window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tình cờ đọc được bài viết “Nhòm vợ đẻ: quá sướng!” của anh Vũ Quốc Anh tôi hoàn toàn không đồng tình. Nhìn xuống dưới chân bài viết, tôi không hiểu sao rất nhiều mẹ lại thích thú với chuyện này. Điều đáng nói là có đến hơn 70% mẹ bầu chọn muốn chồng vào phòng đẻ cùng mình. Tôi thì có ý kiến hoàn toàn trái ngược. Tôi đã sinh nở 2 lần, nói thế để mọi người hiểu kinh nghiệm trong chuyện bầu bí, sinh nở của tôi cũng không phải hạn hẹp. Lần đầu sinh nở, tôi cũng đua đòi bạn bè tìm cho bằng được một bệnh viện “hạng sang” có dịch vụ cho người thân vào phòng đẻ cùng. 5 năm trước, dịch vụ này ở Việt Nam còn khá hiếm vì vậy vợ chồng tôi đã tốn không ít tiền chỉ để “được ở cùng nhau” trong giây phút đón con yêu chào đời. Không thể phủ nhận, có chồng bên cạnh trong lúc đau đẻ, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Thế nhưng từ kinh nghiệm bản thân rút ra, tôi thấy cái lợi thì ít mà cái hại thì nhiều. Thời gian chuyển dạ để đón Nu chào đời kéo dài đến hơn 30 giờ. Lúc đó, tôi luôn bắt chồng ở bên cạnh mình mọi lúc mọi nơi, từ lúc ở phòng chờ sinh cho đến khi lên bàn đẻ. Suốt thời gian đó, các bác sĩ kiểm tra cổ tử cung của tôi liên tục. Nhất là khoảng 5 giờ sau cùng, cứ khoảng nửa tiếng lại có một bác sĩ nam đến chọc tay vào vùng kín khiến tôi dù đau nhưng vẫn ái ngại vô cùng vì có chồng bên cạnh. Nằm trên giường chờ sinh, tôi còn chẳng được mặc quần mà diện một chiếc áo váy rộng thùng thình để các bác sĩ tiện thăm khám. Mỗi lần cơn đau đẻ lên đến đỉnh điểm, tôi chẳng thể kiểm soát được hành động của mình và khi ấy váy áo tung xòe lên cả. Nếu không có chồng ở đấy, tôi sẽ chẳng bận tâm gì đâu vì đi đẻ bà nào chả thế. Vậy nhưng có chồng và 2-3 bác sĩ, y tá nam bên cạnh, mình cũng phải giữ ý chứ. Nói thật, lúc ấy nếu mình không kịp kéo áo xuống là anh xã đã nhanh tay kéo hộ mình khiến mình ngượng chín mặt. Trong quá trình sinh nở, tôi thấy bác sĩ là người quan trọng nhất chứ không phải chồng. (ảnh minh họa) Cái “hại” thứ hai mà tôi muốn nói đến là sự ỉ nại, làm nũng của chị em khi có chồng bên cạnh. Theo kinh nghiệm 2 lần sinh nở của tôi, tôi thấy khi không có chồng bên cạnh, mình cảm thấy mạnh mẽ, tự giác hơn rất nhiều. Có thể do lần đầu sinh, lúc nào ông xã cũng kè kè bên cạnh nên tôi rất yếu đuối. Tôi còn làm nũng chồng và kêu rên, hét rống lên mỗi khi cơn đau đẻ đến. Đến lần sinh thứ 2, tôi quyết định không cho chồng vào cùng thì chẳng mất sức một chút nào cho những cơn rên rỉ, kêu gào vì có kêu cũng chẳng ai nói gì mà nhiều khi còn bị bác sĩ mắng cho. Không biết ông xã của các bạn tinh thần thế nào chứ riêng ông xã của tôi sau lần chứng kiến vợ sinh nở đã thề sống thề chết “đừng kéo anh đi theo