window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ, và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Thêm muối vào thức ăn dặm – Hại thận Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Việc cho muối vào cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu ăn muối quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ. Khi mẹ nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai. Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận (Ảnh minh họa) Bé dưới 1 tuổi có thực sự cần muối? Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Cụ thể: - Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g. - Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g. - Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày. - Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày. - Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày. - Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày. Mẹ cần chú ý cho muối vào cháo của trẻ với lượng vừa phải phù hợp với từng độ tuổi. Bởi ở các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định. Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Với các công ty lớn và các nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối trong các loại bột ngũ cốc ăn dặm thường được tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ. Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn. Do đó, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, mẹ gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt. Cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho bé. Một số lưu ý khác cho các mẹ khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ: - Khi mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/cháo đó là mặn so với bé. Vì vậy, mẹ nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy hơi nhạt một chút là vừa cho bé. - Nên cho bé ăn cả phần cái và phần nước trong bột/cháo mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Không nên chỉ ninh nhừ bột/cháo rồi gạn lấy phần nước cho bé uống. - Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của bé thay thế cho nước mắm/muối. Vì phomai cũng có vị mặn. Nên cho phomai vào bát bột của bé sau khi cho dầu ăn. Như vậy, bát bột/cháo của bé cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt. - Không nên dùng nước hầm xương nấu cháo cho trẻ. Mặc dù, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy. Cho muối vào cháo cho trẻ không hề tốt cho các mẹ vẫn nghĩ. Vì vậy, đối với trẻ ở lứa tuổi mới ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn nhạt, như vậy sẽ tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.
Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ, và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Thêm muối vào thức ăn dặm – Hại thận Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Việc cho muối vào cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu ăn muối quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ. Khi mẹ nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai. Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận (Ảnh minh họa) Bé dưới 1 tuổi có thực sự cần muối? Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Cụ thể: - Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g. - Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g. - Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày. - Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày. - Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày. - Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày. Mẹ cần chú ý cho muối vào cháo của trẻ với lượng vừa phải phù hợp với từng độ tuổi. Bởi ở các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định. Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Với các công ty lớn và các nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối trong các loại bột ngũ cốc ăn dặm thường được tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ. Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn. Do đó, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, mẹ gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt. Cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho bé. Một số lưu ý khác cho các mẹ khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ: - Khi mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/cháo đó là mặn so với bé. Vì vậy, mẹ nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy hơi nhạt một chút là vừa cho bé. - Nên cho bé ăn cả phần cái và phần nước trong bột/cháo mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Không nên chỉ ninh nhừ bột/cháo rồi gạn lấy phần nước cho bé uống. - Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của bé thay thế cho nước mắm/muối. Vì phomai cũng có vị mặn. Nên cho phomai vào bát bột của bé sau khi cho dầu ăn. Như vậy, bát bột/cháo của bé cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt. - Không nên dùng nước hầm xương nấu cháo cho trẻ. Mặc dù, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy. Cho muối vào cháo cho trẻ không hề tốt cho các mẹ vẫn nghĩ. Vì vậy, đối với trẻ ở lứa tuổi mới ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn nhạt, như vậy sẽ tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai. ... rau tươi có lượng muối định Với nhu cầu dinh dưỡng trẻ tuổi, lượng muối thực phẩm hoàn toàn đáp ứng nhu cầu muối thể trẻ Với công ty lớn nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối loại bột ngũ cốc ăn dặm... dặm cho trẻ: - Khi mẹ nếm bột/ cháo bé thấy vừa miệng mẹ có nghĩa bột/ cháo mặn so với bé Vì vậy, mẹ nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy nhạt chút vừa cho bé - Nên cho bé ăn phần phần nước bột/ cháo... Không nên ninh nhừ bột/ cháo gạn lấy phần nước cho bé uống - Có thể cho lượng phô mai phù hợp vào bát bột/ cháo bé thay cho nước mắm /muối Vì phomai có vị mặn Nên cho phomai vào bát bột bé sau cho dầu