window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Nhân lúc rảnh rỗi (Mít đang ngủ khò còn anh Tít thì đi nhà trẻ rồi) nên mình có thời gian lên mạng để “chém gió” với bạn bè. Hình như thời gian này đang vào mùa đẻ thì phải, vừa lên mạng đã nhận được một đống câu hỏi của chị em về chuyện sinh nở. Mình chẳng phải là bác sĩ sản khoa gì nhưng cũng tự hào đã trải qua 2 lần sinh nở và đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm bầu bí. Thấy các mẹ hỏi về dấu hiệu chuyển dạ nhiều quá nên hôm nay “mạn phép” chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình. Hy vọng vốn kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình sẽ giúp được chị em bầu nhận ra dấu hiệu chuyển dạ và bình tĩnh, tự tin đi đẻ. Bụng bầu tụt xuống Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên đến lần mang thai thứ hai thì hoàn toàn khác các mẹ nhé. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Như kinh nghiệm của mình thì mình còn cảm nhận thấy rõ đầu em bé đã lọt xuống khung xương chậu. Chỉ 10 ngày sau đó, em bé của mình chào đời. Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. (ảnh minh họa) Đi tiểu thường xuyên Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quan của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Phải đến khoảng 2 tuần trước sinh, dường như mình chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh. Cứ khoảng 1 giờ mình đi một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó. Đau lưng dưới Ôi những ngày cuối thai kỳ mình đau lưng ghê lắm. Hồi đó mình còn sợ bị bệnh lý đau lưng nhưng được bác sĩ giải thích là do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi đấy. Cơn gò mạnh Các mẹ có thể cảm nhận được cơn gò Braxton –Hicks ở tử cung ngay từ tháng thứ 7 hoặc 8 thai kỳ. Những cơn gò này mang tình chất tập dược cho sự đau đẻ khi bé chào đời. Tuy nhiên, khi mẹ nhận thấy những cơn gò không còn êm ái như mọi ngày mà mạnh mẽ và kéo dài hơn thì cần nghĩ ngay đến dấu hiệu chuyển dạ. Những cơn co thắt này sẽ làm cổ tử cung mỏng dần và dễ mở hơn. Dấu hiệu phân biệt cơn gò Braxton –Hicks và cơn đau đẻ là những cơn đau đẻ sẽ lặp đi lặp lại và đau với tần suất ngày một mạnh hơn. Tiêu chảy Cả hai lần gần ngày sinh nở, mình đều bị tiêu chảy. Cứ nghĩ là do mình ăn uống tạp nham hoặc ăn đồ lạnh, lần đầu đã thế mà lần 2 vẫn không rút được kinh nghiệm. Theo tài liệu mình mới đọc được thì các kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Đi tiểu thường xuyên, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo... cũng là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn. (ảnh minh họa) Tăng tiết dịch âm đạo Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Các cụ ta thường gọi đó là máu báo đấy. Lần đầu cũng 1 tuần trước sinh mình thấy có chút máu báo nhưng chẳng biết đó là hiện tượng gì. Đến lần thứ 2 cũng thấy xuất hiện máu hồng. Đoán chắc sắp sinh nên mình đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ để sẵn sàng vào viện. Âm đạo ra máu Như trường hợp của mình thì chỉ nhận thấy một chút máu báo cùng với tiết dịch âm đạo nhưng chị gái mình lại khác. Cũng trước ngày sinh nở khoảng 2-3 ngày, âm đạo chị bỗng dưng bị chảy máu khá nhiều. Vội đi khám bác sĩ thì được kết luận là nút nhầy ở cổ tử cung đã bong. Chỉ khoảng mấy giờ sau đó nước ối của bị bị vỡ và ca sinh nở bắt đầu. Vì vậy khi thấy âm đạo chảy máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay nhé. Vỡ ối Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bĩ vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ.