nữa”. Chồng tôi vốn tính nhát gan nên khi thấy vợ đau đẻ, kêu khóc thảm thiết thì sợ quá mặt tái mét lại. Lúc cơn đau lên đến đỉnh điểm và con yêu sắp chào đời, bác sĩ nhờ anh việc gì anh cũng không làm nổi, cứ lóng nga lóng ngóng hỏi lại bác sĩ. Lúc ấy, bác sĩ bực quá quát: “Anh vào đây chỉ rối chân, ngồi yên một chỗ để chúng tôi còn làm”. Chồng tôi khiếp quá chỉ biết ngồi nắm chặt bàn tay vợ khiến tay tôi đau điếng. Đấy, cứ bảo chồng vào phòng sinh sẽ tiếp thêm sức mạnh này nọ cho vợ, nhưng nhà tôi thì anh còn sợ đau đẻ hơn cả tôi. Cái “hại” nữa mà chẳng ai muốn chia sẻ nhưng đó lại là điều thực tế chúng ta phải cân nhắc trước khi quyết định cho chồng vào xem mình đẻ. Chị em cần biết rằng hình ảnh khi chúng ta sinh nở là hình ảnh xấu xí và kém thẩm mỹ nhất. Lúc ấy các mẹ sẽ được mặc bộ đồ thai sản rộng thùng thình, chân tay giang rộng, nước ối chảy lênh láng, máu me be bét… cảnh này không phải ông chồng nào cũng can đảm chứng kiến đâu. Mà có nhìn thì hầu hết các đức lang quân chắc chắn sẽ bị ám ảnh. Con yêu khi vừa lọt lòng mẹ cũng không đẹp như trên sách báo, trên phim ảnh bạn vẫn thấy mà đó là hình ảnh một em bé với máu đầy người, các lớp màng bọc bám trên da… Chồng tôi nhìn thấy con chẳng nở một nụ cười hạnh phúc, có lẽ lúc ấy chồng sốc quá. Mà chẳng hiểu chồng có bị ám ảnh với cảnh tôi sinh nở hay không mà đến 4 tháng sau sinh, vợ chồng tôi vẫn chẳng có tí cảm hứng yêu nào. Có đôi lúc tôi cùng lân la vòi vĩnh chồng nhưng anh luôn lảng tránh hoặc bù đắp bằng những nụ hôn, những cái vuốt ve rất nhẹ. Dù chưa một lần chia sẻ anh bị ám ảnh với cảnh vùng kín của vợ sau sinh nhưng do tôi đã được các bác sĩ tâm lý tư vấn trước khi chọn cho chồng vào phòng đẻ nên tôi phải chủ động rủ anh đến với cuộc yêu đấy, mà cái việc này nhẽ ra anh phải là người “khơi mào” sau bao ngày bị “bỏ đói” vì tôi ở cữ. Nhận thấy những cái bất lợi khi cho chồng xem mình đẻ, đến lần sinh bé Na, tôi đã quyết định sẽ đi đẻ một mình. Tôi thấy, dù không có chồng bên cạnh nhưng tôi vượt cạn vẫn hết sức nhẹ nhàng và có phần còn dễ dàng hơn vì không bị chồng “làm phiền”. Với những cái “hại” kể trên, tôi thấy việc cho chồng xem mình đẻ chẳng hay ho chút nào. Vì vậy, tôi khuyên chân thành chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để chồng vào phòng sinh nở cùng mình. Trong ca sinh nở, những người quan trọng nhất là ekip đỡ đẻ chứ không phải chồng chúng ta. Vì vậy, đừng để chồng trở thành “vật cản” trong hành trình đón con yêu chào đời các mẹ nhé! Chia sẻ của mẹ Vũ Thị Kim Hoa (vukimhoa...@gmail.com)
