window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. (Ảnh minh họa) Cho con ăn cháo ăn liền Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn. Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua). Cho con ăn dặm quá sớm Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con. Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao. Ép con ăn nhiều Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.
Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. (Ảnh minh họa) Cho con ăn cháo ăn liền Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn. Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua). Cho con ăn dặm quá sớm Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con. Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao. Ép con ăn nhiều Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.