O và C4H10O. B. CH4O và C2H6O. C. CH4O và C3H8O. D. CH4O và C3H6O. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 ete đơn chức thu được H2O và CO2 theo tỉ lệ số mol là 4:3. Ete này có thể được điều chế từ ancol nào dưới đây: A. CH3OH và C3H7OH B. CH3OH và CH2=CH-CH2OH C. CH3OH và CH3CH2OH C. C2H5OH vµ CH3CH2CH2OH Bài 4: Đun nóng a gam 1 ancol no, đơn chức mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được b gam chất hữu cơ Y. Biết dY/X = 0,67. Công thức phân tử của X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. CH3OH Bài 5: Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là: A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. + Bài tập dành cho học sinh trung bình D. C4H8O. Bài 1: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu mạch hở với H2SO4 đặc được hỗn hợp các ete. Đốt cháy 1 trong các ete trong hỗn hợp ete trên thu được tỉ lệ : nete : nO2 : nCO2 : nH2O = 0,25:1,375:1:1. Công thức cấu tạo của 2 rượu là: A. C2H5OH và CH3OH B. C3H7OH và CH2=CH-CH2OH C. C2H5OH và CH2=CH-OH D. CH3OH và CH2=CH-CH2OH 23 Bài 2: Có mấy ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O khi tách nước đều cho hỗn hợp 2 anken ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Bài 3: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2 Bài 4: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X ta thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y tính tổng khối lượng H2O và CO2 sinh ra là A. 1,76 gam B. 2,76 gam. C. 2,48 gam. D. 2,94 gam. + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1: Đun nung hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Bài 2: Đun nung hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đi đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là: A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH. Bài 3: Khi đun ancol X đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc tạo được ete Y. Trong phân tử Y có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 64,865% và 13,51%, còn lại là oxi. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3CH2CH2CH2OH. B. CH3CH2OH C. CH3CH2CH2OH D. CH3CH2CH(OH)CH3 24 Bài 4: Một ancol đa chức X có công thức tổng quát:C xHyOz(y=2x+z). X có tỉ khối hơi so với không khí < 3 và không tác dụng với Cu(OH)2. Cụng thức của X là: A. HO-CH2-CH2-OH B. HO-CH2-CH(OH)-CH3 C. C3H5(OH)3 C. OH-CH2CH2CH2-OH Bài 5: Có bao nhiêu ancol no, mạch hở, trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 53,33% và 11,11% đều tác dụng được với Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh ? A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Dạng 4: Xác định công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản ứng oxi hoá không hoàn toàn + Bài tập dành cho học sinh yếu – kém Bài 1: Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức (có tỉ lệ mol = 1:1) thành anđehit cần 8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit thu được tác dụng với dd AgNO3/ NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. ( Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Công thức cấu tạo của 2 ancol là: A. CH3OH & CH3CH2OH B. C2H5OH & CH3CH2CH2OH C. CH3OH & CH3CH(OH)-CH3 D. CH3OH & CH3CH2CH2OH Bài 2: Cho một lượng ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lit khí H2 đktc. Oxi hoá cũng lượng ancol đó một thời gian thu được hỗn hợp các sản phẩm gồm dd : axit, anđehit, và ancol dư. Cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng với Na dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất chuyển hoá ancol thành axit là. A. 66,67% B. 25% C. 33,33% D. 75% + Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46. Bài 2: Khi oxi hoá không hoàn toàn ancol X đơn chức thu được chất hữu cơ Y có phản ứng tráng bạc. Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,0345. 