Tình cờ đọc được bài viết “Nhòm vợ đẻ: quá sướng!” của anh Vũ Quốc Anh tôi hoàn toàn không đồng tình. Nhìn xuống dưới chân bài viết, tôi không hiểu sao rất nhiều mẹ lại thích thú với chuyện này. Điều đáng nói là có đến hơn 70% mẹ bầu chọn muốn chồng vào phòng đẻ cùng mình. Tôi thì có ý kiến hoàn toàn trái ngược. Tôi đã sinh nở 2 lần, nói thế để mọi người hiểu kinh nghiệm trong chuyện bầu bí, sinh nở của tôi cũng không phải hạn hẹp. Lần đầu sinh nở, tôi cũng đua đòi bạn bè tìm cho bằng được một bệnh viện “hạng sang” có dịch vụ cho người thân vào phòng đẻ cùng. 5 năm trước, dịch vụ này ở Việt Nam còn khá hiếm vì vậy vợ chồng tôi đã tốn không ít tiền chỉ để “được ở cùng nhau” trong giây phút đón con yêu chào đời. Không thể phủ nhận, có chồng bên cạnh trong lúc đau đẻ, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Thế nhưng từ kinh nghiệm bản thân rút ra, tôi thấy cái lợi thì ít mà cái hại thì nhiều. Thời gian chuyển dạ để đón Nu chào đời kéo dài đến hơn 30 giờ. Lúc đó, tôi luôn bắt chồng ở bên cạnh mình mọi lúc mọi nơi, từ lúc ở phòng chờ sinh cho đến khi lên bàn đẻ. Suốt thời gian đó, các bác sĩ kiểm tra cổ tử cung của tôi liên tục. Nhất là khoảng 5 giờ sau cùng, cứ khoảng nửa tiếng lại có một bác sĩ nam đến chọc tay vào vùng kín khiến tôi dù đau nhưng vẫn ái ngại vô cùng vì có chồng bên cạnh. Nằm trên giường chờ sinh, tôi còn chẳng được mặc quần mà diện một chiếc áo váy rộng thùng thình để các bác sĩ tiện thăm khám. Mỗi lần cơn đau đẻ lên đến đỉnh điểm, tôi chẳng thể kiểm soát được hành động của mình và khi ấy váy áo tung xòe lên cả. Nếu không có chồng ở đấy, tôi sẽ chẳng bận tâm gì đâu vì đi đẻ bà nào chả thế. Vậy nhưng có chồng và 2-3 bác sĩ, y tá nam bên cạnh, mình cũng phải giữ ý chứ. Nói thật, lúc ấy nếu mình không kịp kéo áo xuống là anh xã đã nhanh tay kéo hộ mình khiến mình ngượng chín mặt. Trong quá trình sinh nở, tôi thấy bác sĩ là người quan trọng nhất chứ không phải chồng. (ảnh minh họa) Cái “hại” thứ hai mà tôi muốn nói đến là sự ỉ nại, làm nũng của chị em khi có chồng bên cạnh. Theo kinh nghiệm 2 lần sinh nở của tôi, tôi thấy khi không có chồng bên cạnh, mình cảm thấy mạnh mẽ, tự giác hơn rất nhiều. Có thể do lần đầu sinh, lúc nào ông xã cũng kè kè bên cạnh nên tôi rất yếu đuối. Tôi còn làm nũng chồng và kêu rên, hét rống lên mỗi khi cơn đau đẻ đến. Đến lần sinh thứ 2, tôi quyết định không cho chồng vào cùng thì chẳng mất sức một chút nào cho những cơn rên rỉ, kêu gào vì có kêu cũng chẳng ai nói gì mà nhiều khi còn bị bác sĩ mắng cho. Không biết ông xã của các bạn tinh thần thế nào chứ riêng ông xã của tôi sau lần chứng kiến vợ sinh nở đã thề sống thề chết “đừng kéo anh đi theo nữa”. Chồng tôi vốn tính nhát gan nên khi thấy vợ đau đẻ, kêu khóc thảm thiết thì sợ quá mặt tái mét lại. Lúc cơn đau lên đến đỉnh điểm và con yêu sắp chào đời, bác sĩ nhờ anh việc gì anh cũng không làm nổi, cứ lóng nga lóng ngóng hỏi lại bác