Đề bài : Bình luận bài ca dao : “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con’’. Bài làm Mở đầu truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu có viết hai câu thơ : “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trau mình’’. Cơ sở đạo lý mà Nguyễn Đình Chiểu xác định và lấy làm nền tảng cho hành động của các nhân vật trong truyện của mình là cơ sở đạo lí của nhân dân. Trong đó đạo “hiếu’’ được lấy làm đầu. Điều này rất phù hợp với nhân dân ta. Bởi vì ca dao cổ đã có một bài rất hay mà ai ai cũng biết, cũng nhớ, cũng thuộc. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con’’ Xã hội ngày càng phát triển, sống trong thời đại khoa học – kĩ thuật hôm nay, có người đã vội vàng “phủi sạch” những đạo lí cổ truyền của dân tộc. Họ cho tất cả đều là “đạo đức phong kiến”, không cần phải theo? Bài ca dao cổ trên nêu “đạo hiếu”của con đối với cha mẹ. Liệu chữ “hiếu” đó ngày nay có còn giá trị hay không? “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Con người ai mà không có cha, có mẹ. Cha, mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta để ta có hình hài, thể xác này và ta lớn lên, nên người… Công ơn cha mẹ trước tiên là công sinh thành dưỡng dục. công ơn đó to lớn khôn thể “so sánh” được. Bài ca dao “ví” công ơn to lớn đó bằng hai hình ảnh: Núi Thái Sơn, nước trong nguồn. Theo sách cũ, núi Thái Sơn ở bên Tàu, lớn lắm, không biết lớn bao nhiêu mà kể… Nước trong nguồn như ta biết, không bao giờ cạn, cứ chảy mãi ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông… Làm sao so sánh được công ơn cha mẹ? Nên chỉ lấy hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên vô tận. Đó là những hình ảnh, ngôn ngữ “ước lệ” của ca dao cổ. Lời lẽ giản dị mà trang nghiêm, còn trở thành thiêng liêng nữa. Câu ca dao còn có ngôn ngữ và hình ảnh đối nhau như hai vế, song lại luyến láy, quyện chặt lấy nhau, nên dễ đọc, dễ nhớ và cứ thế có thể đọc lại mãi, vang ngân, êm đềm như điệp khúc của lời ru… “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Nói đến “công cha”, “nghĩa mẹ” to lớn, mênh mông vô tận như vậy để làm gì? Để “biết ơn” suông thôi à?! Tiếp theo bài ca dao: “Một lòng thơ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” À, thì ra bài ca dao khuyên nhủ, dạy bảo mọi người chúng ta: Làm con phải “một lòng” thờ mẹ, kính cha, làm như thế nào “cho tròn chữ hiếu”. Hàm súc trong lời nói ở đây là một hàm súc cần thiết. Không kể lể, không nói nhiều, chỉ dùng hai chữ “một lòng” là đủ rồi. Thờ kính cha mẹ phải “một lòng”. Vừa là mệnh lệnh (của lẽ phải), vừa là tự nguyện (phải làm như thế nào). Thờ mẹ, kính cha như thế nào: yêu kính, vâng lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ, luôn làm cho cha mẹ vui lòng, đỡ đần, săn sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu… Nội dung chữ hiếu trong sách vở xưa cũng đã từng nói đến rất nhiều. Song trong bài ca dao này không cần quy định một cách cụ thể nào. Dường như cố ý cho mỗi người tự chọn lấy cách xử sự của mình như thế nào cho phù hợp. Chữ hiếu là đạo lí của nhân dân ta từ xưa đã được xếp lên hàng đầu trong những đạo đức của con người. Vì sao? Nơi gần gũi đầu tiên của con người là cha mẹ trong gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội. Đó là cơ sở đạo đức ban đầu của con người. Trong gia đình, con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Trong phạm vi và giới hạn nhất định, cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình nên người hữu dụng cho xã hội, đất nước. Chúng ta không lạ, những người con có hiếu là những người con sống trong một gia đình nề nếp đạo đức. Cái đạo đức ban đầu đó làm nền tảng cho các đạo đức khác thuộc xã hội quy định. Vì vậy, lời giáo huấn của cha mẹ thường được xem là mẫu mực, chân lí, lẽ phải: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Cũng dễ dàng nhận thấy những người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình sẽ là người công dân tốt trong xã hội. Mối liên hệ này thường là tự nhiên, logic, khoa học. Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu Vân Tiên là người có hiếu là vì cha mẹ Vân Tiên đã: “Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền” Chữ “hiếu” quy định mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ là một quy định cần thiết không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào. Nó chẳng những là đạo đức cá nhân, đạo lí của xã hội, mà còn là nền tảng của đạo đức con người. Dĩ nhiên chữ “hiếu” đúng đắn không có nghĩa là “Phụ xử tử vong” (cha bảo chết phải chết!) của đạo đức phong kiến, con chỉ biết cúi đầu nghe lời cha một cách mù quáng. Dù cho xã hội mai này có “văn minh” đến đâu, đạo đức hiếu thảo của con người đối với cha mẹ vẫn là cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Rất đau buồn cho những ai vong ơn, bội nghĩa, mà điều vong ơn bội nghĩa đáng chê trách nhất là đối với cha mẹ mình. Những người con không biết vâng lời hay, lẽ phải của cha mẹ, bất hiếu thường là những người tệ bạc ngoài xã hội. Nội dung chữ “hiếu” trong câu ca dao của nhân dân là rất phù hợp. Nó không qy định một cụ thể nào. Làm thế nào để “thờ cha kính mẹ” cho đúng nhĩa là điều để cho mọi người con suy ngẫm. Có thể một trong những nội dung chủ yếu của chữ “hiếu” là sống cho xứng đáng với cha mẹ, không làm hổ thẹn cha mẹ, đáp lại lòng mong ước lớn lao của cha mẹ… Do vậy, nội dung chữ hiếu của nhân dân ta ngày càng được kế thừa, phát huy mà vẫn rất dân tộc, phù hợp với đạo lí của nhân dân. Bác Hồ là người kết thừa và phát huy tinh hoa của dân tộc một cách trọn vẹn. Nội dung chữ “hiếu” đã được Bác phát triển thêm: “Trung với nước, hiếu với dân” Ngày xưa là trung với vua, ngày nay là trung với nước. Ngày nay hiếu với cha mẹ cũng là hiếu với dân. Hiếu với dân là một lòng một dạ phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Nội dung chữ hiếu mà Bác Hồ phát triển thêm không có gì mâu thuẫn với chữ “hiếu” của đạo lí nhân dân cả. Nó nói rõ thêm, đồng thời làm rộng thêm nội dung đạo lí từ xưa của nhân dân ta. Là thanh niên, học sinh “hiếu” với cha mẹ trước hết là phải học tập, rèn luyện tốt để làm vừa lòng cha mẹ, vâng lời, lao động để đỡ đần một phần cho cha mẹ… là những việc làm trước mắt. Khi cha mẹ già yếu, đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận của ta là phải phụng dưỡng cha mẹ. Chữ “hiếu” vẫn là đạo đức của dân tộc ta cần được gìn giữ, kế thừa mãi mãi.
Đề bài : Bình luận bài ca dao : “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con’’. Bài làm Mở đầu truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu có viết hai câu thơ : “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trau mình’’. Cơ sở đạo lý mà Nguyễn Đình Chiểu xác định và lấy làm nền tảng cho hành động của các nhân vật trong truyện của mình là cơ sở đạo lí của nhân dân. Trong đó đạo “hiếu’’ được lấy làm đầu. Điều này rất phù hợp với nhân dân ta. Bởi vì ca dao cổ đã có một bài rất hay mà ai ai cũng biết, cũng nhớ, cũng thuộc. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con’’ Xã hội ngày càng phát triển, sống trong thời đại khoa học – kĩ thuật hôm nay, có người đã vội vàng “phủi sạch” những đạo lí cổ truyền của dân tộc. Họ cho tất cả đều là “đạo đức phong kiến”, không cần phải theo? Bài ca dao cổ trên nêu “đạo hiếu”của con đối với cha mẹ. Liệu chữ “hiếu” đó ngày nay có còn giá trị hay không? “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Con người ai mà không có cha, có mẹ. Cha, mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta để ta có hình hài, thể xác này và ta lớn lên, nên người… Công ơn cha mẹ trước tiên là công sinh thành dưỡng dục. công ơn đó to lớn khôn thể “so sánh” được. Bài ca dao “ví” công ơn to lớn đó bằng hai hình ảnh: Núi Thái Sơn, nước trong nguồn. Theo sách cũ, núi Thái Sơn ở bên Tàu, lớn lắm, không biết lớn bao nhiêu mà kể… Nước trong nguồn như ta biết, không bao giờ cạn, cứ chảy mãi ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông… Làm sao so sánh được công ơn cha mẹ? Nên chỉ lấy hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên vô tận. Đó là những hình ảnh, ngôn ngữ “ước lệ” của ca dao cổ. Lời lẽ giản dị mà trang nghiêm, còn trở thành thiêng liêng nữa. Câu ca dao còn có ngôn ngữ và hình ảnh đối nhau như hai vế, song lại luyến láy, quyện chặt lấy nhau, nên dễ đọc, dễ nhớ và cứ thế có thể đọc lại mãi, vang ngân, êm đềm như điệp khúc của lời ru… “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Nói đến “công cha”, “nghĩa mẹ” to lớn, mênh mông vô tận như vậy để làm gì? Để “biết ơn” suông thôi à?! Tiếp theo bài ca dao: “Một lòng thơ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” À, thì ra bài ca dao khuyên nhủ, dạy bảo mọi người chúng ta: Làm con phải “một lòng” thờ mẹ, kính cha, làm như thế nào “cho tròn chữ hiếu”. Hàm súc trong lời nói ở đây là một hàm súc cần thiết. Không kể lể, không nói nhiều, chỉ dùng hai chữ “một lòng” là đủ rồi. Thờ kính cha mẹ phải “một lòng”. Vừa là mệnh lệnh (của lẽ phải), vừa là tự nguyện (phải làm như thế nào). Thờ mẹ, kính cha như thế nào: yêu kính, vâng lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ, luôn làm cho cha mẹ vui lòng, đỡ đần, săn sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu… Nội dung chữ hiếu trong sách vở xưa cũng đã từng nói đến rất nhiều. Song trong bài ca dao này không cần quy định một cách cụ thể nào. Dường như cố ý cho mỗi người tự chọn lấy cách xử sự của mình như thế nào cho phù hợp. Chữ hiếu là đạo lí của nhân dân ta từ xưa đã được xếp lên hàng đầu trong những đạo đức của con người. Vì sao? Nơi gần gũi đầu tiên của con người là cha mẹ trong gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội. Đó là cơ sở đạo đức ban đầu của con người. Trong gia đình, con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Trong phạm vi và giới hạn nhất định, cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình nên người hữu dụng cho xã hội, đất nước. Chúng ta không lạ, những người con có hiếu là những người con sống trong một gia đình nề nếp đạo đức. Cái đạo đức ban đầu đó làm nền tảng cho các đạo đức khác thuộc xã hội quy định. Vì vậy, lời giáo huấn của cha mẹ thường được xem là mẫu mực, chân lí, lẽ phải: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Cũng dễ dàng nhận thấy những người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình sẽ là người công dân tốt trong xã hội. Mối liên hệ này thường là tự nhiên, logic, khoa học. Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu Vân Tiên là người có hiếu là vì cha mẹ Vân Tiên đã: “Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền” Chữ “hiếu” quy định mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ là một quy định cần thiết không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào. Nó chẳng những là đạo đức cá nhân, đạo lí của xã hội, mà còn là nền tảng của đạo đức con người. Dĩ nhiên chữ “hiếu” đúng đắn không có nghĩa là “Phụ xử tử vong” (cha bảo chết phải chết!) của đạo đức phong kiến, con chỉ biết cúi đầu nghe lời cha một cách mù quáng. Dù cho xã hội mai này có “văn minh” đến đâu, đạo đức hiếu thảo của con người đối với cha mẹ vẫn là cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Rất đau buồn cho những ai vong ơn, bội nghĩa, mà điều vong ơn bội nghĩa đáng chê trách nhất là đối với cha mẹ mình. Những người con không biết vâng lời hay, lẽ phải của cha mẹ, bất hiếu thường là những người tệ bạc ngoài xã hội. Nội dung chữ “hiếu” trong câu ca dao của nhân dân là rất phù hợp. Nó không qy định một cụ thể nào. Làm thế nào để “thờ cha kính mẹ” cho đúng nhĩa là điều để cho mọi người con suy ngẫm. Có thể một trong những nội dung chủ yếu của chữ “hiếu” là sống cho xứng đáng với cha mẹ, không làm hổ thẹn cha mẹ, đáp lại lòng mong ước lớn lao của cha mẹ… Do vậy, nội dung chữ hiếu của nhân dân ta ngày càng được kế thừa, phát huy mà vẫn rất dân tộc, phù hợp với đạo lí của nhân dân. Bác Hồ là người kết thừa và phát huy tinh hoa của dân tộc một cách trọn vẹn. Nội dung chữ “hiếu” đã được Bác phát triển thêm: “Trung với nước, hiếu với dân” Ngày xưa là trung với vua, ngày nay là trung với nước. Ngày nay hiếu với cha mẹ cũng là hiếu với dân. Hiếu với dân là một lòng một dạ phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Nội dung chữ hiếu mà Bác Hồ phát triển thêm không có gì mâu thuẫn với chữ “hiếu” của đạo lí nhân dân cả. Nó nói rõ thêm, đồng thời làm rộng thêm nội dung đạo lí từ xưa của nhân dân ta. Là thanh niên, học sinh “hiếu” với cha mẹ trước hết là phải học tập, rèn luyện tốt để làm vừa lòng cha mẹ, vâng lời, lao động để đỡ đần một phần cho cha mẹ… là những việc làm trước mắt. Khi cha mẹ già yếu, đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận của ta là phải phụng dưỡng cha mẹ. Chữ “hiếu” vẫn là đạo đức của dân tộc ta cần được gìn giữ, kế thừa mãi mãi. ... Công cha núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nước nguồn chảy ra…” Nói đến công cha , “nghĩa mẹ” to lớn, mênh mông vô tận để làm gì? Để “biết ơn” suông à?! Tiếp theo ca dao: “Một lòng thơ mẹ kính cha Cho tròn. .. “Một lòng thơ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu đạo con À, ca dao khuyên nhủ, dạy bảo người chúng ta: Làm phải “một lòng” thờ mẹ, kính cha, làm cho tròn chữ hiếu Hàm súc lời nói hàm súc cần thiết... dung chữ hiếu câu ca dao nhân dân phù hợp Nó không qy định cụ thể Làm để “thờ cha kính mẹ” cho nhĩa điều người suy ngẫm Có thể nội dung chủ yếu chữ hiếu sống cho xứng đáng với cha mẹ, không làm