1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THI PHÁP CA DAO VIỆT NAM 3

3 2,4K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 22,73 KB

Nội dung

5.Thể thơ lục bát  Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục bát là “những lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc.   Thể lục bát trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú. Các tác phẩm ca dao được làm theo thể lục bát được vận dụng linh hoạt và nhiều vẻ nhất trong dân ca, trong những giai điệu ngâm ngợi, ca xướng uyển chuyển. Sở dĩ như vậy là do kết cấu đặc trưng riêng biệt về âm luật của thể loại thơ này. Có thể thấy lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với những yếu tố đặc thù về tổ chức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong hình thức tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6 tiếng (câu lục) và 8 tiếng (câu bát). Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên được vẻ nhịp nhàng trong ngôn ngữ thơ, là phương tiện tổ chức văn bản và là chỗ dựa cho sự phát triển nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều mầu sắc vang vọng trong thơ. Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau… ”Người thương/ ơi hỡi/ người thương Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng”. nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5… là một dạng của lục bát biến thể: ”Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây” Có thể hiểu lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết, về vị trí hiệp vần… lục bát biến thể cũng là vấn đề đáng chú ý trong ca dao. Sự phong phú về thể lục bát không chỉ dừng lại ở đó. Có câu lục biến thể tăng tiến như:   ”Con gà rừng tốt mã khoe lông   Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi!”   Phần lớn câu lục biến thể tăng tiến đều bắt nguồn từ dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian mà cách nói phổ biến là giảng giải, phân trần. Một số câu lục biến thể có sự chêm xen các từ khẩu ngữ đệm vào, đây là một đặc điểm của thơ hát nói.   Không hẳn lục bát chỉ có tăng số tiếng, câu nói có thể ngắn gọn, xúc tích hơn cũng có thể nhờ vào câu lục biến thể giảm số tiếng. Loại biến thể này thì lời ca như những câu châm ngôn, có lời như một tục ngữ. Lời thơ xúc tích, hàm nghĩa mang tính triết lý nhân sinh, những nhận xét sắc sảo về những vấn đề cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu. ”Mật ngọt chết ruồi Ai mà đến đấy thời người say sưa” Khác với câu lục câu bác có thể kéo dài tự do, có thể là do đặc trưng về số dòng số tiếng của thơ lục bát. ”Hoa kia thơm lửng, thơm lừng Dặn con ong kia đừng chởi nhởi, dặn con bướm đừng xôn xao” Mang những đặc trưng chung của kiểu câu lục và câu bát biến thể và có những đặc điểm như câu suy luận nhiều vế, câu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát không rõ ràng, câu nặng tính khẩu ngữ, thường là câu dồn chứa nhiều thông tin, ranh giới câu lục thường xâm lấn câu bát hoặc ranh giới chức năng của hai câu không rõ ràng.   ”Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng  Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu”   Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấu về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát về cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.   Từ ngàn đời nay sự liên kết luôn tạo nên những thứ bền chặt nhất, và thể song thất lục bát kết hợp với lục bát đã tạo nên được một âm hưởng vang vọng, bay xa hơn cho ca dao Việt Nam. Đa dạng phong phú nhưng không kém phần tinh túy xâu xa với ba lối liên kết cơ bản nhất đã làm cho ý nghĩa của ca dao thấm dần vào hồn thơ của người.   Đầu tiên là dạng song thất lục bát ở dạng này bài ca dao ít nhất là một khổ bao gồm hai dòng đầu là 7, hai dòng sau là 6/8 ”Thang mô cao/ bằng thang danh vọng Nghĩa mô trọng / bằng nghĩa chồng con Trăm năm nước chảy đá mòn Xa nhau nghìn dặm dạ còn nhớ thương”.   Tiếp theo là dạng lục bát dán thất là hai câu 6/8 rồi đến hai câu 7:   ”Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”. Cuối cùng là hai câu lục bát đầu cuối xen giữa hai câu thất:   ”Đêm qua nguyệt lặn về tây Sự tình kẻ đấy người đây còn dài Trúc với Mai/Mai về Trúc nhớ Trúc trở về/ Mai nhớ Trúc không Bây giờ kẻ Bắc người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng riêng tư”.   Thể thơ này thường lặp đi lặp lại, cuộn trào như ngọn sóng phù hợp cho việc diễn tả tâm trạng buồn đau của nhân vật trữ tình. Thể song thất và lục bát kết hợp nhau là cho tình cảm vốn đa chiều, phức tạp được thể hiện có hiệu quả rõ rệt với cách nói đa giọng, nhiều cung bậc và gam màu.   Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi câu thơ thường gồm 4, 5, 6 chữ và vần chân:   ”Công đôi ta thề thốt Kể đã mấy niên rồi Lòng đã quyết lúa đôi Nhất ngôn nói hẳn lời Đừng bốn chốn ba nơi Đững trăng gió chào mời Trăng nhiều trăng rạng rỡ Trăng nhiều đèn rạng rỡ”. Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm.   ”Nào khi mô em nói với anh Sông cạn mà tình không cạn Vàng mòn mà nghĩa không mòn Nay chừ nước lại xa non Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm”   Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhẫn kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn.   Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn Tháng khốn, tháng nạn Đi vay, đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Giêng Mua con gà mái về nuôi Nó đẻ ra mười trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung … Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi lên cây”.   Ngoài ra còn có thể hỗn hợp, thể này kết hợp các đặc trưng của các thps thoangể khác nhằm diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trong ca dao, thể này sử dụng không nhiều, chiếm 1% nhưng khá đa dạng:   ”Ai sầu ai thảm Ai thương ai cảm Ai nhớ ai trông Thuyền ai thoáng bên sông Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non”   Nếu thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên, thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu nói lối và ca xướng thi thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên.   Nói tóm lại, đặc trưng thể thơ trong ca dao suy cho cùng là diễn đạc tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Tùy theo cảm xúc, cung bật mà chọn lựa một thể thơ phù hợp. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát. Vì thể thơ này có khả năng diễn đạc tất thảy những cung bậc cảm xúc mà những con người thấp cổ bé họng không biết chia sẻ cùng ai. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Ngày nay, thể lục bát trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Trang 1

5.Thể thơ lục bát

Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục bát là

“những lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc.

Thể lục bát trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú Các tác phẩm ca dao được làm theo thể lục bát được vận dụng linh hoạt và nhiều vẻ nhất trong dân ca, trong những giai điệu ngâm ngợi, ca xướng uyển chuyển Sở dĩ như vậy là do kết cấu đặc trưng riêng biệt về âm luật của thể loại thơ này Có thể thấy lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với những yếu tố đặc thù về tổ chức

âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong hình thức tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6

tiếng (câu lục) và 8 tiếng (câu bát) Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên được vẻ nhịp nhàng trong ngôn

ngữ thơ, là phương tiện tổ chức văn bản và là chỗ dựa cho sự phát triển nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều mầu sắc vang vọng trong thơ Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…

”Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng”

nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5… là một dạng của lục bát biến thể:

”Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”

Có thể hiểu lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt trên sáu dưới tám mà có sự

co giãn nhất định về âm tiết, về vị trí hiệp vần… lục bát biến thể cũng là vấn đề đáng chú ý trong ca dao Sự phong phú

về thể lục bát không chỉ dừng lại ở đó Có câu lục biến thể tăng tiến như:

”Con gà rừng tốt mã khoe lông

Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi!”

Phần lớn câu lục biến thể tăng tiến đều bắt nguồn từ dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian mà cách nói phổ biến là giảng giải, phân trần Một số câu lục biến thể có sự chêm xen các từ khẩu ngữ đệm vào, đây là một đặc điểm của thơ hát nói

Không hẳn lục bát chỉ có tăng số tiếng, câu nói có thể ngắn gọn, xúc tích hơn cũng có thể nhờ vào câu lục biến thể giảm

số tiếng Loại biến thể này thì lời ca như những câu châm ngôn, có lời như một tục ngữ Lời thơ xúc tích, hàm nghĩa mang tính triết lý nhân sinh, những nhận xét sắc sảo về những vấn đề cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu

”Mật ngọt chết ruồi

Ai mà đến đấy thời người say sưa”

Khác với câu lục câu bác có thể kéo dài tự do, có thể là do đặc trưng về số dòng số tiếng của thơ lục bát

