1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận về sự ra đời, lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Nokia

20 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 444,06 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Sự cần thiết của bài tiểu luậnGiúp các bạn nâng cao kiến thức về môn học marketing căn bản cũng như hiểu thêm về sự ra đời, lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Nokia, bên cạnh đó tìm hiểu về hoạt động marketing cũng như thực trạng của hoạt động này.2.Lý do tại sao chọn doanh nghiệpDo nền kinh tế mở cửa, áp lực cạnh tranh đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp điện thoại phải thực hiện chuyển đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây, các doanh nghiệp thường ít quan tâm tới công tác marketing để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Tuy nhiên, gần đây số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các chiến lược thu hút khách hàng về với mình được các doanh nghiệp không ngừng tung ra...Tập đoàn Nokia cũng không nằm ngoài chủ trương và xu thế đó. Dù đã có những lợi thế trong cạnh tranh so với các công ty khác, thế nhưng tập đoàn Nokia cũng còn tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước. Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, lợi dụng cơ hội mà WTO mang lại để vượt qua những thách thức. Xuất phát từ thực tế trên nhóm em chọn tập đoàn Nokia để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về hoạt động maketing, và các chiến lược của tập đoàn Nokia. Chương 1. Giới thiệu sơ lược về công ty1.1 Sơ lược về công tyNokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil…Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia.Tiền thân là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ, Nokia đã tạo một bước đột phá khi quyết định tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động vào năm 1992.Hiện nay Nokia là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động.1.2Lịch sử hình thành và phát triểnNokia được đặt theo tên một dòng sông ở Phần Lan.Cách đây 138 năm. Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm 1912) Nokia có khoảng 112.262 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia và nói 90 thứ tiếng khác nhau, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD. Nokia hiện điều hành 15 nhà máy sản xuất trên 9 quốc gia, duy trì các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở 12 nước.( Số liệu năm 2007)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của bài tiểu luận

Giúp các bạn nâng cao kiến thức về môn học marketing căn bản cũng như hiểu thêm về sự ra đời, lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Nokia, bên cạnh đó tìm hiểu về hoạt động marketing cũng như thực trạng của hoạt động này

2 Lý do tại sao chọn doanh nghiệp

Do nền kinh tế mở cửa, áp lực cạnh tranh đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp điện thoại phải thực hiện chuyển đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình Trước đây, các doanh nghiệp thường ít quan tâm tới công tác marketing

để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng Tuy nhiên, gần đây số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các chiến lược thu hút khách hàng về với mình được các doanh nghiệp không ngừng tung ra

Tập đoàn Nokia cũng không nằm ngoài chủ trương và xu thế đó Dù đã có những lợi thế trong cạnh tranh so với các công ty khác, thế nhưng tập đoàn Nokia cũng còn tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, lợi dụng cơ hội mà WTO mang lại

để vượt qua những thách thức

Xuất phát từ thực tế trên nhóm em chọn tập đoàn Nokia để nghiên cứu và tìm

hiểu rõ hơn về hoạt động maketing, và các chiến lược của tập đoàn Nokia

Chương 1 Giới thiệu sơ lược về công ty 1.1 Sơ lược về công ty

Nokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil… Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và

Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia

Tiền thân là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ, Nokia đã tạo một bước đột phá khi quyết định tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động vào năm 1992

Hiện nay Nokia là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại

di động

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Nokia được đặt theo tên một dòng sông ở Phần Lan

Cách đây 138 năm Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và

Trang 2

hàng tiêu dùng, hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm 1912)

Nokia có khoảng 112.262 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia và nói 90 thứ tiếng khác nhau, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD Nokia hiện điều hành 15 nhà máy sản xuất trên 9 quốc gia, duy trì các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở 12 nước.( Số liệu năm 2007)

1.3 Lĩnh vực hoạt động

Để phục vụ các lĩnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 lĩnh vực kinh doanh:

Mobile Phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM, CDMA và TDMA

Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động

và ứng dụng tiên tiến Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo

Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA

Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối - cuối chuyên dành cho doanh nghiệp

và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động mở

rộnginternet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập

Chương 2 Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp Nokia

2.1 Nghiên cứu marketing

 Mục đích nghiên cứu của marketing

Xuất phát từ tư tưởng chủ đạo của Mar là “mọi quyết định kinh doanh đều phải xuất

Trang 3

phát từ thị trường” Để thực hiện được tư tưởng trên thì phải có đầy đủ thông tin về thị trường, môi trường kinh doanh Tức là nghiên cứu Mar nhằm mục đích:

- Hiểu rõ khách hàng

- Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và môi trường tác động đến doanh nghiệp và khách hàng