25 Công thức phân tử của X là: A. CH4O B. C2H6 C. C3H8 D. C3H6O + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủ 17,92 lít O 2 (đktc). Mặt khác nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH) 2 thì tạo thành dd có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là: A. 4,9 ; propan-1,2-điol C. 4,9 ; glixerol B. 9,8 ; propan-1,2-điol D. 4,9 ; propan-1,3-điol Bài 2: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. Dạng 5: Độ rượu/ độ cồn; phản ứng lên men + Bài tập dành cho học sinh yếu – kém D. 5,75 gam. Bài 1: Cho 10 ml rượu etylic 920 tác dụng hết với Na. Biết drượu = 0,8 g/ml và dnước = 1 g/ml. Tính thể tích H2 thu được ở đktc? A.1,12 lit B. 1,68 lit C. 1,792 lit D. 2,285 lit Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 60 ml dd cồn, cho sản phẩm cháy hấp thụ vào trong dd Ca(OH)2 dư thấy có 167 gam kết tủa. Độ cồn của dd là? A. 700 B. 800 C. 850 D. 900 + Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1:Để xác định độ cồn người ta cho 20,2 gam một dung dịch ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 đktc. Biết d ancol = 0,8 g/ml và dH2O = 1 g/ml. Độ cồn là? A. 92,50 B. 92,70 C. 950 D. 920 Bài 2: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là. A. 60. B. 58. C. 30. D. 48. + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi 26 Bài 1: Khi lên men 1 lít ancol etylic 92o thu được dung dịch chứa x gam axit axetic. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của x là. A. 96. B. 76,8. C. 120. D. 80. Bài 2: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg. II.2.2 Chương IX: Anđehit- xeton- axit cacboxylic Bài tập về Anđehit- xeton- axit cacboxylic Bài tập lí thuyết Bài tập dành cho học sinh yếu kém Bài 1: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: ancol etylic (1), nước (2), đimetyl ete (3), axit axetic (4). Kết quả nào đúng? A. (1) < (2) < (3) < (4). B. (3) < (1) < (2) < (4). C. (2) < (4) < (1) < (3). D. (4) < (2) < (1) < (3). Bài 2: Ba chất hữu cơ A, B, C có cùng nhóm định chức, có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Tên các chất A, B, C lần lượt là: A. axit fomic, axit axetic, axit metacrylic. B. metyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat. C. axit fomic, axit acrylic, axit propionic. D. axit fomic, axit axetic, axit acrylic. Bài 3: Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là : A. C2H5OH và C2H4. B. CH3CHO và C2H5OH. C. C2H5OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. Bài 4: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp bằng một phản ứng tạo ra axit axetic là A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3. B. CH3CHO, glucozơ, CH3OH C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO. 27 Bài 5: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử. A. dung dịch Na2CO3. B. CaCO3. C. dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3. Bài 6: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: axit axetic, axit acrylic, axit fomic người ta dùng theo thứ tự các thuốc thử sau: A. dung dịch AgNO3/NH3 dư, dung dịch Br2. B. dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3 dư. C. Na, dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3 dư, Na2CO3. Bài 7: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl B. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH. C. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH. D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F. Bài 8: Hợp chất CH3 – CH2(CH3) – CH2 – CH2 – CH(C2H5) – COOH có tên quốc tế là: A. axit 2 – etyl – 5 – metyl hexanoic. B. axit 2 – etyl – 5 – metyl nonanoic. C. axit 5 – etyl – 2 – metyl hexanoic. D. tên gọi khác. Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: X là hợp chất mạch hở chứa C, H, O. X chỉ chứa nhóm chức có nguyên tử hiđro linh động. Nếu cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thoát ra bằng số mol của X. Công thức của X là: A. R(COOH)2. B. R(OH)2. C. HO–R–COOH D. Cả A, B, C đều đúng. 28 Bài 2: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C 3H4O2 . X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là: A. HCOOCH = CH2, CH3COOCH3. B. CH3 – CH2 – COOH , HCOOCH2 – CH3. C. HCOO CH = CH2, CH3 – CH2 – COOH. D. CH2 = CH – COOH, HOC – CH2 – CHO. Bài 3: Cho chuỗi phản ứng: C2H6O → → X axit axetic CH 3OH +  → Y. CTCT của X, Y lần lượt là: A. CH3CHO , CH3 – CH2 – COOH. B. CH3CHO , CH3COOCH3. C. CH3CHO , CH2 (OH) CH2 – CHO. D. CH3CHO , HCOOCH2 – CH3. Bài 4: Cho 3 axit ClCH2COOH , BrCH2COOH, ICH2COOH, dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là: A. ClCH2COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH B. ClCH2COOH < BrCH2COOH < ICH2COOH C. ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH D. BrCH2COOH < ClCH2COOH < ICH2COOH. Bài 5: (ĐH - A- 2011): Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là: A. 5. C. 4. B. 3. D. 6. Bài 6 (ĐH - B - 2010): Cho sơ đồ phản ứng: Stiren +H2O X +CuO,to Y +Br2,H+ H+,to Z Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br. B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH. C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH. 29 D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3. Bài 7: (ĐH - B- 2012) Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Bài 8: (ĐH - B -2012) 0 ,t Cho phương trình hóa học: 2X + 2NaOH CaO  → 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3 Chất X là: A. CH2(COOK)2. C. CH3COOK. B. CH2(COONa)2. D. CH3COONa Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1: Các chất hữu cơ đơn chức X 1, X2, X3, X4 có công thức tương ứng là CH 2O, CH2O2, C2H6O, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau, trong đó có một chất tác dụng được với natri sinh ra khí hiđro. Công thức cấu tạo X1, X2, X3, X4 lần lượt là: A. HCHO, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. B. CH3OH, HCHO, CH3–O–CH3, CH3COOH. C. HCHO, HCOOH, CH3–O–CH3, HCOOCH3. D. HCHO, CH3–O–CH3, CH3OH, CH3COOH. + CH I Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng: NH3 1:1→ X 3 HONO + → + CuO Y t → Z. Biết Z có khả năng o tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. C2H5OH, HCHO. B. C2H5OH, CH3CHO. C. CH3OH, HCHO. D. CH3OH, HCOOH. Bài 3: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT C3H6O3 có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na 2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tràng gương. CTCT của E là: A. CH3 – COO – CH2 – OH. B. CH3 – CH(OH) – COOH. C. HO – CH2 – COOCH3. D. HO – CH2 – CH2 – COOH. 30 Bài 4: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C 3H4O2 . X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là: A. HCOOCH = CH2, CH3COOCH3. B. CH3 – CH2 – COOH , HCOOCH2 – CH3. C. HCOO CH = CH2, CH3 – CH2 – COOH. D. CH2 = CH – COOH, HOC – CH2 – CHO. Bài 5: (ĐH-A-2010). Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C 3 H6 dung dÞch Br2 X NaOH CuO,to Y O2,xt Z T CH3OH,to,xt E E là este đa chức. Tên gọi của Y là: A.propan-1,2-điol. C. glixerol. B. propan-1,3-điol. Bài 6: (CĐ-2011). Cho sơ đồ chuyển hóa: D. propan-2-ol CH3CH2Cl KCN X H3O+,to Y Trong sơ đồ trên, X và Y lần lượt là: A. CH3CH2CN và CH3CH2COOH. C. CH3CH2CN và CH3CH2OH. B. CH3CH2CN và CH3CH2CHO. D. CH3CH2NH2 và CH3CH2COOH. Bài 7: Cho sơ đồ phản ứng sau : , xt H O CH ≡ CH 2HCHO  → butin-1,4-điol H → Y - → Z Y và Z lần lượt là A. HOCH2CH2CH2CH3 ; CH2=CHCH=CH2. B. HOCH2CH2CH2CH2OH ; CH2=CHCH2CH3. C. HOCH2CH2CH2CH2OH ; CH2=CHCH = CH2. D. HOCH2CH2CH2CH2OH ; CH3CH2CH2CH3. Bài 8: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: , as Hiđrocacbon A B C Br  → NaOH → CuO →  HOOCCH2COOH. Vậy A là. 2 2 2 A. B. C3H8. C. CH2=CHCH3. D 2+ 2 , Mn O  → D. CH2=CHCOOH. Các dạng bài tập thường gặp Dạng 1: Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo dựa vào phản ứng cháy + Bài tập dành cho học sinh yếu 31 Bài 1: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO 2 đo ở cùng điều kiện, A là: A. HCOOH. B. HOOC – COOH. C. CH3 COOH. D. B và C đúng. Bài 2: (CĐ - 2012). Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO 2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là: A. axit axetic. C. axit fomic. B. axit oxalic. D. axit malonic Bài 3: Cho 7 gam chất A có CTPT C 4H6O tác dụng với H2 dư có xúc tác tạo thành 5,92 gam ancol isobutylic. a. Tên của A là A. 2-metyl propenal. B. 2-metylpropanal. C. but-2-en-1-ol. D. but-2-en-1-al. b. Hiệu suất của phản ứng là. A. 85%. B. 75%. C. 60%. D. 80%. Bài 4: Oxi hóa 1,76 gam một anđehit đơn chức được 2,4 gam một axit tương ứng. Anđehit đó là A. anđehit acrylic. B. anđehit axetic. C. anđehit propionic. D. anđehit fomic. Bài 5: Oxi hóa 17,4 gam một anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương ứng (H = 75%). Anđehit cócông thức phân tử là A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C3H4O. Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lít CO2 (đktc). a. CTPT của 2 anđehit là A. CH3CHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO. C. C2H5CHO và C3H7CHO. D. Kết quả khác. b. Khối lượng gam của mỗi anđehit là A. 0,539 và 0,921. B. 0,88 và 0,58. C. 0,44 và 1,01. D. 0,66 và 0,8. