Trước thực tế đó, Vụ Thư viện đã thành lập một nhóm các nhà nghiên cứu nhằm thiết lập một bộ tiêu chuẩn hướng dẫn cách thức đo lường và đánh giá hoạt động và tác động của việc cung cấp t
Trang 1“CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG”
DÀNH CHO THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM
Hệ thống thư viện Việt Nam đã có một bề dày lịch sử hoạt động với hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Ngành thư viện đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển trình độ dân trí, kinh tế và xã hội của đất nước Tuy vậy, việc thu thập các dữ liệu thống kê về hoạt động của thư viện công cộng nói riêng và các thư viện nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan Trước thực tế
đó, Vụ Thư viện đã thành lập một nhóm các nhà nghiên cứu nhằm thiết lập một bộ tiêu chuẩn hướng dẫn cách thức đo lường và đánh giá hoạt động và tác động của việc cung cấp thông tin thông qua các thư viện công cộng ở Việt Nam Trong khuôn khổ hoạt động của nhóm này, Bộ chỉ số, với tên gọi chính thức là “Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động”, lấy cơ sở là các thư viện công cộng ở Việt Nam để đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá, đã ra đời vào năm 2010
Sau phần Tóm lược hiện trạng thư viện công cộng Việt Nam, Bộ chỉ số được chia thành các phần chính như sau: (1) Giới thiệu, (2) Bộ chỉ số do UNESCO/IFLA hướng dẫn, (3) Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động – Lựa chọn của Việt Nam, (4) Sử dụng bộ chỉ số và (5) Phụ lục Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các phần và nội dung chính trong Bộ chỉ số
1 Giới thiệu
Trong phần này, Bộ chỉ số nêu rõ, mục đích chung của tài liệu là để “xây dựng chuẩn cho việc đo lường và đánh giá hoạt động cung cấp thông tin thông qua thư viện công cộng ở Việt Nam.” Cụ thể là:
Cung cấp một Tài liệu hướng dẫn về cách thiết lập mục đích và mục tiêu của việc cung cấp thông tin;
Đưa ra những đề xuất về phương pháp đánh giá hoạt động và tác động;
Cung cấp một bộ tiêu chí, dựa vào đó để đánh giá hoạt động và tác động;
Trang 2 Đưa ra các hướng dẫn cho việc phân tích kết quả của việc thu thập các
dữ liệu
Về mặt phương pháp luận, Bộ chỉ số đã sử dụng tài liệu hướng dẫn về “Cung cấp thông tin nông thôn ở các nước đang phát triển – Đánh giá hoạt động và tác động”
do IFLA/UNESCO xây dựng năm 1997 để làm tài liệu chính thức cho việc nghiên cứu Ngoài ra, Bộ chỉ số cũng tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, các đề xuất trong các hội thảo, và đóng góp của các thư viện công cộng
2 Bộ chỉ số do UNESCO/IGLA hướng dẫn
Phần hai giới thiệu các chỉ số (như chỉ số về thông tin sẵn sàng phục vụ, chỉ số sử dụng, chỉ số về mức độ hài lòng, chỉ số tác động kinh tế xã hội …), phương pháp thu thập dữ liệu và công cụ thu thập dữ liệu của Bộ chỉ số do UNESCO/IFLA hướng dẫn
3 Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động – Lựa chọn của Việt Nam
Trong phần ba và cũng là phần quan trọng nhất của Tài liệu này, từ 24 chỉ số
do UNESCO/IFLA hướng dẫn, nhóm chuyên gia thực hiện đã lựa chọn 11 và thêm Chỉ số Công nghệ (không có trong hướng dẫn ủa UNESCO/IFLA), để tạo thành Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động dành cho Việt Nam Như vậy, Bộ chỉ số của Việt Nam có 12 chỉ số, chú trọng vào 4 lĩnh vực trọng tâm là Chỉ số về hoạt động, Chỉ
số sử dụng, Chỉ số về nguồn lực và Chỉ số về chất lượng
12 chỉ số trong Bộ chỉ số của Việt Nam bao gồm:
Chỉ số 1: Khả năng tiếp cận
Chỉ số 2: Vốn tài liệu
Chỉ số 3: Lượt sử dụng thư viện
Chỉ số 4: Tham khảo tài liệu tại thư viện
Chỉ số 5: Mượn
Chỉ số 6: Công nghệ
Chỉ số 7: Các hoạt động
Chỉ số 8: Nhu cầu của người sử dụng
Chỉ số 9: Nhu cầu của cộng đồng
Chỉ số 10: Kỹ năng mới
Chỉ số 11: Nâng cao dân trí
Chỉ số 12: Tri thức bản địa và Thông tin địa phương
Ứng với mỗi chỉ số lại có các phần sau: (1) Mục đích, (2) Tiêu chí đánh giá, (3) Dữ liệu cần thiết, (4) Công cụ thu thập dữ liệu và (5) Phương pháp tính
Ví dụ vể một chỉ số:
Trang 34 Sử dụng Bộ chỉ số
Phần này chia thành 02 tiểu mục là Mục đích sử dụng và Cách thức sử dụng
Mục đích sử dụng nêu rõ các chỉ số có thể phục vụ cho mục đích gì Ví dụ, cho
mục đích “Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch dài hạn khác” hay cho mục đích “ Giúp cho việc chuẩn bị các yêu cầu hỗ trợ về điều hành và cung cấp nguồn lực” …
Cách thức sử dụng đưa ra một số cách thông thường để sử dụng Bộ chỉ số Ví dụ,
Bộ chỉ số có thể dùng để Phân tích việc thực hiện của cơ quan, để Xem xét hiệu quả của các chương trình cụ thể hay để Đánh giá và điều chỉnh các chỉ số …
5 Phụ lục
Trang 4Phần này gồm 10 phụ lục, đưa ra các Bảng dữ liệu chuẩn, Bảng các câu hỏi và Thuật ngữ
Bộ chỉ số là một tài liệu được soạn với mục đích áp dụng cho các thư viện công cộng Việt Nam Mặt khác, do công tác chuẩn hóa việc đánh giá hoạt động của thư viện Việt Nam vẫn là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi sự trao đổi và nghiên cứu sâu rộng hơn nữa, nên chắc chắn cần có nhiều điều chỉnh đối với Bộ chỉ số này để nó phù hợp với thực tiễn của các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học cũng như với thực tế hoạt động của các thư viện công cộng tại Việt Nam Tuy vậy, vẫn phải khẳng định, sự
ra đời của Bộ chỉ số là một dấu hiệu đáng mừng, một bước tiến trong quá trình chuẩn hóa công tác thông tin – thư viện tại Việt Nam, đưa các thư viện Việt Nam dần dần hội nhập với sự phát triển của thư viện thế giới
(Vũ Minh Huệ, Phòng Công tác Nghiệp vụ)