Đề bài: Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu: "Đêm nay rừng hoan sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. Nguyễn Thị Lâm Oanh lớp 9A trường THCS Nguyễn Trãi Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là bức tranh đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Nó vừa như khép lại một bản nhạc ca tình đồng chí vừa mở ra một liên tưởng bất ngờ, thú vị. “Đêm nay rừng hoan sương muối” Đêm nay, trong cái rét cắt da, cắt thịt của sương muối “rừng hoang” nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng. Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vươn lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tính đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét. Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là một hình ảnh thực vừa lãnh mạn. Đêm khuya trăng sáng. Vầng trăng như sà thấp xuống, như đậu vào đầu nóng súng đang gương cao, tạo nên hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh còn gợi nhiều liên tưởng: Mình và anh là một cặp đồng chí, phải chăng súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng, hiện thực và lãng mạn. Súng và trăng, chiến sĩ và hòa bình. Đẹp làm sao nòng súng vươn cao vì vầng trăng hòa bình! Hình ảnh đầu súng trăng treo cuối bài làm cho cả bài thơ như sáng lên trong không gian bát ngát đầy trăng, khiến cho ta không còn thấy đói rét, không còn thấy áo rách quần vá, chỉ còn thấy ngời sáng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cảm động.
Trang 1Đề bài: Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu:
"Đêm nay rừng hoan sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Nguyễn Thị Lâm Oanh lớp 9A trường THCS Nguyễn Trãi
Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là bức tranh đẹp về cuộc đời người chiến sĩ Nó vừa như khép lại một bản nhạc ca tình đồng chí vừa mở ra một liên tưởng bất ngờ, thú vị
“Đêm nay rừng hoan sương muối”
Đêm nay, trong cái rét cắt da, cắt thịt của sương muối “rừng hoang” nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vươn lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn Tính đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa,
đó là vầng trăng “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là một hình ảnh thực vừa lãnh mạn Đêm khuya trăng sáng Vầng trăng như sà thấp xuống, như đậu vào đầu nóng súng đang gương cao, tạo nên hình ảnh “Đầu súng trăng treo” Hình ảnh còn gợi nhiều liên tưởng: Mình và anh là một cặp đồng chí, phải chăng súng và trăng cũng là một cặp đồng chí Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ Súng và trăng, hiện thực và lãng mạn Súng
và trăng, chiến sĩ và hòa bình
Đẹp làm sao nòng súng vươn cao vì vầng trăng hòa bình! Hình ảnh đầu súng trăng treo cuối bài làm cho cả bài thơ như sáng lên trong không gian bát ngát đầy trăng, khiến cho ta không còn thấy đói rét, không còn thấy áo rách quần vá, chỉ còn thấy ngời sáng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cảm động