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 7,2gam một axit cacboxylic trong phân tử có hai liên kết đôi cần dùng 6,72 lit O2 (đktc), sản phẩm cháy cho qua bình đựng nước vôi trong dư thấy có 30gam kết tủa. Công thức phân tử của axit là: A. C3H4O4. C. C4H6O2. B. C3H4O2. D. C4H6O4 32 Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam nước. Công thức phân tử của chúng là A. CH3COOH; C2H5COOH. C. HCOOH; CH3COOH. B. C2H5COOH; C3H7COOH. D. Không xác định. Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ađehit A cần vừa đủ 2,52 lít O 2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A có công thức phân tử là A. C3H4O. B. C4H6O. C. C4H6O2. D. C8H12O. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđehit A mạch hở, no thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ n A : n CO : n H O = 1 : 3 : 2 . Vậy A là A. CH3-CH2CHO. B. OHC-CH2-CHO. C. HOCCH2CH2CHO. D. CH3CH2CH2CH2CHO. 2 2 Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit đơn chức no, mạch hở A cần 17,92 lít O 2 (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử A là A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C4H8O. Bài 4: X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó M T = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam? A. tăng 18,6 gam. B. tăng 13,2 gam. C. Giảm 11,4 gam. D. Giảm 30 gam. Bài 5: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A 1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đkc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của 2 axit là: A. HCOOH và C2H5COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH. C. HCOOH và HOOC – COOH. D. CH3COOH và HOOC – CH2 – COOH. Bài 6: Các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn 3g axit hữu cơ X được dẫn lần lượt ua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH. Sau thí nghiệm thấy 33 khối lượng bình 1 tăng 1,8g và khối lượng bình 2 tăng 4,4g. Nếu cho bay hơi 1g X thì thu được 373,4 ml hơi ở (đktc). CTCT của A là: A. HCOOH. B. CH2 = CH – COOH. C. C2H5COOH D. CH3COOH Bài 7: Các sản phẩm đốt cháy hoàn 3 gam axit cacboxylic X được dẫn lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 và bình 2 đựng NaOH. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam, khối lượng bình 2 tăng 4,4gam. Nếu cho hoá hơi 1gam X thì được 373,4 ml hơi ở (đktc). CTCT cấu X là: A. HCOOH. C. C2H3COOH. B. CH3COOH. D. C2H5COOH. Bài 8: Một chất X (có MX < 170). Đốt cháy hoàn toàn 0,486g X sinh ra 405,2 ml CO 2 (đktc) và 0,27g H2O. X tác dụng với Na hoặc NaHCO 3 đều sinh ra chất khí có số mol bằng số mol của X tham gia phản ứng. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOC-C5H10-COOH. C. HO-C5H8O2-COOH. B. HO-C4H6O2-COOH. D. HO-C3H4-COOH. + Bài tập dành cho học sinh khá- giỏi Bài 1: Để đốt cháy hết 10ml thể tích hơi một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30 ml O 2 , sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích O 2 đã phản ứng. CTPT của A là: A. C2H4O2. B. C3H6O3. C. C3H6O2. D. C4H8O2. Bài 2: Hỗn hợp 2 axit đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng với NaOH dư. Lượng muối sinh ra đem tiến hành phản ứng vôi tôi xút hoàn toàn, được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là: 6,25. Hai axit có % số mol lần lượt là: A. 40% và 60%. C. 20% và 80%. B. 30% và 70%. D. 25% và 75%. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 axitcacboxylic thấy số mol O2 phản ứng bằng số mol CO2 và bằng số mol H2O sinh ra. Axit đó là: A. HCOOH. B. CH3COOH. 34 C. (COOH)2. D. C2H5COOH. Bài 4: (ĐH- khối A-2007). Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO 2. Mặc khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y. A. HOOC-CH2CH2-COOH. C. CH3-COOH. B. C2H5COOH. D. HOOC-COOH. Bài 5: (ĐH- khối A-2011). Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là: A.V=28/55.V(x+30y). C. V=28/95.(x+62y). B.V= 28/55.(x-30y). D. 28/95.(x-62y). Bài 6: (ĐH- khối A-2011). Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO 2 và z mol H2O (với z = y-x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO 3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là: A. axit oxalic. C. axit ađipic. B. axit acrylic. D. axit fomic. Bài 7: (ĐH- khối A-2011). Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là: A. 0,2. C. 0,6. B. 0,3. D. 0,8. Bài 8: (ĐH- khối A-2011). Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: A. H-COOH và HOOC-COOH. B. CH3-COOH và HOOC-CH2-CH2- COOH. C. CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH. D. CH3-COOH và HOOC-CH2 -COOH. 35 Dạng 2: Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo dựa vào phản ứng oxi hóa + Bài tập dành cho học sinh yếu kém Bài 1: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là A. 49%. B. 40%. C. 50%. D. 38,07%. Bài 2: Hợp chất A chứa 1 loại nhóm chức và phân tử chỉ chứa các nguyên tố C, H, O trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng, 1 mol A tráng gương hoàn toàn cho 4 mol Ag. Vậy A là A. C2H4(CHO)2. B. HCHO. C. HOCCH2CHO. D. CH3CHO. Bài 3: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO 3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A A. CH3CHO. B. CH2=CHCHO. C. OHC-CHO. D. HCHO. Bài 4: Cho 8,7 gam anđehit X tác dụng hoàn toàn với lượng dung dịch AgNO 3/NH3 (dư) được 64,8 gam Ag. X có công thức phân tử là A. CH2O. B. C2H4O. C. C2H2O2. D. C3H4O. Bài 5: 8,6 gam anđehit mạch không nhánh A tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 tạo 43,2 gam Ag. A có công thức phân tử là A. CH2O. B. C3H4O. C. C4H8O. D.C4H6O2. + Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: X là hỗn hợp gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 được 25,92 gam bạc. % số mol anđehit có số cacbon nhỏ hơn trong X là A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 75%. Bài 2: Cho 0,1 mol một anđehit X tác dụng hết với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư) được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn X được Y. Biết 0,1 mol Y tác dụng vừa đủ với Na vừa đủ được 12 gam rắn. X có công thức phân tử là. A. CH2O. B. C2H2O2. C. C4H6O. D. C3H4O2. Bài 3:X là hỗn hợp 2 anđehit đơn chức. Chia 0,12 mol X thành hai phần bằng nhau : - Đốt cháy hết phần 1 được 6,16 gam CO2 và 1,8 gam H2O. - Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 được 17,28 gam bạc. X gồm 2 anđehit có công thức phân tử là. A. CH2O và C2H4O. C. CH2O và C3H4O. B. CH2O và C3H6O. D. C2HO và C4H6O 36 Bài 4: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là. A. HCHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO. C. C2H3CHO và C3H5CHO. D. CH3CHO và C2H5CHO. Bài 5: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < My), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO 2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là. A. HCHO và 50,56%. B. CH3CHO và 67,16%. C. CH3CHO và 49,44%. D. HCHO và 32,44%. + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là. A. HCHO. B. OHC-CHO. C. CH3CHO. D. CH3CH(OH)CHO. Bài 2: Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là. A. C2H4O. B. C3H6O. C. C3H4O. D. C4H8O. Bài 3*: 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X là. A. C2H3CHO và HCHO. B. C2H5CHO và HCHO. C. CH3CHO và HCHO. D. C2H5CHO và CH3CHO. Bài 4: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H 2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H 2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là. 37 A. 35,00%. B. 65,00%. C. 53,85%. D. 46,15%. Bài 5: 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H2 (đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Công thức cấu tạo của B là. A. CH3CH2CHO. B. C4H9CHO. C. CH3CH(CH3)CHO. D. CH3CH2CH2CHO. Dạng 3: Phản ứng trung hòa + Bài tập dành cho học sinh yếu Bài 1: Cho 2,46g hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là: A. 3,54g. B. 4,46g. C. 5,32g. D. 11,26g. Bài 2: Trung hòa hoàn toàn 1,8g một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46g muối khan. Axit là: A. HCOOH. B. CH2 = CH – COOH. C. CH3 – CH2 – COOH. D. CH3COOH. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X là muối Na của một axit hữu cơ thu được 0,15 mol CO2, hơi H2O và Na2CO3. CTCT của X là: A. C3H7COONa. B. CH3COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa. + Bài tập dành cho học sinh trung bình Bài 1: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol hỗn hợp X thu cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai axit là: A. CH3COOH; C2H5COOH. C. CH3COOH; C3H7COOH . B. HCOOH; (COOH)2. D.CH3COOH;(COOH)2. Bài 2: (CĐ-khối B-2007). Cho 5,76g axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28g muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là. A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. 