window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Hôm qua tôi có đọc được bài viết Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg và thực lòng tôi cảm thấy vô cùng khó chịu khi nhiều chị em lên tiếng ủng hộ, “hoan hô” bài viết này. Tôi không hiểu chị em nuôi con hay nuôi…heo mà cứ mong con béo con to? Với bản thân tôi, tôi cho con ăn dặm kiểu Nhật và chưa bao giờ ép con ăn. Thức ăn là con phải van, phải xin, phải nài nỉ mới được mẹ cho ăn chứ không phải là ngược lại. Tôi tốn công nấu từng món riêng biệt bằng thực phẩm tươi ngon nhất cho con. Bé ăn bao nhiêu tùy bé. Nếu không ăn nữa thì tôi bỏ. Không vì tiếc thức ăn hay vì sợ con còi như các mẹ khác mà ép uống bé. Bữa ăn với con và tôi bao giờ cũng rất nhẹ nhàng, vui vẻ đúng theo tinh thần của người Nhật. Con tôi không sợ ăn, cũng không thấy bát cháo là khóc. Tôi thấy nhiều mẹ cho con ăn dặm 1,2 tuần đầu, thấy con thích ăn thì đút lấy đút để xong hào hứng khoe với mọi người: hôm nay con ăn được mấy bát, mấy thìa, uống mấy ml sữa, ăn mấy con tôm…Tôi thấy buồn cười. Trẻ con mới chuyển từ sữa sang ăn dặm, đứa nào chẳng thích chẳng ham. Nhưng chính vì thấy con ăn được nên cứ xúc liên tục, về sau nó mới chán, mới lười ăn, mới sinh ra ăn rong, sinh ra hát hò nhẩy múa làm trò cho nó ăn. Con tôi ăn dặm kiểu Nhật, lúc đầu có thích ăn mấy, tôi cũng chỉ cho ăn 2,3 thìa. Xong uống sữa bù. Trẻ con ăn cần theo trình tự, có như vậy bé mới không mau chán, mau ngán đồ ăn. Bữa ăn với con và tôi bao giờ cũng rất nhẹ nhàng, vui vẻ đúng theo tinh thần của người Nhật. (ảnh minh họa) Tôi cho con ăn dặm kiểu Nhật, con tôi còi nhất khu, người nhỏ nhắn thôi nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Tôi cho con ăn cháo trắng nghiền nhuyễn từ tháng thứ 5, sau đó dần dần bổ sung cho bé cà rốt, bí đỏ, thịt gà, khoai lang....Tất cả đều chỉ lọc qua rây và đặc biệt là ăn riêng từng món. Con tôi không ăn nhiều nhưng con được khám phá về mùi vị, cấu trúc, độ giòn mềm khác nhau của thức ăn chứ không phải là một bát cháo “hổ lốn” lẫn lộn tôm cá rau dưa dầu ăn đủ kiểu. Tôi không hiểu, vì sao các bà mẹ lại quá coi trọng từng số, từng lạng trên cái cân của con đến vậy? Tại sao lại lấy đó làm tiêu chuẩn nuôi con và làm thước đo cho sự khéo léo của mẹ? Tại sao các mẹ không nhìn vào nụ cười của con khi ăn, nhìn vào số đo vòng đầu, tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng, nhìn vào những bước tiến của con như đã biết đi chưa, biết nói chưa, biết mẹ sai lấy đồ thì có làm chưa để biết bé có phát triển bình thường không? Cái cân không nói lên điều gì cả. Con béo phì mà lùn tịt thì béo để làm gì? Chỉ cần con vẫn tăng trưởng, tỷ lệ chiều cao và cân nặng hợp lý là được rồi. Chính vì ham con to con béo, chúng ta chỉ toàn sản sinh ra một thế hệ những đứa trẻ gà công nghiệp, ăn thìa cháo trôi tuột vào họng mà không biết là mình ăn gì. Chính vì ham con to con béo, mà chúng ta khiến các bé phải khóc, phải gào, phải rơi nước mắt trong những bát cháo bát cơm. Cũng chính vì cái mục tiêu cân nặng đấy, mà xã hội mới sinh ra những cô bảo mẫu nhồi nhét, đánh đập con trẻ, bắt các bé phải ăn thức ăn đã nôn ra. Con tôi ở Việt Nam, đi gặp bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ khuyên tôi phải xay rau lẫn với thịt, ngày cho con ăn 3,4 bữa. Thế nhưng sang Nhật đi khám, các bác sĩ lại bảo hơi thừa cân. Con tôi ở Việt Nam, ai gặp cũng chê còi. Thế nhưng con họ, cháu họ, chưa đứa nào 10 tháng chạy băng băng như con tôi. Con tôi ở Việt Nam, ai gặp cũng bảo ăn thế làm sao đủ chất cho con thông minh phát triển? Thế nhưng hình như nhờ kiểu ăn dặm giống người Nhật này, nên đất nước họ mới tiên tiến và phát triển hơn ta rất nhiều lần thì phải đấy! Nuôi con là phát triển đường dài, hơn nhau cũng là hơn ở cái tương lai lâu dài sau này. Vậy nên đừng vội thấy con mình to béo mà mừng. Cũng đừng lấy cái cân để làm mốc mà ép uống con cái, tội chúng lắm. Theo chia sẻ của chị Nguyễn Bích Hằng (Quận 3, TP HCM)
