Một số khác biệt cơ bản giữa AACR2 và RDA

8 671 1
Một số khác biệt cơ bản giữa AACR2 và RDA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA AACR2 VÀ RDA* 1. Tại sao cần Quy tắc biên mục mới? Cộng đồng thư viện thế giới và cả Việt Nam vẫn đang quen dùng Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR2) trong một thời gian tương đối dài. Nhưng thực tế đã cho thấy cần có sự thay đổi, điều chỉnh AACR2 vì các lý do sau đây: 1. AACR2 được hình thành trong thời kỳ biên mục trên phích và trên thẻ (card) nhưng nguồn tài nguyên mà chúng ta mô tả hiện nay ngày càng phong phú đa dạng về nội dung, hình thức, phương tiện lưu giữ và phương tiện chuyển tải nội dung đến người nghe như đĩa CD, DVD, file âm thanh, file hình ảnh, ảnh động, … Do đó chúng ta cần có một công cụ biên mục mới, có thể chuyển tả toàn bộ những đặc tính của các tài nguyên này. 2. AACR2 được chia thành từng chương dựa trên 8 vùng mô tả của ISBD do đó đã tạo nên sự trùng lặp của các chương với nhau. 3. Dù AACR2 đã được cập nhật, bổ sung khá nhiều nhưng vẫn chưa đủ để giúp các dữ liệu của thư viện hội nhập và sử dụng được trong môi trường web. Chúng ta cần xác định rõ các yếu tố dữ liệu có thể thao tác được bằng máy móc để từ đó có thể sử dụng trong thế giới số. 4. Người dùng tin ngày nay tiếp cận thư viện và truy cập tài nguyên của thư viện theo rất nhiều cách khác nhau như trực tiếp đến thư viện, qua OPAC, qua web, blog, thậm chí qua tin nhắn SMS … Đồng thời nhu cầu thông tin của họ cũng phát triển ngày càng phong phú đa dạng, không chỉ là sách báo in mà còn là sách điện tử, bản đồ trực tuyến, file âm thanh, ảnh động, không gian 3 chiều … Điều này đòi hỏi thư viện phải tìm ra phương thức phù hợp để tiếp cận người dùng tin mọi lúc mọi nơi và đáp ứng được các nhu cầu của họ nhằm giành lại “thị phần” đang ngày một thu hẹp do sự lớn mạnh của Google Scholar, Google Books, Google Earth, Wikipedia, Facebook, hay Youtube … 5. Rõ ràng trên một vài phương diện, trong thế giới số ngày nay, thư viện đã để tuột mất vai trò là nhà cung cấp tin hàng đầu cho người dùng tin. Thư viện cần khôi phục lại vai trò này bằng cách hội nhập với thế giới công nghệ số, với môi trường web, tự làm mới mình qua các phương tiện hỗ trợ nghiệp vụ hiệu quả như nâng cấp hệ thống quản trị thư viện tích hợp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, tăng cường quảng bá các dịch vụ… Trong bối cảnh đó, Quy tắc mô tả và truy cập tài nguyên (tạm dịch từ tên tiếng Anh Resource Description and Access, viết tắt là RDA) đã ra đời như là một trong các giải pháp hiện đại hoá, cập nhật và quốc tế hoá các hoạt động của thư viện. 2. Tổng quan về RDA RDA được xây dựng trên cơ sở các quy tắc nghiệp vụ đối với biểu ghi thư tịch (FRBR, ra đời năm 1998), các quy tắc nghiệp vụ cho dữ liệu có thẩm quyền (FRAD, ra đời năm 2009) và các quy tắc biên mục quốc tế của IFLA (ICP, ra đời năm 2009). Do đó 1 RDA rất chú trọng đến các tác vụ dành cho người dùng tin, nhằm mục đích cung cấp nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp nhất và cho phép họ di chuyển qua lại giữa các nguồn tài nguyên và biết được mối liên hệ giữa các tài nguyên có liên quan. (Do RDA sử dụng khái niệm “resource” để chỉ đối tượng được biên mục nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tạm dịch là “tài nguyên” hoặc “nguồn tài nguyên” mà không dịch là “tài liệu” hay “nguồn tin” vì khái niệm “resource” bao quát nhiều ý nghĩa rộng lớn hơn. Tương tự chúng tôi sử dụng khái