38 C. CH3CH2COOH. D. CH≡C- COOH Bài 3: Dung dịch X chứa 2 axit hữu cơ no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hoà 50ml dung dịch X cần 40ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà người ta thu được 4,25g hỗn hợp muối khan. Hãy xác định công thức phân tử của từng axit trong dung dịch X: A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH C. C2H5COOH và C3H7COOH D. C3H7COOH và C4H9COOH + Bài tập dành cho học sinh khá giỏi Bài 1: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là: A. C2H4O2 và C3H4O2. C. C3H4O2 và C4H6O2. B. C2H4O2 và C3H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2. Bài 2: Hoà tan 23,6g hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic vào nước thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 21,6g Ag, phần hai trung hoà hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. công thức hai axit là: A. Axit fomic và axit axetic. C. Axit fomic và axit oxalic. B. Axit fomic và axit propionic . D. Axit fomic và axit acrilic. Bài 3: Chia 0,3 mol axit cacobxylic A thành hai phần bằng nhau. - Đốt cháy phần 1 được 19,8 gam CO2. - Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH. Vậy A có công thức phân tử là A. C3H6O2. B. C3H4O2. C. C3H4O4. D. C6H8O4. Bài 4: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là 39 A. HCOOH, C3H7COOH. B. CH3COOH, C2H5COOH. C. CH3COOH, C3H7COOH. D. HCOOH, C2H5COOH. Dạng 4: Bài tập tổng hợp Bài 1. Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là: A. 60%. B. 70%. C. 50%. D. 80%. Bài 2. Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. B. no, hai chức. C. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức. D. no, đơn chức. Bài 3. Hai hợp chất hữu cơ X, Y cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3. C. C2H5COOH và HCOO C2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. Bài 4. Cho các hợp chất hữu cơ: (1) Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol hở; H2O là: (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, A. (2), (3), (5), (7), (9). mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no B. (3), (4), (6), (7), (10). (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) C. (3), (5), (6), (8), (9). ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch D. (1), (3), (5), (6), (8). hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; Bài 5. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn (10) axit không no (có một liên kết đôi chức, mạch hở phản ứng với lượng dư C=C), đơn chức. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch 40 NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của phản ứng hết với axit HNO3 loãng, anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là. thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử A. 0,03. duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo B. 0,04. C. 0,01. D. 0,02. thu gọn của X là Bài 8: Oxi hoá m gam một ancol đơn A. HCHO. chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn B. CH3CHO. hợp X gồm: Anđehit, axít, nước và C. CH2 = CHCHO. ancol dư. Chia X làm 3 phần bằng D. CH3CH2CHO. nhau: Bài 6: Oxi hóa anđehit X đơn chức + Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, bằng O2 (xúc tác thích hợp) với hiệu thu được 0,2 mol H2 và 25,6 gam chất suất phản ứng là 75% thu được hỗn hợp rắn. Y gồm axit cacboxylic tương ứng và + Phần 2 cho phản ứng với NaHCO3 dư, anđehit dư. Trung hòa axit trong hỗn thu được 0,1 mol khí CO2. hợp Y cần 100ml dung dịch NaOH + Phần 3 cho tác dụng với dung dịch 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản AgNO3/NH3(dư), thu được 0,6 mol Ag. ứng thu được 5,1 gam chất rắn khan. Nếu oxi hoàn hoàn toàn m gam A chỉ Nếu cho hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn tạo thành anđehit, rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tráng gương thì số mol Ag thu được là đun nóng thì thu được khối lượng Ag là (phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 21,6 gam. A. 1,6. C. 10,8 gam. B. 5,4 gam. B. 0,8. C. 2,4. D. 