sĩ. Lúc ấy, bác sĩ bực quá quát: “Anh vào đây chỉ rối chân, ngồi yên một chỗ để chúng tôi còn làm”. Chồng tôi khiếp quá chỉ biết ngồi nắm chặt bàn tay vợ khiến tay tôi đau điếng. Đấy, cứ bảo chồng vào phòng sinh sẽ tiếp thêm sức mạnh này nọ cho vợ, nhưng nhà tôi thì anh còn sợ đau đẻ hơn cả tôi. Cái “hại” nữa mà chẳng ai muốn chia sẻ nhưng đó lại là điều thực tế chúng ta phải cân nhắc trước khi quyết định cho chồng vào xem mình đẻ. Chị em cần biết rằng hình ảnh khi chúng ta sinh nở là hình ảnh xấu xí và kém thẩm mỹ nhất. Lúc ấy các mẹ sẽ được mặc bộ đồ thai sản rộng thùng thình, chân tay giang rộng, nước ối chảy lênh láng, máu me be bét… cảnh này không phải ông chồng nào cũng can đảm chứng kiến đâu. Mà có nhìn thì hầu hết các đức lang quân chắc chắn sẽ bị ám ảnh. Con yêu khi vừa lọt lòng mẹ cũng không đẹp như trên sách báo, trên phim ảnh bạn vẫn thấy mà đó là hình ảnh một em bé với máu đầy người, các lớp màng bọc bám trên da… Chồng tôi nhìn thấy con chẳng nở một nụ cười hạnh phúc, có lẽ lúc ấy chồng sốc quá. Mà chẳng hiểu chồng có bị ám ảnh với cảnh tôi sinh nở hay không mà đến 4 tháng sau sinh, vợ chồng tôi vẫn chẳng có tí cảm hứng yêu nào. Có đôi lúc tôi cùng lân la vòi vĩnh chồng nhưng anh luôn lảng tránh hoặc bù đắp bằng những nụ hôn, những cái vuốt ve rất nhẹ. Dù chưa một lần chia sẻ anh bị ám ảnh với cảnh vùng kín của vợ sau sinh nhưng do tôi đã được các bác sĩ tâm lý tư vấn trước khi chọn cho chồng vào phòng đẻ nên tôi phải chủ động rủ anh đến với cuộc yêu đấy, mà cái việc này nhẽ ra anh phải là người “khơi mào” sau bao ngày bị “bỏ đói” vì tôi ở cữ. Nhận thấy những cái bất lợi khi cho chồng xem mình đẻ, đến lần sinh bé Na, tôi đã quyết định sẽ đi đẻ một mình. Tôi thấy, dù không có chồng bên cạnh nhưng tôi vượt cạn vẫn hết sức nhẹ nhàng và có phần còn dễ dàng hơn vì không bị chồng “làm phiền”. Với những cái “hại” kể trên, tôi thấy việc cho chồng xem mình đẻ chẳng hay ho chút nào. Vì vậy, tôi khuyên chân thành chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để chồng vào phòng sinh nở cùng mình. Trong ca sinh nở, những người quan trọng nhất là ekip đỡ đẻ chứ không phải chồng chúng ta. Vì vậy, đừng để chồng trở thành “vật cản” trong hành trình đón con yêu chào đời các mẹ nhé! Chia sẻ của mẹ Vũ Thị Kim Hoa (vukimhoa...@gmail.com) Object 1 ... cho chồng xem đẻ, đến lần sinh bé Na, định đẻ Tôi thấy, dù chồng bên cạnh vượt cạn nhẹ nhàng có phần dễ dàng không bị chồng “làm phiền” Với “hại” kể trên, thấy việc cho chồng xem đẻ chẳng hay. .. thành chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng trước định để chồng vào phòng sinh nở Trong ca sinh nở, người quan trọng ekip đỡ đẻ chồng Vì vậy, đừng để chồng trở thành “vật cản” hành trình đón yêu chào