window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi một bệnh nhân than đau cổ hoặc bị viêm phế quản, các bác sĩ chỉ định kháng sinh thường nhiều hơn mức cần thiết về mặt y học. Đó là vấn đề chính rút ra từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine. Tờ tạp chí này chỉ đăng bài sau khi nó đã được nhiều đồng nghiệp trong giới chuyên môn đánh giá. Các phát hiện từ các cơ quan điều tra quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ở bệnh viện và không ở bệnh viện cho thấy: các bác sĩ chỉ định kháng sinh cho 60% bệnh nhân đau họng – bất chấp thực tế là các thuốc đó chỉ được nghĩ là cần thiết trong 10% trường hợp. Đối với bệnh viêm phế quản cấp, kháng sinh hoàn toàn không được yêu cầu dùng, vậy mà các nhà nghiên cứu – một nhóm từ Harvard – nhận thấy rằng các bác sĩ chỉ định tới một con số ngạc nhiên là 73% bệnh nhân trong cùng tình trạng. Viêm phế quản cấp không chỉ định kháng sinh, nhưng các bác sĩ chỉ định 73% bệnh nhân dùng loại này.(Ảnh minh họa) Một phát hiện khác đáng quan tâm hơn nữa: sự gia tăng tính phổ biến đối với thuốc kháng sinh đắt tiền, phổ rộng như azithromycin thay vì các thuốc thử để biết và nhắm vào cầu khuẩn như penicillin. Năm ngoái, tờ New York Times báo động rằng azithromycin “có thể tăng đến gây đột tử” ở người lớn đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim. BS John G. Bartlett, giáo sư y học khoa y đại học Johns Hopkins cho rằng chỉ định quá nhiều azithromycin cũng góp phần làm kháng kháng sinh. “Chúng ta dùng azithromycin cho hằng hà chuyện, và chúng ta lạm dụng thuốc ấy một cách kinh khủng. Thật tiện dụng. Bệnh nhân bằng lòng. Đối với hầu hết trường hợp chúng ta chỉ định thuốc ấy, chọn lựa tốt nhất chắc chắn là không dùng kháng sinh mới là công tâm”. Ước tính khoảng 500 triệu USD đã chi cho kháng sinh chỉ định không cần thiết (chỉ tính riêng bệnh đau họng trong khoảng từ năm 1997 – 2010). Nếu tính luôn chi phí xử lý các phản ứng phụ của kháng sinh không cần thiết như tiêu chảy và bội nhiễm men ruột, các tác giả của nghiên cứu dự tính tốn kém phải tăng 40 lần.
Khi một bệnh nhân than đau cổ hoặc bị viêm phế quản, các bác sĩ chỉ định kháng sinh thường nhiều hơn mức cần thiết về mặt y học. Đó là vấn đề chính rút ra từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine. Tờ tạp chí này chỉ đăng bài sau khi nó đã được nhiều đồng nghiệp trong giới chuyên môn đánh giá. Các phát hiện từ các cơ quan điều tra quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ở bệnh viện và không ở bệnh viện cho thấy: các bác sĩ chỉ định kháng sinh cho 60% bệnh nhân đau họng – bất chấp thực tế là các thuốc đó chỉ được nghĩ là cần thiết trong 10% trường hợp. Đối với bệnh viêm phế quản cấp, kháng sinh hoàn toàn không được yêu cầu dùng, vậy mà các nhà nghiên cứu – một nhóm từ Harvard – nhận thấy rằng các bác sĩ chỉ định tới một con số ngạc nhiên là 73% bệnh nhân trong cùng tình trạng. Viêm phế quản cấp không chỉ định kháng sinh, nhưng các bác sĩ chỉ định 73% bệnh nhân dùng loại này. (Ảnh minh họa) Một phát hiện khác đáng quan tâm hơn nữa: sự gia tăng tính phổ biến đối với thuốc kháng sinh đắt tiền, phổ rộng như azithromycin thay vì các thuốc thử để biết và nhắm vào cầu khuẩn như penicillin. Năm ngoái, tờ New York Times báo động rằng azithromycin “có thể tăng đến gây đột tử” ở người lớn đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim. BS John G. Bartlett, giáo sư y học khoa y đại học Johns Hopkins cho rằng chỉ định quá nhiều azithromycin cũng góp phần làm kháng kháng sinh. “Chúng ta dùng azithromycin cho hằng hà chuyện, và chúng ta lạm dụng thuốc ấy một cách kinh khủng. Thật tiện dụng. Bệnh nhân bằng lòng. Đối với hầu hết trường hợp chúng ta chỉ định thuốc ấy, chọn lựa tốt nhất chắc chắn là không dùng kháng sinh mới là công tâm”. Ước tính khoảng 500 triệu USD đã chi cho kháng sinh chỉ định không cần thiết (chỉ tính riêng bệnh đau họng trong khoảng từ năm 1997 – 2010). Nếu tính luôn chi phí xử lý các phản ứng phụ của kháng sinh không cần thiết như tiêu chảy và bội nhiễm men ruột, các tác giả của nghiên cứu dự tính tốn kém phải tăng 40 lần.