1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tâm sự những mẹ bầu ''''không có Tết''''

4 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 13,89 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, thế nhưng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn còn khá đông các bà bầu sẽ không về nhà dịp Tết này. Trong khi đó, các bác sĩ, y tá, hộ lý vẫn làm việc cần mẫn, dù ngoài kia Tết đang "gõ cửa" từng nhà. "Nhớ nồi bánh chưng" Tại khoa Sản bệnh lý, Tết năm nay có khoảng 70 bệnh nhân ở lại, trong đó chủ yếu là những trường hợp nặng như có nguy cơ bị tiền sản giật, rau tiền đạo, rau cài răng lược.... Dọc dãy hành lang của khoa, hoa đào phai nở bung báo hiệu mùa Xuân mới đã về. Mặc dù, đón Tết tại bệnh viện là điều không ai mong muốn nhưng các bà bầu đều xác định tất cả vì đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng, để chuyện sinh nở được “mẹ tròn con vuông”. Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng (20 tuổi, Thái Bình) nhập viện hơn 6 ngày, vì nguy cơ tiền sản giật. Theo lời chị Phượng, đến tháng thứ 5 mới phát hiện có thai nên việc thăm khám cũng không được thường xuyên, chỉ từ khi biết có thai mới bắt đầu đi khám đầy đủ. Với triệu chứng phù chân, chị Phượng được chẩn đoán thiếu máu nặng và huyết áp cao, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương.   Chị Nguyễn Thị Phượng đón Tết ở bệnh viện Không khí Tết phảng phất đâu đó, nhiều người nằm cùng phòng cũng được về đón Tết với gia đình khiến lòng bà bầu trẻ cũng xốn xang. Chị Phượng nói, trong lòng nhớ nhất nồi bánh chưng và giây phút cả nhà sum họp bên nhau. “Tôi phải truyền 4 bịch máu nhưng đến chiều 27 Tết đã truyền được 3 bịch. Tuy nhiên, Tết này vẫn phải ở lại để theo dõi vì nguy cơ tiền sản giật. Có ông xã và mẹ đẻ ở đây cùng với tôi cũng bớt nhớ nhà hơn, chị Phượng cho hay. Còn một bệnh nhân khác ngoài 40 tuổi mới mang bầu, đây cũng lần đầu tiên đón Tết xa gia đình. Không khí Xuân rộn ràng nhưng chị xác định tất cả vì đứa con đã trông ngóng từ lâu. Cưới nhau đã 6 năm, hai vợ chồng chạy chữa khắp nơi nhưng rồi hạnh phúc cũng  mỉm cười khi chị mang thai tự nhiên.   Nhiều bà bầu sẽ phải ở lại điều trị dịp Tết Để giữ gìn sự an toàn cho thai nhi, ngay từ khi có con, chị đã vào bệnh viện tuyến dưới để được các bác sĩ theo dõi, điều trị. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, bác sĩ chẩn đoán chị bị rau tiền đạo, đây là bệnh lý nguy hiểm cho bà bầu. “Cũng may là tôi được theo dõi thường xuyên ở tuyến dưới nên không bị ra huyết. Đến tuần thứ 32, bác sĩ chuyển tôi lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì ở đây có các bác sĩ giỏi, máy móc đầy đủ hơn. Bệnh của tôi có thể ra huyết lúc nào không biết, nhà xa, sợ phương tiện cấp cứu không kịp nên ở lại bệnh viện”, bà bầu này chia sẻ. 6 năm chờ đợi, vợ chồng bệnh nhân này thực sự trông ngóng, mong chờ đến ngày em bé chào đời, “mẹ tròn, con vuông”. “Lần đầu tiên đón Tết xa nhà như thế này, nói chung cảm xúc là nhớ nhà, mong Tết lắm nhưng tất cả vì con là trên hết”, bà bầu tâm sự thêm. Sinh con ngày áp Tết Tại khoa đẻ (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), nhiều bà bầu sinh con ngày áp Tết đã “mẹ tròn con vuông”. Trong khi đó, cũng có một số bà bầu đến ngày sinh cũng đang chờ đợi. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Vũ Thế Khanh (Phó Khoa đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Về các kíp trực đã được bố trí, chuẩn bị, lên danh sách từ 10 ngày trước Tết. Trong những ngày Tết, các kíp trực được bố trí chặt chẽ. Những người trực được báo cáo lên Ban Giám đốc, Bộ Y tế. Năm nay, số lượng các ca đẻ vào ngày 30 Tết dự kiến cũng tương đương so với những năm trước”.   