- Hiểu rõ các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

 Nội dung nghiên cứu của marketing

Để có một cái nhìn khái quát về nghiên cứu marketing, ở phần này chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược tiến trình nghiên cứu marketing Mọi cuộc nghiên cứu đều phải xuất phát từ những nhu cầu thông tin cho việc lập các kế hoạch, và đồng thời phải xem xét những thông tin cần có trong hệ thống thông tin marketing của doanh nghiệp để cân nhắc nhu cầu thông tin cần phải thu thập trong dự án Có thể đưa ra bảy bước chủ yếu trong tiến trình nghiên cứu marketing như sau:

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Bước đầu tiên và là bước cực kì quan trọng khi thực hiện một dự án nghiên cứu Marketing, là xác định vấn đề cần nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu thường xuất phát từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp Tùy theo mục đích nghiên cứu và khả năng của doanh nghiệp mà việc xác định vấn đề nghiên cứu được thực hiện bằng cách:

_Thảo luận với những người ra quyết định

_Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành

_Trao đổi với khách hàng của doanh nghiệp

_Tiến hành phân tích số liệu thứ cấp đã có sẵn

_Thực hiện những nghiên cứu định tính để xác định vấn đề

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, dự án cần phải xác định đâu là mục tiêu mà cuộc nghiên cứu phải hướng đến Để xác định được mục tiêu, dự án cần đưa ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề, đặt các giả thuyết và chỉ rõ giới hạn của nghiên cứu Các câu hỏi và các giả thuyết phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo lập căn cứ rõ ràng cho việc xác lập mục tiêu nghiên cứu cũng như định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện ở các bước tiếp theo

Đánh giá giá trị thông tin

Trước khi bắt tay vào thiết kế nghiên cứu, dựa trên mục tiêu và giới hạn nghiên cứu, chúng ta cần phải đánh giá giá trị của thông tin dựa trên tầm quan trọng của nguồn

Trang 4

thông tin đó với việc ra quyết định của nhà quản trị (lợi ích của nghiên cứu so với chi phí (thời gian, tài chính, nhân lực…))

Thiết kế nghiên cứu

_Xác định phương pháp nghiên cứu

Trong giai đoạn này, cần phải xác định phương pháp nghiên cứu để có thể làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Điều đó cho phép chúng ta đảm bảo được giới hạn về phạm

vi nghiên cứu và những chi phí phát sinh

_Xác định kế hoạch chọn mẫu

Chúng ta cũng cần phải định hướng kế hoạch chọn mẫu của dự án nghiên cứu để lựa chọn phương pháp thu thập và thiết kế công cụ thu thập dữ liệu thích hợp

_Xác định nguồn gốc dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Tùy theo loại và nguồn gốc của dữ liệu mà chúng ta xác định phương pháp thu thập

dữ liệu thích hợp Dữ liệu có thể được thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp và từ chính khách hàng; việc thu thập có thể thực hiện bằng các phương pháp quan sát, phỏng vấn hoặc các mô hình thử nghiệm

_Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu

Ứng với các phương pháp thu thập dữ liệu, công cụ thu thu dữ liệu có thể là một biểu mẫu quan sát hoặc bảng câu hỏi Tùy theo mục đích nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của người thiết kế mà mỗi công cụ có những cấu trúc khác nhau

Tổ chức thu thập dữ liệu

Những kỹ năng marketing nhất định đạt được qua các khóa huấn luyện và đào tạo Những nhân viên nghiên cứu marketing có thể thực hiện công việc phỏng vấn trực tiếp tại nhà, phỏng vấn bằng điện thoại, hoặc bằng thư điện tử Tùy theo tính chất và đặc điểm của mỗi loại nghiên cứu mà quyết định lựa chọn phương tiện thu thập dữ liệu cho phù hợp

Chuẩn bị, phân tích và diễn giải dữ liệu

Công việc của bước này bao gồm

(1) chuẩn bị dữ liệu,

(2) mã hóa dữ liệu,

(3) kiểm tra và hiệu chỉnh dữ liệu (nếu cần thiết),

Trang 5

(4) nhập dữ liệu vào máy tính,

(5) xử lý và phân tích dữ liệu để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

Viết và trình bày báo cáo

Sau khi phân tích dữ liệu, cần tiến hành viết báo cáo và trình bày các vấn đề đã được nghiên cứu

Những kết luận được trình bày một cách cô đọng và logic trong báo cáo sẽ là cơ sở để xem xét và sử dụng trong quá trình ra quyết định

2.2 Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường: 3 phân khúc chính

Cao cấp: họ tung ra các mẫu điện thoại cao cấp có giá cao ngất ngưởng nhằm hướng tới giới thượng lưu có nhiều tiền, ở phân khúc này thì số lượng bán hạn chế nhưng lợi nhuận thì rất cao

Trung cấp: Hướng tới giới tiêu dùng bình dân, số lượng bán tăng lên đồng thời lợi nhuận cũng tương đối

