2.Thời gian và không gian. Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. a)Thời gian nghệ thuật *Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa lẫn với thời gian người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại : -“Nào khi gánh nặng em chờ/ Qua truông em đợi bây giờ phụ em” *Thời gian hiện tại được xác định là thời điểm được sáng tác, diễn xướng và thời gian thưởng thức, tiếp nhận hài hòa làm một: – Nếu có thời gian quá khứ và tương lai thì đó là thời gian quá khứ gần và tương lai gần: Trong ca dao có câu : “Tìm em đã tám hôm nay/ Hôm qua là tám, hôm nay là mười” Hoặc “Xa mình trời nắng nói mưa/ Canh ba tôi nói sáng, canh trưa tôi nói chiều” – Thời gian trong ca dao có tính công thức và ước lệ : trăm năm, ngàn năm, chiều chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh … +Trăm năm: cuộc đời một con người mang nội dung là câu hẹn ước sự vĩnh viễn: “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phục vẽ rồng mặc ai” +Chiều chiều : tâm trạng nhớ nhung, sự khắc khoải chờ đợi tìm điểm nhìn hoài vọng bến cũ quê hương: “Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi/ Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương” *Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa, bây giờ, khi đi, khi về… sự thay đổi trong tình cảm. “Khi đi bóng hãy còn dài/ Khi về bóng đã vắng ai bóng tròn” b)Không gian nghệ thuật: gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ của mình. Đây là không gian trần thế, đời thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân. “Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” – Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị chi phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình: “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo tren cành hoa sen” Ta thường bắt gặp trong ca dao không có không gian xác định trong những lời ru con : “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ / Năm canh chày thức đủ vừa năm” – Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể qua đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng: “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” – Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như: +Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò…thể hiện sự bất biến, vĩnh hằng “Bao giờ cạn nước Đồng Nai/ Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền” + Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây… thể hiện sự cách trở, không hòa hợp, ngang trái: “Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm / Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang” + Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác thường đầy chủ quan. + Không gian phiếm chỉ: “Núi Truồi ai đắp mà cao/ Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu” +Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự, than thở “Cô kia đứng ở bên sông/ Muốn sang anh ngã cành hồng cho” + Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người: “Gặp nhau giữa chuyến đò đầy/ Một lần đã hẹn, cầm tay mặn mà.” Trong những câu ca dao đượm buồn thì không gian thường đi liền với thời gian là lúc ban đêm. “Đêm qua ra đứng bờ ao/Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ” Tóm lại: Trong văn thơ thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ, một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật. 3.Các biểu tượng phổ biến: Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã định nghĩa: “Biểu tượng là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơn thuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng của con người. Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc tính địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau: a. Con cò: Đã từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào ca dao với tất cả vẻ đẹp của nó. Người nông dân đã gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, sự cực nhọc, vất cả trong những cánh cò ca dao. Dường như thiếu những cánh cò ấy ca dao sẽ nghèo đi biết mấy. Con cò làm tổ trên cành tre, con cò kiếm ăn trên đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá, bắt tép… Cứ như vậy, những cánh cò trắng muốt cứ in bóng trong suốt chiều dài của ca dao. Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng: Trời mưa quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn. Luôn chịu số phận hẩm hiu: Con cò đậu cọc bờ ao Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua. Hình ảnh người nông dân nhất là người phụ nữ lam lũ, lầm lụi: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Họ còn luôn luôn bị khinh rẻ, bị đổ oan: “Cái cò, cái vạc, cái nông/ Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò/ Không, không tôi đứng trên bờ/ Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi”. Trong hoàn cảnh bị áp bức, bị chà đạp, bị oan ức, họ vẫn muốn, dù phải chết, cũng phải chết trong sự trong sạch: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Trong đời, thường thì “Cánh hoa rụng chọn gỉ đất sạch” (Chu Mạnh Trinh) nhưng người nông dân Việt Nam không nghĩ thế, sống quyết không sống đục, chết thì nhất định phải chết trong. Người nông dân Việt Nam còn có tư tưởng lớn, cực kì cao thượng về cách sống. Họ đã sáng tạo