niệm “người dùng tin” thay vì khái niệm “độc giả” hay “bạn đọc”) Mục đích cơ bản của RDA là giúp cho người dùng tin “tìm kiếm, xác định được, lựa chọn được và có được” tài liệu, thông tin, vật thể … mà họ mong muốn (“find, identify, select, obtain”). RDA là một chuẩn về nội dung chứ không phải là chuẩn về khổ mẫu hay chuẩn mã hoá. Có thể sử dụng RDA với bất kỳ một khổ mẫu nào như MARC21 hay Dublin Core, MODS, ... Khác với AACR2, RDA không được phân chia thành từng chương cho từng loại hình tài nguyên mả chỉ có các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại hình tài nguyên nhằm tránh sự trùng lặp giữa các chương với nhau như trong AACR2. RDA lấy yếu tố (element) làm cơ sở phân chia và được chia thành 3 phần: mô tả tài nguyên, mối liên hệ giữa các yếu tố và kiểm soát điểm truy cập. Ba phần của RDA lại được chia thành từng chương cho từng yếu tố. Chương 1 đến chương 7 phân chia các loại hình tài nguyên. Chương 8 đến chương 11 và chương 16 xác định cá nhân, dòng họ và tập thể liên quan đến tài nguyên. Chương 17 đến chương 22 xác định mối liên hệ giữa cá nhân, dòng họ, tập thể và tài nguyên. Chương 24 đến 28 xác định mối liên hệ giữa các tài nguyên. Chương 29 đến chương 32 xác định mối liên hệ giữa cá nhân, dòng họ và tập thể. Một ý tưởng chung bao trùm lên toàn bộ RDA là: “take what you see and accept what you get”, tạm dịch là khi mô tả tài nguyên, hãy “mô tả cái chúng ta nhìn thấy và chấp nhận kết quả chúng ta có được”, nhằm tôn trọng tài nguyên được mô tả, tránh chỉnh lý, bổ sung quá nhiều và mất nhiều thời gian biên mục. Rõ ràng chúng ta có thể thấy RDA là một công cụ biên mục trực tuyến, mang tính linh hoạt cao, cho phép cơ quan và cán bộ biên mục có nhiều lựa chọn và có các chính sách biên mục riêng, dựa trên các hướng dẫn của RDA. Có thể xem nội dung của RDA bằng cách chuyển đổi qua lại từ AACR2 sang hoặc từ MARC 21 sang hoặc từ trong chính quá trình biên mục. RDA là sự kế tiếp AACR2 chứ không phải là một phiên bản chỉnh sửa của AACR2 dù rất nhiều chỉ dẫn của RDA cho kết quả giống như chỉ dẫn của AACR2. 3. Những khác biệt cơ bản giữa RDA và AACR2 bao gồm: Cũng giống như AACR2 trong giai đoạn đầu, RDA hiện nay vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa, thử nghiệm và tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Chúng ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt căn bản giữa RDA và AACR2. Cụ thể là: 1. RDA thêm vào các yếu tố mô tả dành cho tài nguyên số và được dùng cho hệ thống thư viện tích hợp trong khi AACR2 khó có thể đảm bảo được điều này. Bên 2 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. cạnh đó, RDA vẫn cung cấp các chỉ dẫn phục vụ cho công tác mô tả tài nguyên truyền thống. RDA không bó hẹp trong ngành thư viện như AACR2 mà còn có thể ứng dụng cho các ngành khác. Đặc biệt nó phân loại tài liệu dựa theo chuẩn Trao đổi thông tin trực tuyến (ONline Information eXchange, viết tắt là ONIX) - một chuẩn truyền thông mà qua đó dữ liệu ở dạng điện tử sẽ được truyền từ nhà xuất bản tới các nhà tích hợp dữ liệu, nhà phát hành và bất cứ ai liên quan đến việc bán các ấn phẩm đó). RDA phân loại tài nguyên dựa trên chuẩn ONIX, thay thế định danh dạng tài liệu chung và định danh dạng tài liệu riêng trong AACR2 bằng 3 yếu tố là kiểu phương tiện trung chuyển, kiểu vật mang tin và kiểu nội dung. Cách phân chia này giúp người dùng tin có thể tìm thấy tài nguyên phù hợp nhất với nhu cầu của họ và giúp hệ thống tăng cường khả năng