1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nước Đại Việt thời nhà Trần ( 1226 đến 1400)

1 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,87 KB

Nội dung

  Đến cuối thế kỉ thứ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Quân xâm lược phương Bắc thường xuyên rình rập nhòm ngó. Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng. Từ đó mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định. Lúc bấy giờ, Vua Lý Huệ Tông không có con trai  nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng ( đầu năm 1226). Nhà Trần được thành lập. Dưới thời Trần cả nước được chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản. Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng trông nom việc nước. Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc oan ức. Trong các lễ yến tiệc, có khi Vua cùng các quan nắm tay nhau hát múa vui vẽ. Thời nhà Trần, Vua đã sớm chú ý đến việc xây dựng quân đội, trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. Ngoài các chức quan tương tự nư thời nhà Lý, nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để chăm lo việc xây dựng việc đắp đê và bảo vệ đê điều; Khuyến nông sứ  chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang. Trong thời đại của vương triều này, nhà Trần tiếp tục đóng đô ở kinh đô Thăng Long (nay là Hà Nội) và bảo toàn được lãnh thổ vẹn toàn sau ba lần xâm lược của quân Mông-Nguyên ở Trung Quốc. Về chính sách chính trị, các vua nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý. Cả các mặt kinh tế-xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước lân bang.  Trần Thái Tông hoàng đế Thời kỳ thịnh trị của nhà Trần chia ra làm 3 mốc thời gian rất rõ: –Trước giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Thái Tông (1225 – 1258). –Trong giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông (1258 – 1287). –Sau giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Anh Tông và Trần Minh Tông (1290 – 1358). Mặc dù nhà Trần rất hưng thịnh trong những năm đầu, tuy nhiên triều đại bắt đầu suy yếu từ năm 1357 khi vua Trần Minh Tông qua đời, và trong tình trạng rối ren, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi vào năm 1400. Triều đại Trần chính thức kết thúc từ đây.

Đến cuối thế kỉ thứ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Quân xâm lược phương Bắc thường xuyên rình rập nhòm ngó. Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng. Từ đó mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định. Lúc bấy giờ, Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng ( đầu năm 1226). Nhà Trần được thành lập. Dưới thời Trần cả nước được chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản. Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng trông nom việc nước. Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc oan ức. Trong các lễ yến tiệc, có khi Vua cùng các quan nắm tay nhau hát múa vui vẽ. Thời nhà Trần, Vua đã sớm chú ý đến việc xây dựng quân đội, trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. Ngoài các chức quan tương tự nư thời nhà Lý, nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để chăm lo việc xây dựng việc đắp đê và bảo vệ đê điều; Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang. Trong thời đại của vương triều này, nhà Trần tiếp tục đóng đô ở kinh đô Thăng Long (nay là Hà Nội) và bảo toàn được lãnh thổ vẹn toàn sau ba lần xâm lược của quân Mông-Nguyên ở Trung Quốc. Về chính sách chính trị, các vua nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý. Cả các mặt kinh tế-xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước lân bang. Trần Thái Tông hoàng đế Thời kỳ thịnh trị của nhà Trần chia ra làm 3 mốc thời gian rất rõ: –Trước giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Thái Tông (1225 – 1258). –Trong giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông (1258 – 1287). –Sau giai đoạn chống Nguyên – Mông: dưới thời Trần Anh Tông và Trần Minh Tông (1290 – 1358). Mặc dù nhà Trần rất hưng thịnh trong những năm đầu, tuy nhiên triều đại bắt đầu suy yếu từ năm 1357 khi vua Trần Minh Tông qua đời, và trong tình trạng rối ren, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi vào năm 1400. Triều đại Trần chính thức kết thúc từ đây.

Ngày đăng: 21/10/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w