Đề bài: Suy nghĩ của em về tấm gương một người không chịu khuất phục số phận. Bài làm của bạn Lê Thị Thu Ái THCS Phước An chia sẽ Trên đời này có nhiều người khi sinh ra gặp nhiều diều không may mắn. Cuộc sống trở nên bất hạnh, khó khăn đối với họ. Họ đã sống chật vật, lầm lụi, cố gắng chịu đựng để sống qua ngày. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người không chấp nhận số phận, bằng ý chí và nghị lực và họ đã đóng góp tài năng của mình cho đất nước. Họ là niềm tự hào để cho chúng ta noi theo và học tập. Và một tấm gương tiêu biểu, với ý chí vươn lên, anh đã trở thành nhà giáo ưu tú. Đó chính là nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nguyễn Ngọc Ký đã trải qua quá trình rất dài để trở thành một thấy giáo đứng trên bục giảng. Lên bốn tuổi, anh bị sốt, một thời gian sau anh bị liệt cả hai tay. Hai cánh tay thòng xuống, anh chỉ nhìn tay mà khóc. Gia đình anh cũng không biết làm sao, nhìn tay anh mà thấy thương anh hơn. Anh bị liệt hai tay, nhưng anh vẫn muốn học, ngày ngày anh đứng nép bên cửa sổ nghe cô giáo giảng bài. Cô thấy thương anh quá nên cho anh vào lớp học. Anh được ngồi trên một chiếc chiếu, dùng chân để viết. Rồi những lúc bị chuột rút, ngón chân sưng lên, lúc đó làm anh đau quằn quại. Cô thấy thương anh quá nhưng vì ảnh hưởng đến lớp học nên cô buộc lòng phải đưa anh về và nói chuyện với gia đình anh, cho anh ở nhà. Mẹ và các chị thương anh lắm. Nhưng vì hồi đó, không có ai được đi học nên ở nhà không có ai ở nhà dạy cho anh học. Mấy ngày hôm sau, anh quắp viên gạch tập viết bằng chân. Chữ đầu tiên anh viết là o, rồi đến chữ v. Những chữ cái của anh in đầy trên mặt đất, trên tường,...đâu đâu cũng có mặt những chữ cái ấy. Cuối cùng anh đã trở thành nhà giáo ưu tú trong nhiều năm liền. Năm 1964, anh được Bác Hồ trao tặng huy hiệu, được cử đi thi Toán quốc tế,... Năm 1966, anh được gởi giấy mời từ các trường để trò chuyện cùng học sinh, các học sinh đưa các câu hỏi để anh trả lời. Vài năm sau anh lại được Bác Hồ trao tặng nhiều huy hiệu nữa. Anh được đến dự giờ các tiết học của hầu hết các trường trong nước. Hơn một ngàn tiết học, đó là con số mà những người giáo viên nằm mơ cũng không có được. Trong những lần đến dự giờ, ông ngồi ở dưới lớp ghi chép lại để tìm ra những phương pháp dạy và học mới... Có lẽ mọi người đang thắc mắc, tại sao ông bị liệt cả hai tay mà lại trở thành thầy giáo đứng trên bục giảng dạy biết bao nhiêu tiết học, bao nhiêu con người trong nhiều năm qua? Ông đã làm điều đó bằng cách: viết bài giảng của mình lên một tờ giấy khổ to, mỗi lần giảng tới đâu ông kéo dây xuống. Chính vì ông giảng bài trước, làm như thế nên ông đã đào tạo nhiều người thành tài. Họ là những người bất hạnh, mà lại có ý chí, nghị lực để vươn lên, đi trên con đường thành công của mình. Nhưng tại sao nhiều người hiện nay sinh ra không gặp bất hạnh, may mắn hơn họ rất nhiều mà chúng ta lại không cố gắng học tập. Trong cuộc sống, nếu chúng ta có ý chí vươn lên trong cuộc sống thì chúng ta có thể đạt được thành công mà chúng ta muốn có. Anh Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành nhà giáo mặc dù bị liệt cả hai tay... Tôi tin rằng, nếu các bạn đi bằng chính đôi chân của mình, thì có thể đạt được cái đích mà mình muốn đến. Bởi vì “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
Trang 1Đề bài: Suy nghĩ của em về tấm gương một người không chịu khuất phục số phận.