Thứ cấp: Nhắm tới phân khúc có thu nhập thấp như sinh viên, học sinh Số lượng có thể nhiều, lợi nhuận bị ít đi Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của Nokia

Tiêu thức địa lý: sản phẩm Nokia được phân bổ hầu hết trên các thị trường nội địa

và nước ngoài, ở các thị trường lớn thì phân bổ nhiều hơn

Tiêu thức dân số và xã hội học:

Tiêu thức đặc điểm tâm lý:

Lối sống: Nokia tung ra thị trường các dòng điện thoại giá rẻ như 1280, C101, C102,…sản phẩm cho tầng lớp bình dân như Asha311, Nokia 6300, Nokia C3, lẫn người có mức sống cao, người muốn vươn lên, người thành đạt như N8800, Nokia lumia 820,920,

Cá tính: mẫu mã đẹp, sang trọng, thể hiện đẳng cấp hay phong cách của người

sử dụng

Tiêu thức hành vi người tiêu dùng: Nokia tung ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả phải chăng được ưa chuộng được nhiều người sử dụng, bên cạnh

đó họ còn quan tâm đến chăm sóc khách hàng như Nokia care cung cách phục vụ nhiệt tình và chu đáo

2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu

NOKIA lựa chọn thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường theo yếu tố thu nhập và mức độ đòi hỏi của khách hàng, chia thành 3 phân khúc chính:

_Thứ cấp: Nhắm tới phân khúc có thu nhập thấp như sinh viên, học sinh (những người

Trang 6

chưa có thu nhập, hoặc có thu nhập thấp) Khách hàng sử dụng với các tính năng chủ yếu là nghe gọi, bên cạnh đó còn có thêm các chức năng khác như 2 sim 2 sóng nghe nhạc và chụp hình nhưng với chất lượng thấp… Giá của các dòng điện thoại này khoảng trên dưới 1 triệu VNĐ

Các sản phẩm phổ biến nhất nghe gọi là Nokia 1202 ,Nokia 1280 ,Nokia 1800 ,Nokia X1-01, …;

2/ Trung cấp: Hướng tới giới tiêu dùng bình dân, người có thu nhập trung bình Bên cạnh các tính năng nghe gọi thông thường (nghe , gọi ) thì người sữ dụng muốn có thêm các chức năng khác cho điện thoại của mình

Các sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại như bàn phím thường, bàn phím qwerty , cảm ứng , bàn phím kết hợp cảm ứng Như các dòng điện thoại Nokia Asha, Nokia Nseries , Nokia Eseries, Nokia Cseries,…

3/ Cao cấp: Họ tung ra các mẫu điện thoại cao cấp có giá cao nhằm hướng tới giới thượng lưu có nhiều tiền và người có thu nhập cao Các sản phẩm này thường là các dòng điện thoại thông minh(smartphone) sử dụng màn hình cảm ứng với thiết kế đẹp, cấu hình cao, ứng dụng hỗ trợ ( chức năng quản lí thông tin cá nhân , wifi, 3G, độ phân giải cao, ứng dụng giải trí,…

Các sản phẩm đang dẫn đầu về giá trên thị trường là: Lumia 920 giá 13tr , Lumia 820 10tr

2.4 Định vị sản phẩm

Định vị dựa vào thuộc tính của sản phẩm: điện thoại Nokia có tính bền bỉ cao, kết cấu vững chắc, thiết kế bằng những vật liệu tiên tiến như nhựa cứng, nhôm, ngoài ra sản phẩm nokia tiết kiệm pin cụ thể pin 500mAh thời gian sử dụng có thể lên đến 120 giờ Bên cạnh đó sự khác biệt lớn là dịch vụ chăm sóc khách hàng của Nokia, những trung tâm Nokia Care được đặt tại các thành phố lớn nhằm chăm sóc khách hàng, đây

là một trong những sự khác biệt mà Nokia mang lại

Định vị dựa vào lợi ích: bên cạnh những thuộc tính, điện thoại Nokia còn mang lại những giá trị khác như nghe nhạc, chụp hình, quay phim, mail, internet,

Định vị dựa vào đối tượng khách hàng: bên cạnh học sinh, sinh viên, Nokia quan tâm đến những tầng lớp như doanh nhân thành đạt, những người cần nhiều hơn nữa những chức năng cơ bản, vì vậy Nokia tung ra dòng điện thoại Nokia N-seria với hệ điều hành Maemo, với nhiều chức năng phục vụ khác biệt như gửi và nhận mail, nghe gọi có hiện ảnh từ 2 bên đối thoại,

Định vị so sánh với sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp: Những đối thủ thực sự cạnh tranh với Nokia chính là những nhà sản xuất điện thoại truyền thống khác như LG, SamSung, SonyEricsson hay Motorola Tất nhiên BlackBerry cũng là đối thủ cạnh tranh của Nokia