27,0 D. 4,8. gam. Bài 9: Hỗn hợp M gồm anđehit X, Bài 7: Hỗn hợp X gồm một anđehit và xeton Y ( X, Y có cùng số nguyên tử một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. cacbon) và anken Z. Đốt cháy hoàn toàn Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp X m gam M cần dùng 8,848 lít O 2 (đktc) thu được 3a (mol) CO2 và 1,8a (mol) sinh ra 6,496 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam H2O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 tác dụng H2O. Công thức của anđehit X là. được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong 41 A. C2H5CHO. B. CH3CHO. C. C3H7CHO. được sản phẩm B’ có khả năng tham gia D. phản ứng tráng gương. Công thức cấu C4H9CHO. tạo của B, D lần lượt là: Bài 10: Chất A có chứa hai loại nhóm A. HOOC-CH2-CH2OH và C2H5OH. chức. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol A B. HOOC-CH2-COOH và C3H7OH. cần 0,2 mol H2O thu được 18g chất B C. và 4,6g chất D. Công thức ĐGN của D. HO-CH2-CH2-OH và C4H9OH HOOC-CH2-CHO và C2H5OH. chất B và chất D lần lượt là : C 3H6O3, C2H6O. Tỉ lệ mol giữa A tham gia phản C. X là hợp chất chứa chức – CHO ứng và B sinh ra là 1:2. Cho hơi B đi D. Cả a, b đều đúng qua ống đựng CuO nung nóng, thu Hướng dẫn: Vì số mol Ag thu được bằng số mol NO2 = 0,4 mol , ta thấy tỷ lệ nX : n Ag = 1: 4 Đáp án D Bài tập 10 : Chia m gam một anđehit mạch hở thành 3 phần bằng nhau: + Phần 1: Khử hoàn toàn cần 3,36 lít H2 (đktc) + Phần 2 thực hiện phản ứng cộng với dung dịch Brom có 8 gam Br2 tham gia phản ứng. + Phần 3 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 thu được x gam Ag: Giá trị của x là: A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 43,2 gam D. Kết quả khác Hướng dẫn: Gọi công thức của anđehit là: CnH2n+2-m-2a(CHO)m z mol Phần 1: Ni →CnH2n+2-m(CH2OH)m (I) CnH2n+2-m-2a(CHO)m + (a+m)H2  z mol z (a+m)mol 42 → CnH2n+2-m-2aBr2a(CHO)m (II) Phần 2: CnH2n+2-m-2a(CHO)m + a Br2  z mol z a mol 3 / NH 3   → 2m Ag Phần 3: CnH2n+2-m-2a(CHO)m AgNO (III) z mol 2mz mol Ta có: z (a+m) = 0,15 ( theo phương trình I);* za = 8/160 = 0,05 ( theo phương trình II);** Từ (*) và (**) ta có zm = 0,1 + Phần 3 n Ag = 2zm = 0,1x2 = 0,2 mol vậy m Ag = 0,2x108 = 21,6 gam → Đáp án A Bài tập 11: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). X là: A. X là anđêhit hai chức C. X là hợp chất chứa chức – CHO B. X là anđêhitformic D. Cả a, b đều đúng Hướng dẫn: Vì số mol Ag thu được bằng số mol NO2 = 0,4 mol , ta thấy tỷ lệ nX : n Ag = 1: 4 → Đáp án D Bài tập 12: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng thu được 43,2g Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6g Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCHO. C. CH3CHO. B. (CHO)2. D. CH3CH(OH)CHO. Bài tập 13: Đốt cháy hoàn toàn 7,2g hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO 2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là. A. C3H7CHO. C. C2H5CHO. B. CH3CHO. D. C2H3CHO. Bài tập 14: Cho CaC2 tác dụng với nước rồi dẫn khí sinh ra sục qua dung dịch M gồm HgSO4 ở 80oC thu được hỗn hợp X gồm hai khí. Cho 2,02g X tác dụng với Ag 2O/NH3 43 dư thì thu được 11,04g hỗn hợp rắn Y. Hiệu suất phản ứng cộng nước của chất khí vào A. 79%. C. 85%. dung dịch M là. B. 80%. D.Bài a, b, c đều sai Bài tập 15: Oxi hoá 10,2g hỗn hợp hai anđehit no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit được trung hoà hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M 1. Công thức của hai anđehit là: A. HCHO và CH3CHO C.C2H5CHO và C3H7CHO B. HCHO và C2H5CHO D. CH3CHO và C2H5CHO 2. Phần % khối lượng của hai anđehit lần lượt là: A. 43,14% và 56,86%. B. 45% và 55%. C. 25% và 75%. D. 40% và 60% 44 45 46 [...]