window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Thảo quả còn có tên đò ho, thảo đậu khấu... là quả thu hái từ cây thảo quả, đem phơi hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt... Hạt thảo quả chứa tinh bột, alcaloid, tinh dầu. Theo Đông y, thảo quả vị cay, tính ấm. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung hóa thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc; còn có thể cắt cơn sốt rét. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng thảo quả. Ấm bụng giảm đau: thảo quả (lùi chín) 6g, hậu phác 12g, hoắc hương 12g, thanh bì 8g, bán hạ 8g, thần khúc 8g, đinh hương 4g, lương khương 6g, cam thảo 4g, sinh khương 12g, đại táo 12g. Sắc uống. Dùng cho chứng hàn thấp tích vào trong, ngực bụng đau trướng. Cây thảo quả. (Ảnh minh họa) Ấm tỳ, cắt cơn sốt rét: Bài 1: thảo quả nhân 8g, phụ tử chế 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Dùng cho chứng sốt rét, rét nhiều mà nóng ít hoặc chỉ rét không nóng hoặc tỳ hàn tiêu chảy không ăn được. Bài 2: thảo quả nhân 20g. Nghiền bột, cuộn vào tấm vải màn, một giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi, nhằm cắt cơn sốt rét. Bài 3: thường sơn 12g, thảo quả 12g, hạt cau 12g, tri mẫu 8g, bối mẫu 12g, gừng tươi 12g, đại táo. Sắc uống trước khi lên cơn sốt. Trị sốt rét. Bài 5: thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, đại táo 12g. Sắc lấy 600ml, cô lại còn 200ml, chia uống trong ngày. Chữa sốt rét thiên về đàm nhiệt (đờm nóng, đặc). Kiện tỳ, tiêu thực: Bài 1: thảo quả lùi chín 6g, thương truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho chứng kém ăn, bụng đau trướng, nôn oẹ. Bài 2: thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo, liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng nước gừng. Chữa xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu. Bài 3: dùng thảo quả giã giập, ngậm nuốt nước. Chữa hôi miệng: Kiêng kỵ: Người không có hàn thấp, thực uất thì kiêng dùng.
Thảo quả còn có tên đò ho, thảo đậu khấu... là quả thu hái từ cây thảo quả, đem phơi hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt... Hạt thảo quả chứa tinh bột, alcaloid, tinh dầu. Theo Đông y, thảo quả vị cay, tính ấm. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung hóa thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc; còn có thể cắt cơn sốt rét. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng thảo quả. Ấm bụng giảm đau: thảo quả (lùi chín) 6g, hậu phác 12g, hoắc hương 12g, thanh bì 8g, bán hạ 8g, thần khúc 8g, đinh hương 4g, lương khương 6g, cam thảo 4g, sinh khương 12g, đại táo 12g. Sắc uống. Dùng cho chứng hàn thấp tích vào trong, ngực bụng đau trướng. Cây thảo quả. (Ảnh minh họa) Ấm tỳ, cắt cơn sốt rét: Bài 1: thảo quả nhân 8g, phụ tử chế 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Dùng cho chứng sốt rét, rét nhiều mà nóng ít hoặc chỉ rét không nóng hoặc tỳ hàn tiêu chảy không ăn được. Bài 2: thảo quả nhân 20g. Nghiền bột, cuộn vào tấm vải màn, một giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi, nhằm cắt cơn sốt rét. Bài 3: thường sơn 12g, thảo quả 12g, hạt cau 12g, tri mẫu 8g, bối mẫu 12g, gừng tươi 12g, đại táo. Sắc uống trước khi lên cơn sốt. Trị sốt rét. Bài 5: thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, đại táo 12g. Sắc lấy 600ml, cô lại còn 200ml, chia uống trong ngày. Chữa sốt rét thiên về đàm nhiệt (đờm nóng, đặc). Kiện tỳ, tiêu thực: Bài 1: thảo quả lùi chín 6g, thương truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho chứng kém ăn, bụng đau trướng, nôn oẹ. Bài 2: thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo, liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng nước gừng. Chữa xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu. Bài 3: dùng thảo quả giã giập, ngậm nuốt nước. Chữa hôi miệng: Kiêng kỵ: Người không có hàn thấp, thực uất thì kiêng dùng.