hiển thị thông tin cho người dùng tin. RDA đặc biệt chú trọng vấn đề về mối liên hệ giữa các tài nguyên với nhau, giữa tài nguyên với những người chịu trách nhiệm về nó, vì công việc biên mục không chỉ đơn thuần là cung cấp từ khoá mà còn cho phép người dùng tin di chuyển giữa các tài nguyên có liên quan và giúp cho hệ thống cung cấp các kết quả tìm kiếm có ý nghĩa nhất cho người dùng tin. Mối liên hệ trong RDA bao gồm:  Mối liên hệ giữa các thực thể của FRBR với một tài nguyên  Mối liên hệ giữa các tài nguyên với nhau  Mối liên hệ giữa tài nguyên và chủ thể sáng tạo  Mối liên hệ giữa các chủ thể sáng tạo là cá nhân, tập thể … Ví dụ, RDA sẽ cho người dùng tin biết tác phẩm A còn có phần tiếp theo tên là ADC hay nhà soạn nhạc B cũng đã sáng tác một bản nhạc khác có tên là XYZ… RDA hỗ trợ việc chia sẻ các siêu dữ liệu giữa các cộng đồng. Chúng ta cần mô tả tài nguyên theo cách có thể tăng cường tối đa các giá trị của siêu dữ liệu để có thể trích xuất chúng bất cứ khi nào. Mặt khác các cán bộ biên mục cần có một công cụ giúp tạo ra các siêu dữ liệu có thể phục vụ cho bất cứ dịch vụ nào và vì bất kỳ mục đích nào mà không phải biên mục lại tài nguyên mỗi khi cần đến các siêu dữ liệu đó. RDA chính là một công cụ giúp giải quyết các vấn đề này. RDA có một hệ thống các từ khoá có kiểm soát, đa số chúng mang tính mở, tức là cán bộ biên mục có thể cho thêm vào các từ khoá mới nếu trong danh mục có sẵn của RDA không có từ khoá thật sự phù hợp. Hệ thống từ khoá và thuật ngữ của AACR2 không mang tính mở cao như của RDA. RDA bao quát được nhiều loại hình tài nguyên, kể cả các loại hình tài nguyên như bản đồ, tài liệu trực tuyến, DACS, CCO, DCRM (B) và giúp mô tả tất cả các yếu tố liên quan đến các nguồn tài nguyên trong khi AACR2 vẫn cần bổ sung thêm nhiều quy tắc biên mục với các tài nguyên này. Mục tiêu của RDA rộng lớn hơn AACR2 vì nó khá linh hoạt để có thể đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ở từng khu vực, vùng miền. Ví dụ như RDA cho phép cơ quan biên mục lựa chọn ngôn ngữ, chữ viết, niên lịch và hệ thống con số riêng, 3 thích hợp trong biểu ghi và trong tiêu đề chuẩn để người dùng tin của cơ quan biên mục đó có thể hiểu được. 9. RDA nhấn mạnh nguyên tắc “take what you see and accept what you get” (mô tả cái bạn thấy và chấp nhận cái bạn có được) nhằm thể hiện sự tôn trọng đối tượng được mô tả, hỗ trợ việc sao chép các siêu dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, không chỉnh lý quá nhiều nhằm tiết kiệm thời gian biên mục. Ví dụ như RDA quy định chuyển tả cả các kiểu viết hoa, dấu câu, chữ viết tắt, biểu tượng, con số và cả những chỗ không chính xác đối với tên gọi của tài nguyên vào biểu ghi thư mục. Trong nhiều trường hợp AACR2 cho phép bỏ qua dấu phân cách, viết hoa và chỉnh sửa cả những chỗ không chính xác. 10. RDA quy định tất cả các loại hình tài nguyên đều có nguồn ưu tiên lấy thông tin giống nhau và chỉ chia tài nguyên thành 3 loại. Loại 1 là trang giấy, tờ giấy hoặc hình ảnh trang giấy. Loại 2 là ảnh động. Loại 3 là tất cả các loại tài liệu còn lại. AACR2 lại phân chia theo từng chương cho từng loại hình tài liệu và trên cơ sở của 8 vùng mô tả mà ISBD quy định. 11. RDA mang tính quốc tế, không dựa trên ngữ cảnh Ănglo-Sắc xông như trong AACR2, thể hiện qua việc RDA giúp chia sẻ siêu dữ liệu giữa các cộng đồng, loại bỏ tất cả các chữ La tinh viết tắt trong biên mục mô tả (trừ khi các chữ này xuất hiện trên nguồn lấy thông tin), cho phép cơ quan biên mục lựa chọn ngôn ngữ, chữ viết, hệ thống con số riêng … 12. RDA cũng sử dụng một số thuật ngữ mới như “chủ thể sáng tạo” thay “tác giả, soạn giả …” trong AACR2, “nhan đề ưu tiên” và “điểm truy cập có thẩm quyền” thay “bản mô tả chính”, “mô tả vật mang tin” thay “mô tả vật lý”, “nguồn ưu tiên lấy thông tin” thay “nguồn lấy thông tin chính” … Tất cả những thay đổi về khái niệm này thể hiện tư duy và định hướng hoà nhập với thế giới số, nơi các nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng, không chỉ ở dạng sách in, tạp chí điện tử mà còn là vật thể ba chiều, ảnh động … 13. Thay vì dùng 3 cấp độ mô tả như trong AACR2, RDA lại quy định các yếu tố bắt buộc phải có trong mô tả. 14. RDA còn có khá nhiều thay đổi khác so với AACR2 trong từng yếu tố. Ví dụ như:  Nguồn lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm: AACR2 (1.1A2) quy định lấy từ nguồn lấy thông tin chính của tài liệu đang mô tả; thông tin đưa thêm vào từ những nguồn khác được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]. RDA 2.2.2 và 2.4.2.2 mở rộng nguồn lấy thông tin cho thông tin trách nhiệm. Chỉ thông tin trách nhiệm nào lấy bên ngoài tài nguyên mới phải đặt thông tin trong dấu ngoặc vuông [ ].  RDA quy định không sử dụng các chữ cái La tinh viết tắt và các từ viết tắt khác trừ khi chúng xuất hiện trên nguồn ưu tiên lấy thông tin. Không dùng [s.n], [s.l.], [et al.], “p.” , “ill.”, “col.”, “v.”, hay “no” trong mô tả.  Thông tin nhan đề: Đối với tài nguyên là chuyên khảo, nếu có lỗi chính tả trong nhan đề, chuyển tả cả lỗi chính tả, sau đó cung cấp nhan đề chuẩn ở trường 246 ( theo RDA 1.7.9, và 2.3.1.4); đối với tài nguyên là tạp chí và nguồn tin tích hợp, chuyển tả nhan đề sau khi đã sửa lỗi chính tả của nhan đề 4  RDA quy định nếu một thông tin trách nhiệm có nhiều tên chủ thể sáng tạo, chuyển tả tất cả tên các chủ thể đó, hoặc chuyển tả tên chủ thể sáng tạo đầu tiên, sau đó đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] số lượng tên chủ thể không được chuyển tả (không áp dụng quy tắc [et al.] như của AACR2)  RDA 2.4.1.4 quy định: không được phép bỏ tước hiệu quý tộc, danh hiệu tôn vinh, địa chỉ, những chữ viết tắt của tổ chức, ngày thành lập, khẩu hiệu; hoặc rút ngắn các thông tin này nếu không làm mất đi ý nghĩa cần thiết của nó (nguyên tắc 1.1F7 của AACR2 cho phép bỏ trong một số trường hợp)  RDA coi năm đăng ký bản quyền của tài nguyên là một yếu tố độc lập, không phải là yếu tố phụ, hay yếu tố bổ sung cho năm xuất bản.  Vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin, RDA khuyến khích: nếu trên tài nguyên không hiển thị năm và nơi xuất bản, phát hành, sản xuất tài nguyên thì cán bộ biên mục nên đưa ra năm và nơi phỏng đoán; không sử dụng [s.n.] hay [s.l.] mà thay bằng cụm từ [không xác định được tên] và [không xác định được địa điểm].  RDA quy định cung cấp đầy đủ các chi tiết vật lý về tài nguyên nếu có thể. Ví dụ như: 1 tài liệu trực tuyến (68 trang), 1 đĩa vi tính (1 file âm thanh, 1 file hình ảnh)  Điểm truy cập: RDA quy định lập bản mô tả chính cho chủ thể sáng tạo đầu tiên và lập bản mô tả bổ sung cho tất cả chủ thể còn lại nếu tài nguyên có hơn 1 chủ thể sáng tạo (khác với quy định của AACR2 21.6C2, 21.30B1)  Nhan đề đồng nhất: RDA quy định lập bản mô tả bổ sung (tên – nhan đề ) tương ứng với từng ngôn ngữ (so sánh với quy định của AACR2 25.5C1)  RDA coi Kinh ước và các sách thuộc Kinh thánh (Bible) như là một phần của Kinh thánh, chứ không phải là một phần của Kinh Cựu Ước hoặc Kinh Tân Ước.  