... D Mt khỏc Ctb = 0,24 : 0,1 = 2,4 => loi A Chn C T nhng bi tp c bn bi 1,2,3,4 trờn cú th rốn luyn cho hc sinh cỏc k nng, k xo ỏp ng c chun kin thc k nng cú th gii c cỏc bi tp trong thi tt nghip v i hc nhu bi 4,5 ng thi khuyn khớch cỏc em lm cỏc bi tp nõng cao gii bi toỏn bng nhiu cỏch khỏc nhau nh vớ d sau: Bi 5: Cho 0,7 mol hn hp gm 2 axit hu c (mi axit khụng cha quỏ 2 nhúm COOH) phn ng va dung... gii 15 nhng bi tp khỏc mc cao hn Khi s dng bi tp phõn húa cú th phỏt huy tỏc dng ca bi tp trong dy hc húa hc II H thng bi tp phõn hoỏ phn dn xut hirocacbon húa hc 11 THPT II.1 C s sp xp h thng bi tp phõn hoỏ phn dn xut hirocacbon húa hc 11 thun tin cho mc ớch ca ti v vic s dng, h thng bi tp húa hc ó c tuyn chn, xõy dng v sp xp theo cu trỳc sau: Theo cu trỳc chng trỡnh chia thnh cỏc dng bi Chng VIII:... tỏc dng vi Cu(OH)2 Cng thc ca X l: A HO-CH2-CH2-OH B HO-CH2-CH(OH)-CH3 C C3H5(OH)3 C OH-CH2CH2CH2-OH Bi 5: Cú bao nhiờu ancol no, mch h, trong phõn t cú phn trm khi lng cacbon, hiro ln lt bng 53,33% v 11, 11% u tỏc dng c vi Cu(OH) 2 to thnh dung dch mu xanh ? A 4 B 3 C 5 D 6 Dng 4: Xỏc nh cụng thc cu to ca ancol da vo phn ng oxi hoỏ khụng hon ton + Bi tp dnh cho hc sinh yu kộm Bi 1: Oxi hoỏ 4,6 gam hn... hon ton 0,1 mol Z ri hp th ht sn phm chỏy vo bỡnh ng dung dch Ca(OH)2 d thy khi lng dung dch tng hay gim bao nhiờu gam? A tng 18,6 gam B tng 13,2 gam C Gim 11, 4 gam D Gim 30 gam Bi 5: Hn hp X gm 2 axit no A 1 v A2 t chỏy hon ton 0,3 mol X thu c 11, 2 lớt CO2 (kc) trung hũa 0,3 mol X cn 500ml dung dch NaOH 1M CTCT ca 2 axit l: A HCOOH v C2H5COOH B CH3COOH v C2H5COOH C HCOOH v HOOC COOH D CH3COOH v... HOOC-CH2CH2-COOH C CH3-COOH B C2H5COOH D HOOC-COOH Bi 5: (H- khi A-2 011) t chỏy hon ton x gam hn hp gm hai axit cacboxylic hai chc, mch h v u cú mt liờn kt ụi C=C trong phõn t, thu c V lớt khớ CO2 (ktc) v y mol H2O Biu thc liờn h gia cỏc giỏ tr x, y v V l: A.V=28/55.V(x+30y) C V=28/95.(x+62y) B.V= 28/55.(x-30y) D 28/95.(x-62y) Bi 6: (H- khi A-2 011) t chỏy hon ton x mol axit cacboxylic E, thu c y mol CO 2 v... oxalic C axit aipic B axit acrylic D axit fomic Bi 7: (H- khi A-2 011) Hn hp X gm axit axetic, axit fomic v axit oxalic Khi cho m gam X tỏc dng vi NaHCO3 (d) thỡ thu c 15,68 lớt khớ CO2 (ktc) Mt khỏc, t chỏy hon ton m gam X cn 8,96 lớt khớ O2 (ktc), thu c 35,2 gam CO2 v y mol H2O Giỏ tr ca y l: A 0,2 C 0,6 B 0,3 D 0,8 Bi 8: (H- khi A-2 011) Hoỏ hi 15,52 gam hn hp gm mt axit no n chc X v mt axit no a chc... (5) B (1), (4), (5), (6) D (1), (2), (4), (6) 19 Bi 6: Cho dóy cỏc hp cht thm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p- HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH Cú bao nhiờu cht trong dóy tha món ng thi 2 iu kin sau? (a) Ch tỏc dng vi NaOH theo t l mol 1 : 1 (b) Tỏc dng c vi Na (d) to ra s mol H2 bng s mol cht phn ng A 3 B 4 C 1 D 2 Bi 7: Cho s phn ng sau: CH4 X Y Z T C6H5OH (X, Y, Z l cỏc cht... v C4H8(OH)2 D C2H4(OH)2 v C3H6(OH)2 Bi 4: Khi t chỏy hon ton m gam hn hp hai ancol no, n chc, mch h thu c V lớt khớ CO2 ( ktc) v a gam H2O Biu thc liờn h gia m, a v V l V A m = 2a 22, 4 B m = 2a V 11, 2 C m =a+ 22 V 5,6 D m =a V 5,6 Bi 5: Cho 15,6 gam hn hp hai ancol (ru) n chc, k tip nhau trong dóy ng ng tỏc dng ht vi 9,2 gam Na, thu c 24,5 gam cht rn Hai ancol ú l (cho H = 1, C = 12, O = 16,... (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag i HCOOH + 2AgNO3 +4NH3 + H2O j CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O Trong bi tp ny mc tiờu l khc sõu tớnh cht hoỏ hc ca axit cacboxxylic v vn dng c th khi vit v cõn bng cỏc phn ng Bi 4: ( thi tuyn sinh i hc nm 2012) Hn hp X gm hai axit cacboxylic n chc t chỏy hon ton 0,1 mol X cn 0,24 mol O 2 thu c CO2 v 0,2 mol H2O Cụng thc hai axit l: A HCOOH v C2H5COOH B CH2=CHCOOH v CH2=C(CH3)COOH C... ancol l: A CH3OH & CH3CH2OH B C2H5OH & CH3CH2CH2OH C CH3OH & CH3CH(OH)-CH3 D CH3OH & CH3CH2CH2OH Bi 2: Cho mt lng ancol no, n chc X tỏc dng vi Na d thu c 3,36 lit khớ H2 ktc Oxi hoỏ cng lng ancol ú mt thi gian thu c hn hp cỏc sn phm gm dd : axit, anehit, v ancol d Cho hn hp sn phm tỏc dng vi Na d thy thoỏt ra 4,48 lớt khớ H2 (ktc) Hiu sut chuyn hoỏ ancol thnh axit l A 66,67% B 25% C 33,33% D 75% + Bi ... gii, nhng li khú vi nhng hc sinh ụn thi thuc din yu kộm, hu qu l lm gim cht lng ụn thi mang li hiu qu ụn thi, tng s hng thỳ hc ca hc sinh thỡ quỏ trỡnh ụn thi ngi thy giỏo cn mang cho hc sinh... nhng hn ch ca vic ụn thi i hc ng lot ng thi mang li hng thỳ cho hc sinh quỏ trỡnh hc tụi ó quyt nh chn chuyờn ụn thi i hc: H thng bi phõn húa phn dn xut hirocacbon Húa hc 11 II Mc ớch ca chuyờn... hnh ụn thi i hc mt cỏch ng lot, cỏc em cựng mt la tui cựng ngi mt lp, cựng c thy giỏo truyn t mt v thi gian hc cng nh nhau, iu ny dn n l cựng mt m thy giỏo truyn t s d i vi hc sinh ụn thi thuc

Ngày đăng: 24/10/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan