Soạn bài luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ (nâng cao) Câu 1. Câu sai: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. HS tự sửa. Chú ý các trường hợp dùng thừa hoặc thiếu giới từ, hay giới từ không phù hợp. Câu 2. a. Nó… chạy theo tôi (1) Tôi chạy theo máy (2) Mẹ nó chạy chợ (3) - > Câu 1, chạy là nội động từ (kèm theo giới từ): di chuyển bằng hai chân với tốc độ cao (nghĩa gốc), câu 2, chạy là ngoại động từ: điều khiển máy móc đang hoạt động (nghĩa chuyển), câu 2, chạy là ngoại động từ: xoay xở để đạt cái gì đó (nghĩa chuyển). b. Bạn hữu … nhảy lên những ngôi mả (1) Chúng nó nhảy điện van-xơ (2) Thằng Ba nhảy từ cơ quan này sang công ty khác (3) - > Câu 1, nhảy là nội động từ (kèm theo giới từ): chỉ động tác bật mạnh toàn thân để vượt qua một khoảng cách nào đó (nghĩa gốc), câu 2, nhảy là ngoại động từ: di chuyển bằng chân theo một cách thức (nghĩa chuyển), câu 3, nhảy là ngoại động từ: chuyển từ vị trí này sang vị trí khác (nghĩa chuyển). (Các từ còn lại HS tự làm) Nhận xét: Động từ có quan hệ từ đứng sau là động từ nội động, không có quan hệ từ là động từ ngoại động, có thành phần đứng sau làm bổ ngữ. Câu 3. - Nó đi chùa, Nó đi chợ là chỉ một hoạt động của nơi đến. Nó đi đến chùa, Nó đi đến chợ thì chùa và chợ là điểm đến. - Nó nhớ tôi, từ nhớ trong trường hợp này là một trạng thái tình cảm thương yêu, còn nhớ trong câu Nó nhớ tới tôi thì chỉ hoạt động của não bộ, tái hiện trong trí những điều đã biết, gần nghĩa với từ nghĩ. - Nó đánh tôi, thì tôi là đối tượng đánh. Nó đánh vào tôi thì tôi là mục đích đánh. - Nó cưỡi ngựa là chỉ hoạt động điều khiển ngựa. Nó cưỡi trên ngựa đơn thuần là ngồi trên ngựa. Khi thêm quan hệ từ vào câu thì nội dung diễn đạt sẽ thay đổi, do quan hệ từ ấy chi phối đến hoạt động của động từ làm vị ngữ trong câu.
Soạn bài luyện tập về cách dùng một số quan hệ từ (nâng cao) Câu 1. Câu sai: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. HS tự sửa. Chú ý các trường hợp dùng thừa hoặc thiếu giới từ, hay giới từ không phù hợp. Câu 2. a. Nó… chạy theo tôi (1) Tôi chạy theo máy (2) Mẹ nó chạy chợ (3) - > Câu 1, chạy là nội động từ (kèm theo giới từ): di chuyển bằng hai chân với tốc độ cao (nghĩa gốc), câu 2, chạy là ngoại động từ: điều khiển máy móc đang hoạt động (nghĩa chuyển), câu 2, chạy là ngoại động từ: xoay xở để đạt cái gì đó (nghĩa chuyển). b. Bạn hữu … nhảy lên những ngôi mả (1) Chúng nó nhảy điện van-xơ (2) Thằng Ba nhảy từ cơ quan này sang công ty khác (3) - > Câu 1, nhảy là nội động từ (kèm theo giới từ): chỉ động tác bật mạnh toàn thân để vượt qua một khoảng cách nào đó (nghĩa gốc), câu 2, nhảy là ngoại động từ: di chuyển bằng chân theo một cách thức (nghĩa chuyển), câu 3, nhảy là ngoại động từ: chuyển từ vị trí này sang vị trí khác (nghĩa chuyển). (Các từ còn lại HS tự làm) Nhận xét: Động từ có quan hệ từ đứng sau là động từ nội động, không có quan hệ từ là động từ ngoại động, có thành phần đứng sau làm bổ ngữ. Câu 3. - Nó đi chùa, Nó đi chợ là chỉ một hoạt động của nơi đến. Nó đi đến chùa, Nó đi đến chợ thì chùa và chợ là điểm đến. - Nó nhớ tôi, từ nhớ trong trường hợp này là một trạng thái tình cảm thương yêu, còn nhớ trong câu Nó nhớ tới tôi thì chỉ hoạt động của não bộ, tái hiện trong trí những điều đã biết, gần nghĩa với từ nghĩ. - Nó đánh tôi, thì tôi là đối tượng đánh. Nó đánh vào tôi thì tôi là mục đích đánh. - Nó cưỡi ngựa là chỉ hoạt động điều khiển ngựa. Nó cưỡi trên ngựa đơn thuần là ngồi trên ngựa. Khi thêm quan hệ từ vào câu thì nội dung diễn đạt sẽ thay đổi, do quan hệ từ ấy chi phối đến hoạt động của động từ làm vị ngữ trong câu.