Nhân lúc rảnh rỗi (Mít đang ngủ khò còn anh Tít thì đi nhà trẻ rồi) nên mình có thời gian lên mạng để “chém gió” với bạn bè. Hình như thời gian này đang vào mùa đẻ thì phải, vừa lên mạng đã nhận được một đống câu hỏi của chị em về chuyện sinh nở. Mình chẳng phải là bác sĩ sản khoa gì nhưng cũng tự hào đã trải qua 2 lần sinh nở và đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm bầu bí. Thấy các mẹ hỏi về dấu hiệu chuyển dạ nhiều quá nên hôm nay “mạn phép” chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình. Hy vọng vốn kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình sẽ giúp được chị em bầu nhận ra dấu hiệu chuyển dạ và bình tĩnh, tự tin đi đẻ. Bụng bầu tụt xuống Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên đến lần mang thai thứ hai thì hoàn toàn khác các mẹ nhé. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Như kinh nghiệm của mình thì mình còn cảm nhận thấy rõ đầu em bé đã lọt xuống khung xương chậu. Chỉ 10 ngày sau đó, em bé của mình chào đời. Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. (ảnh minh họa) Đi tiểu thường xuyên Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quan của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Phải đến khoảng 2 tuần trước sinh, dường như mình chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh. Cứ khoảng 1 giờ mình đi một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó. Đau lưng dưới Ôi những ngày cuối thai kỳ mình đau lưng ghê lắm. Hồi đó mình còn sợ bị bệnh lý đau lưng nhưng được bác sĩ giải thích là do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi đấy. Cơn gò mạnh Các mẹ có thể cảm nhận được cơn gò Braxton –Hicks ở tử cung ngay từ tháng thứ 7 hoặc 8 thai kỳ. Những cơn gò này mang tình chất tập dược cho sự đau đẻ khi bé chào đời. Tuy nhiên, khi mẹ nhận thấy những cơn gò không còn êm ái như mọi ngày mà mạnh mẽ và kéo dài hơn thì cần nghĩ ngay đến dấu hiệu chuyển dạ. Những cơn co thắt này sẽ làm cổ tử cung mỏng dần và dễ mở hơn. Dấu hiệu phân biệt cơn gò Braxton –Hicks và cơn đau đẻ là những cơn đau đẻ sẽ lặp đi lặp lại và đau với tần suất ngày một mạnh hơn. Tiêu chảy Cả hai lần gần ngày sinh nở, mình đều bị tiêu chảy. Cứ nghĩ là do mình ăn uống tạp nham hoặc ăn đồ lạnh, lần đầu đã thế mà lần 2 vẫn không rút được kinh nghiệm. Theo tài liệu mình mới đọc được thì các kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Đi tiểu thường xuyên, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo... cũng là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn. (ảnh minh họa) Tăng tiết dịch âm đạo Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Các cụ ta thường gọi đó là máu báo đấy. Lần đầu cũng 1 tuần trước sinh mình thấy có chút máu báo nhưng chẳng biết đó là hiện tượng gì. Đến lần thứ 2 cũng thấy xuất hiện máu hồng. Đoán chắc sắp sinh nên mình đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ để sẵn sàng vào viện. Âm đạo ra máu Như trường hợp của mình thì chỉ nhận thấy một chút máu báo cùng với tiết dịch âm đạo nhưng chị gái mình lại khác. Cũng trước ngày sinh nở khoảng 2-3 ngày, âm đạo chị bỗng dưng bị chảy máu khá nhiều. Vội đi khám bác sĩ thì được kết luận là nút nhầy ở cổ tử cung đã bong. Chỉ khoảng mấy giờ sau đó nước ối của bị bị vỡ và ca sinh nở bắt đầu. Vì vậy khi thấy âm đạo chảy máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay nhé. Vỡ ối Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bĩ vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. ... thải cặn bã ruột để thai nhi thoải mái bụng mẹ Những hormone khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn Đi tiểu thường xuyên, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo dấu hiệu bạn lâm bồn (ảnh minh họa) Tăng tiết... trước ngày sinh nở, mẹ bầu nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch lòng trắng trứng dịch lẫn máu hồng Các cụ ta thường gọi máu báo Lần đầu tuần trước sinh thấy có chút máu báo chẳng biết tượng Đến lần... sinh nở bắt đầu Vì thấy âm đạo chảy máu, mẹ cần đến bệnh viện Vỡ ối Chỉ có 10% ca sinh nở có túi ối bĩ vỡ trước xuất đau Khi thấy nước ối tràn ạt, mẹ bầu cần đến bệnh viện em bé chào đời sau