Bác sĩ Vũ  Văn Khanh (Phó Khoa đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, các kíp trực dịp Tết đã được lên danh sách, bố trí đầy đủ. Là bác sĩ đã tham gia kíp trực Tết nhiều năm, bác sĩ Khanh cho hay, điều ấn tượng nhất là những bà bầu đẻ ngay sau giao thừa. Bản thân sản phụ “mẹ tròn con vuông” là niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và các bác sĩ, y tá ở đây. Chị Kim Ngân (Thạch Thất, Hà Nội) vừa sinh con ngay chiều 27 Tết, mặc dù thai bị quá ngày nhưng “mẹ tròn, con vuông” khiến chị và gia đình không giấu được niềm hạnh phúc. Bé Minh Đức chào đời khỏe mạnh khiến cho những lo lắng trong 9 tháng thai kỳ của chị đã tan biến.   Chị Kim Ngân hạnh phúc bên con trai vừa mới ra đời chều 27 Tết “Gia đình có thêm thành viên mới cảm thấy rất vui, cảm ơn các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quan tâm rất tận tình. Sinh con ngày áp Tết không có gì vất vả cả, gia đình ai cũng mừng lắm”, chị Ngân chia sẻ. Còn chị Nhuệ (Hà Nội) được bác sĩ chỉ định nhập viện vì xuất hiện những cơn co tử cung, đến chiều 27 Tết đã quá 2 ngày so với dự sinh. “Nếu sinh sớm thì tôi sẽ về nhà đón Tết còn nếu sinh muộn thì đón Tết ở bệnh viện. Gần Tết rồi, người nhà ai cũng bận, có mẹ đẻ và chồng tôi đến chăm”, chị Nhuệ cho biết.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, thế nhưng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn còn khá đông các bà bầu sẽ không về nhà dịp Tết này. Trong khi đó, các bác sĩ, y tá, hộ lý vẫn làm việc cần mẫn, dù ngoài kia Tết đang "gõ cửa" từng nhà. "Nhớ nồi bánh chưng" Tại khoa Sản bệnh lý, Tết năm nay có khoảng 70 bệnh nhân ở lại, trong đó chủ yếu là những trường hợp nặng như có nguy cơ bị tiền sản giật, rau tiền đạo, rau cài răng lược.... Dọc dãy hành lang của khoa, hoa đào phai nở bung báo hiệu mùa Xuân mới đã về. Mặc dù, đón Tết tại bệnh viện là điều không ai mong muốn nhưng các bà bầu đều xác định tất cả vì đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng, để chuyện sinh nở được “mẹ tròn con vuông”. Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng (20 tuổi, Thái Bình) nhập viện hơn 6 ngày, vì nguy cơ tiền sản giật. Theo lời chị Phượng, đến tháng thứ 5 mới phát hiện có thai nên việc thăm khám cũng không được thường xuyên, chỉ từ khi biết có thai mới bắt đầu đi khám đầy đủ. Với triệu chứng phù chân, chị Phượng được chẩn đoán thiếu máu nặng và huyết áp cao, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chị Nguyễn Thị Phượng đón Tết ở bệnh viện Không khí Tết phảng phất đâu đó, nhiều người nằm cùng phòng cũng được về đón Tết với gia đình khiến lòng bà bầu trẻ cũng xốn xang. Chị Phượng nói, trong lòng nhớ nhất nồi bánh chưng và giây phút cả nhà sum họp bên nhau. “Tôi phải truyền 4 bịch máu nhưng đến chiều 27 Tết đã truyền được 3 bịch. Tuy nhiên, Tết này vẫn phải ở lại để theo dõi vì nguy cơ tiền sản giật. Có ông xã và mẹ đẻ ở đây cùng với tôi cũng bớt nhớ nhà hơn, chị Phượng cho hay. Còn một bệnh nhân khác ngoài 40 tuổi mới mang bầu, đây cũng lần đầu tiên đón Tết xa gia đình. Không khí Xuân rộn ràng nhưng chị xác định tất cả vì đứa con đã trông ngóng từ lâu. Cưới nhau đã 6 năm, hai vợ chồng chạy chữa khắp nơi nhưng rồi hạnh phúc cũng mỉm cười khi chị mang thai tự nhiên. Nhiều bà bầu sẽ phải ở lại điều trị dịp Tết Để giữ gìn sự an toàn cho thai nhi, ngay từ khi có con, chị đã vào bệnh viện tuyến dưới để được các bác sĩ theo dõi, điều trị. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, bác sĩ chẩn đoán chị bị rau tiền đạo, đây là bệnh lý nguy hiểm cho bà bầu. “Cũng may là tôi được theo dõi thường xuyên ở tuyến dưới nên không bị ra huyết. Đến tuần thứ 32, bác sĩ chuyển tôi lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì ở đây có các bác sĩ giỏi, máy móc đầy đủ hơn. Bệnh của tôi có thể ra huyết lúc nào không biết, nhà xa, sợ phương tiện cấp cứu không kịp nên ở lại bệnh viện”, bà bầu này chia sẻ. 6 năm chờ đợi, vợ chồng bệnh nhân này thực sự trông ngóng, mong chờ đến ngày em bé chào đời, “mẹ tròn, con vuông”. “Lần đầu tiên đón Tết xa nhà như thế này, nói chung cảm xúc là nhớ nhà, mong Tết lắm nhưng tất cả vì con là trên hết”, bà bầu tâm sự thêm. Sinh con ngày áp Tết Tại khoa đẻ (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), nhiều bà bầu sinh con ngày áp Tết đã “mẹ tròn con vuông”. Trong khi đó, cũng có một số bà bầu đến ngày sinh cũng đang chờ đợi. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Vũ Thế Khanh (Phó Khoa đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Về các kíp trực đã được bố trí, chuẩn bị, lên danh sách từ 10 ngày trước Tết. Trong những ngày Tết, các kíp trực được bố trí chặt chẽ. Những người trực được báo cáo lên Ban Giám đốc, Bộ Y tế. Năm nay, số lượng các ca đẻ vào ngày 30 Tết dự kiến cũng tương đương so với những năm trước”. Bác sĩ Vũ Văn Khanh (Phó Khoa đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, các kíp trực dịp Tết đã được lên danh sách, bố trí đầy đủ. Là bác sĩ đã tham gia kíp trực Tết nhiều năm, bác sĩ Khanh cho hay, điều ấn tượng nhất là những bà bầu đẻ ngay sau giao thừa. Bản thân sản phụ “mẹ tròn con vuông” là niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và các bác sĩ, y tá ở đây. Chị Kim Ngân (Thạch Thất, Hà Nội) vừa sinh con ngay chiều 27 Tết, mặc dù thai bị quá ngày nhưng “mẹ tròn, con vuông” khiến chị và gia đình không giấu được niềm hạnh phúc. Bé Minh Đức chào đời khỏe mạnh khiến cho những lo lắng trong 9 tháng thai kỳ của chị đã tan biến. Chị Kim Ngân hạnh phúc bên con trai vừa mới ra đời chều 27 Tết “Gia đình có thêm thành viên mới cảm thấy rất vui, cảm ơn các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quan tâm rất tận tình. Sinh con ngày áp Tết không có gì vất vả cả, gia đình ai cũng mừng lắm”, chị Ngân chia sẻ. Còn chị Nhuệ (Hà Nội) được bác sĩ chỉ định nhập viện vì xuất hiện những cơn co tử cung, đến chiều 27 Tết đã quá 2 ngày so với dự sinh. “Nếu sinh sớm thì tôi sẽ về nhà đón Tết còn nếu sinh muộn thì đón Tết ở bệnh viện. Gần Tết rồi, người nhà ai cũng bận, có mẹ đẻ và chồng tôi đến chăm”, chị Nhuệ cho biết. ... nhà, mong Tết tất hết”, bà bầu tâm thêm Sinh ngày áp Tết Tại khoa đẻ (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), nhiều bà bầu sinh ngày áp Tết mẹ tròn vuông” Trong đó, có số bà bầu đến ngày sinh chờ đợi Trao... bà bầu chia sẻ năm chờ đợi, vợ chồng bệnh nhân thực trông ngóng, mong chờ đến ngày em bé chào đời, mẹ tròn, vuông” “Lần đón Tết xa nhà này, nói chung cảm xúc nhớ nhà, mong Tết tất hết”, bà bầu. .. ấn tượng bà bầu đẻ sau giao thừa Bản thân sản phụ mẹ tròn vuông” niềm vui, hạnh phúc cho gia đình bác sĩ, y tá Chị Kim Ngân (Thạch Thất, Hà Nội) vừa sinh chiều 27 Tết, thai bị ngày mẹ tròn, vuông”

Ngày đăng: 19/10/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w