Tài nguyên là tài liệu âm nhạc: RDA mở rộng việc chuyển tả tất cả phương tiện biểu diễn; có thêm nhiều điểm truy cập theo tên của người soạn lời nhạc kịch (libretto); có thêm nhiều điểm truy cập cho tác phẩm mà một đoạn cađenza được viết cho tác phẩm ấy. 4. Sự tương thích giữa MARC21 và RDA Về mặt lý thuyết, RDA được xây dựng trên cơ sở của AACR2 nên các biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục RDA mang tính tương thích với biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục AACR2. Trong đa số các trường hợp, cán bộ biên mục không phải chỉnh sửa lại các biểu ghi sử dụng quy tắc AACR2. Tuy vậy, không chỉ đối với cộng đồng thư viện Việt Nam mà ngay cả với cộng đồng thư viện thế giới, việc tạo ra sự tương thích cao độ giữa MARC21 và RDA nhằm chuyển đổi một cách dễ dàng, tránh sai sót và giảm tải công việc chỉnh lý biểu ghi là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm xem xét kỹ lưỡng. Một số thay đổi cơ bản cần được thực hiện trong MARC21 và RDA để giúp chúng tương thích với nhau. Các thay đổi đó bao gồm: Trong MARC21, cần thêm các trường con sau đây 5  trường 245: cần thêm $f, $g, $h cho phương tiện, $k cho hình thức, $s cho ấn bản  trường 300: cần thêm $f  trường 046: cần thêm $f cho năm sinh, $g cho năm mất, $o cho thời gian bắt đầu, $p cho thời gian kết thúc  trường 621: cần thêm $a nơi sinh, $b nơi mất, $c quốc gia có liên quan, $e nơi sinh sống  bổ sung thêm một số trường con cho trường 622, 623, 624, 625, 626, 627, 628 Đặc biệt phải bổ sung thêm trường 336, 337 và 338 trong MARC 21 tương ứng với kiểu nội dung, kiểu phương tiện trung chuyển và kiểu vật mang tin của RDA. Ngoài ra MARC 21 cũng cần duy trì tính linh hoạt liên quan đến loại biểu ghi (thư tịch, có thẩm quyền) đồng thời hỗ trợ việc sử dụng các tập tin phẳng, cấu trúc có thẩm quyền, cấu trúc thư tịch và cấu trúc hướng đối tượng. Bản thân RDA cũng phải có một số điều chỉnh để phù hợp với trường 507 (kích thước), 518 (thời gian và địa điểm) và 524 (trích dẫn ưu tiên). Bên cạnh đó, nếu cán bộ biên mục có thể đưa thêm các từ khoá vào danh mục có sẵn của RDA thì việc xử lý các từ khoá sẽ như thế nào nếu chúng được hiển thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, làm thế nào để kiểm soát tính nhất quán, khoa học và chính xác của chúng, … Đặc biệt là các yếu tố và các chương còn dang dở, đang cần bổ sung của RDA sẽ được tiếp nhận ra sao, tương thích với MARC 21 như thế nào. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những người có liên quan. . 5. Kết luận Dù chúng ta có cố gắng chỉ ra và chứng minh nhiều điểm ưu việt của RDA thì một số nhà chuyên môn và cán bộ thư viện vẫn cảm thấy chưa thật sự an tâm và hài lòng về RDA như một số thuật ngữ không có định nghĩa rõ ràng, một số chương quá dài và phức tạp, … Tuy vậy, RDA mới đang ở giai đoạn “thơ ấu” của nó và sẽ phát triển, hoàn thiện dần hơn theo thời gian. Việc áp dụng RDA ở Việt Nam sẽ không dễ dàng, thậm chí là rất khó khăn so với thư viện thế giới khi mà thời gian Việt Nam chuyển đổi từ Khung phân loại BBK và Khung phân loại 19 lớp sang sử dụng AACR2 chưa lâu, các cán bộ biên mục mới hoặc chưa hết bỡ ngỡ với AACR2, nay lại chuyển sang một quy tắc khác. Bên cạnh đó, hệ thống phẩn mềm quản trị tích hợp của thư viện Việt Nam còn đang gặp rất nhiều vướng mắc, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ thư viện không đồng đều, các hệ thống cơ sở vật chất