Trong thời gian vừa qua cụ thể Samsung tung ra điện thoại Galaxy S III Để mất một thị trường lớn đó, tuy nhiên Nokia đã vực dậy mạnh mẽ nhằm chiếm lại thị

Trang 7

trường từ các đối thủ khác bằng cuộc đột phá mạnh mẽ với chiến lược marketing quảng bá rộng rãi dòng sản phẩm Nokia Lumia

Nokia đang dần khôi phục lại thương hiệu sau một thời gian vắng bóng ở dòng sản phẩm điện thoại thông minh như Nokia Lumia 920, Nokia 820,…

2.5 Vấn đề sản phẩm

Khía cạnh sản phẩm Nokia

a Xét về chất lượng: có tính bền bỉ cao, tiết kiệm pin

*Độ bền bỉ cao: với kết cấu vững chắc, thiết kế và sản xuất với các vật liệu tiên tiến Bên cạnh nhà máy sản xuất, Nokia còn xây dựng nơi kiểm tra độ bền điện thoại của mình ở nhiều nơi như ở Phần Lan, Trung Quốc và ở nơi đây sẽ có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao cấp và robot tiến hành kiểm tra sản phẩm qua một quy trình trước khi xuất xưởng :

Kiểm tra phím bấm với khả năng : nhấn liên tục, sự chắc chắn của bàn phím,…

Kiểm tra bộ khung, kết cấu của chúng bằng máy nén

Kiểm tra khả năng chịu được điện nhiệt tĩnh ảnh hưởng đến kết cấu bên trong

vd: chiếc Lumia 920 và Galasy S III được gắn cố định và trở thành mục tiêu của của máy bắn bóng cực mạnh Kết quả màn hình của S III đã xuất hiện vết nứt lớn và không thể bật lên được Trong khi đó, Nokia Lumia 920 vẫn hoàn toàn lành lặn và hoạt động tốt

*Khả năng tiết kiệm pin: Thời gian thoại sẽ tăng 25% nếu bạn sử dụng ứng dụng trên

và không dừng lại ở đó, các chuyên gia đã và đang nghiên cứu để gia tăng thời lượng của pin từ 500mAh(Nokia 1200) lên 2300mAh (Lumia-seri

*Đặc tính : ngoài chức năng nghe, gọi, nhắn tin, Nokia còn phục vụ thêm vài chức năng khác đáp ứng nhu cầu mọi người như: nghe nhạc, quay phim, chụp hình,

Bluetooth, ngoài ra không thể thiếu được tính năng truy cập Internet, Email, video-meeting call…Bên trên là các đặc tính về phần cứng, nhưng cái quan trọng nhất khẳng định sự khác biệt là hệ điều hành mà Nokia sử dụng Hệ điều hành phát triển từ sản phẩm ĐTDĐ sang ĐTDĐ thông minh và không hề sử dụng ANDROID(Samsung) hay IOS(Apple) mà là SYMBIANMAEMOMEEGOWINDOW

Trang 8

Internet Tablet MeeGo (Maemo 6 và Moblin 2)

*Thiết kế: mong muốn cho người dùng dễ sử dụng nên, bề mặt sản phẩm dễ định hướng, các phím số nhẹ nhàng đặc biệt phải có:

Kích thước nhỏ gọn: gồm thu hẹp khoảng cách giữa các phím, tối đa hóa diện tích sử dụng cho màn hình, sử dụng chất liệu nhẹ như hợp kim siêu bền giúp giảm trọng lượng

VD: Nokia Asha 311 có kích thước 106 x 52 x 12,9mm và nặng 95 g

Nokia Asha 306 được thiết kế với độ dày 12,8 mm và trọng lượng 98,3 g

Mẫu mã: bắt mắt, mới lạ,với tính năng không sạc (Lumia 920), bộ vỏ nhiều màu sắc

b Nhãn hiệu sản phẩm Nokia:

Tên nhãn hiệu: NOKIA Công ty Nokia xuất hiện trong giới kinh doanh phương tiện truyền thông từ 1960 và đã trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp này trên toàn cầu

- Biểu tượng của nhãn hiệu: Đó là một bức họa hoàn hảo về một hành động giơ tay bắt lẫn nhau, và câu slogan “Conecting People”

Trang 9

Logo Nokia và công ty, cũng giống với công nghệ điện thoại, những ứng dụng công nghệ cao và những phương thức mới dùng để kết nối truyền thông và khám phá Chính vậy khi thiết kế logo, công ty Nokia đã rất nỗ lực để thể hiện hết sứ mệnh của công ty qua mẫu logo của mình Do vậy, thông điệp nổi tiếng “Nokia Connecting People” đã được ra đời

Ngày đăng: 21/10/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w