window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Nghệ vàng là một loại cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Củ nghệ chứa 4%-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở nghệ tươi lên tới 2,24%) với thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; ngoài ra còn có các chất curcuminoid, trong đó có curcumin (0,3%-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Curcumin có thể tách tế bào ung thư ra khỏi các phân tử ADN, làm vô hiệu hóa và ngăn chặn sự hình thành mới của tế bào bệnh mà không làm cho các tế bào lành bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy curcumin còn có tác dụng kháng HIV. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. (Ảnh minh họa) Khi các nhà nghiên cứu làm thí nghiệm trên chuột có đối chứng về ung thư vú thì thấy curcumin kiềm chế sự phát triển của protein có vai trò then chốt trong việc hình thành và lan tỏa u di căn. Trong việc phòng bệnh Alzheimer, curcumin cũng tỏ ra có hiệu quả. Đông y cho rằng nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. Cho đến nay nghệ vẫn là loại gia vị tốt, đồng thời là vị thuốc có công hiệu trị liệu được nhiều bệnh. Trong nhiều thế kỷ, người dân vẫn thường sử dụng nghệ như là một chất khử trùng cho các vết thương, vết bỏng, vết bầm tím và là một liều thuốc làm đẹp da cho phụ nữ, đặc biệt sau khi sinh, làm lành vết thương. Nghệ vàng còn được sử dụng vào việc điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Mặc dù vậy, cũng không nên lạm dụng nghệ. Dùng nghệ cũng phải có liều lượng, chỉ nên dùng khoảng từ 300-500 g/ngày. Nghệ vàng tuy là liều thuốc khá an toàn nhưng nếu sử dụng tùy tiện có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Nếu cần sử dụng nghệ nén hoặc nghệ viên như là một phương thuốc bổ sung cho sức khỏe thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Nghệ vàng là một loại cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Củ nghệ chứa 4%-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở nghệ tươi lên tới 2,24%) với thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; ngoài ra còn có các chất curcuminoid, trong đó có curcumin (0,3%-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Curcumin có thể tách tế bào ung thư ra khỏi các phân tử ADN, làm vô hiệu hóa và ngăn chặn sự hình thành mới của tế bào bệnh mà không làm cho các tế bào lành bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy curcumin còn có tác dụng kháng HIV. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. (Ảnh minh họa) Khi các nhà nghiên cứu làm thí nghiệm trên chuột có đối chứng về ung thư vú thì thấy curcumin kiềm chế sự phát triển của protein có vai trò then chốt trong việc hình thành và lan tỏa u di căn. Trong việc phòng bệnh Alzheimer, curcumin cũng tỏ ra có hiệu quả. Đông y cho rằng nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. Cho đến nay nghệ vẫn là loại gia vị tốt, đồng thời là vị thuốc có công hiệu trị liệu được nhiều bệnh. Trong nhiều thế kỷ, người dân vẫn thường sử dụng nghệ như là một chất khử trùng cho các vết thương, vết bỏng, vết bầm tím và là một liều thuốc làm đẹp da cho phụ nữ, đặc biệt sau khi sinh, làm lành vết thương. Nghệ vàng còn được sử dụng vào việc điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Mặc dù vậy, cũng không nên lạm dụng nghệ. Dùng nghệ cũng phải có liều lượng, chỉ nên dùng khoảng từ 300-500 g/ngày. Nghệ vàng tuy là liều thuốc khá an toàn nhưng nếu sử dụng tùy tiện có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Nếu cần sử dụng nghệ nén hoặc nghệ viên như là một phương thuốc bổ sung cho sức khỏe thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.