hình tượng người đi trước, lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, người hi sinh để đưa lại hạnh phúc cho mọi người qua hình tượng: “Con cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”. Có những hình ảnh con cò tham gia vào sự kết hợp của thể hứng và thể tỉ – hai loại hình phổ biến trong văn học dân gian trong những câu ca dao tỏ tình như: “Con cò núp bụi lúa xanh/ Chờ con cá đến như anh chờ nàng/ Con cò núp bụi lúa vàng/ Chờ con cá đến như nàng chờ anh”. Hay là: Con quạ đen con quạ trắng Con ếch ngắn con ếch dài Em trông anh, trông mãi trông hoài Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên. Một cánh cò thôi mà bay khắp mọi miền đất nước, xuyên thấu mọi thời gian, cánh cò “ bay lả bay la” từ chiều sâu quá khứ đến chiều dài hôm nay, cánh cò lại bay vào lời ru của mẹ, lời dạy của cô, lời tâm sự với bạn bè : “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi…” (Con cò – Chế Lan Viên) Về mặt nghệ thuật, hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản sắn dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tình cảm và kỉ niệm về quê hương đất nước. b. Hoa Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Hoa đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa của một đời người. Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều trong kho tàng ca dao Việt Nam. * Hoa nhài. Ông cha ta đã dùng hình ảnh của hoa nhài để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lứa: Đôi ta lấm tấm hoa nhài/ Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời. Chỉ “lấm tấm” thôi, nghĩa là không có gì to tát, lớn lao cả. Ấy là vẻ đẹp hiền hòa, bình dị mà chẳng thoáng chút mặc cảm, tự ti nào vì có “kém ai” đâu! Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự thanh tao, quý giá, trang nhã, văn minh lịch sự của con người: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vẻ đẹp của hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái: “Miệng cười như cánh hoa nhài/ Như nụ hoa quế như tai hoa hồng” Vị trí của hoa nhài trong ca dao không chiếm ưu thế như hoa hồng, hoa mai. Đấy là thứ hoa biết khiêm tốn, có chút e lệ, khép kín: “Chơi hoa cho biết mùi hoa/ Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài”. “Hoa lí là chị hoa lài/ Hoa lí có tài hoa lài có duyên”. Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hòa, bình dị. Qua đó, ta thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lao động. Họ ưa chuộng những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thủy chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên trong hơn cái phô trương bên ngoài. * Hoa sen Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý, ta không thể không nhắc tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền bỉ: “Hoa sen mọc bãi cát lâm/ Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen”. Sự đủ đầy, phúc lộc trong cuộc sống của người nông dân cũng được thể hiện qua hình ảnh hoa sen: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba bốn cô có hẹn cùng trăng… Không những thế, hoa sen mang một mầm sống âm ỉ mà mạnh mẽ. Tuy dầm mưa dãi nắng mà hương sắc chẳng nhạt phai: “Hoa sen hoa khéo giữ màu/ Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai”. Không giống như hương thơm có tiếng của hoa nhài, hương sen là mùi hương đằm thắm. Nó là biểu hiện của sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cùng với sự phát triền của khoa học, kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều giống hoa lạ và đẹp, hương thơm quyến rũ, nhưng với sức sống mãnh liệt, dẻo dai mà phẩm chất trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành Quốc hoa Việt Nam – đại diện cho một vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt. * Trúc – mai Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quân tử. Còn tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến mai, trúc nhằm thể hiện con người. Có khi trúc được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con gái xinh xắn: “Trúc xinh trúc đứng một mình/ Em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Có khi trúc, mai được dùng xoắn xít với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết: Trúc với mai, mai về trúc nhớ/ Trúc trở về mai nhớ trúc không? Hình ảnh trúc mai trong ca dao được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên: + Khi là lời nhắn nhủ hy vọng: “Đợi cho trúc ở với mai/ Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng” + Khi là tâm trạng náo nức, vui mừng: “Trầu này, cúc, mai, đào/ Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi”. + Cũng có khi đó là nỗi giận hờn, oán trách: “Những là lên miếu xuống ghe/ Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng/ Tưởng rằng nên vợ nên chồng/ Nào ngờ nói thế mà không có gì”. + Và đó còn là nỗi khát vọng: “Chiều nay có kẻ thất tình/ Tựa mai mai ngã, tựa đình đình siêu”. Như vậy, trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
2.Thời gian và không gian. Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. a)Thời gian nghệ thuật *Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa lẫn với thời gian người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại : -“Nào khi gánh nặng em chờ/ Qua truông em đợi bây giờ phụ em” *Thời gian hiện tại được xác định là thời điểm được sáng tác, diễn xướng và thời gian thưởng thức, tiếp nhận hài hòa làm một: – Nếu có thời gian quá khứ và tương lai thì đó là thời gian quá khứ gần và tương lai gần: Trong ca dao có câu : “Tìm em đã tám hôm nay/ Hôm qua là tám, hôm nay là mười” Hoặc “Xa mình trời nắng nói mưa/ Canh ba tôi nói sáng, canh trưa tôi nói chiều” – Thời gian trong ca dao có tính công thức và ước lệ : trăm năm, ngàn năm, chiều chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh … +Trăm năm: cuộc đời một con người mang nội dung là câu hẹn ước sự vĩnh viễn: “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phục vẽ rồng mặc ai” +Chiều chiều : tâm trạng nhớ nhung, sự khắc khoải chờ đợi tìm điểm nhìn hoài vọng bến cũ quê hương: “Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi/ Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương” *Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa, bây giờ, khi đi, khi về… sự thay đổi trong tình cảm. “Khi đi bóng hãy còn dài/ Khi về bóng đã vắng ai bóng tròn” b)Không gian nghệ thuật: gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ của mình. Đây là không gian trần thế, đời thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân. “Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” – Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị chi phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình: “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo tren cành hoa sen” Ta thường bắt gặp trong ca dao không có không gian xác định trong những lời ru con : “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ / Năm canh chày thức đủ vừa năm” – Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể qua đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng: “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” – Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như: +Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò…thể hiện sự bất biến, vĩnh hằng “Bao giờ cạn nước Đồng Nai/ Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền” + Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây… thể hiện sự cách trở, không hòa hợp, ngang trái: “Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm / Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang” + Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác thường đầy chủ quan. + Không gian phiếm chỉ: “Núi Truồi ai đắp mà cao/ Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu” +Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự, than thở “Cô kia đứng ở bên sông/ Muốn sang anh ngã cành hồng cho” + Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người: “Gặp nhau giữa chuyến đò đầy/ Một lần đã hẹn, cầm tay mặn mà.” Trong những câu ca dao đượm buồn thì không gian thường đi liền với thời gian là lúc ban đêm. “Đêm qua ra đứng bờ ao/Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ” Tóm lại: Trong văn thơ thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ, một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật. 3.Các biểu tượng phổ biến: Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã định nghĩa: “Biểu tượng là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơn thuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng của con người. Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc tính địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau: a. Con cò: Đã từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào ca dao với tất cả vẻ đẹp của nó. Người nông dân đã gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, sự cực nhọc, vất cả trong những cánh cò ca dao. Dường như thiếu những cánh cò ấy ca dao sẽ nghèo đi biết mấy. Con cò làm tổ trên cành tre, con cò kiếm ăn trên đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá, bắt tép… Cứ như vậy, những cánh cò trắng muốt cứ in bóng trong suốt chiều dài của ca dao. Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng: Trời mưa quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn. Luôn chịu số phận hẩm hiu: Con cò đậu cọc bờ ao Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua. Hình ảnh người nông dân nhất là người phụ nữ lam lũ, lầm lụi: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Họ còn luôn luôn bị khinh rẻ, bị đổ oan: “Cái cò, cái vạc, cái nông/ Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò/ Không, không tôi đứng trên bờ/ Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi”. Trong hoàn cảnh bị áp bức, bị chà đạp, bị oan ức, họ vẫn muốn, dù phải chết, cũng phải chết trong sự trong sạch: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Trong đời, thường thì “Cánh hoa rụng chọn gỉ đất sạch” (Chu Mạnh Trinh) nhưng người nông dân Việt Nam không nghĩ thế, sống quyết không sống đục, chết thì nhất định phải chết trong. Người nông dân Việt Nam còn có tư tưởng lớn, cực kì cao thượng về cách sống. Họ đã sáng tạo hình tượng người đi trước, lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, người hi sinh để đưa lại hạnh phúc cho mọi người qua hình tượng: “Con cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”. Có những hình ảnh con cò tham gia vào sự kết hợp của thể hứng và thể tỉ – hai loại hình phổ biến trong văn học dân gian trong những câu ca dao tỏ tình như: “Con cò núp bụi lúa xanh/ Chờ con cá đến như anh chờ nàng/ Con cò núp bụi lúa vàng/ Chờ con cá đến như nàng chờ anh”. Hay là: Con quạ đen con quạ trắng Con ếch ngắn con ếch dài Em trông anh, trông mãi trông hoài Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên. Một cánh cò thôi mà bay khắp mọi miền đất nước, xuyên thấu mọi thời gian, cánh cò “ bay lả bay la” từ chiều sâu quá khứ đến chiều dài hôm nay, cánh cò lại bay vào lời ru của mẹ, lời dạy của cô, lời tâm sự với bạn bè : “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi…” (Con cò – Chế Lan Viên) Về mặt nghệ thuật, hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản sắn dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tình cảm và kỉ niệm về quê hương đất nước. b. Hoa Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Hoa đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa của một đời người. Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều trong kho tàng ca dao Việt Nam. * Hoa nhài. Ông cha ta đã dùng hình ảnh của hoa nhài để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lứa: Đôi ta lấm tấm hoa nhài/ Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời. Chỉ “lấm tấm” thôi, nghĩa là không có gì to tát, lớn lao cả. Ấy là vẻ đẹp hiền hòa, bình dị mà chẳng thoáng chút mặc cảm, tự ti nào vì có “kém ai” đâu! Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự thanh tao, quý giá, trang nhã, văn minh lịch sự của con người: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vẻ đẹp của hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái: “Miệng cười như cánh hoa nhài/ Như nụ hoa quế như tai hoa hồng” Vị trí của hoa nhài trong ca dao không chiếm ưu thế như hoa hồng, hoa mai. Đấy là thứ hoa biết khiêm tốn, có chút e lệ, khép kín: “Chơi hoa cho biết mùi hoa/ Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài”. “Hoa lí là chị hoa lài/ Hoa lí có tài hoa lài có duyên”. Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hòa, bình dị. Qua đó, ta thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lao động. Họ ưa chuộng những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thủy chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên trong hơn cái phô trương bên ngoài. * Hoa sen Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý, ta không thể không nhắc tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền bỉ: “Hoa sen mọc bãi cát lâm/ Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen”. Sự đủ đầy, phúc lộc trong cuộc sống của người nông dân cũng được thể hiện qua hình ảnh hoa sen: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba bốn cô có hẹn cùng trăng… Không những thế, hoa sen mang một mầm sống âm ỉ mà mạnh mẽ. Tuy dầm mưa dãi nắng mà hương sắc chẳng nhạt phai: “Hoa sen hoa khéo giữ màu/ Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai”. Không giống như hương thơm có tiếng của hoa nhài, hương sen là mùi hương đằm thắm. Nó là biểu hiện của sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cùng với sự phát triền của khoa học, kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều giống hoa lạ và đẹp, hương thơm quyến rũ, nhưng với sức sống mãnh liệt, dẻo dai mà phẩm chất trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành Quốc hoa Việt Nam – đại diện cho một vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt. * Trúc – mai Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quân tử. Còn tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến mai, trúc nhằm thể hiện con người. Có khi trúc được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con gái xinh xắn: “Trúc xinh trúc đứng một mình/ Em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Có khi trúc, mai được dùng xoắn xít với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết: Trúc với mai, mai về trúc nhớ/ Trúc trở về mai nhớ trúc không? Hình ảnh trúc mai trong ca dao được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên: + Khi là lời nhắn nhủ hy vọng: “Đợi cho trúc ở với mai/ Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng” + Khi là tâm trạng náo nức, vui mừng: “Trầu này, cúc, mai, đào/ Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi”. + Cũng có khi đó là nỗi giận hờn, oán trách: “Những là lên miếu xuống ghe/ Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng/ Tưởng rằng nên vợ nên chồng/ Nào ngờ nói thế mà không có gì”. + Và đó còn là nỗi khát vọng: “Chiều nay có kẻ thất tình/ Tựa mai mai ngã, tựa đình đình siêu”. Như vậy, trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên. ... cánh cò ca dao Dường thi u cánh cò ca dao nghèo Con cò làm tổ cành tre, cò kiếm ăn đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá, bắt tép… Cứ vậy, cánh cò trắng muốt in bóng suốt chiều dài ca dao. .. nông dân Việt Nam không nghĩ thế, sống không sống đục, chết định phải chết Người nông dân Việt Nam có tư tưởng lớn, cao thượng cách sống Họ sáng tạo hình tượng người trước, lo trước lo thi n hạ,... sạch, cao hoa sen trở thành Quốc hoa Việt Nam – đại diện cho vẻ đẹp thánh thi n mà giản dị, chất phác, hiền lành người dân đất Việt * Trúc – mai Theo quan niệm nhà nho, tùng, trúc, mai thứ tượng trưng