khác còn phải hoàn thiện hơn nữa và chưa có một RDA ấn bản tiếng Việt. Khó khăn khi chuyển đổi là không tránh khỏi. Nhưng để hội nhập với thư viện thế giới, chuẩn hoá chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng tin và tồn tại, phát triển trong thế giới của công nghệ số và web, thư viện Việt Nam cần phải nỗ lực, quyết tâm để chuyển đổi dần dần sang RDA theo một kế hoạch, lộ trình rõ ràng, cẩn trọng và khoa học, để thư viện đã, đang và sẽ là cầu nối giữa người dùng tin và tri thức nhân loại. Hết 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chapman, Ann (2008) RDA: a cataloguing code for the 21st century. Retrieved from http://www.cilip.org.uk/publications/updatemagazine/archive/archive2008/september/rda chapman.htm. Coyle, Karen & Hillman, Diane (2007) Resource Description and Acces (RDA): Cataloging rules for the 20th century. Retrieved from http://www.dlib.org/dlib/january07/coyle/01coyle.html Danskin, Alan (2008) Putting RDA: Resource Description and Access into context. Retrieved from http://www.nla.gov.au/lis/stndrds/grps/acoc/documents/PuttingRDAintocontextPart1FRB R.ppt. Delsey, Tom (2007) RDA Database Implementation Scenarios. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5editor2.pdf. Joint Steering Committee for Development of RDA (2007) Strategic plan for RDA 20052009. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5strategic1rev2.pdf. Joint Steering Committee for Development of RDA (2008a) RDA Prospectus Retrived from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/5rda-prospectusrev6.pdf. Kiorgaard, Deirdre (2009) Resource Desciption and Acces Retrieved from http://www.information-online.com.au/sb_clients/iog/bin/iog_ programme_A17.cfm? vm_key=8225EC16-1422-0982-EBBABE4258E8637A Nguyễn, Minh Hiệp (2007) Phát triẻn RDA để thay thế AACR2. Truy cập tại www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/RDA.pdf Oliver, Chris (2007) ‘Changing to RDA”. Retrieved from http://www.collectionscanada.gc.ca/jsc/docs/felicitervol53no7p250-253.pdf. Schif, Adam (2010) Changes from AACR2 to RDA: A comparison of examples Retrieved from www.rda-jsc.org/docs/BCLAPresentation.ppt 7 Schneider, Karen (2007) Out of the Secret Garden: The RDA/DC Initiative. Retrieved from http://www.alatechsource.org/blog/2007/06/out-of-the-secret-garden-the-rdadcinitiative.html Stewart, Margaret (2009) Mapping RDA to MARC 21. Retrieved from http://www.dnb.de/standardisierung/pdf/stewart080602.pdf (Vũ Minh Huệ, Phòng Công tác Nghiệp vụ, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ) *Bài viết dựa trên tham luận gửi Tọa đàm “Mô tả và truy cập tài nguyên thông tin (RDA) và khả năng áp dụng tại Việt Nam” do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào 25/2/2011. 8 ... từ AACR2 sang từ MARC 21 sang từ trình biên mục RDA AACR2 phiên chỉnh sửa AACR2 dù nhiều dẫn RDA cho kết giống dẫn AACR2 Những khác biệt RDA AACR2 bao gồm: Cũng giống AACR2 giai đoạn đầu, RDA. .. Chúng ta nhận thấy số điểm khác biệt RDA AACR2 Cụ thể là: RDA thêm vào yếu tố mô tả dành cho tài nguyên số dùng cho hệ thống thư viện tích hợp AACR2 khó đảm bảo điều Bên 2 cạnh đó, RDA cung cấp dẫn... tương thích MARC21 RDA Về mặt lý thuyết, RDA xây dựng sở AACR2 nên biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục RDA mang tính tương thích với biểu ghi sử dụng quy tắc biên mục AACR2 Trong đa số trường hợp,

Ngày đăng: 21/10/2015, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan