Đề bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Em hãy bàn luân câu nói trên. Bài làm Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17-7-1966, trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Lời kêu gợi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” câu nói ngắn gọn như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc. Thực tế trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân ở đó sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Độc lập, tự do phải gắn liền với nội dung xã hội chủ nghĩa. Mất nội dung xã hội chủ nghĩa thì độc lập, tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do. Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước, thì mỗi người dân Việt Nam đều mất cả độc lập, tự do: “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu” Điều đó cho chúng ta thấy mất độc lập, tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọn và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Một lần nữa Pháp quay lại đánh chiếm nước ta, nhân dân ta từ trẻ đến già đều nhất loạt đứng lên cầm súng kháng chiến giữ gìn nền độc lập, tự do. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, một kẻ thù độc ác hơn, nhân dân ta càng quý độc lập, tự do và quyết trả bằng mọi giá để giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy trong những ngày chống Mĩ, cứu nước, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do’’ để chiến đấu với một quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả. Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục, mọi người tiến lên “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào’’, đem lại đại thắng mùa xuân 1975. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do’’ là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu ai hơn hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác đã bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước, động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do’’.
Đề bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Em hãy bàn luân câu nói trên. Bài làm Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17-7-1966, trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Lời kêu gợi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” câu nói ngắn gọn như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc. Thực tế trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân ở đó sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Độc lập, tự do phải gắn liền với nội dung xã hội chủ nghĩa. Mất nội dung xã hội chủ nghĩa thì độc lập, tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do. Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước, thì mỗi người dân Việt Nam đều mất cả độc lập, tự do: “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu” Điều đó cho chúng ta thấy mất độc lập, tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọn và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Một lần nữa Pháp quay lại đánh chiếm nước ta, nhân dân ta từ trẻ đến già đều nhất loạt đứng lên cầm súng kháng chiến giữ gìn nền độc lập, tự do. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, một kẻ thù độc ác hơn, nhân dân ta càng quý độc lập, tự do và quyết trả bằng mọi giá để giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy trong những ngày chống Mĩ, cứu nước, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do’’ để chiến đấu với một quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả. Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục, mọi người tiến lên “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào’’, đem lại đại thắng mùa xuân 1975. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do’’ là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu ai hơn hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác đã bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước, động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do’’.