1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giúp mẹ bầu giảm phù nề thật dễ

1 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,26 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Phù chân là một hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng lại gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và một số những biến chứng nguy hiểm khác. Mặc dù mới mang thai ở tháng thứ 5 nhưng Mến (Hà Đông, Hà Nội) đã bị sưng, phù, đặc biệt là ở bàn chân. Hai bàn chân phù to khiến chị đi lại vô cùng khó khăn. Sáng đi đôi giày vừa nhưng đến chiều đi làm về lại rất khó khăn để đi vào. Còn chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) hiện đang mang thai ở tháng thứ 8, muốn đi lại nhiều để cho dễ đẻ, nhưng càng đến những ngày tháng cuối chị càng sưng phù hơn, chân tay cứ như có chứa đầy nước ở bên trong vậy. Chính vì vậy, nhiều lúc chị muốn đi cũng không đi nhiều được vì đau. Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay và mang lại sự thoải mái, các mẹ có thể áp dụng một số bài tập đơn giản sau: Bơi lội Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Khi bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết. Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Nếu có thể, mẹ bầu nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.   Bà bầu tập thể dục giúp ngăn ngừa và chữa trị phù nề hiệu quả. (ảnh minh họa) Tập Yoga Các nghiên cứu đã cho thấy tập yoga khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tập yoga không chỉ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, mà còn giảm được chứng phù nề do cơ thể không tăng quá nhiều.  Thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi cho cơ thể, đặc biệt là phần chân. Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá chân và bàn chân không sưng tấy. Đi bộ Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu nói chung và giảm chứng phù nề nói riêng. Khi đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó có thể ngăn ngừa phù nề. Mát-xa chân Mát-xa chân là bài tập khá đơn giản nên các mẹ bầu có thể tự làm được. Mẹ bầu hãy chọn chiếc ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó thực hiện mát-xa cho lòng bàn chân, ngón chân, gót chân rồi đến mắt cá chân.  Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể ngâm chân trong 1chậu nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu.

Phù chân là một hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng lại gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và một số những biến chứng nguy hiểm khác. Mặc dù mới mang thai ở tháng thứ 5 nhưng Mến (Hà Đông, Hà Nội) đã bị sưng, phù, đặc biệt là ở bàn chân. Hai bàn chân phù to khiến chị đi lại vô cùng khó khăn. Sáng đi đôi giày vừa nhưng đến chiều đi làm về lại rất khó khăn để đi vào. Còn chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) hiện đang mang thai ở tháng thứ 8, muốn đi lại nhiều để cho dễ đẻ, nhưng càng đến những ngày tháng cuối chị càng sưng phù hơn, chân tay cứ như có chứa đầy nước ở bên trong vậy. Chính vì vậy, nhiều lúc chị muốn đi cũng không đi nhiều được vì đau. Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay và mang lại sự thoải mái, các mẹ có thể áp dụng một số bài tập đơn giản sau: Bơi lội Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Khi bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết. Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Nếu có thể, mẹ bầu nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Bà bầu tập thể dục giúp ngăn ngừa và chữa trị phù nề hiệu quả. (ảnh minh họa) Tập Yoga Các nghiên cứu đã cho thấy tập yoga khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tập yoga không chỉ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, mà còn giảm được chứng phù nề do cơ thể không tăng quá nhiều. Thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi cho cơ thể, đặc biệt là phần chân. Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá chân và bàn chân không sưng tấy. Đi bộ Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu nói chung và giảm chứng phù nề nói riêng. Khi đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó có thể ngăn ngừa phù nề. Mát-xa chân Mát-xa chân là bài tập khá đơn giản nên các mẹ bầu có thể tự làm được. Mẹ bầu hãy chọn chiếc ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó thực hiện mát-xa cho lòng bàn chân, ngón chân, gót chân rồi đến mắt cá chân. Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể ngâm chân trong 1chậu nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu.

Ngày đăng: 19/10/2015, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w