”Hoa kia thơm lửng, thơm lừng

Dặn con ong kia đừng chởi nhởi, dặn con bướm đừng xôn xao”

Mang những đặc trưng chung của kiểu câu lục và câu bát biến thể và có những đặc điểm như câu suy luận nhiều vế, câu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát không rõ ràng, câu nặng tính khẩu ngữ, thường là câu dồn chứa nhiều thông tin, ranh giới câu lục thường xâm lấn câu bát hoặc ranh giới chức năng của hai câu không rõ ràng

”Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng

Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu”

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấu về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát về cơ bản vẫn giữ nguyên Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát

Từ ngàn đời nay sự liên kết luôn tạo nên những thứ bền chặt nhất, và thể song thất lục bát kết hợp với lục bát đã tạo nên được một âm hưởng vang vọng, bay xa hơn cho ca dao Việt Nam Đa dạng phong phú nhưng không kém phần tinh túy xâu xa với ba lối liên kết cơ bản nhất đã làm cho ý nghĩa của ca dao thấm dần vào hồn thơ của người

Đầu tiên là dạng song thất lục bát ở dạng này bài ca dao ít nhất là một khổ bao gồm hai dòng đầu là 7, hai dòng sau là 6/8

Trang 2

”Thang mô cao/ bằng thang danh vọng

Nghĩa mô trọng / bằng nghĩa chồng con

Trăm năm nước chảy đá mòn

Xa nhau nghìn dặm dạ còn nhớ thương”

Tiếp theo là dạng lục bát dán thất là hai câu 6/8 rồi đến hai câu 7:

”Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”

Cuối cùng là hai câu lục bát đầu cuối xen giữa hai câu thất:

”Đêm qua nguyệt lặn về tây

Sự tình kẻ đấy người đây còn dài

Trúc với Mai/Mai về Trúc nhớ

Trúc trở về/ Mai nhớ Trúc không

Bây giờ kẻ Bắc người Đông

Kể sao cho xiết tấm lòng riêng tư”

Thể thơ này thường lặp đi lặp lại, cuộn trào như ngọn sóng phù hợp cho việc diễn tả tâm trạng buồn đau của nhân vật trữ tình Thể song thất và lục bát kết hợp nhau là cho tình cảm vốn đa chiều, phức tạp được thể hiện có hiệu quả rõ rệt với cách nói đa giọng, nhiều cung bậc và gam màu

Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh Mỗi câu thơ thường gồm 4, 5, 6 chữ và vần chân:

”Công đôi ta thề thốt

Kể đã mấy niên rồi

Lòng đã quyết lúa đôi

Nhất ngôn nói hẳn lời

Đừng bốn chốn ba nơi

Đững trăng gió chào mời

Trăng nhiều trăng rạng rỡ

Trăng nhiều đèn rạng rỡ”

Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm

”Nào khi mô em nói với anh

Sông cạn mà tình không cạn

Vàng mòn mà nghĩa không mòn

Nay chừ nước lại xa non

Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm”

Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhẫn kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn

Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn

Tháng khốn, tháng nạn

Đi vay, đi dạm

Được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Giêng

Mua con gà mái về nuôi

Nó đẻ ra mười trứng

Một trứng: ung

Hai trứng: ung

Chớ than phận khó ai ơi

Trang 3

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây”

Ngoài ra còn có thể hỗn hợp, thể này kết hợp các đặc trưng của các thps thoangể khác nhằm diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình Trong ca dao, thể này sử dụng không nhiều, chiếm 1% nhưng khá đa dạng:

”Ai sầu ai thảm

Ai thương ai cảm

Ai nhớ ai trông

Thuyền ai thoáng bên sông

Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non”

Nếu thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên, thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu nói lối và ca xướng thi thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên

Nói tóm lại, đặc trưng thể thơ trong ca dao suy cho cùng là diễn đạc tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình Tùy theo cảm xúc, cung bật mà chọn lựa một thể thơ phù hợp Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này

để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát Vì thể thơ này có khả năng diễn đạc tất thảy những cung bậc cảm xúc mà những con người thấp cổ bé họng không biết chia sẻ cùng ai Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này Ngày nay, thể lục bát trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 21/10/2015, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w