Hôm qua tôi có đọc được bài viết Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg và thực lòng tôi cảm thấy vô cùng khó chịu khi nhiều chị em lên tiếng ủng hộ, “hoan hô” bài viết này. Tôi không hiểu chị em nuôi con hay nuôi…heo mà cứ mong con béo con to? Với bản thân tôi, tôi cho con ăn dặm kiểu Nhật và chưa bao giờ ép con ăn. Thức ăn là con phải van, phải xin, phải nài nỉ mới được mẹ cho ăn chứ không phải là ngược lại. Tôi tốn công nấu từng món riêng biệt bằng thực phẩm tươi ngon nhất cho con. Bé ăn bao nhiêu tùy bé. Nếu không ăn nữa thì tôi bỏ. Không vì tiếc thức ăn hay vì sợ con còi như các mẹ khác mà ép uống bé. Bữa ăn với con và tôi bao giờ cũng rất nhẹ nhàng, vui vẻ đúng theo tinh thần của người Nhật. Con tôi không sợ ăn, cũng không thấy bát cháo là khóc. Tôi thấy nhiều mẹ cho con ăn dặm 1,2 tuần đầu, thấy con thích ăn thì đút lấy đút để xong hào hứng khoe với mọi người: hôm nay con ăn được mấy bát, mấy thìa, uống mấy ml sữa, ăn mấy con tôm…Tôi thấy buồn cười. Trẻ con mới chuyển từ sữa sang ăn dặm, đứa nào chẳng thích chẳng ham. Nhưng chính vì thấy con ăn được nên cứ xúc liên tục, về sau nó mới chán, mới lười ăn, mới sinh ra ăn rong, sinh ra hát hò nhẩy múa làm trò cho nó ăn. Con tôi ăn dặm kiểu Nhật, lúc đầu có thích ăn mấy, tôi cũng chỉ cho ăn 2,3 thìa. Xong uống sữa bù. Trẻ con ăn cần theo trình tự, có như vậy bé mới không mau chán, mau ngán đồ ăn. Bữa ăn với con và tôi bao giờ cũng rất nhẹ nhàng, vui vẻ đúng theo tinh thần của người Nhật. (ảnh minh họa) Tôi cho con ăn dặm kiểu Nhật, con tôi còi nhất khu, người nhỏ nhắn thôi nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Tôi cho con ăn cháo trắng nghiền nhuyễn từ tháng thứ 5, sau đó dần dần bổ sung cho bé cà rốt, bí đỏ, thịt gà, khoai lang....Tất cả đều chỉ lọc qua rây và đặc biệt là ăn riêng từng món. Con tôi không ăn nhiều nhưng con được khám phá về mùi vị, cấu trúc, độ giòn mềm khác nhau của thức ăn chứ không phải là một bát cháo “hổ lốn” lẫn lộn tôm cá rau dưa dầu ăn đủ kiểu. Tôi không hiểu, vì sao các bà mẹ lại quá coi trọng từng số, từng lạng trên cái cân của con đến vậy? Tại sao lại lấy đó làm tiêu chuẩn nuôi con và làm thước đo cho sự khéo léo của mẹ? Tại sao các mẹ không nhìn vào nụ cười của con khi ăn, nhìn vào số đo vòng đầu, tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng, nhìn vào những bước tiến của con như đã biết đi chưa, biết nói chưa, biết mẹ sai lấy đồ thì có làm chưa để biết bé có phát triển bình thường không? Cái cân không nói lên điều gì cả. Con béo phì mà lùn tịt thì béo để làm gì? Chỉ cần con vẫn tăng trưởng, tỷ lệ chiều cao và cân nặng hợp lý là được rồi. Chính vì ham con to con béo, chúng ta chỉ toàn sản sinh ra một thế hệ những đứa trẻ gà công nghiệp, ăn thìa cháo trôi tuột vào họng mà không biết là mình ăn gì. Chính vì ham con to con béo, mà chúng ta khiến các bé phải khóc, phải gào, phải rơi nước mắt trong những bát cháo bát cơm. Cũng chính vì cái mục tiêu cân nặng đấy, mà xã hội mới sinh ra những cô bảo mẫu nhồi nhét, đánh đập con trẻ, bắt các bé phải ăn thức ăn đã nôn ra. Con tôi ở Việt Nam, đi gặp bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ khuyên tôi phải xay rau lẫn với thịt, ngày cho con ăn 3,4 bữa. Thế nhưng sang Nhật đi khám, các bác sĩ lại bảo hơi thừa cân. Con tôi ở Việt Nam, ai gặp cũng chê còi. Thế nhưng con họ, cháu họ, chưa đứa nào 10 tháng chạy băng băng như con tôi. Con tôi ở Việt Nam, ai gặp cũng bảo ăn thế làm sao đủ chất cho con thông minh phát triển? Thế nhưng hình như nhờ kiểu ăn dặm giống người Nhật này, nên đất nước họ mới tiên tiến và phát triển hơn ta rất nhiều lần thì phải đấy! Nuôi con là phát triển đường dài, hơn nhau cũng là hơn ở cái tương lai lâu dài sau này. Vậy nên đừng vội thấy con mình to béo mà mừng. Cũng đừng lấy cái cân để làm mốc mà ép uống con cái, tội chúng lắm. Theo chia sẻ của chị Nguyễn Bích Hằng (Quận 3, TP HCM)