Bài làm của bạn Lê Thị Thu Ái THCS Phước An chia sẽ
khăn đối với họ Họ đã sống chật vật, lầm lụi, cố gắng chịu đựng để sống qua ngày Tuy nhiên cũng có rất nhiều người không chấp nhận số phận, bằng ý chí và nghị lực và họ đã đóng góp tài năng của mình cho đất nước Họ là niềm tự hào để cho chúng ta noi theo và học tập Và một tấm gương tiêu biểu, với ý chí vươn lên, anh đã trở thành nhà giáo ưu tú Đó chính là nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
Nguyễn Ngọc Ký đã trải qua quá trình rất dài để trở thành một thấy giáo đứng trên bục giảng Lên bốn tuổi, anh bị sốt, một thời gian sau anh bị liệt cả hai tay Hai cánh tay thòng xuống, anh chỉ nhìn tay mà khóc Gia đình anh cũng không biết làm sao, nhìn tay anh mà thấy thương anh hơn Anh bị liệt hai tay, nhưng anh vẫn muốn học, ngày ngày anh đứng nép bên cửa sổ nghe cô giáo giảng bài Cô thấy thương anh quá nên cho anh vào lớp học Anh được ngồi trên một chiếc chiếu, dùng chân để viết Rồi những lúc bị chuột rút, ngón chân sưng lên, lúc đó làm anh đau quằn quại Cô thấy thương anh quá nhưng vì ảnh hưởng đến lớp học nên
cô buộc lòng phải đưa anh về và nói chuyện với gia đình anh, cho anh ở nhà Mẹ và các chị thương anh lắm Nhưng vì hồi đó, không có ai được đi học nên ở nhà không có ai ở nhà dạy cho anh học Mấy ngày hôm sau, anh quắp viên gạch tập viết bằng chân Chữ đầu tiên anh viết là o, rồi đến chữ v Những chữ cái của anh in đầy trên mặt đất, trên tường, đâu đâu cũng có mặt những chữ cái ấy Cuối cùng anh đã trở thành nhà giáo
ưu tú trong nhiều năm liền Năm 1964, anh được Bác Hồ trao tặng huy hiệu, được cử đi thi Toán quốc tế, Năm 1966, anh được gởi giấy mời từ các trường để trò chuyện cùng học sinh, các học sinh đưa các câu hỏi
để anh trả lời Vài năm sau anh lại được Bác Hồ trao tặng nhiều huy hiệu nữa Anh được đến dự giờ các tiết học của hầu hết các trường trong nước Hơn một ngàn tiết học, đó là con số mà những người giáo viên nằm
mơ cũng không có được Trong những lần đến dự giờ, ông ngồi ở dưới lớp ghi chép lại để tìm ra những phương pháp dạy và học mới
Có lẽ mọi người đang thắc mắc, tại sao ông bị liệt cả hai tay mà lại trở thành thầy giáo đứng trên bục giảng dạy biết bao nhiêu tiết học, bao nhiêu con người trong nhiều năm qua? Ông đã làm điều đó bằng cách: viết bài giảng của mình lên một tờ giấy khổ to, mỗi lần giảng tới đâu ông kéo dây xuống Chính vì ông giảng bài trước, làm như thế nên ông đã đào tạo nhiều người thành tài
Họ là những người bất hạnh, mà lại có ý chí, nghị lực để vươn lên, đi trên con đường thành công của mình Nhưng tại sao nhiều người hiện nay sinh ra không gặp bất hạnh, may mắn hơn họ rất nhiều mà chúng ta lại không cố gắng học tập
mà chúng ta muốn có Anh Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành nhà giáo mặc dù bị liệt cả hai tay Tôi tin rằng, nếu các bạn đi bằng chính đôi chân của mình, thì có thể đạt được cái đích mà mình muốn đến Bởi vì “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”